Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH đặc điểm tâm lý nổi TRỘI của lứa TUỔI TRUNG NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.94 KB, 15 trang )

VLU

ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÀNH TÂM LÝ HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2
MÃ HỌC PHẦN: 203_DTL0092_01

Đề tài:

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NỔI TRỘI
CỦA LỨA TUỔI TRUNG NIÊN.
Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Hoàng Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

MSSV:

207TL60356

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2021

Tieu luan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Lời mở đầu.................................................................................................................1
Sơ lược nội dung:.......................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................2
Phần I: Phân tích câu danh ngơn....................................................................................2
1. Ý nghĩa câu danh ngơn.........................................................................................2
2. Liên hệ đặc điểm tâm lí lứa tuổi...........................................................................3
Phần II: Đặc điểm tâm lý tuổi trung niên.......................................................................3
1. Khái niệm tuổi trung niên.....................................................................................3
2. Đặc điểm phát triển nhận thức tuổi trung niên.......................................................4
2.1 Cảm giác...........................................................................................................4
2.2 Trí nhớ..............................................................................................................5
2.3. Hình thức trí tuệ:.............................................................................................5
3, Đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm.................................................................6
4, Đặc điểm phát triển nhân cách người trung niên...................................................7
4.1 Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên................................................................7
4.2 Sự nghiệp.........................................................................................................8
4.3 Vai trò của việc giáo dục con cái.....................................................................9
4.4 Thích thú hội họp.............................................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................................9
Lời cảm ơn...............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................10

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần


MỞ ĐẦU
Lời mở đầu
Trong suốt cuộc đời của mỗi con người, ai rồi cũng sẽ trải qua những giai đoạn
phát triển tâm lý phụ thuộc theo từng giai đoạn lứa tuổi tương ứng. Khi con người
chúng ta trải qua từng giai đoạn cuộc đời, dựa vào các điều kiện như: đặc điểm của sự
phát triển thể chất; điều kiện sống; các hoạt động và vai trò của cá nhân trong xã
hội… sẽ hình thành nên đặc điểm tâm lý của cá nhân mỗi người. Tuy phân chia ra
thành từng giai đoạn phát triển tâm lý, song trong chúng ta ai cũng hiểu rằng con
người là một chỉnh thể hoàn thiện không thể chia cắt. Sự phát triển tâm lý qua từng
giai đoạn lứa tuổi sẽ liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau hướng tới mục tiêu là hình
thành nên nhân cách con người trong xã hội. Tóm lại, mỗi một giai đoạn lứa tuổi phát
triển đều là những mắt xích quan trọng trong sự phát triển tâm lý và hình thành nên
nhân cách của một con người. Như nhà văn Victor Hugo có nói rằng: "40 là hồng
hơn của tuổi trẻ, 50 là thanh xuân của tuổi già". Câu nói này là một trong những câu
danh ngơn tiểu biểu miêu tả sơ lược về đặc điểm tâm lý theo giai đoạn lứa tuổi. Trước
khi thắc mắc ý nghĩa của câu danh ngơn trên và liên hệ của nó tới đặc điểm tâm lý lứa
tuổi, chúng ta cần xác định rõ giai đoạn lứa tuổi mà nhà văn Victor Hugo đề cập đến
chính xác là giai đoạn nào. Tuy rằng câu nói của nhà văn có nhắc đến hai độ tuổi là
“tuổi trẻ - tuổi già”, nhưng thực ra, giai đoạn lứa tuổi được đề cập ở đây lại là giai
đoạn nối tiếp ở giữa hai giai đoạn đó. Cụ thể đó chính là giai đoạn tuổi trung niên.
Thơng qua câu danh ngôn của nhà văn Victor Hugo em xin phép được trình những
đặc điểm tâm lý nổi bật của lứa tuổi trung niên.
Sơ lược nội dung:
Bài tiểu luận trình bày những đặc điểm tâm lý nổi bật của giai đoạn lứa tuổi
trung niên bao gồm 2 phần chính:
Phấn I: Phân tích câu danh ngơn
Phần II: Đặc điểm tâm lý tuổi trung niên

1


Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

NỘI DUNG
Phần I: Phân tích câu danh ngơn
1. Ý nghĩa câu danh ngơn
“40 là hồng hơn của tuổi trẻ, 50 là thanh xuân của tuổi già” – Vitor Hugo
Như đã nói ở phần mở đầu, đây là câu danh ngơn miêu tả sơ lược đặc điểm của lứa tuổi
trung niên. Là giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn tuổi trẻ và tuổi già, nói chính xác, giai
đoạn tuổi trung niên là quãng giữa thời kì trưởng thành của con người. Chắc hẳn đó cũng là
lí do nhà văn Victor Hugo mượn tuổi trẻ và tuổi già để khắc họa tuổi trung niên thêm nổi
bật.
Kết thúc tuổi trẻ
Đầu tiên, nhà văn sử dụng hình ảnh cụ thể: “hồng hơn” để nói về độ tuổi 40 của đời
người, “hồng hơn” là lúc chuyển giao từ ban ngày sang ban đêm, là thời điểm kết thúc một
ngày dài của con người. Cảnh hoàng hơn với ánh nắng chiều tà là hình ảnh lãng mạn mà
chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có cơ hội được nhìn ngắm đơi lần. Hình ảnh “hồng hơn” ẩn
dụ cho sự kết thúc đẹp đẽ. Nhà văn khẳng định 40 tuổi là độ tuổi kết thúc thời kì tuổi trẻ.
Một kết thúc đầy lãng mạn và đượm buồn. Thật vậy, khơng có kết thúc nào là khơng buồn
cả, nhất là với một người có tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết đam mê và sức sống mạnh mẽ, tuy
sự kết thúc thời kì tuổi trẻ này có thể gây ra khủng hoảng tâm lý với một số người nhưng
đúng như hồng hơn, chỉ là kết thúc của một ngày rồi ánh sáng bình minh sẽ tiếp tục ló dạng
vào hơm sau thì độ tuổi 40 cũng chỉ là kết thúc của một thời kì rồi ở thời kì sau đó, cụ thể là
ở tuổi trung niên con người sẽ lại sống và tỏa sáng theo cách khác.
Hồi ức của tuổi già
Ở vế cịn lại, hình ảnh “thanh xn” được nhà văn Victor Hugo nhắc đến, cụ thể nhà

văn nói “thanh xuân của tuổi già” là ở độ tuổi 50. Mà độ tuổi 50 đó là tuổi trung niên của
con người, tức là nhà văn xác định tuổi trung niên sẽ là thanh xuân của tuổi già. Ta có thể
hiểu “thanh xuân” là cả một khoảng thời gian vui vẻ nhất của mỗi người, là lúc chúng ta
được thỏa sức học tập, phấn đấu và cháy hết mình với những niềm đam mê. Đồng thời,
thanh xuân cũng là những ngày khó khăn mà chúng ta trải nghiệm thực tế khắc nghiệt. Đặc
biệt, thanh xn sẽ là đoạn kí ức khó xố nhịa được trong tâm trí con người. Nhưng nhắc
lại, thanh xuân trong câu danh ngôn trên là thanh xuân đối với người già chứ khơng phải nói
đến thời kì thanh xuân của con người. Độ tuổi trung niên là khoảng thời gian tốt đẹp và con
người sẽ hồi tưởng lại khi về già.

2

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

2. Liên hệ đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Câu danh ngơn xác định điểm cuối của thời kì tuổi trẻ cũng chính là điểm bắt đầu thời kì
tuổi trung niên. Sự chuyển giao này có thể gây ra cho con người ở lứa tuổi trung niên những
áp lực, sự ám ảnh nhất định. Điều này cũng dễ hiểu, vì giai đoạn tuổi trẻ là giai đoạn con
người đạt đỉnh cao về nhiều mặt như là: thể chất (sức khỏe); nhận thức (trí tuệ lưu chuyển);
trí nhớ… Nhưng khi tới thời kì tuổi trung niên, sự lão hóa sẽ khiến những mặt kể trên đều
giảm sút làm cho người trung niên rơi vào thế nhiễu loạn, mất kiểm sốt, hay cịn được gọi
là “khủng hoảng tuổi trung niên” – một đặc điểm nhân cách của người trung niên. Rất nhiều
người đã biết trước về sự khủng hoảng tuổi trung niên này hoặc ít nhất cũng đã chứng kiến
người thân, bạn bè mình trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên và gần một nửa số người
trưởng thành trên 50 tuổi nói đã từng trải qua nó. Nhưng khơng đủ bằng chứng để kết luận

rằng đây là thời kỳ khủng hoảng và chán nản lan rộng , nó chỉ là sự chơng chênh nhất thời
của giai đoạn tuổi trung niên vì sau hết, những người trung niên vẫn lấy lại được sự cân bằng
và hình thành nên tâm lý ổn định.
Song, câu danh ngơn “40 là hồng hơn của tuổi trẻ, 50 là thanh xuân của tuổi già” của
nhà văn Victor Hugo còn khắc họa lên một giai đoạn độ tuổi trung niên với sự thành cơng
rực rõ khi nhắc đến hình ảnh tươi đẹp “thanh xuân”. Đúng hơn cả là “thanh xuân của tuổi
già”. Khi con người về già, họ thường có xu hướng hồi tưởng lại những điều tốt đẹp diễn ra
trong khứ, nhắc đến tuổi trung niên, họ nói đó chính là thanh xn, là thời kì đáng nhớ nhất.
Bởi lẽ, ở độ tuổi trung niên họ đã hoàn tồn cống hiến tài năng và sức lực của mình cho xã
hội. Sự nghiệp của người độ tuổi trung niên là thành đạt nhất: những thành quả của công
việc, những thành tựu trong các cuộc nghiên cứu khoa học đều là cả q trình phấn đấu
khơng ngừng nghỉ của họ. Nên chắc chắn đó là điều người già thấy hãnh diện khi nhớ về
mình ở độ tuổi trung niên.

Phần II: Đặc điểm tâm lý tuổi trung niên
1. Khái niệm tuổi trung niên
Tuổi trung niên là giai đoạn lứa tuổi chuyển tiếp từ tuổi trẻ sang tuổi già,nói chính xác
hơn thì tuổi trung niên là quãng giữa của thời kì người lớn. Đa số các nhà tâm lý học đều xác
định rằng, giai đoạn tuổi trung niên bắt đầu từ 40 cho đến 60 tuổi.
Người trung niên thường tự cảm nhận thời điểm bắt đầu và kết thúc giai đoạn tuổi
trung niên của chính mình dựa trên: sức khỏe, kinh nghiệm cá nhân và những trải nghiệm cụ
thể. Ví dụ, có những người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, mỗi ngày họ đều cảm nhận được
sức khỏe của mình đang dần đi xuống, việc chạy bộ mỗi buổi sáng đều chạy chậm hơn,

3

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2


Tiểu luận kết thúc Học phần

nhanh mệt mỏi và khơng cịn tràn đầy năng lượng như trước nữa thì đây chính là lúc họ biết
bản thân đã bước vào độ tuổi trung niên

4

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

Sự thay đổi thể chất của người trung niên:
Sự phát triển thể chất của người trung niên đi kèm với sự lão hóa. Lão hóa cơ thể đề
cập đến quá trình trưởng thành và già nua của sinh vật, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra
liên tục. Lão hóa chỉ kết thúc khi sinh vật khơng cịn sự sống.
Thể chất của người trung niên phát triển như sau:
Về hình dáng, chiều cao của người trung niên giảm đi mỗi năm do xương sống dần co
cứng lại. Da và cơ mất đi tính đàn hồi, các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện. Do sự tích lũy mỡ
dưới da, nhất là vùng quanh eo nên cơ thể người trung niên trở nên mập mạp. Di chuyển
nặng nề, kém linh hoạt khiến kỹ năng vận động giảm sút.
Về các cơ quan bên trong cơ thể, thận của người trung tuổi bị giảm sút đi 10% vốn có,
dung lượng của phổi cũng giảm đi, so với những người trẻ tuổi thì lượng máu đưa vào cơ thể
người trung niên giảm 8%, hàm lượng cholesterol tăng dẫn đến huyết áp cao. Đó là lí do làm
cho người trung niên khơng thể làm được những công việc quá nặng nhọc [2,72].
Về chức năng sinh sản, ở cả người nam lẫn người nữ đều có sự thay đổi. Đối với
người nam trung niên, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm theo tuổi tác. Lượng

Testosteron suy giảm 10% qua mỗi thập kĩ. Tuyến tiền liệt thối hóa theo tuổi, có nguy cơ
rối loạn tình dục cao. Đối với người nữ trung niên, họ sẽ bước vào thời kì tiền mãn kinh và
mãn kinh. Trong thời kì này, số trứng trong buồng trứng giảm, lượng estrogen và
progesterone giảm gây ra những biểu hiện khơng bình thường ở người phụ nữ: buồn rầu, dễ
nóng giận, dễ thay đổi. Cơ thể yếu nên dễ mắc bệnh.

2. Đặc điểm phát triển nhận thức tuổi trung niên
2.1 Cảm giác
Thị giác: Khả năng nhìn của con người đạt ngưỡng cao nhất khi bước vào độ tuổi
trưởng thành, sau đó sẽ dần suy giảm theo thời gian. Sự suy giảm thị lực sẽ diễn ra rất từ từ,
rất chậm, và phải khi con người ở độ tuổi trung niên mới bắt đầu cảm thấy rõ rệt
Thính giác: Khả năng nghe của người trung niên cũng dần giảm sút.
Đa số sự suy giảm thính giác ở người nam sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn so với người
nữ. Nguyên nhân là do nam giới tiếp xúc với những tác nhân gây suy giảm thính lực nhiều
hơn nữ giới:
 Mơi trường làm việc ồn ào, nặng nhọc hơn
 Sử dụng thuốc giảm đau do nam giới phải làm việc nặng, dễ bị tổn
thương
 Thói quen hút thuốc lá

5

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

 Uống quá nhiều rượu.

Khứu giác, vị giác, xúc giác: đều giảm sút so với trước.
Điều đặc biệt là ở độ tuổi trung niên, các giác quan của con người dần giảm sút các
chức năng nhưng cơ thể người trung niên lại khá nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ
và thời tiết. Các hiện tượng: dị ứng; đau nhức các cơ, khớp dễ dàng xảy ra khi thời tiết biến
đổi đột ngột, và sự nhạy cảm này diễn ra xuyên suốt độ tuổi trung niên, kéo dài mãi đến tuổi
già nên đã khiến cho nhiều người ở độ tuổi này cảm thấy khó chịu và phiền tối.

2.2 Trí nhớ
Ở độ tuổi trung niên: Trí nhớ dài hạn dường như giảm.
Trí nhớ tức thời và trí nhớ ngắn hạn không giảm.
Tức là, những người trong độ tuổi trung niên vẫn giữ được khả năng ghi nhớ qua
những tác động cụ thể (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh) để lưu trữ được lượng thơng
tin cách ngắn hạn nhưng song song với đó, khả năng mã hóa thông tin dựa trên ý nghĩa và sự
liên tưởng để lưu thông tin trong thời gian dài của người trung niên bị giảm sút, bị mai một
dần đi. Cụ thể, một số người ở độ tuổi 49-58 họ có thể nhớ được lịch cơng tác sắp tới trong
tuần, có thể nhớ được giai điệu một bài hát từng nghe qua nhưng lại rất khó để nhớ hết được
những sự kiện đã xảy ra trong tuần vì khả năng tổng hợp thơng tin để hình thành nên những
sự kiện dần giảm đi.
Tuy nhiên, sự giảm sút trí nhớ ở người trung niên có thể khắc phục được bằng cách:
+ Đọc sách, báo, chơi ô chữ: Cách thức hữu hiệu nhất cho người bị suy giảm trí nhớ là
luyện tập cho trí nhớ. Và cách tập này chính bằng việc bắt não bộ tư duy. Việc ép não bộ tư
duy vào thời gian thức tỉnh sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh cịn sót lại huy động khả năng
tiết hormon thần kinh mà các hormon này sẽ tham gia chu trình nhớ sau đó. Quan trọng nhất
là phải đọc sách, báo hay chơi ô chữ theo kế hoạch. Không nên làm nhiều việc cùng một lúc
sẽ làm cho tế bào thần kinh rơi vào kiệt quệ.
+ Vận động đủ lượng: Vận động làm tăng lưu thông máu lên não bộ nên tăng khả năng
nuôi dưỡng cho não bộ. Vận động làm tăng số vịng tuần hồn qua não nên vận động hợp
sức sẽ giúp tăng thải độc cho thần kinh.

2.3. Hình thức trí tuệ:

Kết quả của các cuộc nghiên cứu Khoa học theo chiều dọc xác nhận rằng tuổi càng cao,
chức năng nhận thức của con người càng giảm, nhưng quá trình suy giảm nhận thức diễn ra
chậm và chỉ liên quan đến một số mặt của trí tuệ. Ở độ tuổi trung niên, một số khả năng trí
tuệ thậm chí còn tăng lên.

6

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

7

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

Trí tuệ có thể chia ra làm 2 loại:
Trí tuệ lưu chuyển (fluid intelligence) : là khả năng giải quyết các nhiệm vụ tình huống
bất ngờ, mới lạ mà chưa từng được học tập từ đâu [1,272]. Ví dụ, khi một nhân viên tư vấn
bán hàng gặp khách hàng mắng chửi, qt tháo vì sản phẩm khơng vừa ý. Người nhân viên
bắt buộc phải nhanh nhẹn nhìn nhận vấn đề và cố gắng giao tiếp với khách hàng khó tính
một cách thật bình tĩnh lắng nghe vấn đề của khách hàng và đưa ra phương án giải quyết, vị
khách cảm thấy mình được tơn trọng, họ sẽ ngi ngoai dần và lắng nghe lời giải thích của

bạn nhân viên.
Trí tuệ kết tinh (crystillized intelligence): là trí thơng minh có được nhờ tích lũy các
loại tri thức, kinh nghiệm đặc thù của mỗi người, cũng như sự khéo léo vận dụng chúng
trong công việc và đời sống [1,272]. Như một chuyên viên tư vấn tâm lý được đào tạo bài
bản, được học tập đầy đủ các môn chuyên ngành, lượng kiến thức được xác thực qua các kì
thi, được trau dồi kĩ năng qua những năm thực tập thì khi bắt đầu cơng việc chính thực, họ sẽ
vận dụng trí tuệ kết tinh vào cơng việc, đời sống và từ đó tiếp tục trau dồi kinh nghiệm cho
tương lai.
Trí tuệ lưu chuyển phát triển đỉnh cao ở giai đoạn tuổi trưởng thành và giảm sút ở tuổi
trung niên. Trí tuệ kết tinh tăng lên trong suốt cuộc đời mỗi người. Sự hiểu biết, khả năng
tính tốn, khả năng diễn đạt và khả năng quan sát, đánh giá tăng lên theo từng độ tuổi sau đó
tiếp tục phát triển bền vững. Điều này giải thích cho việc các nhà Khoa học ln đạt được
những thành tựu cao nhất ở độ tuổi trung niên (45-65 tuổi) chứ không phải ở trong những
năm tháng tuổi trẻ.

3, Đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm
Ở độ tuổi trung niên, con người có thêm nhiều trách nhiệm mới: trách nhiệm của bậc
cha mẹ có con đã lớn, trách nhiệm của người con có ba mẹ đã già, trách nhiệm đối với công
việc. Đặc biệt hơn, người trung niên cịn phải gánh trên vai trọng trách gìn giữ mái ấm gia
đình vì ở lứa tuổi trung niên, rất có thể nảy sinh vấn đề “ngoại tình”.
Ngoại tình là gì? Ngoại tình là hành vi quan hệ tình dục ngồi hơn nhân đối với những
người đã lập gia đình
Nguyên nhân tâm lý sinh ra vấn đề ngoại tình:
Đầu tiên, là do hơn nhân khơng có tình u
Cuộc hơn nhân hình thành nhưng khơng được vun đắp từ tình yêu mà do nhiều yếu tố
khác như : kinh tế, nhu cầu danh lợi hay do tư tưởng cổ hũ của các bậc cha mẹ “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó”… chính vì như vậy nên nhiều cuộc hơn nhân khơng tình u được hình

8


Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

thành. Khi trải qua một cuộc hôn nhân vô nghĩa như vậy, cả người nam lẫn người nữ đều sẽ
có xu hướng vượt qua rào cản hôn nhân để đi tìm “hạnh phúc đích thực”
Hoặc là sự ngắt qng của tình u trong hơn nhân, khi mà trong suốt qng thời gian
hẹn hị, tìm hiểu cho tới khi kết hơn thì cả vợ và chồng vốn là rất yêu thương nhau nhưng
dần về sau họ cảm thấy tình cảm của họ dành cho đối phương cứ phai nhạt dần, và bắt đầu
nhịm ngó, ham muốn những đối tượng khác thay vì gìn giữ tình yêu, tình cảm vợ chồng.
Trường hợp này là do các cặp đôi đến với nhau ở giai đoạn cuộc đời chưa chín chắn, yêu
sớm.
Thứ hai, là tâm lý lạnh nhạt sau khi kết hôn:
Ở trường hợp này vợ chồng vẫn còn yêu thương nhau nhưng do mâu thuẫn về tính
cách, các cặp vợ chồng khơng thể tiếp nhận và lí giải thơng tin mà đối phương muốn truyền
đạt, khơng thể trao đổi tình cảm với nhau hay là do đời sống kinh tế, hoặc do không hịa hợp
với nhau về mặt tình dục, trình độ, tuổi tác. Họ đi ngoại tình để bù đắp chỗ thiếu, thỏa mãn
nhu cầu và tìm sự thấu hiểu.
Cuối cùng, là do tình cảm phóng túng:
Người ta thường bao biện cho hành vi ngoại tình, gạt bỏ gia đình của chính mình rằng
là họ đang làm vì tình u đích thực của họ. Nhưng thực chất khơng hề tồn tại tình u ở
đây, giây phút mà người có gia đình gạt bỏ gia đình để chạy theo tình nhân cũng chính là lúc
họ gạt bỏ ln đạo đức và lí trí của chính mình.
Cịn nữa, trong thực tế, có một số ít người để thỏa mãn dục vọng của mình, họ phá hoại
một gia đình khác, bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức, kể cả pháp luật chỉ để phóng túng cho
dục vọng của mình. Với hành vi như vậy họ sẽ khơng đạt được tình u chân chính nào cả,
khơng có nơi gửi gắm tinh thần, lâm vào trống trải, đơn độc và không bao giờ cảm nhận

được hạnh phúc.
Ngoại tình là câu chuyện của kẻ dối trá, là hành vi suy đồi đạo đức, kết cục của việc
ngoại tình thường là bi kịch của tâm hồn con người. Đứng trước mối nguy như vậy, người
trung niên phải giữ được mình, và giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình đúng cách.

4, Đặc điểm phát triển nhân cách người trung niên
4.1 Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên
Khủng hoảng tuổi trung niên hay cịn gọi là “khủng hoảng tâm lí giữa đời”, là tình
trạng hỗn loạn mà một người có thể trải qua khi chuyển sang tuổi trung niên. Theo Daniel
Levinson, cuộc khủng hoảng này xảy ra khi một người trung niên trải qua sự vỡ mộng trong
khi tự đánh giá lại cuộc đời mình và suy ngẫm về mục tiêu cuộc sống trong quá khứ, sự
nghiệp và tình trạng hôn nhân.

9

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

Những biểu hiện của khủng hoảng tuổi trung niên:
Mất ngủ, trằn trọc, bốc
hỏa

Ám ảnh ngoại hình

Thất vọng, chán chường


Khơng hài lòng về sự nghiệp

10

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

Điều gì gây ra khủng hoảng?
Nỗi lo sợ xuất phát từ sự lão hóa của cơ thể: Người trung niên cảm nhận được tình
trạng sức khỏe xuống dốc và khơng ngừng lo lắng về chuyện đó. Ở người nữ trung niên, họ
lo lắng về ngoại hình đang ngày xấu đi của bản thân, họ mất dần sự tự tin, niềm kiêu hãnh
vốn có của phái đẹp. Họ cố gắng làm mọi cách để níu giữ cái đẹp, ám ảnh ngoại hình và
ngày càng trở nên thất vọng về bản thân mình khi khơng thể níu giữ nét xn xanh.
Thay đổi nghề nghiệp: cơng việc của người trung niên địi hỏi nhiều hơn hoặc có thể ít
hơn so với trước đây. Nếu lượng cơng việc địi hỏi nhiều hơn thì tạo ra áp lực phải ra sức cố
gắng, cịn nếu cơng việc địi hỏi q ít thì lại gây ra sự thất vọng, chán chường. Hoặc là
không đáp ứng được ước mơ
Các mối quan hệ có thể kết thúc và thay đổi. Cha mẹ và bạn bè của người trung niên
già đi và thậm chí là qua đời
Bắt đầu đối mặt với cái chết của chính mình. Như nhà tâm lý Elliot Jacques - người đã
đặt ra thuật ngữ “khủng hoảng tuổi trung niên” vào năm 1965, đã viết: “Cái chết khơng cịn
là một ý tưởng chung chung, hay sự ra đi của người khác, mà đã trở thành một vấn đề thuộc
về cá nhân của chính mình”. Người trung niên bắt đầu nhận thức về cái chết của chính mình
và lo sợ điều đó.

4.2 Sự nghiệp

Có thể nói giai đoạn tuổi trung niên là giai đoạn sự nghiệp thăng hoa nhất của con
người, bởi vì họ đã dành tất cả những năm tháng tuổi trẻ để học hỏi, phấn đấu và trải nghiệm
mn vàn những khó khăn để rồi tích lũy dày dạn những kinh nghiệm nghề nghiệp. Giờ đây,
là lúc mà họ có thể cống hiến tài năng và sức lực của mình cho xã hội. Như Shark Liên (hay
Madam Liên) - một nữ doanh nhân 53 tuổi và là Lãnh sự Danh dự nước Cộng hoà Nam Phi
tại Việt Nam từng kể lại rằng thành công của cô ở hiện tại là kết quả của những năm tháng
tuổi trẻ trải nghiệm đủ sự đói khổ của cái nghèo và sự phấn đấu học tập, rèn giũa, tích lũy

11

Tieu luan


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

kinh nghiệm của bản thân. Ở hiện tại, cô vẫn muốn cống hiến thật nhiều cho xã hội, cho
người nghèo.
Nhưng vẫn phải kể đến những người trung niên phải chịu nhiều thất bại trong đời, họ
bi quan, khơng cịn hy vọng vào tương lai nữa, luôn nghĩ rằng bản thân đã dần mất đi hết
thời gian rồi dẫn đến tình trạng trì trệ thêm.

4.3 Vai trị của việc giáo dục con cái
Trong việc giáo dục con cái, các bậc cha mẹ trung niên gặp một trở ngại lớn đó là sự
khác nhau giữa các thế hệ. Xuất hiện sự khác biệt tất yếu trong tính cách, quan điểm sống và
thế giới quan giữa cha mẹ và con cái. Sự khác biệt giữa hai thế hệ còn biểu lộ qua quan niệm
về mục tiêu sống cũng như nội dung sống được mỗi thế hệ quan tâm, điều này làm cho
người trung niên gặp khó khăn trong việc giáo dục con cái nên người và thành đạt.
Sự thành bại đối với giáo dục con cái ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của người trung

niên. Họ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện khi chứng kiến con khôn lớn, trưởng thành và
thành đạt. Ngược lại, họ sẽ có những cảm xúc tiêu cực, đau khổ, “nước mắt ngắn dài” và tự
trách mình khi phải bất lực trước những đứa con ngỗ ngược hoặc là thất bại trong cuộc sống.

4.4 Thích thú hội họp
Khi cuộc sống của người trung niên đã ổn định và đi vào nề nếp, họ sẽ có thời gian để
tham dự những cuộc hội họp, trò chuyện vui vẻ. Các cuộc hội họp giúp người trung niên tìm
thấy được chính mình trong quá khứ, chú tâm hơn vào các mối quan hệ đã bị lãng quên
trong lúc họ mãi tất bật lo cho cuộc sống. Việc trò chuyện như vậy giúp người trung niên
giải tỏa ưu phiền trong cuộc sống, người trung niên vui vẻ và phấn chấn hơn rất nhiều sau
những cuộc gặp mặt bạn bè.

KẾT LUẬN
Đứng trước sự lão hóa của cơ thể dẫn đến sự thay đổi về thể chất và ngoại hình. Tâm lý
người trung niên trở nên dễ bị căng thẳng. Đặc điểm nhận thức tuy có sự suy giảm chức
năng của các giác quan và trí nhớ dài hạn nhưng trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ tức thời vẫn
hoạt động khá tốt, cùng với đó là trí tuệ kết tinh ngày càng phát triển giúp người trung niên
thành đạt và thăng hoa trong sự nghiệp. Đặc điểm nhân cách của người trung niên phát triển
ổn định, nhưng cũng có rất nhiều người phải trải qua sự “khủng hoảng tâm lý tuổi trung
niên”. Các bậc cha mẹ trung niên đặc biệt quan tâm đến sự thành công của con cái. Việc
giáo dục con cái trở thành một người thành đạt hay không ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý
cha mẹ. Họ sẽ hạnh phúc khi nhìn thấy con cái thành cơng và ngược lại sẽ cảm thấy đau khổ
khi chứng kiến sự thất bại, hư hỏng của con. Người trung niên luôn sẵn sàng cống hiến sức
lực và tài năng của mình cho xã hội, cho cả sự nghiệp giáo dục các thế hệ sau .

12

Tieu luan



TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 2

Tiểu luận kết thúc Học phần

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quý thầy cô
của Trường Đại học Văn Lang, quý thầy cô khoa Xã hội – Nhân văn chuyên ngành Tâm lý
học và đặc biệt là các Giảng viên bộ môn Tâm lý học phát triển đã tạo điều kiện cho em
được học tập để có nhiều thơng tin cần thiết hoàn thiện đề tài tiểu luận này, và em cũng xin
chân thành cảm ơn Giảng viên bộ môn – ThS Trần Hồng Thị Thu Thủy, cơ đã nhiệt tình
dạy dỗ và hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này nói riêng và nắm rõ được kiến thức mơn
chun ngành nói chung.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức do sự
tiếp thu còn kém của bản thân, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cơ để bản thân
em có thể được hoàn thiện hơn trong tương lai.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ nhiều sức khỏe, thành cơng trong công cuộc giảng
dạy sinh viên ạ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. Trương Thị Khánh Hà (2013) . Giáo trình tâm lý học phát triển. Hà Nội: NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Thị Thu Mai (2013). Giáo trình tâm lý học người trưởng thành. HCM: Trường
ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Website:
3. Lan Khuê (13/11/2019), Khủng hoảng tuổi trung niên có thật sự tồn tại?. Doanh
Nhân, 29/82021.
4. Vinmec- Internatinal Hospital, Lãng tai, nghe kém ở người lớn và những điều cần
biết, 28/8/2021.

5. Huệ Bình, Việc giáo dục con cái của người trung niên, Trung tâm tư vấn tâm lý và
đào tạo ý tưởng Việt, 31/8/2021.
6. Doan Truc, Giữa hai thế hệ, Elle: Bí quyết sống, , 31/8/2021

13

Tieu luan



×