Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Trong sản xuất Nông Lâm nghiệp để hạn chế ô nhiễm đất phải làm gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.74 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN LÝ SD ĐẤT LÂM NGHIỆP

Chủ đề: Trong sản xuất Nông Lâm nghiệp để hạn chế ô nhiễm đất phải làm
gì?

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
I.

Tổng quan về ô nhiễm đất nông – lâm nghiệp

1.1. Khái niệm
1.2. Hậu quả do ô nhiễm
1.3. Thực trạng ô nhiễm hiện nay
1.4. Các nguồn ô nhiễm
II.
III.

Các biện pháp khắc phục
Kết luận
Tài liệu tham khảo

2



Đặt vấn đề
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là một chủ đề nóng và nghiêm
trọng. Vì vậy, nhiều tờ báo trong nước và quốc tế đề cập rằng vấn đề này đang ở
mức báo động. Bên cạnh ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm nguồn nước thì ô
nhiễm đất cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và nhiều loài sinh vật khác.
Trong đó đất là nguồn tài nguyên quý giá, là nền móng cho các cơng trình
xây dựng, sản xuất và khai thác và trong q trình canh tác nơng nghiệp, dẫu
biết trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng, nhưng hiện nay việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV thiếu
hiệu quả và an tồn đã làm suy thối tài ngun đất. Đó khơng chỉ là sự lãng phí
lớn lượng phân bón do nơng dân lạm dụng quá mức cần thiết mà còn làm tăng
chi phí sản xuất và nguy cơ mất an tồn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người, môi trường đất. Q trình khai thác rừng cũng ảnh hưởng
khơng nhỏ tới sự ô nhiễm quỹ đất lâm nghiệp. Theo thống kê, tổng diện tích đất
tự nhiên của cả nước là 33 triệu ha, bao gồm 26,1 triệu ha đất cho nông nghiệp,
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, 3,7 triệu ha cho các mục đích phi nơng
nghiệp và 3,3 triệu ha chưa được đưa vào vào sử dụng. Điều đáng chú ý là hầu
hết các khu vực không được sử dụng đã bị xuống cấp, bị sa mạc hóa hoặc nó đã
mất giá trị do khai thác bất hợp lý. Một khu vực rộng lớn của quỹ đất nông
nghiệp và phi nông nghiệp đã bị ô nhiễm nghiêm trọng trong bối cảnh dân số
ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị và khu công nghiệp
mới. Bên cạnh đó, khối lượng lớn dư lượng hóa chất cịn sót lại sau chiến tranh,
cũng là một nguồn gây ơ nhiễm tàn phá chất lượng đất đai.
Chính vì vậy ta cần có những có biện pháp khắc phục và đó cũng chính là lí
do em chọn đề tài tiểu luận làm sao để khắc phục ô nhiễm đất nông-lâm nghiệp.

3



I.
1.1.

Tổng quan về ô nhiễm đất nông – lâm nghiệp
Khái niệm

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì: “Ơ nhiễm mơi
trường là sự đưa vào mơi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khoẻ con người hoặc làm
suy thối chất lượng mơi trường”.
Tương tự vậy, chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc cho rằng: “Ơ
nhiễm mơi trường là sự thay đổi chất lượng môi trường theo chiều hướng tiêu
cực đối với các mục đích sử dụng mơi trường”.
Vậy ơ nhiễm mơi trường đất là môi trường đất bị lây nhiễm các chất độc
hại. Làm thay đổi thành phần trong đất so với trạng thái duy trì sự sống bình
thường. Ơ nhiễm đất gây bất lợi cho sự sống, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đang
tồn tại, hiện hữu. Đất ô nhiễm tức là tính chất của đất đã bị thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến đất bị nhiễm
bẩn, gây hại cho hệ sinh thái.
1.2.

Hậu quả do ô nhiễm

Không chỉ tại Việt Nam, mà hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đất đang là
mối đe dọa trên toàn thế giới, là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại bởi
các hậu quả khó lường như:
• Nguồn nước ngầm cạn kiệt
Có lẽ đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến nhân
loại hiện nay. Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm cho nguồn nước ngầm bị ảnh

hưởng xấu. Cụ thể là các hóa chất gây hại bên trong đất ô nhiễm sẽ ngấm dần
vào nước ngầm theo thời gian, gây hại đến sức khỏe của con người. Hiện nay,
nước ngầm đang là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt
hàng ngày của con người.
• Đất đai biến chất
Do phần mặt đất bị thay đổi tính chất, tạo điều kiện cho các lồi nấm gây
hại phát triển mỗi khi có mưa lớn. Bên cạnh đó, đất đai sẽ bị xói mịn khi có
mưa lớn diễn ra, bị ngập mặn, khiến cho đất trở nên khô cằn mất dần chất dinh
dưỡng.

4


• Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề
Đất là cũng là một hệ sinh thái vô cùng phong phú, nơi ở của các lồi cơn
trùng cũng như giun, dế có ích cho cây trồng. Tuy nhiên, ơ nhiễm sẽ khiến cho
q trình chuyển hóa thực vật kém đi, giảm năng suất cây trồng. Điều này kéo
dài dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái, đe dọa trực tiếp đến đời sống con người
cũng như các lồi vật sống.
• Ơ nhiễm gây hại tới ngành chăn ni, trồng trọt
Ơ nhiễm đất khiến đất đai mất cân bằng dinh dưỡng, góp phần khiến mùa
màng thất thu, cây trồng chậm lớn, từ đó mà sản lượng nơng nghiệp giảm sút.
Kéo theo đó là lượng thức ăn phục vụ chăn nuôi giảm mất đi, khiến sản lượng
chăn ni đi xuống.
• Gây hại cho sức khỏe con người
Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe con người rất lớn là điều không
phải bàn. Ơ nhiễm đất cịn có thể dẫn tới các bệnh về hô hấp, da, dị tật nếu con
người tiếp xúc quá lâu, và chúng cũng được các nhà khoa học chỉ ra là nguyên
nhân gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
1.3.


Thực trạng ô nhiễm hiện nay

a. Trên thế giới
Tài ngun đất tồn cầu hiện đang bị suy thối nghiêm trọng do xói mịn,
rửa trơi, bạc màu, biến đổi khí hậu… Đáng chú ý nhất là hiện tượng nhiễm kim
loại nặng độc hại gây ra bởi q trình cơng nghiệp hóa. Ơ nhiễm đất để lại
những hậu quả nghiêm trọng mà con người chưa thể lường trước được.
Thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011 đã phá hủy 3 trong 6 lò
phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima, khiến phóng xạ phát tán, buộc
hơn 160.000 người dân sống quanh nhà máy phải di tản. Hàng trăm cây km
vuông đất nông nghiệp, lâm nghiệp và làng mạc vẫn bị bỏ hoang do ảnh hưởng
của phóng xạ. Tại Brazil, bang Minas Gerais bị vỡ đập gây ra hậu quả hơn 60
triệu m3 bùn đất chứa các chất thải độc hại từ sau quá trình khai thác quặng sắt
bị tràn ra ngồi, nhấn chìm cả ngơi làng.
Trong khi đó tại Trung Quốc, lâu nay, các nỗ lực cải thiện tình trạng ơ
nhiễm mơi trường thường tập trung vào chất lượng nước và khơng khí. Tuy

5


nhiên, sau các vụ thực phẩm nhiễm bẩn gần đây, vấn đề đất nông nghiệp bắt đầu
được quan tâm hơn. 1/5 diện tích đất nơng nghiệp ở Trung Quốc bị ô nhiễm sau
nhiều năm công nghiệp hóa tràn lan. Sự xuất hiện nhan nhản của các “làng ung
thư” tại Trung Quốc là kết quả của sự thờ ơ với vấn đề bảo vệ môi trường trong
3 thập niên phát triển kinh tế ồ ạt. Các kim loại nặng lắng đọng trong mơi
trường, làm dày thêm các lớp trầm tích khó phân hủy. Cây lúa khơng thể phát
triển vì nồng độ thạch tín cao trong nước. Nước mưa làm xói mịn đất và trôi
nhiều loại chất ô nhiễm vào cánh đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thực vật vì
cây trồng sẽ không thể đủ khả năng sinh tồn ở những vùng đất ơ nhiễm đó.

Khơng chỉ vậy, con người sẽ dễ mắc bệnh hiểm nghèo do ăn phải thực vật và
uống phải nguồn nước nhiễm bẩn từ trong lòng đất. Trước thực trạng đáng báo
động này, Trung Quốc đã đặt mục tiêu thông qua luật ô nhiễm đất đầu tiên vào
năm tới với mong muốn giải quyết một vấn đề "nghiêm trọng" mà cho đến nay
vẫn chưa có luật chuyên biệt.
Nhiều quốc gia khác như Hy Lạp, Thái Lan đã dừng xây dựng nhiều nhà
máy tại các mỏ vàng gây tranh cãi vì ơ nhiễm mơi trường.
Bên cạnh đó thì nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã xác định diện tích
lớn vùng đất bị ơ nhiễm. Cụ thể: Anh chính thức xác nhận 300 vùng với diện
tích 10.000 ha; Mỹ có khoảng 25.000 vùng; Hà Lan có khoảng 6.000 vùng ô
nhiễm cần xử lý.
b. Tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng môi trường đất ở
hầu hết các khu vực đô thị hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải và
rác thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải.
Bên cạnh đó, khối lượng lớn dư lượng hóa chất cịn sót lại sau chiến tranh,
cũng là một nguồn gây ô nhiễm tàn phá chất lượng đất đai. Báo cáo môi trường
quốc gia năm 2010 cho thấy ít nhất 77 triệu lít thuốc diệt cỏ đã được quân đội
Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, một nửa trong số đó là chất độc
màu da cam có chứa hàm lượng chất độc cao.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nên các q
trình khống hóa trong đất diễn ra rất mạnh khiến đặc điểm địa hình đồi núi
chiếm ¾ lãnh thổ dễ bị rửa trơi, xói mịn, thối hóa do nghèo chất hữu cơ và

6


chất dinh dưỡng. Đất sau khi bị thối hóa thì rất khó khơi phục quay trở lại
trạng thái màu mỡ ban đầu. Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều
những dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất và ngày càng trầm trọng rộng khắp lãnh

thổ từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim
loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công
nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng
mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đơ thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt
vải Hà Đông,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng khơng mấy khả
quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đơ thị và hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Mơn, bình qn một vụ rau được phun thuốc bảo vệ
thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể
đạt tới 100 – 150 lít. Các khu cơng nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn
600 nghìn m3 nước thải.
Tại Thái Nguyên, các đơn vị trong quá trình khai thác khống sản đã thải ra
một khối lượng lớn đất đá thải, làm suy giảm lớn diện tích đất canh tác. Các
hoạt động khai thác khoáng sản tại đây đa phần đều sử dụng công nghệ lạc hậu
và theo kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khống Thái Ngun đều bị ơ
nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trên địa
bàn.
Khu vực núi, với địa hình dốc, phải đối mặt với nguy cơ xói mịn đất. Trong
khi đó, các khu vực từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Bình Thuận đang bị đe dọa bởi
xu hướng sa mạc cát. Trong khi đó, biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với
tất cả các địa phương. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long được cho là nơi chịu
thiệt hại lớn nhất đang phải đối mặt với nước biển dâng.
1.4.

Nguồn gây ô nhiễm

a) Tự nhiên
• Hoạt động của tự nhiên làm ô nhiễm môi trường đất

Có thể kể đến một số hoạt động tiêu biểu của tự nhiên làm ô nhiễm môi
trường đất như nhiễm phèn mặn do thủy triều, bão lũ cuốn trôi các chất độc

7


xuống đất, núi lửa phun trào. Trong số đó nghiêm trọng nhất là nhiễm phèn,
mặn do trủy triều và kho hạn. Ảnh hưởng rất lớn đến một vùng đất rộng lớn và
khó khắc phục, giải quyết.
• Xâm nhập mặn (nhiễm phèn, mặn)
Là hiện tượng nước mặn (nước biển) xâm nhập sâu vào vùng đất vốn dĩ là
vùng nước ngọt. Làm thay đổi độ mặn, độ phèn trong đất gây bất lợi cho cây,
động vật, con người. Hiện tượng này ít khi xảy ra với mức độ cao gây thiệt hại
lớn. Nhưng nếu xảy ra với mức độ mạnh thì gây hậu quả rất lớn. Khó khăn
trong việc xử lí, giải quyết mà đất có trở lại bình thường hay khơng phụ thuộc
hồn tồn vào thiên nhiên.
Ví dụ như đợt hạn mặn tại các tỉnh thành ven biển miền Nam nước ta vào
đầu năm nay (2020). Mức độ nhiễm mặn đã xảy ra với quy mô rộng lớn, trong
thời gian dài. Nhiễm mặn xảy ra bởi nhiều yếu tố thủy triều nên, khô hạn, nước
ngọt đầu nguồn không đổ về, không có mưa trong khoảng thời gian dài. Vì vậy
cách xử lí hồn tồn dựa vào thiên nhiên, đó là mưa lớn.
• Bão, lũ lụt cuốn trơi các chất độc hại vào đất
Lũ lụt làm cuốn trôi các rác thải, chất thải của con người. Khi hết lũ lụt sẽ
để lại lương chất thải lớn vào môi trường đất. Lũ lụt cũng làm xói mịn cuốn trơi
các quạng, mỏ,… làm các chất độc từ đây di chuyển đến vùng đát khác gây ơ
nhiễm.
Sau mỗi trận bão, lũ lụt, lũ qt,… có thể thấy rất nhiều rác trôi nổi. Lũ bão
sẽ cuốn trôi các rác thải, chất thải từ bãi rác,… ra khắp mọi nơi. Sau cùng để lại
rác trên mặt đất và chất bẩn ngấm xuống lịng đất gây ơ nhiễm.
b) Do con người

Con người chiếm dụng và quản lí phần lớn số lượng đất trên bề mặt trái đất.
Vì vậy con người là nguyên nhân rất lớn dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường
đất. Đặc biệt trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, con người đã biết
tổng hợp, phân tách các chất. Trong quá trình này con người đã thải rất nhiều
chất độc nguy hại ra ngoài môi trường sống.
Sự tiên tiến của cuộc sống hiện đại ngày nay, làm cho cuộc sống con người
tiện ích, dễ dàng hơn. Thiên nhiên đã cho con người rất nhiều nguyên liệu quý
báu để sản xuất. Thế nhưng đáp trả lại, đó là sự thờ ơ trong các biện pháp bảo

8


vệ môi trường và phát triển bền vững. Môi trường đất nói riêng cũng như mơi
trường tự nhiên nói chung đang biến đổi từng ngày do tác động của con người.
Nhưng đó là sự chuyển biến bất lợi cho con người và hệ sinh thái. Trong đó ta
có thể kể đến một số tác động của con người đến môi trường đất. Khiến mơi
trường quan trọng duy trì sự sống này bị ơ nhiễm như:
• Chất thải từ các nhà máy khu công nghiệp bị xả trực tiếp ra môi
trường đất
Chất thải công nghiệp là các chất phát sinh trong q trình sản xuất của các
nhà máy, xí nghiệp. Chất thải cơng nghiệp có 2 loại:
Chất thải rắn nguy hại: Bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng,
chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc. Tác động không tốt đến sức khỏe của con
người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.
Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc khơng nguy hại
nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận.
• Vấn đề cơng tác quản lí, xử lí chất thải cơng nghiệp khơng hiệu quả
Nền công nghiệp của con người rất phát triển theo chiều hướng có lợi cho
họ. Nhưng những biện pháp bảo vệ mơi trường tương đương thì khơng. Lượng
chất thải lớn từ các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng vẫn chưa được

xử lí hiệu quả. Hiện tại các cơng nghệ xử lí chất thải cơng nghiệp cịn chưa phát
triển đồng đều. Chi phí đắt, tốn nguồn nhân lực, tốn thời gian,… là lí do để các
biện pháp xử lí khơng được áp dụng. Nhiều cơng ty, doanh nghiệp vì lợi nhuận
sẵn sàng cắt bỏ nhiều thứ để lãi cao nhất. Tất nhiên các quy trình máy móc xử lí
chất thải cũng vậy.
Cơng tác quản lí yếu kém cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
lách luật. Hậu quả là số lượng lớn chất thải bị thải trực tiếp ra môi trường, chôn
lấp thô sơ. Minh chứng khoảng vài năm gần đây có rất nhiều vụ đổ trộm chất
thải vào mơi trường đất bị phát hiện.
• Một số loại chất thải cơng nghiệp
Có thể kể đến một số chất thải từ công nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất
như tro than, xỉ. Trong tro than có rất nhiều chất độc hại như: 5 mg / L chì,
polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo anthracene, benzo fluoranthene…
Các chất PAHs là chất gây ung thư. Nước thải từ các cơng ty xí nghiệp từ các

9


cơng ty sơn, nhuộm,… chứa BOD, COD, TSS, dầu khống, photpho, kim loại
nặng, Sunfua,…
• Chất thải từ sinh hoạt của con người
Trong quá trình sinh hoạt con người thải ra rất nhiều chất thải ảnh hưởng
đến môi trường đất. Chất thải ảnh hưởng chủ yếu đến đất là rác thải và nước
thải.
• Rác thải trong q trình sinh hoạt
Rác thải trong sinh hoạt là vấn đề rất lớn gây ô nhiễm không chỉ riêng môi
trường đất. Rác thải sinh hoạt của con người gồm có các chất thải vơ cơ và hữu
cơ. Với số lượng cực kì lớn mà con người mất hàng trăm năm cũng khơng thể
xử lí hết được lượng rác hiện tại. Hầu hết lượng rác thải sinh hoạt đều được xử
lí bằng các chơn lấp dưới lịng đất. Với số lượng rác thải cực kì lớn thì lượng đất

đai dùng để chơn lấp cũng lớn tường tự. Cộng với lượng rác thải ngày một tăng
mà không có dấu hiệu giảm. Thì mỗi quốc gia phải chấp nhận diện tích đất bị ơ
nhiễm do chơn vùi rác thải là rất lớn.
Rác thải khi được chơn xuống lịng đất hoặc bị vứt trên bề măt, đất sẽ bị
nhiễm chất độc. Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được
nước, dinh dưỡng. Ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến
sự sinh trưởng của cây trồng. Nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái
chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lịng đất.
• Nước thải sinh hoạt
Nước là yêu tố cần thiết trong đời sống sinh hoạt của con người. Con người
cần sử dụng nước trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Như là tắm rửa, giặt
giũ, nấu ăn, uống,… Vì vậy lượng nước thải sinh hoạt là rất nhiều.
Đa số lượng nước thải sinh hoạt bị xả thẳng ra môi trường, nhiều nhất là
môi trường đất. Hiện nay các hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt là đếm trên đầu
ngón tay, rất ít. Hoặc có thì hệ thống dẫn tại các đô thị, khu chung cư cũng kém
chất lượng. Nước thải sinh hoạt bị rò rỉ, tồn đọng và ngấm vào lòng đất. Còn đối
với nước sinh hoạt xả thải trực tiếp ra mơi trường đất thì ơ nhiễm rất nặng.
Trong nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều tạp chất từ dầu tắm gội, dầu rửa,
các cặn bã trên cơ thể, nấu ăn,… Đất bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt thường
chuyển màu, bốc mùi, sinh vật sống bị chết,…
10


• Rác thải xây dựng
Hiện nay ngành xây dựng rất phát triển, lĩnh vực này liên tục hoạt động
không ngừng nghỉ. Các tịa nhà, cơng trình liên tục bị đập bỏ và xây mới. Các
cơng trình bị bỏ đi đều không thể dùng tái chế lại. Mà được sử dụng thay thế
làm nền các cơng trình, tuy nhiên là rất ít. Nguồn rác thải xây dựng khơng có
nhiều chất độc hại và an toàn đối với con người. Nên việc lựa chọn môi trường
đất làm nơi đổ bỏ là lẽ dĩ nhiên.

Tuy nhiên rác thải xây dựng lại làm mất môi trường đất tự nhiên của các
sinh vật sống khác. Làm cây cối khơng thể, khó, chậm phát triển bởi nó che phủ
đất, rễ cây khó đâm sâu, làm mát nguồn dinh dưỡng của cây.
• Hoạt động nơng nghiệp
Các sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất như
thuốc sâu, phân bón, vỏ đựng,… Chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến
chất lượng đất. Trong các sản phẩm này chứa nhiều hóa chất độc hại gây bất lợi
cho sự sống.
II.

Các biện pháp khắc phục

Các chất ô nhiễm đất có thể là chất rắn, lỏng hoặc khí. Chúng làm suy giảm
chất lượng và hàm lượng khống chất trong đất và làm xáo trộn cân bằng sinh
học của các sinh vật trong đất. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất bao gồm sự gia
tăng đơ thị hóa, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp trên đất và các hoạt
động nông – lâm nghiệp không phù hợp.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất chủ yếu nhằm mục đích
giảm thiểu hoặc loại bỏ chất thải tại nguồn và thay thế các lựa chọn không độc
hại cho đất nơng – lâm nghiệp như:
• Giáo dục
Mỗi cá nhân phải nghiêm túc chấp hành và có ý thức bảo vệ mơi trường
trong khả năng của mình. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, mở rộng kiến thức
của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm về bảo vệ mơi trường xung quanh.
• Giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu

11



Cây cần các chất dinh dưỡng trong đất như nito, canxi và photpho để sinh
trưởng và phát triển. Ngoài ra cây trồng thường bị tấn cơng bởi các lồi động
vật gặm nhấm, côn trùng, vi khuẩn và sâu bệnh nên người nơng dân phải sử
dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Việc này gây ơ nhiễm mơi trường đất
Để ngăn ngừa thiệt hại này, thay vì sử dụng phân bón hóa học thì người
nơng dân nên sử dụng phân hữu cơ và phân sinh học, các sản phẩm có hoạt tính
sinh học như tảo và vi khuẩn có thể giúp cố định đạm trong đất. Sử dụng
phương pháp sinh học thay thế thuốc trừ sâu là sử dụng thiên địch (các loài
động vật diệt trừ sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên.
• Luật, chính sách bảo vệ môi trường
Nhà nước, các cơ quan chức năng địa phương ban hành các chính sách bảo
vệ mơi trường đất, bổ sung các điều luật bảo vệ môi trường. Chú trọng giám sát,
kiểm sốt các cơng tác quản lý đất ô nhiễm và kịp thời đưa ra các giải pháp cải
thiện chất lượng đất.
• Phục hồi rừng
Rừng và thảm thực vật giữ cho đất không bị rửa trôi, xói mịn và giữ lại
được các chất dinh dưỡng. Vì vậy phục hồi rừng là một trong những biện pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường đất hiệu quả. Phục hồi rừng bằng cách trồng
thêm nhiều cây xanh, thực hiện các biện pháp chống cháy rừng…
• Xử lý chất thải rắn
Đổ chất thải rắn như rác thải sinh hoạt, rác thải và vật liệu công nghiệp trên
đất làm tăng mức độ độc hại và các chất độc hại trong đất. Chất thải cũng làm
thay đổi các tính chất hóa học và sinh học của đất như mức độ kiềm của nó.
Thơng qua các phương pháp xử lý hóa học như trung hịa axit-bazơ, các đơ thị
có thể thay đổi mức độ pH của chất thải rắn trước khi thải vào bãi chơn lấp.
Phân hủy chất thải khơng hịa tan bằng cách sử dụng các phương pháp như
thêm hóa chất hoặc enzyme trong mơi trường được kiểm sốt trước khi xử lý
cũng làm giảm ơ nhiễm đất.
• Phục hồi và tái chế vật liệu
Để giảm ô nhiễm chất thải rắn trên đất liền, có thể tái sử dụng các vật liệu

như vải, túi nhựa và thủy tinh trong nhà thay vì xử lý chúng. Bằng cách tái chế,

12


bạn giảm lượng rác thải rắn đi đến các bãi chơn lấp và cũng góp phần vào việc
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa
Kỳ, khi một công ty tái chế 1 tấn giấy, nó sẽ tiết kiệm được tương đương 17 cây.
• Tiết kiệm tài nguyên
Bằng cách sử dụng tài nguyên tiết kiệm, bạn có thể góp phần vào việc bảo
vệ tài nguyên đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. Tiết kiệm tài nguyên giúp giảm lượng
rác thải tới các bãi chôn lấp. Cũng có thể giảm thiểu ơ nhiễm bằng cách thực
hành sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, như dầu và xăng.
• Kỹ thuật – khoa học
Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý rác thải, khí thải và nước thải trước khi
xả ra ngồi mơi trường.
III.

Kết luận

Từ những cơ sở, lí luận thực tiễn trên ta có thể thấy ơ nhiễm mơi trường đất
ảnh hưởng trực tiếp và có vai trị mật thiết tới đời sống hằng ngày của con
người. vậy nên việc bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường đất nơng – lâm
nghiệp nói riêng khơng bị ơ nhiễm là vơ cùng quan trọng.
Chính vì vậy ta cần có ý thực bảo vệ môi trường đất nông – lâm nghiệp
cũng như chính là mơi trường sống là sức khỏe của ta.

Tài liệu tham khảo
1) />2) />3) />4) site/khac-phuc-o-nhiem-moi-truong-dat.html


13



×