Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead và những điểm gợi mở đối với Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.08 KB, 12 trang )

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA ALFRED NORTH WHITEHEAD
VÀ NHỮNG ĐIỂM GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Phan Thành Nhâm*

1

Tóm tắt: Alfred North Whitehead (1861 – 1947) là nhà triết học, nhà giáo dục lớn của nước Anh và thế giới. Triết lý giáo dục của
Whitehead, đặc biệt là những quan điểm về giáo dục đại học mang tính thực dụng và khai phóng của ơng đã có sự ảnh hưởng sâu
sắc đến nền giáo dục đại học của phương Tây. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những quan điểm cơ bản trong triết
lý giáo dục đại học của Whitehead như quan điểm giáo dục là nghệ thuật sử dụng tri thức; chức năng của giáo dục đại học là vun
bồi năng lực trí óc cho sinh viên, kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy; giáo dục đại học phải có sự thống nhất giữa giáo dục khai
phóng và giáo dục kỹ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm về giáo dục đại học của Whitehead, tác giả đã đưa ra một số
gợi mở đối với việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục, giáo dục đại học, Alfred North Whitehead.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Alfred North Whitehead (1861 – 1947) là một trong những nhà siêu hình học sáng
tạo nhất của thế kỷ XX và cũng là nhân vật lớn trong lĩnh vực lôgic học, toán học, triết
học về xã hội và giáo dục. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Nguyên lý của toán
học (1910–1913), Nghiên cứu về các nguyên tắc của khoa học tự nhiên (1919), Khái niệm
về tự nhiên (1920), Nguyên lý tương đối (1922), Khoa học và thế giới hiện đại (1925),
Quá trình và thực tại (1929), Cuộc phiêu lưu của các ý tưởng (1933). Nguyên lý của toán
học được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về lơgic tốn của thế kỷ XX, và
được xếp hạng 23 trong danh sách 100 tác phẩm đứng đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực sách
phi hư cấu viết bằng tiếng Anh bởi Modern Library2.
Ở nước Anh, trong lĩnh vực giáo dục, có lẽ Whitehead là một trong những
khn mặt quan trọng nhất kể từ sau Hồng Y John Henry Cardinal Newman (1801
– 1890)3. Triết lý giáo dục của Whitehead được thể hiện tập trung trong cuốn sách
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Theo />2


Nhận định của Robert J. Mulvaney trong Alfred North Whitehead (2017), Những mục tiêu của
giáo dục và các tiểu luận khác, NXB Hồng Đức, tr. 273.
*
1


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

61

Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác (The Aims of Education and
Other Essays). Cuốn sách là tập hợp một số bài giảng của Whitehead trong những
năm 1912 – 1928 nói về mục tiêu và thực hành giáo dục. Trong triết lý giáo dục
của mình, Whitehead hướng đến một nền giáo dục tiến bộ, giáo dục phải gắn với
việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, phải được thực hiện trên nền tảng trọng
tâm của tự do, với tinh thần khai phóng và hữu dụng. Những quan điểm cơ bản
trong triết lý giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của Whitehead cho
đến nay vẫn cịn có giá trị, phù hợp với bối cảnh thế giới trong thế kỷ XXI và
mang tính định hướng đối với cơng cuộc đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia, trong
đó có Việt Nam.
2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA ALFRED NORTH WHITEHEAD
2.1. Giáo dục là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức

Theo Whitehead, bản chất của giáo dục “là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri
thức”1. Với định nghĩa về giáo dục như vậy, đã cho thấy triết lý giáo dục mang tính
thực dụng của ơng và có nhiều điểm tương đồng với John Dewey - nhà triết học giáo
dục người Mỹ. Whitehead ln nhấn mạnh đến tính hữu dụng của tri thức được giáo
dục. Ông cho rằng, “giáo dục phải hữu dụng, bất kể mục tiêu của bạn trong cuộc đời
là gì. Nó hữu dụng với Thánh Augustinus và nó cũng hữu dụng với Napoleon. Nó phải
hữu dụng, vì sự hiểu thì hữu dụng”2.

Whitehead cho rằng một nền giáo dục tiến bộ phải gắn với những tri thức hữu
dụng và phải cảnh giác với những ý tưởng trơ ì. Theo Whitehead, “những ý tưởng trơ
ì” là những ý tưởng đơn thuần không được kiểm định, được nhồi nhét vào trong tâm
trí mà khơng được sử dụng. Vì lẽ đó, Whitehead cho rằng “mọi cuộc cách mạng trí tuệ
đã từng kích thích nhân loại bước vào tầm vóc vĩ đại đều là một sự phản kháng hăng
hái chống lại những ý tưởng trơ ì”3.
Whitehead cho rằng giáo dục bằng những ý tưởng trơ ì khơng chỉ vơ ích mà cịn
có hại. Học mà không thấu hiểu, hoặc không dùng được hiểu biết của mình thì càng
học nhiều càng có hại. Vì vậy, trình độ học thức của một người khơng đo ở khối lượng
kiến thức, mà ở năng lực, nghệ thuật sử dụng kiến thức trong cuộc sống. Giáo dục
không thể tách rời khỏi thực hành và văn hóa. Whitehead viết: “Văn hóa là hoạt động
của tư tưởng, và sự thu nhận cái đẹp và tình cảm con người. Nó khơng liên quan gì
đến việc nắm bắt những mảnh thơng tin rời rạc. Một người chỉ đơn thuần có nhiều
thơng tin là kẻ lắm chuyện vô dụng nhất trên đất của Thượng đế. Điều mà chúng ta
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, NXB Hồng Đức, tr.33.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 30.
3
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 28.
1
2


62

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

nên hướng đến là tạo ra những người vừa có văn hóa vừa có tri thức chun mơn trong
chiều hướng đặc biệt nào đó. Tri thức chun mơn của họ sẽ mang lại cho họ nền tảng
xuất phát, và văn hóa của họ sẽ dẫn dắt họ vào sâu thẳm như triết học và thăng hoa
như nghệ thuật”1.

Theo Whitehead, sẽ là sai lầm khi người ta viện dẫn rằng việc bơm vào đầu
người học những kiến thức trơ ì là nhằm mục đích mài sắc trí tuệ, tức là: trí tuệ là một
cơng cụ, trước hết phải mài sắc nó rồi sau đó mới sử dụng nó. Whitehead cho rằng,
đây là chân lý nửa vời và việc xem trí tuệ như một công cụ chết là một trong những
quan niệm nguy hiểm, sai lầm, và tai hại nhất từng được đưa vào lý thuyết giáo dục.
Whitehead viết: “Trí tuệ khơng bao giờ là thụ động; nó là một hoạt động khơng ngừng
nghỉ, tinh tế, có tính thụ nhận, đáp ứng lại với những kích thích. Bạn khơng thể trì
hỗn đời sống của nó cho đến khi bạn đã mài nó bén nhọn. Bất kỳ lợi ích nào gắn với
chủ đề quan tâm của bạn phải được khơi gợi ra ngay lập tức; bất kỳ năng lực nào mà
bạn đang củng cố trong học sinh, phải được thực hành ngay lập tức; bất kỳ khả thể nào
của đời sống trí tuệ mà bạn phải truyền dạy cũng phải được hiểu ngay lập tức. Đó là
quy tắc vàng của giáo dục, và là một quy tắc rất khó tuân theo”2.
Whitehead nhận thấy các nền giáo dục truyền thống có đặc điểm là bị “những
ý tưởng trơ ì tiêm nhiễm tới tận rễ”. Các nền giáo dục ấy về cơ bản đều coi trí tuệ là
cơng cụ cần được mài giũa, trong đó, người dạy dựa vào uy quyền của những kỷ luật
hà khắc đưa người học vào khuôn khổ, bắt người học tiếp nhận khối lượng lớn những
tri thức vô bổ. Việc học cách giải phương trình bậc hai, thậm chí biết tiểu sử một nhà
văn, nhà thơ sống trước mình nhiều thế kỷ, thuộc lịng một bài thơ hoặc chiến cơng
của các vị anh hùng cứu nước, v.v… đều có thể được coi là rèn trí tuệ hay “trang bị”
tri thức hữu dụng và nếu khơng hữu dụng trực tiếp thì cũng có tác dụng rèn cơng cụ
tư duy…. Chính những hiểu biết rời rạc mà người học tiếp nhận thụ động, Whitehead
gọi chúng là ý tưởng trơ ì3.
Trước thực trạng giáo dục đương thời, Whitehead cho rằng “chúng ta phải đưa ra
hai mệnh lệnh giáo dục: “Không dạy quá nhiều môn học” và tiếp theo là “Dạy cái gì
phải dạy cho thấu đáo”4. Ông chỉ ra sai lầm của giáo dục nhồi nhét chính là ngun nhân
của sự trơ ì tư duy, làm người học trở nên thụ động và giết chết khả năng – năng lực vốn
có của mỗi cá nhân. Whitehead chủ trương, dạy ít, nhưng phải là những nội dung quan
trọng, mà người học dù là trẻ nhỏ cũng biến tri thức đó thành của mình và biết cách áp
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, NXB Hồng Đức, tr. 27.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 35-36.

3
Xem Bùi Trần Phượng (2017), “Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ XXI và dân tộc Việt Nam
hiện nay” trong Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 10-11.
4
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 29.
1
2


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

63

dụng chúng. Điều đó làm cho tri thức thực sự hữu dụng; bản chất của sự thơng hiểu là
phải hữu dụng. Nó cũng tạo nên hứng thú học tập, vì người học “cảm nghiệm được niềm
vui của sự khám phá”. Whitehead viết: “Khoa học là một dịng sơng với hai nguồn, thực
hành và lý thuyết. Nguồn thực hành là ý muốn hướng dẫn hành động để đạt tới những
mục tiêu đã định trước… Nguồn lý thuyết là ý muốn hiểu biết”1.
Triết lý giáo dục mang tính thực dụng của Whitehead được thể hiện rõ khi ông
luôn nhấn mạnh đến yêu cầu người học phải tôn trọng hiện tại, thấu hiểu và làm
chủ được hiện tại. Trong dòng chảy thời gian từ quá khứ đến hiện tại, rồi tương lai,
Whitehead cho rằng hiện tại là quan trọng nhất. Tri thức chỉ hữu dụng khi nó phản ánh
đúng hiện tại. Việc tìm hiểu lịch sử quá khứ khơng phải là “vọng cổ” mà nhằm mục
đích giúp chúng ta hiểu rõ hơn trạng thái hiện tại. Whitehead viết: “Cách sử dụng duy
nhất cho một tri thức về quá khứ là để trang bị cho chúng ta hiểu thời hiện tại. Khơng
có gì nguy hại cho những tâm trí non trẻ hơn việc coi khinh thời hiện tại. Thời hiện
tại bao hàm tất cả những gì đang tồn tại. Nó là mảnh đất thần thánh; vì nó vừa là quá
khứ vừa là tương lai”2.
Giáo dục giúp người học sở đắc được nghệ thuật sử dụng tri thức. Để đạt được mục
đích ấy, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục phải mềm dẻo, linh hoạt và

phải có sự điều chỉnh một cách tinh tế cho phù hợp với thực tế, bởi theo Whitehead, đối
tượng của giáo dục là tâm trí con người, chứ khơng phải vật chất khơ chết. Whitehead
cho rằng, việc khơi gợi óc tị mị, phán đoán, năng lực thấu hiểu, cách sử dụng lý thuyết
trong việc đưa ra tiên liệu trong những trường hợp đặc biệt – tất cả những năng lực ấy
đều không thể truyền đạt được chỉ bằng một hệ thống quy tắc cố định, được thể hiện
trong một danh mục các đề tài kiểm tra3. Việc buộc các trường học phải tuân theo một
chương trình giảng dạy cứng nhắc sẽ dẫn đến những tác hại lớn cho giáo dục. Theo
Whitehead, mỗi trường học phải có quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình giáo
dục phù hợp với những hồn cảnh đặc thù của nhà trường, xã hội và cả cá nhân người
học. Ở bậc đại học, Whitehead cho rằng “việc phân loại các trường đại học vì một số
mục đích nào đó là cần thiết. Nhưng khơng được phép có bất kỳ chương trình giảng dạy
cứng nhắc tuyệt đối nào mà khơng được ban giảng huấn của riêng nó hiệu chỉnh”4.
Giáo dục chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Tầm
quan trọng của giáo dục được thể hiện ở tầm quan trọng của tri thức, của trí tuệ đã qua
đào tạo, ở việc con người sử dụng tri thức. Whitehead nhấn mạnh rằng, “chủng tộc nào
khơng đánh giá đúng trí tuệ đã qua đào tạo sẽ bị diệt vong”.


3

4

1
2

A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 182.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 30.
Xem A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 34-35.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 49.



64

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

2.2. Chức năng của giáo dục đại học là vun bồi năng lực trí óc, có sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học
và giảng dạy

Theo Whitehead, một trong những chức năng của giáo dục đại học là vun bồi
năng lực trí óc. Giáo dục đại học ít hướng đến kiến thức, mà thường hướng về năng
lực nhiều hơn. Công việc của trường đại học là biến đổi tri thức của một đứa trẻ thành
năng lực của một người trưởng thành. Whitehead viết: “Việc vun bồi trí óc khơng là gì
khác hơn cách thức thỏa đáng mà trong đó trí tuệ sẽ thực hiện chức năng khi nó được
đẩy vào hoạt động”1. Như vậy, ở bậc đại học, việc đào tạo phải có sự thống nhất, trùng
khớp giữa sự quan tâm lý thuyết và tính hữu ích thực hành. Sự đào tạo thực sự hữu ích
sẽ mang lại một sự thấu hiểu về những nguyên tắc tổng quát, mà sinh viên có thể áp
dụng nó vào những trường hợp cụ thể.
Giáo dục đại học phải hướng đến những tri thức tổng quát. Whitehead cho rằng,
“chức năng của một đại học là phải làm cho bạn có thể loại bỏ các chi tiết để ưu tiên
cho các nguyên tắc”2. Những nguyên tắc mang tính tổng quát sẽ hữu dụng hơn khi
người học đưa nó vào trong cuộc sống. Theo Whitehead, việc người học tiếp nhận thụ
động những ý tưởng rời rạc sẽ không được soi sáng bằng bất kỳ đốm lửa sinh khí nào.
Vì vậy, Whitehead cho rằng vấn đề của giáo dục đại học là phải làm cho sinh viên thấy
được rừng nhờ vào những cái cây, tức là phải thấy được tri thức tổng quát chứ không
phải là những tri thức rời rạc.
Tuy nhiên, theo Whitehead, lý do cơ bản cho sự tồn tại của đại học không đơn
thuần ở việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Bởi nếu chỉ đơn thuần là việc phổ biến
thơng tin, tri thức thì khơng có một trường đại học nào có thể biện minh cho sự tồn tại
của nó kể từ khi kỹ thuật in được phổ biến vào thế kỷ XV. Whitehead viết: “Sự biện
minh cho một trường đại học là ở chỗ nó duy trì sự nối kết giữa tri thức và niềm vui

sống, bằng cách kết hợp người trẻ và người già trong mối quan tâm đầy sáng tạo tưởng
tượng về việc học. Trường đại học phổ biến thông tin, nhưng nó phổ biến một cách
sáng tạo. Ít nhất, đây là chức năng mà nó phải thực hiện cho xã hội. Một trường đại
học thất bại trên phương diện này sẽ khơng có lý do để tồn tại”3. Whitehead cho rằng
chức năng đúng mực của một trường đại học là sự sở đắc có tính sáng tạo về tri thức.
Theo Whitehead, nhiệm vụ của các trường đại học là phải kết nối trí tưởng tượng
và kinh nghiệm lại với nhau. Whitehead viết: “Bi kịch của thế giới là ở chỗ những
người giàu tưởng tượng lại chỉ có kinh nghiệm sơ sài, và những người giàu kinh
nghiệm thì lại có trí tưởng tượng kém cỏi. Kẻ ngốc thì hành động dựa trên trí tưởng
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr.69.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr.69.
3
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr.166.
1
2


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

65

tượng mà khơng có kiến thức; người khôn lại hành động dựa trên kiến thức mà khơng
có trí tưởng tượng”1. Whitehead cho rằng trí tưởng tượng và kiến thức đều là những
thứ cần thiết cho hoạt động của con người. Ơng đã dùng hình ảnh ngọn đuốc cháy
sáng mà người cổ đại truyền tay nhau qua nhiều thế hệ để biểu trưng cho tri thức được
tỏa sáng nhờ trí tưởng tượng. Vì vậy, nghệ thuật của việc tổ chức một trường đại học là
cung cấp những phân khoa mà kiến thức của nó được thắp sáng bằng trí tưởng tượng.
Vậy làm thể nào để phát triển trí tưởng tượng trong các trường đại học? Whitehead
cho rằng, trường đại học có sự thống nhất giữa hai chức năng giáo dục và nghiên cứu.
Vì vậy, để giảng viên khơng ngừng làm giàu trí tưởng tượng của họ thì các trường đại

học hãy khích lệ họ nghiên cứu. Giáo dục là sự rèn luyện cho cuộc phiêu lưu của cuộc
đời; nghiên cứu là cuộc phiêu lưu trí tuệ; và các trường đại học phải là những ngôi nhà
phiêu lưu chung của người già lẫn người trẻ. Để giáo dục thành cơng, phải ln có sự
mới mẻ nào đó trong tri thức được xử lý2.
Whitehead cho rằng, một xã hội tiến bộ phụ thuộc vào ba nhóm người: những học
giả, những nhà khám phá, những nhà phát minh. Trong đó, Whitehead dùng từ “khám
phá” để nói đến sự tiến bộ về tri thức liên quan đến những chân lý có tính khái qt
cao nào đó; và từ “phát minh” để nói đến sự tiến bộ về tri thức liên quan đến việc áp
dụng những chân lý tổng quát theo những cách đặc thù có ích cho những nhu cầu hiện
tại. Theo Whitehead, trường đại học là tác nhân chính yếu cho sự hịa trộn các hoạt
động thành một cơng cụ hiệu quả của tiến bộ. Ngày nay, các quốc gia tiến bộ thường
là những quốc gia mà ở đó các trường đại học có sự phát triển mạnh mẽ3.
Theo Whitehead, việc đánh giá chất lượng và sức ảnh hưởng của giảng viên đại
học không nên chỉ dựa vào số lượng những cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản.
Bởi theo ơng, tính độc đáo của giảng viên địi hỏi phải được biểu lộ trực tiếp qua sự
trao đổi với sinh viên của họ trong hình thức các bài giảng, hoặc bàn luận cá nhân.
Nhiều người khơng có những cuốn sách được xuất bản, nhưng tầm ảnh hưởng và
đóng góp của họ lại rất lớn, điển hình như Socrates. Như vậy, sẽ là sai lầm lớn nếu
ước lượng giá trị của giảng viên trong một phân khoa qua những công trình thành văn
có ghi tên của họ. Tuy nhiên, khi đã có được sự cơng nhận về số lượng những cơng
trình thành văn, thì một cách kiểm định tốt nhất là ở những đóng góp về tư tưởng của
những cơng trình được xuất bản thành văn. Những đóng góp như vậy phải được đánh
giá bằng sức nặng của tư tưởng, chứ không bằng số lượng con chữ4.


3

4

1

2

A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 166.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 173.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 174.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 175.


66

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

2.3. Giáo dục đại học phải có sự thống nhất giữa giáo dục khai phóng và giáo dục kỹ thuật

Whitehead kêu gọi mọi người phải hiểu đúng giá trị hai thành quả của văn minh
phương Tây: “Hình tượng huyền thoại về Platon có thể đại diện cho nền giáo dục khai
phóng hiện đại giống như hình ảnh của Thánh Benedetto đại diện cho nền giáo dục kỹ
thuật”1. Về bản chất, nền giáo dục khai phóng là nền giáo dục hướng đến tư tưởng, sự
tinh thơng và thẩm định mỹ học; nó được tiến hành bằng cách phổ biến kiến thức về
những kiệt tác tư tưởng, về văn học hư cấu và nghệ thuật.
Whitehead cho rằng, lý tưởng về nền giáo dục khai phóng kiểu Platon đã có
những tác dụng vơ cùng to lớn đối với nền văn minh Âu châu. Lý tưởng ấy “đã khuyến
khích nghệ thuật, nó đã ni dưỡng tinh thần tị mị vơ vị lợi vốn là cội nguồn của
khoa học, nó đã duy trì phẩm giá trí tuệ khi đối mặt với thế lực vật chất, một phẩm
giá địi hỏi sự tự do tư tưởng”2. Loại hình đào luyện văn hóa của Platon là nguồn cảm
hứng khác thường cho nhà quý tộc khai phóng, những người đặt nền móng cho tự do
mà châu Âu hiện đang sở hữu. Whitehead mô tả, qua nhiều thế kỷ, từ Đức giáo hồng
Nicolaus V cho đến trường học Dịng Tên, và từ những thầy tu Dòng Tên cho đến
những hiệu trưởng của các trường công ở nước Anh, lý tưởng giáo dục này vẫn được
giới tăng lữ ủng hộ tích cực3. Ở phương Đơng, chúng ta có thể thấy trong triết lý Nho,

Phật, Lão những nỗ lực của con người tự giải thoát khỏi uy quyền thế tục của nhà
nước quân chủ chun chế hay uy quyền tơn giáo bảo vệ tính chính thống của chế độ
đẳng cấp. Tự giải thốt là hướng về một trạng thái tự do khác, nhấn mạnh hơn những
giá trị nhân bản như Khổng giáo, sự rời bỏ vô minh để đạt vô ưu trước lẽ vô thường
như lời Phật dạy hay thuyết vô vi của Lão Trang; tuy không là nguồn cội của sáng tạo
khoa học, song vượt lên trên bạo lực cường quyền để giữ sự hiền minh của người có
trí, dũng. Phải chăng vì vậy mà, hơn bất cứ quốc gia Âu Mỹ nào, giáo dục ở phương
Đông vẫn khắc nghiệt và miệt thị giáo dục kỹ thuật đến như vậy?4.
Whitehead đã chỉ ra một cách thuyết phục sự bất lực của nền giáo dục khai phóng,
khi nó muốn trang bị sự hiểu biết đầy đủ về những biểu đạt văn học đa dạng của lồi
người khắp đơng tây kim cổ. Vì vậy, chương trình tham vọng của nền giáo dục khai
phóng đã co lại thành nghiên cứu về một số trích đoạn văn bản nằm trong một vài ngôn
ngữ quan trọng. Tuy nhiên, theo Whitehead, sự biểu hiện tinh thần con người không bị
giới hạn trong văn chương mà cịn có các nghệ thuật khác và cả khoa học nữa; giáo dục
phải vượt khỏi sự tiếp nhận thụ động các ý tưởng của người khác. Sức mạnh của óc chủ


3

4

1
2

A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 97.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 98.
Xem Alfred North Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 98.
Xem Bùi Trần Phượng (2017), “Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ XXI và dân tộc Việt
Nam hiện nay” trong Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 18-19.



Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

67

động phải được củng cố, chủ động về nhiều phương diện như chủ động trong tư tưởng,
chủ động trong hành động, và chủ động tưởng tượng của nghệ thuật1.
Tinh thần giáo dục khai phóng mà Platon là đại diện đã khuyến khích óc tị mị
khoa học vơ vị lợi. Nhưng sai lầm của nó là đã khơng thấy được mối quan hệ giữa sự
tị mị hay tư tưởng và hành động. Whitehead cho rằng, mục tiêu của óc tị mị khoa
học là cuộc hơn phối giữa hành động với tư tưởng. Vì “khơng con người khoa học nào
chỉ đơn thuần muốn biết. Họ sở đắc tri thức để thỏa mãn niềm đam mê khám phá của
họ. Họ không khám phá để biết, mà họ biết để khám phá. Cảm giác hoan lạc mà nghệ
thuật và khoa học có thể mang lại cho lao động khó nhọc là niềm vui nảy sinh từ ý
định được định hướng thành cơng. Nó cũng chính là niềm hoan lạc mang lại cho nhà
khoa học và nghệ sĩ”2.
Trước những hạn chế của giáo dục khai phóng kiểu Platon, Whitehead khơng
ngần ngại kết luận: “Trong nền văn hóa kiểu Platon việc nhấn mạnh vào sự trân trọng
vô vị lợi về mặt trí tuệ là một sai lầm tâm lý học… Một nền giáo dục nỗ lực chia tách
đời sống thẩm mỹ hoặc trí tuệ khỏi những sự kiện nền tảng ấy sẽ mang theo nó sự
suy đồi của nền văn minh. Về bản chất, nền văn hóa phải ủng hộ hành động và tác
động của nó phải là việc đưa lao động ra khỏi những kết hợp của sự khó nhọc khơng
mục đích”3. Whitehead cho rằng, một trong những hạn chế của sự đào luyện văn hóa
theo kiểu Platon là việc nó hồn tồn bỏ qn giáo dục kỹ thuật như một thành phần
trong sự phát triển trọn vẹn của những con người lý tưởng. Sự bỏ quên này nảy sinh
từ sự đối chọi tai hại giữa tinh thần và thể xác, và giữa tư tưởng với hành động. Theo
Whitehead, việc giảng dạy sẽ thất bại ngay khi bạn quên rằng các sinh viên của bạn
đều có thể xác. Đây chính là sai lầm của chương trình giảng dạy kiểu Platon thời hậu
Phục Hưng4.
Theo Whitehead, sự đối chọi giữa một nền giáo dục khai phóng và nền giáo dục

kỹ thuật là sai lầm. Bởi khơng thể có bất kỳ nền giáo dục kỹ thuật thích đáng nào lại
khơng có tính khai phóng, và cũng khơng có nền giáo dục khai phóng nào lại khơng có
tính kỹ thuật. Nói một cách đơn giản, giáo dục phải đào tạo ra những con người khơng
chỉ biết rõ cái gì đó mà phải làm tốt cái gì đó nữa. Whitehead cho rằng, sự thống nhất
mật thiết giữa lý thuyết và thực hành giúp cho cả hai điều ấy. Năng lực trí tuệ sáng tạo
của người học sẽ phát triển hơn khi chuyển từ lý thuyết sang lĩnh vực thực hành. Tuy
nhiên, theo Whitehead, giáo dục kỹ thuật đúng nghĩa phải đi xa hơn sự huấn luyện
những thao tác cơ bản. Giáo dục kỹ thuật đem lại “kinh nghiệm sáng tạo trong khi bạn


3

4

1
2

A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 99-100.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 101.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 100.
Xem A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 104-105.


68

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

tư duy, kinh nghiệm hiện thực hóa tư tưởng của bạn, kinh nghiệm dạy bạn biết phối
hợp hành vi và tư tưởng, kinh nghiệm dẫn bạn đến việc liên kết tư tưởng với tiên liệu
và sự tiên liệu với thành tựu. Giáo dục kỹ thuật mang lại lý thuyết, và một thức nhận

sắc sảo ở bất kỳ nơi nào lý thuyết thất bại”1. Whitehead cho rằng, kiến thức sách vở
chỉ chuyển tải những thông tin thứ cấp, và như thế không bao giờ có thể đạt đến tầm
quan trọng của sự thực hành trực tiếp.
Nền giáo dục kỹ thuật nhìn chung hướng đến sự đào tạo về nghệ thuật sử dụng tri
thức để tạo ra những sản phẩm vật chất. Một sự đào luyện như vậy nhấn mạnh vào kỹ
năng chân tay, hành động phối hợp và phán đoán. Tuy nhiên, trong nền giáo dục kỹ
thuật, tinh thần tự do và khai phóng vẫn hiện hữu như một thành tố quan trọng. Nền
giáo dục kỹ thuật phải được quan niệm “trong một tinh thần tự do như một sự khai
minh trí tuệ thực sự đối với các nguyên tắc được áp dụng và những dịch vụ được cung
cấp. Trong một nền giáo dục như vậy, hình học và thi ca cũng thiết yếu như máy tiện
vậy”2. Như vậy, giáo dục khai phóng và giáo dục kỹ thuật không phải là những thái
cực khơng thể dung hợp mà ngược lại, chúng có sự thống nhất trong một nền giáo dục
tiến bộ. Whitehead chỉ ra cho chúng ta ba con đường chính “có thể đi theo đó với hy
vọng lớn là tiến đến sự cân bằng tốt nhất giữa trí tuệ và tính cách: đấy là con đường
của sự đào luyện văn học, con đường của sự đào luyện khoa học, con đường của sự
đào luyện kỹ thuật”3.
3. MỘT SỐ GỢI MỞ TỪ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA WHITEHEAD ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo dục là chìa khóa cho sự chấn hưng quốc gia và thành công của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng rất tiếc, quá trình thẩm thấu của tri
thức vào xã hội Việt Nam để đóng góp cho phát triển hầu như cịn q ít, khơng giống
q trình đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới; ngược lại, những tiêu cực của xã hội đã
thấm sâu vào giáo dục làm cho nó khó phát triển tốt được4. Vì vậy, nhu cầu cải cách
và đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay là cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được
điều đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội
dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện
đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của



3

4

1
2

A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 110.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 97.
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 111.
Ngơ Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hồng Tụy, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Xuân Yêm
(2011), Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm Việt Nam và thế giới, NXB Tri
thức, Hà Nội, tr. 16.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

69

phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”1.
Việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết cho
sự phát triển xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu triết lý giáo dục của Whitehead, tác giả cho
rằng đổi mới giáo dục đại ở Việt Nam hiện nay trước mắt phải chú ý đến năng lực sử
dụng tri thức ở sinh viên.
Giáo dục đại học nên trang bị cho sinh viên những tri thức tổng quát để có thể
vận dụng vào những trường hợp cụ thể. Vấn đề của giáo dục đại học là phải làm cho
sinh viên thấy được rừng cây nhờ vào những cái cây. Whitehead viết: “Giải pháp mà
tôi đang đề xuất là phải nhổ tận gốc sự rời rạc tai hại của những bộ mơn đang giết chết

sinh lực của học trình hiện đại của chúng ta”2. Hiện nay, chương trình đại học ở Việt
Nam chưa cho thấy sự kết nối giữa những môn học đại cương với những môn học
chuyên ngành. Điều này ảnh hưởng không tốt đến thái độ học tập và sự hứng thú của
sinh viên đối với những mơn học đại cương mang tính tổng qt. Theo Whitehead,
trong các mơn học tổng qt, những trọng tâm có ý nghĩa chuyên biệt sẽ xuất hiện, và
tương tự trong các mơn chun ngành, những kết nối bên ngồi của chủ đề sẽ kéo tư
tưởng hướng ra bên ngoài3.
Giáo dục đại học phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành,
lý luận gắn với thực tiễn. “Giáo dục là sự sở đắc nghệ thuật sử dụng tri thức”. Vì vậy,
trình độ học thức không đo ở khối lượng kiến thức, mà ở năng lực, nghệ thuật dùng
kiến thức đó trong cuộc sống. Trong triết lý giáo dục của Whitehead cho thấy hai
nguyên tắc không tách rời nhau trong giáo dục, đó là “học để biết” phải cùng với “học
để làm”. Tri thức phải trở thành kỹ năng, phải trở thành trí lực. Kết quả giáo dục của
mỗi người phải trở thành nội lực của mỗi người và hơn nữa nội lực này phải có khả
năng tạo ra của cải, ra phúc lợi cho mỗi người và cho cả xã hội. Đúng như Thích Minh
Châu nhận định: Whitehead muốn nối liền giáo dục và đời sống, giáo dục là để thể
nhập vào đời sống phong phú, giáo dục không phải chỉ giới hạn ở nhà trường, không
phải chỉ kết thúc ở trường thi; mà giáo dục là phải tự siêu hóa giáo dục để trở thành hơi
thở dinh dưỡng của đời sống trọn vẹn, tước bỏ những chi tiết mà hòa đồng với những
nguyên lý bất diệt của nhân sinh4.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB
Chính trị Quốc gia, tr. 136.
2
A.N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 36-37.
3
A. N. Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, Tlđd, tr. 44.
4
Thích Minh Châu (1969), “Đường hướng giáo dục Phật giáo”, Tạp chí Tư tưởng, Viện Đại học Vạn
Hạnh, Số 04 – Số đặc biệt về giáo dục, tr. 13-14.

1


70

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Whitehead cũng giống như nhà triết học giáo dục Mỹ - John Dewey đều nhấn mạnh
đến tính hữu dụng của giáo dục. Nhiệm vụ của nhà giáo dục là tìm kiếm tương quan
giữa tri và hành của sinh viên. Thuyết tri - hành hợp nhất của Dewey và Whitehead
đã được các Đại học ở Mỹ và Anh áp dụng, ngay cả Lounatscharski tổng trưởng giáo
dục Nga (1928) cũng sùng bái tinh thần cách mạng giáo dục này1.
Ngày nay, tiến bộ khoa học và công nghệ đã làm cho các nền giáo dục mang tính
truyền thống, khép kín phải biến đổi dần trở thành hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt và
mang tính hiện đại trên cơ sở của nền văn hóa đương đại. Vì vậy, phải đẩy mạnh việc
liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và các trường nước ngồi, đặc biệt
là các nước có nền giáo dục tiên tiến. Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển
giáo dục đại học quốc gia, phải thực sự coi giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu.
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất, là lợi thế của cạnh
tranh. Tuy nhiên, tri thức và năng lực sử dụng tri thức của con người khơng phải tự
nhiên mà có, trái lại, phải thơng qua giáo dục mới có. Điều này có nghĩa, giáo dục,
đặc biệt là giáo dục đại học là điều kiện tiên quyết, là nền tảng và động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Alfred North
Whitehead khi kết thúc cuốn sách Sience and the Modern World (Khoa học và Thế
giới hiện đại, 1925) đã nhấn mạnh về vai trò tri thức khoa học trong lịch sử nhân loại.
Ông viết: “Những người chinh phục vĩ đại, từ Alexander đến Caesar, và từ Caesar đến
Napoleon, ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống của các thế hệ sau. Nhưng tổng hiệu quả của
ảnh hưởng này rút lại thành tầm thường nếu so sánh với toàn bộ sự biến đổi của thói
quen và tâm tính con người gây ra dài hạn bởi một chuỗi dài những con người của tư
duy từ Thales đến ngày hôm nay, những người xét về cá nhân khơng có quyền lực gì,

nhưng tối hậu lại chính là những người trị vì thế giới”2.
4. KẾT LUẬN

Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead thể hiện rõ khát vọng muốn
đổi mới, chấn hưng nền giáo dục nước Anh đương thời dựa trên những ý tưởng về một
nền giáo dục tiến bộ, được định hình trên nền tảng triết học giáo dục đề cao vai trò của
tri thức, kinh nghiệm và thực tiễn cuộc sống. Whitehead luôn chống lại những quan
điểm giáo dục mang tính giáo điều, cứng nhắc về nội dung, chương trình và phương
pháp giáo dục. Về nội dung và chương trình giáo dục, ơng đề cao tính hữu dụng của
những tri thức và năng lực sử dụng tri thức của sinh viên trong cuộc sống. Về phương
Ngơ Trọng Anh (1969), “Khả tính của Phật giáo đối với sự khủng hoảng giáo dục hiện đại”, Tạp chí Tư
tưởng, Viện Đại học Vạn Hạnh, Số 04 – Số đặc biệt về giáo dục, tr. 20.
2
A.N. Whitehead (1925), Sience and the Modern World, Published by The New American Library, p.
208. Nguồn tiếng Việt: />1


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

71

pháp giáo dục, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết của tự do và kỷ luật, nhưng ông luôn
đề cao tinh thần tự do trong giáo dục đại học, để cao tính chủ động của người học.
Triết lý giáo dục đại học của Whitehead cho đến nay vẫn chứa đựng nhiều giá trị mang
tính gợi mở đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Đổi mới giáo dục trên nền tảng triết lý giáo dục của các nhà giáo dục hàng đầu
thế giới, trong đó có Whitehead là thực sự cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Thiết nghĩ,
nền giáo dục tiến bộ mà chúng ta hướng tới phải là nền giáo dục của sự hiền minh, của
tinh thần khai phóng cùng với tính hữu dụng của những tri thức được giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Ngô Trọng Anh (1969), “Khả tính của Phật giáo đối với sự khủng hoảng giáo dục hiện đại”,
Tạp chí Tư tưởng, Viện Đại học Vạn Hạnh, Số 04 – Số đặc biệt về giáo dục, tr. 15-46.

2

Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tụy, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm
Xuân Yêm (2011), Kỷ yếu Đại học Humbold 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm Việt Nam
và thế giới, NXB Tri thức, Hà Nội.

3

Thích Minh Châu (1969), “Đường hướng giáo dục Phật giáo”, Tạp chí Tư tưởng, Viện Đại
học Vạn Hạnh, Số 04 – Số đặc biệt về giáo dục, tr. 3-14.

4

Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1,
NXB Chính trị Quốc gia.

5

Victor Lowe, Jerome B. Schneewind (2019), Alfred North Whitehead- The Man and His
Work: 1910-1947, Johns Hopkins University Press.

6

Bùi Trần Phượng (2017), “Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ XXI và dân
tộc Việt Nam hiện nay” trong Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, NXB

Hồng Đức.

7

Bùi Trần Phượng (2018), “Cải cách giáo dục: Làm sao để học sinh có năng lực dùng kiến
thức”. Nguồn: />-nang-luc-dung-kien-thuc-a113044.html. Truy cập ngày 1/5/2020.

8

Vũ Mạnh Toàn (2008), “Alfred North Whitehead - Nhà siêu hình học của thế kỷ XX”, Tạp
chí Triết học, số 1 (200), nguồn: />Phuong-Tay/Alfred-North-Whitehead-Nha-sieu-hinh-hoc-cua-the-ky-XX-482.html. Truy
cập ngày 16/5/2020.

9

Alfred North Whitehead (1925), Sience and the Modern World, Published by The New
American Library.

10 Alfred North Whitehead (2017), Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác, NXB
Hồng Đức.



×