Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sử dụng công nghệ AI trong giáo dục hướng tới nền giáo dục thực chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.52 KB, 10 trang )

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI TRONG GIÁO DỤC
HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT
ThS. Trần Thị Kim Anh*

1

Tóm tắt: Với sự bùng nổ của khoa học và cơng nghệ thì trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng ở trên rất nhiều các lĩnh vực,
trong đó có giáo dục. Sử dụng công nghệ AI trong giáo dục sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có trải nghiệm học tập tốt hơn, công
tác quản lý chất lượng, cơ sở vật chất, tài chính,... trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Công nghệ AI trong giáo dục sẽ tạo ra một sự
phối hợp hài hoà các lợi thế của yếu tố con người và cơng nghệ nhằm góp phần thúc đẩy giáo dục hướng tới nền giáo dục thực chất.
Từ khóa: Cơng nghệ, AI, giáo dục thực chất.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiều nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới nói chung, Việt Nam
nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có
trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
trong thời cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề là cần có những giải pháp để
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.
Xuất phát từ thực tế đó, đầu tháng 5/2021, khi làm việc với Bộ Giáo dục và
Đào tạo, trong nhiều ý kiến chỉ đạo, định hướng cho giáo dục, Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn ngành giáo dục cần phải “Học thật,
thi thật, nhân tài thật”. Để có được sự chuyển biến lớn theo định hướng thực chất
trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ cơng tác quản lý giáo dục, chương trình đào
tạo, cơ sở vật chất, phương pháp giáo dục,…. Trong đó, việc ứng dụng cơng nghệ
AI (Trí tuệ nhân tạo) vào trong quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy,… đã đạt
được những hiệu quả bước đầu và đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền giáo
dục hiện đại.
Vì vậy, trong báo cáo này tơi xin trình bày một số nội dung liên quan đến việc
Sử dụng công nghệ AI trong giáo dục hướng tới nền giáo dục thực chất.



Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

*


260

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

2. CÔNG NGHỆ AI
2.1. Đặc điểm của cơng nghệ AI

Trí tuệ nhân tạo hay trí thơng minh nhân tạo (Artificial intelligence  – viết tắt là
AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science), là trí tuệ do
con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi
thơng minh như con người.
Cơng nghệ AI khác với việc lập trình logic trong các ngơn ngữ lập trình là ở việc
ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mơ phỏng trí tuệ của con người
trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.
Cơng nghệ AI giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy
nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết
học và tự thích nghi,…
Tuy rằng cơng nghệ AI có nghĩa rộng như là trí thơng minh trong các tác phẩm khoa
học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Công nghệ AI
liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thơng minh của máy móc.
2.2. Phân loại

Cơng nghệ AI được chia làm 4 loại chính:


2.2.1. Loại 1: Cơng nghệ AI phản ứng

Cơng nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của
chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất. Một ví dụ điển
hình của cơng nghệ AI phản ứng là Deep Blue - chương trình chơi cờ vua tự động, có
khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ.
Thơng qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. 


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

261

2.2.2. Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế có khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong
quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI này thường kết
hợp với cảm biến mơi trường xung quanh nhằm mục đích dự đốn những trường hợp
có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.
Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh
xe hay ở đầu xe để tính tốn khoảng cách với các xe phía trước, nhờ có cơng nghệ AI
sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an
tồn cho xe.
2.2.3. Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Cơng nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì
học được để thực hiện một việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành
một phương án khả thi.
2.2.4. Loại 4: Tự nhận thức


Cơng nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử
như con người, có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con
người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và đến thời điểm
hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.
2.3. Ứng dụng của công nghệ AI trong cuộc sống hiện tại và tương lai

2.3.1. Trong ngành vận tải

Công nghệ AI được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là
ơ tô; máy bay thiết bị bay không người lái được sử dụng trong những trường hợp cứu
hộ khẩn cấp. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng
cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.


262

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

2.3.2. Trong sản xuất

Công nghệ AI được ứng dụng để xây dựng những quy trình sản xuất tối ưu hơn:
có khả năng phân tích cao, làm cơ sở định hướng cho việc ra quyết định trong sản xuất. 
2.3.3. Trong y tế

Công nghệ AI trong lĩnh vực y tế có ứng dụng như hỗ trợ quyết định lâm sàng,
robot y học, y học cá thể, quản lý khám và chữa bệnh,… Công nghệ AI có thể thay đổi
khơng chỉ cả ngành y mà còn thay đổi cuộc sống của từng bệnh nhân.
2.3.4. Trong giáo dục

Sự ra đời của công nghệ AI đã, đang và sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh

vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể
được tự động hóa nhờ cơng nghệ AI. Nhiều trị chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp
ứng nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo
tốc độ riêng của mình.
Cơng nghệ AI cịn có thể chỉ ra những vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện
như: khi phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập, hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên
đồng thời gửi thông điệp đến học sinh để chỉnh sửa đáp án phù hợp; có khả năng theo
dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với
kết quả học tập của học sinh.
Giúp người học có thể học hỏi từ bất cứ nơi nào trên thế giới thơng qua việc sử
dụng những phần mềm có hỗ trợ AI. Công nghệ AI cũng cung cấp dữ liệu nhằm giúp
sinh viên lựa chọn được những khóa học tốt nhất cho mình.
2.3.5. Trong truyền thơng

Đối với lĩnh vực truyền thơng, sự phát triển của cơng nghệ AI góp phần làm thay
đổi cách thức tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu. Cơng nghệ AI có thể giúp các
cơng ty cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, dựa
trên việc phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực tuyến và
những nội dung mà khách hàng thường xem trên quảng cáo,…
2.3.6. Trong ngành dịch vụ

Công nghệ AI giúp ngành dịch vụ hoạt động tối ưu hơn và góp phần mang đến
những trải nghiệm mới mẻ hơn và tốt hơn cho khách hàng. Thơng qua việc thu thập
và phân tích dữ liệu, cơng nghệ AI có thể nắm bắt thơng tin về hoạt động sử dụng dịch
vụ của khách hàng, từ đó mang lại những giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng
khách hàng. 


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”


263

3. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI TRONG GIÁO DỤC HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT
3.1. Nền giáo dục thực chất

Từ “giáo dục” dịch ra tiếng Anh là “Education” cịn trong tiếng Việt thì gồm từ
“giáo” nghĩa là dạy dỗ, từ “dục” nghĩa là nuôi dưỡng. Do vậy từ “giáo dục” có nghĩa
là dạy dỗ, ni dưỡng bao gồm Trí – Đức – Thể - Mỹ.
Giáo dục là cách học tập kiến thức, kỹ năng của con người có tính chất truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác qua các hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy. Giáo
dục có thể do người khác hướng dẫn hoặc do mỗi người tự học. Hệ thống giáo dục
chính quy tồn tại nhiều cấp học đào tạo khác nhau như giáo dục Mầm non (giáo dục
nhà trẻ và mẫu giáo), giáo dục phổ thông (giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông), giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng), giáo dục đại học
(Đại học và sau đại học).
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Người
từng nói: “Non sơng Việt Nam có thể trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay khơng, chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Thấm nhuần tư tưởng trên, thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về giáo dục - đào tạo,
những thập kỷ qua, ngành giáo dục - Đào tạo đã không ngừng đổi mới, nâng cao công
tác giáo dục đào tạo, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhằm cụ thể hóa nghị
quyết của Đảng về “tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
nước nhà”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra một số yêu cầu hướng đến nền giáo
dục thực chất, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là “Học thật, thi thật và nhân tài thật”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, học thật, hay thực học, xét về phương diện nội
dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng
lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho cơng việc, cho mưu sinh, cho
đời, cho đất nước. Thực học là tránh việc học những cái ra đời khơng dùng vào việc
gì, cịn cái cần cho việc thì khơng được học. Thực học ở đây với nghĩa là nền giáo dục

thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn
chặt với đời sống. Học thật là danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp và phản ánh đúng
cái thực lực của người học.
Quan điểm của tác giả về “thi thật”: thi là khâu cuối cùng để đánh giá kết quả học
tập của học sinh, sinh viên, học viên. Đó là q trình đánh giá đúng năng lực của người
học, đồng thời cũng nhìn nhận một cách chính xác năng lực đào tạo của giáo viên.
Cuối cùng “nhân tài thật: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, muốn có “ngun khí”
tốt hay “nhân tài thật” thì phải đảm bảo “học thật”, “thi thật”. Nói một cách ngắn gọn là


264

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

thông qua các khâu học tập, thi cử phải tạo ra nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước,
phải tạo ra nhân tài cho quốc gia để thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường.
“Học thật, thi thật, nhân tài thật” nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận
trong xã hội. Đây được xem là giá trị cốt lõi đối với nền giáo dục Việt Nam trong thời
gian tới.
3.2. Sử dụng công nghệ AI trong giáo dục hướng tới nền giáo dục thực chất

Để có được nền giáo dục thực chất, ngành giáo dục và đào tạo phải có cơ sở vật
chất hạ tầng, trang thiết bị thực hành thực tập, phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại
để tạo ra môi trường học tập tốt nhất; chương trình đào tạo linh hoạt, phù hợp với nhu
cầu và xu thế thị trường lao động; cần có đội ngũ giáo viên giỏi, năng lực thực và có
thu nhập xứng đáng, yên tâm yêu nghề; thay đổi tư tưởng có sự kết nối giữa người học,
người dạy với người sử dụng lao động; ….
Sự xuất hiện của công nghệ AI trong ngành giáo dục đã đem lại nhiều lợi ích cho
cả người học và người dạy; thay đổi phương pháp dạy học đem lại nhiều giá trị thực
tiễn, giúp việc học trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hiện nay, nhiều cơ sở giáo

dục trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang triển khai ứng dụng công
nghệ AI vào trong quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy và đã đạt được những hiệu
quả bước đầu cho nền giáo dục thực chất.

3.2.1. Trợ lý ảo

Với cơng nghệ AI, các học sinh có thể truy cập được tài liệu học tập mà không cần
liên hệ với giáo viên. Hoặc sử dụng trợ lý ảo thông minh trong các công việc quản trị
như quản lý quỹ, quản lý khố học, quản lý chi phí,… Ví dụ Amazon Alexa với khả
năng hỗ trợ cung cấp thông tin kịp thời cũng như giải đáp các thắc mắc tại trường cho
học sinh. Trợ lý ảo này có thể trả lời những câu hỏi cơ bản, cũng như cá nhân hóa câu
trả lời dựa trên lịch học và thời khóa biển của từng sinh viên. Ngồi ra cịn có các trợ lý
như Google Home, Google Allo, Apple Siri, Apple HomePob, và Microsoft Cortana,…


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

265

3.2.2. Cá nhân hoá học tập

Mỗi học sinh đều có những điểm mạnh, điểm yếu hay khả năng tiếp thu kiến thức
khác nhau. Đối với nền giáo dục truyền thống thì việc học đều đi theo một lộ trình
chung đã được quy định nên khơng đảm bảo chất lượng cho tất cả người học. Do đó
rất nhiều học sinh bị hổng kiến thức, mất gốc trong học tập. Khi có cơng nghệ AI thì
lộ trình của mỗi người học đều được cá nhân hố. Nó giúp giáo viên biết được trình
độ của mỗi học sinh từ đó giáo viên thiết lập các học và lộ trình học, giúp học sinh
khơng bị mất gốc.
Ví dụ Carnegie Learning đã cung cấp các khoá học cá nhân hoá sử dụng công
nghệ AI; FPT cung cấp hệ thống học tập VioEdu; ứng dụng trực tuyến Onluyen.vn –

sản phẩm đạt danh hiệu Sao Khuê năm 2019; …
3.2.3. Chấm điểm tự động và nhiều tác vụ khác

Việc chấm điểm bài tập về nhà và bài giao trên lớp, bài kiểm tra thường tốn rất
nhiều thời gian của giáo viên nên không có đủ thời gian chuẩn bị bài giảng và hỗ trợ học
sinh. Cơng nghệ AI có thể hỗ trợ những công tác như đánh giá và chấm điểm các bài
kiểm tra trắc nghiệm và điền từ,… mọi thứ đều được tự động hố và hồn thành nhanh
chóng, khơng phụ thuộc yếu tố cảm tính cá nhân của người chấm. Qua đó, xác định
chính xác lực học của học sinh. Ví dụ như Mona eLMS, Google Form, Smart Test,…
3.2.4. Nội dung học tập thơng minh

Nhiều chương trình sử dụng cơng nghệ AI với khả năng xử lý và phân tích hiệu
quả các dữ liệu lớn (cụ thể là tài liệu học tập trên mạng), rồi tổng hợp ra các thông tin
cần thiết cho người học. Rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin, tài liệu phù hợp với
nhu cầu của người học.
3.2.5. Cải thiện việc dạy và học

Đa số học sinh cảm nhận việc học tập thường khô khan và nhàm chán, nhất là
với những mơn khó nhằn như Tốn, Lý, Hố,.. Với các phần mềm sử dụng AI, giáo
viên có thể giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm hơn, thơng qua việc đem lại các ví dụ
thực tế và minh họa cụ thể về các cơ chế hoạt động, ngun lý làm việc, mơ phỏng thí
nghiệm,… Cơng nghệ AI sẽ biến việc học tập trở nên thú vị hơn, khiến kết quả học
tập ngày một tiến bộ. Ví dụ phần mềm Crocodile Physics, Yenka, Working model,
chemist by thix, CNC,…
3.2.6. Trợ giảng

Hiện nay đã có nhiều chương trình AI có khả năng trợ giảng giúp học sinh học
Tiếng Anh cơ bản, Tốn, và một số mơn học khác. Trợ giáo AI vẫn chưa thật sự khả thi,



266

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

song công nghệ này đang phát triển mạnh mẽ, và rất sớm có thể trở thành sự thật Ví dụ
robot trợ giảng Trí Nhân của Việt Nam đang cải tiến để chính thức đi vào hoạt động.
3.2.7. Xây dựng khố học

Thơng qua các phần mềm ứng dụng AI, giáo viên có thể liên hệ bài giảng với tài
liệu học tập một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, những phần mềm này hỗ trợ xây dựng các
khóa học theo yêu cầu, đồng thời cải thiện việc dạy học của giáo viên.
3.2.8. Tăng tương tác

Có rất nhiều nền tảng AI giúp học sinh có thể thảo luận về những vấn đề đang gặp
phải trong môn học hay chủ đề học tập. Các nền tảng này là một phương pháp phù
hợp, giúp kết nối các học sinh với nhau, chia sẻ kiến thức, qua đó tăng mức độ tương
tác của người học.
3.2.9. Theo dõi kết quả học tập

Các phần mềm ứng dụng AI cũng giúp giáo viên theo sát được kết quả học tập
của học sinh, biết rõ tiến độ cũng như những vấn đề mà học sinh đang gặp phải, qua
đó tập trung giảng dạy tốt hơn. Ví dụ như phần mềm LMS LearningWare, Vnedu,
VietSchool,…
3.2.10. Phản hồi chất lượng

Cơng nghệ AI có thể đem đến khả năng theo dõi tiến độ học của học sinh đồng
thời thông báo kết quả học tập tới giáo viên.
Ngồi ra, cơng nghệ AI cũng có nhiều cơng dụng phải kể đến như giúp học sinh
được học tập mọi lúc, mọi nơi, kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp Tiếng Anh, hỗ trợ
dạy kèm ngồi phịng học,…

Một số phần mềm, chương trình cơng nghệ AI đang được sử dụng ở Việt Nam
và các nước như Brainly, Thinkermath, CTI, Vioedu, Amazon Alexa, Google Home,
Google Allo, Apple Siri, Apple Homepob, và Microsoft Cortana, Mona eLMS, Google
Form, Smart Test, Zoom,…
Thực trạng thì cơng nghệ AI trong giáo dục, chủ yếu tập trung vào việc học và
theo dõi cá nhân, giúp học sinh hiểu chủ đề theo tốc độ tiếp thu của riêng mình. Cơng
nghệ AI sẽ giữ nhiệm vụ cung cấp các công cụ phần mềm tương tác và tùy chỉnh được
tích hợp với thực tế ảo và thực tế tăng cường, qua đó mang đến cho học sinh những
truy xuất thơng tin, dữ liệu một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Qua đó, giúp nâng
cấp mơi trường học tập với sự tập trung đặc biệt vào việc thực hiện bài học của học
sinh, giúp việc học tập đối với học sinh trở nên thú vị hơn, chất lượng hơn và công tác
quản lý trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

267

Khi công nghệ AI phát triển như vũ bão thì AI sẽ có khả năng làm rất nhiều công
việc giảng dạy của người giáo viên trong tương lai. Tuy nhiên theo quan điểm của cá
nhân tác giả thì việc áp dụng cơng nghệ AI chỉ nên là những công cụ giảng dạy, phụ
giảng,… Giáo viên vẫn giữ vai trị chủ đạo trong mọi tiến trình dạy và học, quan sát
và tập trung vào các vấn đề về giao tiếp, cảm xúc và tạo hứng thú cho học sinh trong
quá trình học tập.
3.3. Hạn chế của AI trong giáo dục hướng tới nền giáo dục thực chất

Dù công nghệ AI được biết với nhiều ưu điểm về cơng dụng trong giáo dục nhưng
vẫn cịn một số hạn chế:
- Đa số các đơn vị trường học vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống,
cơ sở vật chất các nhà trường chưa đáp ứng được để sử dụng cơng nghệ AI.

- Chưa có nhiều sản phẩm AI được nghiên cứu cho việc giảng dạy và chưa phổ
biến. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đưa ra những ứng dụng của AI áp dụng
vào thực tế.
- Hạn chế đối với những học sinh có hồn cảnh khó khăn khơng có cơ hội tiếp
cận cơng nghệ hiện đại.
- Học sinh khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật) sẽ cản trở thao tác,
điều khiển thiết bị.
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục hướng tới nền giáo dục
thực chất

- Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người
học và người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý. Đầu tư các ứng
dụng phần mềm, các nền tảng công nghệ để tất cả các hoạt động giáo dục và quản lý
của các cấp được sử dụng cơng nghệ AI. Khi đó tất cả các khâu giảng dạy, quản lý,
học tập, kiểm tra, đánh giá, thi cử,… được kết nối với nhau, đánh giá sát thực năng lực
của tất cả khâu trong hoạt động giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng cần phải nâng cao trình độ cơng nghệ
thơng tin, ngoại ngữ để bắt kịp xu thế phát triển, điều khiển quá trình giáo dục hiệu
quả nhất. Xây dựng kho dữ liệu tài nguyên bài giảng điện tử, bài giảng E-Learning,…
- Chuẩn bị tâm thế, tinh thần, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ý thức học
tập và trang bị thiết bị smartphone hoặc máy tính của học sinh. Học sinh được hướng
dẫn về phương pháp học tập trực tuyến sao cho hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đưa ra những ứng dụng của AI áp dụng vào
thực tế và có hiệu quả tác động đồng bộ.


268

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP


- Toàn bộ dữ liệu phải được số hố, trong đó quan trọng nhất là học liệu, tài liệu,
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,…
4. KẾT LUẬN

Việc ứng dụng công nghệ AI vào giáo dục hướng tới nền giáo dục thực chất là
một xu thế tất yếu và rất hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp giúp nền giáo
dục Việt Nam phát triển theo hướng thực chất. Bản thân tác giả là một giáo viên sẽ cố
gắng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng cơng nghệ thơng tin, ngoại
ngữ để có thể tiếp cận với xu thế phát triển của nền giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-nganh-giao-duc-phai-hoc-that-thi-that-nhan-taithat-20210506194216744.htm.



×