Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học hướng tới nền giáo dục thực chất “học thật, thi thật, nhân tài thật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.18 KB, 11 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT”
TS. Đinh Thị Kim Thương*, ThS. Hồng Mạnh Tùng**
1

2

Tóm tắt: Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội hàng năm là kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp xét tuyển đại học.
Đây là kỳ thi có tính chất nền tảng quyết định chất lượng đào tạo của các trường đại học. Bài viết khái quát về vấn đề tuyển sinh
đại học của các nước trên thế giới và trong lịch sử giáo dục Việt Nam, phân tích thực trạng của các phương thức tuyển sinh đại học
hiện nay (giai đoạn 2019 - 2021), trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị đổi mới phương thức tuyển sinh đại học đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn đặt ra.
Từ khóa: Tuyển sinh, đại học, thi tốt nghiệp THPT, chất lượng thật.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối với các trường đại học, chất lượng tuyển sinh là yếu tố nền tảng quyết định chất
lượng đào tạo. Nếu đầu vào “thi thật” tuyển được “nhân tài thật” sẽ đảm bảo “học thật”
và “nhân tài thật” sẽ được mài giũa trở thành “nhân kiệt” phục vụ cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Từ năm 2014, các trường đại học được tự chủ tuyển sinh đại học
thơng qua việc xây dựng đề án tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Tuy
nhiên, mức độ tự chủ tuyển sinh đến đâu, chính sách tuyển sinh này có thực sự đảm bảo
chất lượng đầu vào cho các trường và cơng bằng đối với thí sinh các vùng miền trong cả
nước hay không? Ở bài viết này, chúng tôi khái quát về phương thức tuyển sinh đại học
trên thế giới và trong lịch sử giáo dục Việt Nam; phân tích thực trạng của các phương thức
tuyển sinh đại học hiện nay (giai đoạn 2019 - 2021), trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến
nghị đổi mới phương thức tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
2. NỘI DUNG
2.1. Tổng quan về tuyển sinh đại học
2.1.1. Tuyển sinh đại học của các nước trên thế giới


Hiện nay, công tác tuyển sinh trên thế giới cho thấy chính sách tuyển sinh vào
đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) của các quốc gia rất khác nhau: thi tốt nghiệp THPT, thi
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.

*

**


642

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

tuyển sinh ĐH, CĐ theo quốc gia, theo từng trường, xét tuyển kết quả điểm học bạ cuối
cấp 3, nộp hồ sơ đăng kí xin học, thi kiểm tra năng lực đầu vào (năng khiếu, khả năng
theo từng lĩnh vực). Tùy theo điều kiện, mỗi quốc gia tổ chức thi với phạm vi có thể
trong tồn quốc; theo từng bang/khu vực; tại các trường ĐH, CĐ; do một tổ chức tư
nhân được phép, hoặc một tổ chức do nhà nước đảm nhiệm.
Căn cứ vào các hình thức tổ chức tuyển sinh trên và theo yêu cầu của từng trường
ĐH, CĐ, từ đó các trường quyết định tiêu chí xét tuyển phù hợp với mục tiêu đào tạo
của trường để hướng dẫn, thông báo phương thức tuyển sinh cho thí sinh tham gia. Có
thể khái qt một số hình thức tuyển sinh đại học của các nước trên thế giới như sau:
Bảng 1: Một số hình thức tuyển sinh của các nước vào các trường ĐH, CĐ1
STT

Hình thức tuyển sinh

Nước


1

Chỉ cần điểm thi tốt nghiệp quốc gia

Pháp, Áo, Ireland, Ai Cập

2

Điểm thi tốt nghiệp quốc gia và xét học bạ THPT

3

Thi tốt nghiệp quốc gia và xét hồ sơ đăng kí xin học

Anh

4

Thi tốt nghiệp theo tiểu bang/khu vực và xét học bạ THPT

Úc

5

Chỉ cần điểm thi của kì thi tuyển sinh đại  học (TSĐH) quốc gia

Trung Quốc, Iran,
Cộng hòa Gruzia

6


Điểm kiểm tra năng lực theo yêu cầu, hoặc xét học bạ THPT

Thụy Điển

7

Điểm kiểm tra năng lực theo yêu cầu và hồ sơ đăng kí xin học

8

Điểm thi của kì thi quốc gia và điểm thi của kì thi TSĐH theo từng trường

9

Điểm thi của kì thi quốc gia và điểm thi của kì thi TSĐH theo từng trường hoặc xét
học bạ THPT

10

Chỉ xét học bạ THPT

Na Uy, Canada

11

Chỉ xét hồ sơ đăng kí xin học mà không cần kết quả kiểm tra năng lực chuẩn hóa

Một số quốc gia


Tanzania

Mỹ
Nhật, Nga, Pháp (hệ thống
Grande Ecoles)
Brazil

2.1.2. Lịch sử các phương thức tuyển sinh đại học ở Việt Nam

Trong lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã nhiều lần cải cách trong công tác tuyển
sinh đại học tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và định hướng giáo dục ở mỗi giai đoạn
khác nhau.
a) Giai đoạn sau hịa bình lập lại (từ năm 1954 đến 1969). Nhà nước không
tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng mà căn cứ vào kết quả học tập, lý lịch của học sinh.
Trường THPT (cấp 3) cùng với Ban tuyển sinh cấp huyện lựa chọn, sắp xếp học sinh
vào các trường ĐH, CĐ hoặc cử đi nước ngồi đào tạo; sau đó, những thí sinh vượt
qua kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được cử đi học theo kết quả bình xét nói trên.
ThS. Nguyễn Đức Trung, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục và Xã hội, ngày 14/8/2012.

1


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

643

b) Giai đoạn từ năm 1970 đến 1979
Từ năm 1970, Nhà nước thay đổi phương thức tuyển sinh bằng cách tổ chức thi
tuyển. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ kéo dài từ năm 1970 đến hết năm 2014. Tuy nhiên,
cách thức tổ chức kỳ thi và quy định tuyển sinh được điều chỉnh nhiều lần:

- Chỉ tiêu vào các trường được phân bổ cho các tỉnh. Căn cứ vào năng lực học ở
phổ thông, trường THPT sẽ cùng Ban tuyển sinh cấp huyện dự kiến xếp thí sinh vào
các trường.
- Tùy thuộc vào từng trường mà thí sinh sẽ chọn mơn thi hoặc khối thi là Tốn,
Vật lí, Hóa học, Sinh học hay Văn, Lịch sử, Địa lí.
- Thi tuyển sinh được tổ chức ở tỉnh, mỗi tỉnh tổ chức một số cụm thi (trộn lẫn
học sinh của các trường THPT); giảng viên các trường ĐH, CĐ và sinh viên về các
tỉnh coi thi.
- Thí sinh phải hoàn thành 2 kỳ thi: thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH,
CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đủ điểm chuẩn do các trường quy định theo kỳ thi
tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ được vào học ĐH, CĐ; thí sinh đạt kết quả cao sẽ được gửi sang
nước ngoài để học tập.
c) Giai đoạn từ năm 1980 đến 1990
Những năm 1980, Nhà nước bỏ việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các tỉnh mà giao
quyền lựa chọn ngành nghề, cơ sở đào tạo cho thí sinh, thí sinh phải thực hiện cả kỳ
thi tốt nghiệp và thi đại học. Các địa phương và các trường phối hợp tổ chức hai kì thi
này, cụ thể là:
- Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ phù hợp với nguyện
vọng và năng lực của mình.
- Tùy theo trường đăng ký, thí sinh dự thi theo khối, gồm: A (Tốn, Vật lí, Hóa
học); B (Tốn, Hóa học, Sinh học); C (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí).
- Thí sinh phải thực hiện 2 kỳ thi: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Chỉ thí
sinh tốt nghiệp THPT mới được dự thi tuyển sinh.
- Tổ chức thi tại các tỉnh, mỗi tỉnh tổ chức một số cụm thi (trộn lẫn học sinh của
các trường THPT); giảng viên các trường ĐH, CĐ và sinh viên về các tỉnh coi thi.
- Các trường căn cứ kết quả thi của thí sinh đăng ký vào trường mình để cơng bố
điểm trúng tuyển.
- Thí sinh đạt kết quả cao sẽ được Nhà nước cử đi học tập ở nước ngoài.



644

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

d) Giai đoạn từ năm 1991 đến 2001
Đến giai đoạn này, kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học được tổ chức riêng. Thi tốt
nghiệp giao cho các tỉnh tổ chức, thi đại học giao cho các trường tuyển sinh tùy theo
đặc thù và yêu cầu năng lực đầu vào của mỗi trường, cụ thể là:
- Không tổ chức kỳ thi tuyển sinh chung, các trường ĐH, CĐ tự tổ chức kỳ thi
tuyển sinh.
- Tùy theo trường đăng ký, thí sinh dự thi theo khối, gồm: A (Tốn, Vật lí, Hóa
học); B (Tốn, Hóa học, Sinh học); C (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí); D (Tốn, Ngữ Văn,
Ngoại ngữ).
- Thí sinh phải thực hiện 2 kỳ thi: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Chỉ thí
sinh tốt nghiệp THPT mới được dự thi tuyển sinh.
- Thí sinh có thể đăng ký thi nhiều trường để tăng cơ hội trúng tuyển.
- Tổ chức thi tại trường ĐH, CĐ; phần lớn thí sinh phải tập trung về Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh để dự thi (Do các trường ĐH, CĐ tập trung ở các thành phố lớn).
e) Giai đoạn từ năm 2002 đến 2014
Từ năm 2002, để tiết kiệm nguồn lực phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học.
Nhà nước tổ chức kỳ thi “ba chung”: chung đề, chung đợt thi và sử dụng chung kết
quả thi, cụ thể là:
- Chia làm 3 đợt thi: đợt 1 thi ĐH khối A (sau này thêm A1), đợt 2 thi ĐH khối B,
C, D và đợt 3 thi CĐ (từ năm 2013 bỏ đợt 3, CĐ thi cùng ĐH).
- Tổ chức thi tại các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tổ
chức thêm các cụm thi ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh, Hải Phòng để các thí sinh khơng
phải đi xa và giảm tải cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ quy định điểm sàn đối với từng khối thi. Các trường chỉ được phép xét tuyển
các thí sinh có kết quả thi từ mức “sàn” trở lên.
g) Giai đoạn năm 2014 đến nay

Từ năm 2014, thực hiện quy định về tự chủ trong tuyển sinh theo Luật Giáo dục
đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường xây dựng đề án tự chủ tuyển
sinh và tự lựa chọn phương án tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển
và xét tuyển. Các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “ba chung” trong 13 năm
đã khẳng định những thành cơng, ưu điểm. Tuy vậy, hình thức thi “ ba chung “ đã bộc
lộ một số hạn chế đối với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường
ĐH, CĐ; nhất là khi các trường ĐH, CĐ được quyền tự chủ tuyển sinh và đào tạo.


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

645

Việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo 5 khối (A, A­­­­­­­­1, B, C, D) đã hạn chế sự tự chủ của các
trường ĐH, CĐ trong đánh giá một số năng lực cần thiết, đặc thù phù hợp với ngành
đào tạo của trường, làm cho công tác tuyển sinh chưa thật sự linh hoạt, chưa hỗ trợ
tốt cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp nhất
với các ngành đào tạo. Mặt khác, việc rất đơng thí sinh từ các địa phương ở xa phải
tập trung về các trường ĐH, CĐ dự thi tuyển sinh, đặc biệt là ở Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng sinh hoạt đơ thị, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của
và lãng phí.
Như vậy có thể thấy, cơng tác tuyển sinh của các nước trên thế giới và Việt Nam
có nhiều nét tương đồng, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và định hướng giáo dục của
mỗi giai đoạn mà Nhà nước lựa chọn tổ chức tuyển sinh cho phù hợp. Mỗi phương
thức có sứ mệnh lịch sử riêng và cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu, kinh nghiệm để
đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học, hướng tới chất lượng
thật cho nền giáo dục Việt Nam.
2.2. Thực trạng tuyển sinh đại học những năm gần đây

Theo thống kê, năm 2021 các trường sử dụng hơn 10 phương thức tuyển sinh

khác nhau. Hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau,
trong đó trường có ít phương thức tuyển sinh nhất là 2 và nhiều nhất là 6 phương
thức: Xét học bạ, Xét điểm thi THPT Quốc gia, Tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của
ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHồ Chí Minh, Phỏng vấn, Tuyển thẳng, Kết hợp xét học
bạ, điểm thi THPT Quốc gia với thi năng khiếu/ phỏng vấn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ năm 2019 đến nay, mỗi
năm có khoảng trên 150 trường đại học tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ. Đây
là phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông (THPT)
quốc gia, mà chỉ sử dụng kết quả học tập của thí sinh ở cấp THPT. Trong đó, các trường
xét tuyển bằng học bạ với nhiều hình thức khác nhau, có trường xét điểm của năm học
lớp 12, có trường xét điểm của 2 năm học và cũng có trường xét điểm của cả 3 năm học
THPT hoặc xét học bạ để sơ tuyển, kèm kiểm tra thêm một số kiến thức, kỹ năng đặc
thù. Cũng có những trường chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để thay cho thi môn
Ngoại ngữ. Số lượng tuyển sinh vào trường cũng do các trường tự quyết định: Có trường
tuyển tồn bộ sinh viên bằng hình thức xét học bạ, có trường chỉ một nửa hoặc 1/3. Năm
2019, cả nước có gần 490.000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng, thì có 70% số chỉ
tiêu dành cho phương thức xét tuyển căn cứ theo kết quả thi THPT Quốc gia, 30% còn
lại (tương ứng với gần 148.000 chỉ tiêu) dành cho các phương thức khác, trong đó có
phương thức xét tuyển học bạ. Phương thức xét tuyển học bạ được nhiều phụ huynh và
các nhà quản lý giáo dục đánh giá là tiến bộ, tiếp cận với phương pháp tuyển sinh của


646

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, giảm bớt áp lực thi cử, tạo điều kiện học tập
suốt đời cho mọi người. Tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc tuyển sinh bằng
phương thức xét tuyển học bạ không đảm bảo chất lượng và là một “bước thụt lùi” của
giáo dục. Nhiều giáo viên và phụ huynh cũng lo ngại khi việc quản lý hồ sơ học sinh trên

toàn quốc hiện nay chưa được “số hóa”, thì khó lịng đảm bảo loại trừ được khả năng
tiêu cực trong cả q trình đào tạo phổ thơng.
Theo kết quả cơng bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về so sánh trung
bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với trung bình điểm học bạ lớp 12 của từng
mơn. Kết quả đối sánh cho thấy, 8/9 môn trong kỳ thi có điểm thi thấp hơn điểm học
bạ - trong đó Lịch sử chênh đến 2,68 điểm. Việc này đang đặt ra những băn khoăn về
chất lượng đầu vào và công bằng trong xét tuyển đại học, khi cả nước có tới hơn 150
trường sử dụng điểm học bạ để tuyển sinh.

Hình 1: Biểu đồ đối sánh điểm thi THPT và điểm học bạ năm 20211
Đối với phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, đây vẫn là phương
thức xét tuyển chính của các trường đại học vì độ tin cậy, khách quan của kỳ
thi. Theo thống kê, tổng chỉ tiêu cho phương thức này ở các trường dao động từ
30 – 60% (trung bình khoảng 55%) tổng chỉ tiêu xét tuyển.2 Hiện nay có khoảng
11 khối thi ứng với 210 tổ hợp xét tuyển. Các trường đại học, cao đẳng có thể lựa
chọn các tổ hợp mơn xét tuyển dựa vào ngành đào tạo và yêu cầu, đặc thù riêng
của mỗi trường nhưng các tổ hợp được sử dụng phổ biến là A00 (Tốn – Lý –
Hóa), A01 (Tốn – Lý – Anh), B00 (Tốn – Hóa – Sinh), D01 (Toán – Văn – Anh).
Nguồn VnExpress.
Theo Vietnamnet ngày 2/8/2021.

1
2


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

647

Thí sinh có thể dựa vào tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn để biết được uy tín, thế mạnh

trong đào tạo của các trường.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không thể khẳng định phương thức sử dụng điểm thi
tốt nghiệp THPT mang lại “chất lượng thực chất” và sự ổn định đầu vào cho các trường
hàng năm. Khảo sát giai đoạn 2017-2021, từ số liệu điểm thi THPT trung bình (tại kỳ thi
THPT Quốc gia trước năm 2019 và kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2020), có thể chia
các địa phương thành 3 tốp1. Trong đó, nhóm tốp đầu giữ nguyên, nhóm tốp giữa có sự
lên xuống khơng đồng đều giữa các địa phương, nhóm tốp cuối vẫn khơng thể “thốt
đáy”. Điểm thi trung bình chung của cả nước không ổn định do phụ thuộc vào đề thi,
cách thức triển khai tổ chức thi hàng năm của mỗi địa phương.
Xét tuyển dựa vào điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đây là phương thức có xu hướng sử dụng phổ biến trong
tương lai gần. Theo thống kê, điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh đang được khoảng 70 trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh 2021. Điểm
này chỉ có 1 cột điểm nên dễ dàng cho thí sinh tìm hiểu và đơn giản trong đăng ký xét
tuyển. Bài thi đánh giá năng lực được thiết kế phù hợp để phân loại năng lực và việc
vận dụng các kỹ năng theo tiêu chuẩn tuyển sinh vào đại học chứ không thuần túy
sử dụng các kiến thức và kỹ năng trong chương trình phổ thơng. Việc sử dụng bài thi
đánh giá năng lực có tính tin cậy cao trong việc đảm bảo chất lượng tuyển sinh. Tuy
nhiên đây không phải là một phương thức được đại trà các thí sinh đăng ký mà chỉ thu
hút các thí sinh có học lực khá, giỏi.
Ngồi ra cịn có các phương thức xét tuyển thẳng. Đây cũng là phương thức đang
được nhiều trường sử dụng. Trước tiên là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo
Quy chế tuyển sinh của Bộ. Bên cạnh đó, các trường tuyển thẳng chủ yếu đối với tốt
nghiệp loại giỏi ở THPT; có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; thí sinh loại khá, giỏi ở top
các trường THPT có điểm thi THPT cao nhất cả nước. Mỗi phương thức có cách tính
khác nhau, có thang điểm khác nhau (thang điểm 10, thang điểm 30, thang điểm 40
khi có nhân hệ số mơn thi chính; thang điểm 100; thang điểm 1200…). Phương thức
tuyển sinh này dành cho nhóm thí sinh có năng lực vượt trội, đảm bảo được chất lượng
đầu vào nhưng mức độ phổ biến không cao.
Như vậy, việc giao tự chủ cho các trường xây dựng đề án tuyển sinh đã làm cho

bức tranh toàn cảnh về tuyển sinh “phức tạp” hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước
trong lịch sử với sự đa dạng của các phương thức tuyển sinh, tăng quyền tự chủ và cơ
hội học đại học cho thí sinh. Tuy nhiên có thể thấy một số hệ quả của việc đa dạng các
phương thức xét tuyển đại học:
Theo Báo Tiền phong online ngày 29/7/2021.

1


648

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

- Các phương thức xét tuyển độc lập với nhau (chỉ liên quan ở điều kiện đỗ tốt
nghiệp mới được công nhận trúng tuyển) nên nguyện vọng ảo nhiều, đặt ra bài tốn
tuyển sinh vơ cùng khó khăn cho các trường hàng năm.
- Sức cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo lớn, có sự phân tầng rõ rệt đối với các cơ
sở đào tạo cùng ngành nghề theo mơ hình chóp. Những cơ sở đào tạo có thương hiệu
chất lượng tuyển sinh ổn định, khơng có sự chênh lệch nhiều về điểm trúng tuyển hàng
năm. Ngược lại những trường tầng thấp hơn điểm chuẩn hàng năm chưa ổn định, có
những ngành chênh lệch hơn 10 điểm giữa hai năm liền kề.
- Khơng thật sự kiểm sốt được chất lượng đầu vào khi xét tuyển bằng học bạ.
Một nghịch lý là sinh viên có điểm học bạ rất cao nhưng khảo sát năng lực đối với
tân sinh viên của các trường lại cho kết quả khá thấp. Vì vậy, rất khó để xây dựng kế
hoạch đào tạo phù hợp với sinh viên nếu chỉ dựa vào kết quả tuyển sinh.
- Nhiều trường đại học điểm đầu vào còn thấp, tuy nhiên khi sinh viên tốt nghiệp
điểm đầu ra lại rất cao so với mặt bằng ngành nghề đào tạo tại các trường khác. Điều
này đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng đào tạo.
2.3. Một số khuyến nghị đổi mới phương thức tuyển sinh đại học hướng tới nền giáo dục thực chất


Thứ nhất, giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học
Tuyển sinh là một khâu quan trọng của quá trình đào tạo. Số lượng tuyển sinh
phải trên cơ sở nhu cầu học tập, nhu cầu nhân lực của xã hội, phụ thuộc vào năng lực
về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài chính, khả năng quản lý giảng dạy của từng
trường. Hiện nay ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đang quyết định chỉ tiêu tuyển
sinh cho từng trường. Nên chăng, Bộ trao quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho
nhà trường. Các trường tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, báo cáo Bộ và công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng để xã hội cùng giám sát chất lượng đào tạo. Trong
khi chưa tiến hành xóa bỏ chỉ tiêu tuyển sinh thì hằng năm cơ quan quản lý nhà nước
giao chỉ tiêu tổng cho trường căn cứ vào quy định tỷ lệ sinh viên đối với giảng viên và
tỷ lệ sinh viên có chỉ tiêu ngân sách và sinh viên ngồi chỉ tiêu.
Về ngành đào tạo, q trình để trường mở một ngành đào tạo mới mất nhiều thời
gian, phức tạp, khó khăn. Nên coi nhà trường như một doanh nghiệp, việc mở ngành
đào tạo nào do trường quyết định giống như doanh nghiệp tự quyết định đầu tư sản
xuất một sản phẩm mới.
Về tiêu chuẩn tuyển sinh: Đã được quy định thông qua các quy định của quy chế
tuyển sinh và xét duyệt điểm chuẩn cho từng trường. Các trường tùy theo đặc thù
ngành nghề đào tạo có thể quy định những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp.


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

649

Về khu vực tuyển sinh: Có một số nhà trường giới hạn khu vực tuyển sinh theo
địa phương hoặc khu vực. Nên cho phép mở rộng khu vực tuyển sinh một khi đã đa
dạng hóa các ngành nghề đào tạo. Không sử dụng điều kiện về khu vực tuyển sinh
làm giới hạn cho vùng tuyển của các trường, đặc biệt là đối với các trường đại học địa
phương.
Về phương thức tuyển sinh: Việc áp dụng hình thức tuyển sinh khác với thông

lệ là lấy điểm thi của 3 mơn làm điểm chuẩn hiện đang cịn chịu sự quản lý của nhà
nước. Nên giao quyền tự chọn hình thức thi cho các trường để nhà trường tự chịu trách
nhiệm về kết quả tuyển sinh của mình.
Như vậy, tuyển sinh vào đại học có thể xem là điều kiện cần trong quá trình đào
tạo; trong khi mỗi ngành khác nhau thì có các điều kiện cần khác nhau. Khi đào tạo
chú trọng vào con người thì ln phải xét đến các yếu tố riêng biệt mà không nên áp
đặt tuyển sinh cho các ngành đại học theo một khuôn mẫu nhất định. Vì thế có thể giao
cho các trường đại học tự chủ quyết định việc tuyển sinh gắn với đổi mới chương trình
đào tạo, đội ngũ giảng viên, thay đổi phương thức giảng dạy và cơ sở vật chất phù hợp.
Thứ hai, xem xét tách biệt vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học
Việc xem xét tách biệt kỳ thi THPT và kỳ thi đại học đã được đưa ra bàn luận
nhiều lần trong các diễn đàn. Song vấn đề này cho đến nay chưa có hồi kết. Tuy nhiên,
ở thời điểm này, khi Luật Giáo dục năm 2019 và Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm
2018 đã có hiệu lực, việc tách biệt rõ ràng mục đích, vai trị của hai kỳ thi này là vô
cùng cấp thiết.
Một là, xét về mục đích: Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với mục đích đánh
giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục
phổ thơng cấp THPT, chương trình giáo dục thường xun cấp THPT lấy kết quả thi
để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở để đánh giá công tác chỉ đạo của các cơ
quan quản lý giáo dục và chất lượng dạy, học của trường phổ thông; các cơ sở giáo
dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh. Mục đích của
tuyển sinh đại học là chọn được người học phù hợp với các tiêu chí tuyển sinh của
các ngành nghề của mỗi cơ sở đào tạo. Như vậy có thể thấy, mục đích của kỳ thi tốt
nghiệp THPT và tuyển sinh đại học có sự khác biệt lớn, vì vậy cách thức, nội dung tổ
chức hai kỳ thi này không nên đánh đồng làm một để cuối cùng mục tiêu của cả hai kì
thi đều được thực hiện một cách nửa vời.
Hai là, xét về sự phù hợp của các văn bản pháp quy: Theo Luật Giáo dục, học
sinh học hết chương trình trung học phổ thơng đủ điều kiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu
cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp



650

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Trung học phổ thông. Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức quy định về
tự chủ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng nhằm thực hiện định hướng đổi
mới căn bản, toàn diện và Luật Giáo dục Đại học. Như vậy trong cả Luật Giáo dục
và Luật Giáo dục đại học đều tách biệt giữa chủ thể của hai kì thi này. Thi tốt nghiệp
thuộc thẩm quyển của UBND cấp tỉnh, tuyển sinh đại học thuộc quyền tự chủ của các
cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, nên phân cấp việc tổ chức thi tốt nghiệp cho các tỉnh
thay vì thi chung như hiện nay. Và việc cơ sở giáo dục đại học có sử dụng kết quả thi
tốt nghiệp THPT để xét hay khơng đó là quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.
Ba là, xét theo thực tiễn hiệu quả của kỳ thi ba chung. Thực tế là hàng năm tỉ lệ
học sinh đỗ tốt nghiệp THPT của nước ta rất cao. Trong 12 năm phổ thông, năm nào
chúng ta cũng làm công tác kiểm tra đánh giá. Tỉ lệ 95 - 99% học sinh tốt nghiệp lớp
12 trong nhiều năm qua cho thấy các em xứng đáng được tốt nghiệp THPT.
Từ những phân tích trên, chúng tơi cho rằng, sau gần 20 năm thực hiện “ba
chung” cần có sự tổng kết, đánh giá nghiêm túc về kỳ thi này và vai trò của kỳ thi tốt
nghiệp THPT với việc xét tuyển đại học trong bối cảnh quyền tự chủ của các trường
đại học đã được xác định cụ thể trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá năng lực của học sinh
Bên cạnh những tác động lớn đối với nền kinh tế thì cách mạng cơng nghiệp 4.0
có ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Giáo dục nước ta. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi
hỏi sự đóng góp năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là
óc sáng tạo của người học. Có thể ứng dụng công nghệ đánh giá năng lực của học sinh
trong cả q trình học tập tại phổ thơng khi xây dựng hồ sơ học tập, học bạ điện tử,
giáo viên có thể đánh giá học sinh qua mỗi ngày lên lớp, ở mỗi nhiệm vụ cụ thể, thay
vì chỉ sử dụng một số đầu điểm như hiện nay. Mặt khác, nếu đánh giá học sinh theo

quá trình sẽ giảm việc nâng điểm, sửa điểm để có học bạ đẹp xét tuyển đại học do việc
đánh giá đều được lưu lại qua mỗi tác vụ của giáo viên và học sinh.
Đối với các địa phương có điều kiện hạ tầng tốt, có thể xây dựng “hệ sinh thái học
tập sáng tạo”, “hệ sinh thái giáo dục trực tuyến” với sự tham gia của những thành tố
khác trong quá trình đánh giá năng lực cho học sinh ngoài nhà trường. Các trường đại
học cũng có thể tham gia với các trường phổ thơng trong hệ sinh thái này, qua đó có
thể tiếp cận các thí sinh phù hợp với các tiêu chí tuyển sinh của trường mình; ngược
lại học sinh cũng có thể được định hướng nghề nghiệp theo năng lực và xác định được
ngành nghề, ngôi trường đại học phù hợp với mình.
Hiện nay các thành tựu cơng nghệ cũng được ứng dụng khá phổ biến trong
công tác khảo thí. Những khái niệm như phịng thi ảo, phịng thi trực tuyến, khảo
thí online, giám thị trực tuyến… đã khá quen thuộc với giáo viên và học sinh trong
cả nước, đặc biệt là trong hai năm gần đây khi dịch Covid tác động làm thay đổi


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

651

các hình thức tổ chức dạy học và thi cử truyền thống. Đây là cơ sở cho việc đổi
mới phương thức thi tốt nghiệp và thi đại học trên nền tảng công nghệ 4.0. Thực
tiễn này đã gợi mở rất nhiều ý tưởng về việc xây dựng một hệ thống khảo thí quốc
gia với sự tham gia của nhiều giáo viên trên cả nước để lựa chọn đề thi xứng tầm
cho kì thi quan trọng này thay vì việc lặp lại các mơ típ đề mà học sinh ơn luyện
như trước đây. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy trong thi cử
mang lại độ chính xác và khách quan cao sẽ giảm thiểu gian lận thi cử, góp phần
đánh giá “chất lượng thật” cho giáo dục Việt Nam.
Mặt khác, một trong những cơ sở thực tiễn của việc quyết định thi “ba chung”
mà bỏ qua mục đích khác biệt giữa kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học là để tiết kiệm
chi phí và áp lực cho xã hội. Nếu vấn đề này được giải quyết bằng các giải pháp công

nghệ thì phương án tách kỳ thi THPT và thi đại học sẽ được giải quyết, đảm bảo “chất
lượng thực” cho đầu vào của các trường đại học.
3. KẾT LUẬN

Học thật thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành giáo dục, nhưng cũng
là của toàn xã hội. Tuyển sinh đại học là bước đầu tiên, có vai trị hết sức quan trọng
trong việc tuyển chọn nhân tài để thực hiện quá trình đào tạo xây dựng nguồn nhân lực
chất lượng cao phát triển đất nước. Ở giai đoạn hiện nay, sự tác động của Luật Giáo
dục đại học (sửa đổi bổ sung năm 2018) thúc đẩy xu hướng tự chủ mạnh mẽ trong các
trường đại học, đặc biệt là tự chủ tuyển sinh. Việc cải cách phương thức tuyển sinh đại
học là vô cùng cấp thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội để hướng tới một nền giáo
dục mở, năng động, hội nhập, vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và
sự phát triển của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung năm 2018;

2

Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT ngày 15/1/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế
tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

3

Thơng tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 16/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy
chế thi tốt nghiệp THPT; Thông tư 05/2021/ TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo sửa đổi bổ sung Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT.

4


Đề án tuyển sinh của các trường đại học các năm 2019, 2020, 2021.

5

Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học các năm 2019, 2020, 2021.

6

Báo cáo so sánh điểm thi THPT và điểm học bạ lớp 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ngày 27/7/2021.



×