LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là tác phẩm nghiên cứu của tơi. Các nội dung biên soạn
và trình bày về số liệu điều tra, kết luận nêu trong luận văn thạc sỹ là trung thực, khách
quan và do bản thân tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Người nghiên cứu
Hàn Thị Hòa
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn đã hướng
dẫn, theo dõi, định hướng khoa học và tạo mọi điều kiện để tôi hồn thành tốt luận
văn,
Tơi xin chân thành cảm ơn Q Thầy, Cô giảng dạy đã truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm q báu giúp tơi nhận thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp, về cuộc
sống,
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, q Thầy, Cơ trường Đại học Ngân
hàng thành phố Hồ chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp,
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các Anh, Chị, Em lớp Cao học
Giáo dục học Khóa 16A đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong những lúc khó khăn, động viên
tơi trong suốt thời gian học và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và bạn bè
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn
iv
TĨM TẮT
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, người giảng viên cần phải
trang bị cho mình đầy đủ năng lực và kỹ năng để có thể làm việc cũng như hoàn thiện
bản thân hơn. Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cùng sứ mạng và
tầm nhìn hướng tới trường đại học đa ngành với ngành mũi nhọn là Tài chính – Ngân
hàng, hướng tới hội nhập quốc tế trong giáo dục, do đó việc nâng cao năng lực cho
giảng viên nói chung và năng lực nghiên cứu khoa học nói riêng là một chiến lược
quan trọng hàng đầu hiện nay trong công tác giáo dục.
Tác giả đã lựa chọn đề tài “Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh” nhằm thực hiện các mục tiêu:
Đánh giá thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Ngân hàng
hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học cho giảng viên tại trường. Để tiếp cận mục tiêu nêu trên, người nghiên cứu sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Với nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp đã được thu thập, tác giả sẽ tiến hành phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel, từ đó rút ra kết luận và kiến nghị cho toàn bài.
Giải pháp đề xuất trong bài nghiên cứu được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia
và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như
quản lý tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả ban đầu cho
thấy những giải pháp được trình bày mang tính khả thi cao.
v
ABSTRACT
In the context of globalization and internationalization, the lecturers must equip
themselves with the capacity to work. The mission and vision of the Banking
University of Ho Chi Minh City is towards a university in multi-disciplinary model
with the main major of finance and banking that is also towards international
intergration in field of education. Therefore, it needs to strength the capacity of
lecturers in general and strength the scientific research capacity in particular.
The author decides on choosing the title “Scientific research capacity of
lecturers in the Banking university of Ho Chi Minh City” in order to evaluate the actual
status of scientific research capacity in the present in which levels. Then, the author
will propose the solutions to develop the scientific research capacity for lecturers. To
approach the above purposes, the author uses the main method of qualitative research
method. Together with the primary and secondary data are collected, the author
analyze and process by Microsoft excel software to get the results and suggestions for
this thesis.
The proposed solutions will be tested by experienced
experts in scientific
research and management in the Banking University of Ho Chi Minh City. In general,
the initial results could show the proposed solutions with high practicality
vi
MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ........................................................................................ i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
TÓM TẮT ........................................................................................................................ v
ABSTRACT .................................................................................................................... vi
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ .......................................................................... xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
8. Những đóng góp của đề tài..................................................................................... 6
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 6
iv
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC ................................................................................................ 7
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước
đã cơng bố ................................................................................................................... 7
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 7
1.1.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................... 8
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài......................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học ..................................................................... 10
1.2.1.1. Khoa học là gì ......................................................................................... 10
1.2.1.2. Nghiên cứu khoa học là gì ...................................................................... 11
1.2.2. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học........................................................... 12
1.2.2.1. Năng lực là gì .......................................................................................... 12
1.2.2.2. Năng lực nghiên cứu khoa học là gì ....................................................... 12
1.2.3. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ...................................... 13
1.3. Đặc điểm và các yếu tố năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên............. 14
1.3.1. Đặc điểm năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ................................... 14
1.3.2. Các yếu tố năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ................................. 15
1.3.3.Tiêu chí đánh giá năng lực của giảng viên đại học ............................................. 18
1.3.3.1.Tiêu chí đánh giá năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học ......... 18
1.3.3.2.Tiêu chí đánh giá năng lực lập đề cương nghiên cứu khoa học............... 19
1.3.3.3.Tiêu chí đánh giá năng lực tổng hợp, phân tích tài liệu ........................... 21
1.3.3.4. .. Tiêu chí đánh giá năng lực xây dựng bộ công cụ khảo sát thu thập thơng
tin 22
1.3.3.5.Tiêu chí đánh giá năng lực xử lý thơng tin khảo sát nghiên cứu ............. 23
1.3.3.6.Tiêu chí đánh giá năng lực trình bày kết quả nghiên cứu ........................ 25
v
1.4. Các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên .......................................... 26
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ........ 28
1.6. Nhiệm vụ của giảng viên đại học ....................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .............................................................................................. 33
Chương 2: NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 34
2.1. Giới thiệu khái quát về trường trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................... 34
2.1.1. Quá trình trình thành lập .................................................................................... 34
2.1.2. Mục tiêu, sứ mạng và nhiệm vụ của trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh .............................................................................................................................. 34
2.1.2.1. Mục tiêu của trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh ......... 35
2.1.2.2. Sứ mệnh của trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh ......... 36
2.1.2.3. Nhiệm vụ ................................................................................................. 36
2.1.3. Nhân sự và giảng viên trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. ..... 37
2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn (2010 - 2016) ................................................................... 37
2.2.1. Các sản phẩm công bố quốc tế ........................................................................... 37
2.2.2. Các sản phẩm công bố trong nước ..................................................................... 39
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại
học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 42
2.3.1. Tổ chức điều tra khảo sát .................................................................................... 42
2.3.1.1. Mục đích ................................................................................................. 42
vi
2.3.1.2. Nội dung .................................................................................................. 42
2.3.1.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 43
2.3.2. Kết quả khảo sát về sản phẩm nghiên cứu khoa học của giảng viên.................. 43
2.3.2.1. Kết quả khảo sát các thông tin cơ bản .................................................... 44
2.3.2.2. Khả năng thực hiện các năng lực nghiên cứu của giảng viên ................. 48
2.3.2.3. Nhu cầu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ......... 53
2.3.2.4. Thực trạng liên kết NCKH với yêu cầu của các cơ quan chính phủ và
doanh nghiệp. ....................................................................................................... 59
2.3.3. Thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân .................................................... 60
2.3.3.1. Thành tựu ................................................................................................ 60
2.3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 62
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................... 63
3.1. Những cơ sở để đưa ra giải pháp ....................................................................... 63
3.1.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 63
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 64
3.1.3. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .............................................................................. 64
3.1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ........................................................ 64
3.1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................ 64
3.1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ......................................................... 65
3.1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và trải nghiệm sáng tạo ................... 65
3.2. Giải pháp đề nghị áp dụng ................................................................................. 65
3.2.1. Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên .................................. 65
vii
3.2.1.1. Mục đích: ................................................................................................ 65
3.2.1.2. Nội dung bồi dưỡng: ............................................................................... 66
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách nhằm tạo động lực nghiên cứu khoa học cho
giảng viên ...................................................................................................................... 87
3.2.2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 87
3.2.2.2. Nội dung .................................................................................................. 87
3.3. Kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp đề xuất ............................................... 89
3.3.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 89
3.3.2. Nội dung khảo sát................................................................................................ 89
3.3.3. Quá trình khảo sát ............................................................................................... 89
3.3.4. Kết quả ................................................................................................................ 90
3.3.4.1. Nhận định chung ..................................................................................... 90
3.3.4.2. Đánh giá của chuyên gia về các giải pháp .............................................. 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 100
BÀI BÁO ...................................................................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 120
viii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Từ viết tắt
Ý nghĩa
1
ĐHNH
Đại học Ngân hàng
2
GD
Giáo dục
3
GD – ĐT
Giáo dục đào tạo
4
GV
Giảng viên
5
NCKH
Nghiên cứu khoa học
6
NL
Năng lực
7
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
TRANG
Bảng 1. 1: Khung năng lực nghiên cứu khoa học .......................................................... 17
Bảng 1. 2: Tiêu chí đánh giá năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu ............................. 18
Bảng 1. 3: Tiêu chí đánh giá năng lực lập đề cương nghiên cứu ................................... 20
Bảng 1. 4: Tiêu chí đánh giá năng lực tổng hợp, phân tích tài liệu ............................... 22
Bảng 1. 5: Tiêu chí đánh giá năng lực xây dựng bộ công cụ khảo sát thu thập thông tin
........................................................................................................................................ 22
Bảng 1. 6: Tiêu chí đánh giá năng lực xử lý thông tin khảo sát nghiên cứu.................. 24
Bảng 1. 7: Tiêu chí đánh giá năng lực trình bày kết quả nghiên cứu ............................ 25
Bảng 2. 1: Công bố hoạt động nghiên cứu quốc tế giai đoạn 2010-2016 ...................... 39
Bảng 2. 2: Công bố hoạt động nghiên cứu trong nước 2010-2016 ................................ 40
Bảng 2. 3: Kết quả nghiên cứu khoa học tại các khoa trong ba năm 2015 đến 2017 .... 41
Bảng 2. 4: Tỷ lệ giới tính ............................................................................................... 43
Bảng 2. 5: Tỷ lệ trình độ học vị ..................................................................................... 43
Bảng 2. 6: Kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa học ở
giảng viên ....................................................................................................................... 45
Bảng 2. 7: Kết quả khảo sát về các lý do để giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học
........................................................................................................................................ 46
Bảng 2. 8: Kết quả khảo sát về những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu
khoa học ......................................................................................................................... 47
Bảng 2. 9: Bảng kết quả khảo sát về năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu ................. 48
Bảng 2. 10: Bảng kết quả khảo sát về năng lực lập đề cương và bảo vệ đề cương
nghiên cứu ...................................................................................................................... 49
Bảng 2. 11: Bảng kết quả khảo sát về năng lực tổng hợp, phân tích tài liệu nghiên cứu
........................................................................................................................................ 50
x
BẢNG
TRANG
Bảng 2. 12: Bảng kết quả khảo sát về năng lực điều tra, thu thập thông tin nghiên cứu
........................................................................................................................................ 51
Bảng 2. 13: Bảng kết quả khảo sát về năng lực xử lý thông tin nghiên cứu.................. 51
Bảng 2. 14: Bảng kết quả khảo sát về năng lực trình bày kết quả nghiên cứu .............. 52
Bảng 3. 1: Bảng danh mục các nội dung cần bồi dưỡng (Gói đào tạo cơ bản) ............. 72
Bảng 3. 2: Bảng danh mục các nội dung cần bồi dưỡng (Gói đào tạo nâng cao) .......... 72
Bảng 3. 3: Tổ chức chương trình bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu ..... 73
Bảng 3. 4: Tổ chức chương trình xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài ....................... 74
Bảng 3. 5: Tổ chức chương trình tổng hợp ,phân tích tài liệu ....................................... 75
Bảng 3. 6: Tổ chức chương trình xây dưng bộ cơng cụ khảo sát điều tra thu thập thông
tin.................................................................................................................................... 76
Bảng 3. 7: Tổ chức chương trình xử lý thơng tin nghiên cứu ........................................ 78
Bảng 3. 8: Tổ chức chương trình trình bày kết quả nghiên cứu .................................... 79
Bảng 3. 9: Tổ chức chương trình xử lý thơng tin nghiên cứu ........................................ 80
Bảng 3. 10: Kiểm tra đánh giá phần 1............................................................................ 82
Bảng 3. 11: Kiểm tra, đánh giá phần 2........................................................................... 83
Bảng 3. 12: Kiểm tra, đánh giá phần 3........................................................................... 84
Bảng 3. 13: Kiểm tra, đánh giá phần 4........................................................................... 85
Bảng 3. 14: Kiểm tra, đánh giá phần 5........................................................................... 85
Bảng 3. 15: Kiểm tra, đánh giá phần 6........................................................................... 86
Bảng 3. 16: Kết quả đánh giá mức độ về tính cần thiết, tính phù hợp và tính khả thi của
chuyên gia về giải pháp đề xuất ..................................................................................... 91
xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
TRANG
Hình 2. 1: Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học ......................................................................................................................... 44
Hình 2. 2: Ngơn ngữ của giảng viên sử dụng để nghiên cứu khoa học ......................... 45
Hình 2. 3: Nội dung các năng lực mong muốn được bồi dưỡng .................................... 56
Hình 2. 4: Mức độ ảnh hưởng của chính sách đối phát triến năng lực nghiên cứu khoa
học của giảng viên .......................................................................................................... 57
Hình 3. 1: Mức độ cần thiết của các giải pháp ............................................................... 92
Hình 3. 2: Mức độ phù hợp của các giải pháp ............................................................... 93
Hình 3. 3: Mức độ khả thi của các giải pháp ................................................................. 94
xii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội với nhiều vấn đề bất cập như khủng khoảng kinh tế,
chính trị, chiến tranh, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh,... cần được xử lý như hiện
nay để có thể nâng cao đời sống nhân dân cũng như phát triển Đất nước, thì cơng
cuộc cải cách giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Cùng sự đổi
mới không ngừng theo thời gian của tri thức nhân loại qua các phát minh, sáng chế
khoa học được công bố liên tục và rộng khắp bởi các mạng xã hội và internet thì
việc nghiên cứu khoa học của đội ngũ tri thức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đang
giảng dạy tại các trường đại học đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, quyết định
đến vận mệnh phát triển đất nước trong thời kỳ Hội nhập quốc tế sâu rộng, trên tất
cả các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, chính trị, văn hóa, quốc phịng an
ninh,...
Trước những u cầu về phát triển văn hóa xã hội và đào tạo như trên, Nghị
quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 8 khóa XI, số 29-NQ/TW ngày 4 tháng
11 năm 2013 về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác
định rõ nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào đạo cũng chính là việc nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển đổi quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Điều
này đồng nghĩa với yêu cầu phát triển toàn diện về giáo dục và đào tạo ở vai trò
người giáo viên ngày một khắc khe hơn từ kiến thức chuyên mơn, sự trải nghiệm
cho đến cách hệ thống hóa trong giảng dạy. Đặc biệt, đối với giảng viên bậc Đại
học thì yêu cầu này được xem là một nhiệm vụ thường xuyên và bắt buộc đối với
hai nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cả hai đều
là điều kiện cần và đủ để đánh giá năng lực chuyên môn của mỗi giảng viên đồng
thời khẳng định vị thế và uy tín của đơn vị nhà trường thơng qua các tiêu chí để
đánh giá, xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó báo cáo nghiên cứu khoa
học của giảng viên, viên chức là yếu tố được đánh giá cao nhất. Ngoài ra, giảng dạy
1
và nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng là một trong những cơ sở để đánh giá
q trình cơng tác cũng như xếp loại hàng năm của giảng viên tại nhiều trường đại
học. Và trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ chí Minh cũng khơng nằm ngồi
xu hướng này.
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ trọng tâm, tác động qua
lại với nhau. Nếu giảng dạy đặt ra nhu cầu cho người nghiên cứu để làm rõ các vấn
đề lý luận và thực tiễn trong mỗi bài giảng, hoạt động nghiên cứu khoa học lại giúp
kiến tạo kiến thức cho giảng viên, góp phần phát triển tư duy, sáng tạo, khả năng
làm việc độc lập. Như vậy, bằng cách nâng cao quá trình nghiên cứu khoa học của
mình, các giảng viên có thể củng cố kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ sư phạm, làm phong phú nội dung tri thức, tìm ra được nhiều sáng kiến,
tổng kết được nhiều kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề mới mà thực tiễn đặt ra,
bổ sung, hoàn thiện làm phong phú kiến thức chuyên ngành trong từng bài giảng,
giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức mới, phù hợp xu hướng phát triển của thời đại.
Theo quy định tại điều 7, chương II của thông tư số 47/2014 do Bộ giáo dục
và Đào tạo ban hành, Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc
trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Việc giao và triển khai thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm
lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở
giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Tuy nhiên,
hiện nay, thực tế cho thấy sự bất cập giữa nghiên cứu và giảng dạy trong đội ngũ
giảng viên khi đa số các giảng viên đều xem việc giảng dạy quan trọng hơn việc
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên cịn thiếu định mức nghiên cứu
khoa học, số lượng công bố rất ít, chất lượng nhiều báo cáo khoa học chưa có giá trị
cao. Nguyên nhân là do năng lực nghiên cứu khoa học, thời gian, chính sách, quản
lý của họ... chưa đủ các điều kiện để phát huy hết tiềm năng nghiên cứu khoa học
xứng tầm. Đây được xem là hạn chế trong giáo dục của nước ta và nếu khơng có
giải pháp đúng đắn thì những mục tiêu đặt ra sẽ khó có thể thực hiện, đặc biệt là
trong bối cảnh đất nước đang phấn trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
2
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 của Đảng đã đề ra tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào tháng 1/2011.
Hiện nay, Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện
đổi mới toàn diện, phát triển phù hợp theo yêu cầu đất nước, xã hội và Quốc tế.
Mục tiêu cụ thể phát triển thành trường đại học đa ngành khối kinh doanh - quản lý
với mũi nhọn là ngành Tài chính - Ngân hàng; là đại học thuộc nhóm đầu hạng 2
trong tầng định hướng ứng dụng vào năm 2020 và nhóm đầu hạng 1 của tầng này,
đồng thời đạt chuẩn khu vực vào năm 2030 là một trường đào tạo chuyên ngành với
hai ngành mủi nhọn là tài chính và ngân hàng. Trong những năm gần đây, chất
lượng giảng dạy được nâng cao, có nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học có giá trị
cao đóng góp cho sự phát triển giáo dục, chất lượng học tập của sinh viên đã được
nâng lên. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn cịn chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa
học gắn với thực tiễn. Hầu hết hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn diễn ra tại các
khoa, nhưng vẫn có một số khoa mà mà giảng viên khơng có sản phẩm nghiên cứu
khoa học hoặc có nhưng rất ít. Thực tế này xuất phát từ việc quá chú trọng vào giờ
giảng dạy dẫn đến việc các giảng viên khơng cịn thời gian để tiến hành nghiên cứu
khoa học hoặc. Ngoài ra, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong q trình nghiên cứu
cũng có thể làm cho nhiều giảng viên khơng có ý tưởng nghiên cứu hoặc có ý
tưởng nhưng khơng có khả năng thực hiện….Xuất phát từ tính cấp thiết trên, một
câu hỏi đặt ra cho người nghiên cứu là: Làm thế nào để phát huy năng lực nghiên
cứu khoa học của giảng viên trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tốt
hơn? Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên trường
đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên
trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đánh giá thực trạng
hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả thiết lập cho bài
nghiên cứu ba nhiệm vụ quan trọng sau:
-
Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
Đại học nói chung và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
-
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
-
Nhận diện, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học
của giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
-
Khảo sát, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu
khoa học thực tế của giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
-
Đề xuất số giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên
tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường
Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ chí Minh trong giai đoạn 2010-2016.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tác giả đặt ra giả thuyết cho bài nghiên cứu như sau: Năng lực nghiên cứu
khoa học của giảng viên trường đại học Ngân hàng thành tố Hồ Chí Minh hiện nay
4
còn hạn chế. Nếu nhà trường triển khai các giải pháp như người nghiên cứu đề xuất
ở chương 3, sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại
học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung: đề tài chỉ tập trung phân tích năng lực nghiên cứu khoa
học của giảng viên Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay
Đối tượng: Giảng viên và các chuyên gia của trường Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Tháng 7/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như sau:
Phương nghiên cứu lý luận: Dùng để chọn lọc và phân tích tài liệu làm cơ sở
lý luận cho đề tài
Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực trạng NL NCKH của GV ĐHNH TP.
HCM giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động nghiên cứu: Tổng hợp và
đánh giá hoạt động NCKH của Trường Đại học Ngân hàng giai đoạn 2011-2016.
Phương pháp thống kê toán học và sử dụng bảng Exell để xử lý số liệu: tổng
hợp các báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học của trường và xử lý số liệu được
thu
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn về thực trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động thực hiện nghiên cứu khoa học
của giảng viên
5
Phương pháp chuyên gia: Để đánh giá tính khả thi của giải pháp.
Nguồn dữ liệu nghiên cứu chủ yếu là cơ sở dữ liệu sơ cấp và cơ sở dữ
liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các bài báo, tạp chí, báo cáo, nghiên cứu khoa
học trước đó có liên quan đến đề tài và nguồn tài liệu tham khảo trên internet, website
của trường.
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập dựa trên kết quả khảo sát trực tiếp trong tháng
7/2017, phỏng vấn sâu các chuyên gia, các giảng viên giảng dạy tại trường Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó sử dụng phầm mềm Microsoft Excel để
phân tích và thống kê kết quả.
8. Những đóng góp của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu
khoa học của giảng viên, làm sáng tỏ thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của
giảng viên đại học Ngân hàng hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng
cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên đại học Ngân hàng TP.HCM nói
riêng, giảng viên tại các trường Đại học trên tồn quốc nói chung.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Chương 2: Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Ngân
hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên trường trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu
trong và ngồi nước đã cơng bố
1.1.1.Trên thế giới
Nghiên cứu khoa học của giảng viên trong trường đại học là một trong những
nhiệm vụ bắt buộc đối với từng giảng viên (giảng dạy; nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ; tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa
học và công nghệ; nhiệm vụ học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ và các nhiệm vụ
cụ thể khác cho từng chức danh giảng viên). Nghiên cứu khoa học được cụ thể hóa
trong luật khoa học và cơng nghệ năm (2013), trong các văn bản dưới luật của Nhà
nước như thông tư số 24/2015 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy định chuẩn quốc
gia đối với cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học,…Hoạt động
nghiên cứu khoa học trong trường đại học là hoạt động được xã hộị và các nhà
nghiên cứu quan tâm, nhưng làm thế nào để phát triển năng lực nghiên cứu của
giảng viên, đây chính là vấn đề cấp bách cho hoạt động nghiên cứu các khoa học
hiện nay. Theo người nghiên cứu tìm hiểu, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đến vấn đề năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên và cũng đã có rất nhiều đề
tài, luận văn, báo cáo khoa học phân tích đánh giá, nhận định theo nhiều góc độ
khác nhau từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cụ thể:
Donald và Anne cho rằng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên không chỉ phụ thuộc vào khả năng và ý chí của người làm nghiên cứu mà còn
phụ thuộc vào bản chất của các tổ chức và các hệ thống mà tổ chức vận hành
(Donald & and Anne, 2015).
Emmanuel nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng về chính
sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học củ giảng viên, khuyến khích người
7
học tốt hơn, cách xây dựng mơ hình để phát triển kỹ năng nghiên cứu của giảng
viên và thực nghiệm của mình để giải quyết các vấn đề, cách thay đổi mơ hình để
phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên như: giao quyền giải quyết
vấn đề cho bộ phận chun trách, có chương trình huấn luyện các kỹ năng để phát
triển nghiên cứu, đào tạo cho những người học giả cao cấp để nâng cao năng lực
hướng dẫn người nghiên cứu . Bên cạnh đó, Emmanuel cịn cho rằng đổi mới chính
sách của Trường để phát triển năng lực của giảng viên. (Emmanuel, 2015)
Với tác phẩm “Scientific Research Competencies of Prospective Teachers anh
their Attitudes toward Scientific Research”, Hasan Huseyin Sahan và Rukiye (2015)
đã xác định được năng lực nghiên cứu khoa học giáo viên tương lai, xác định mức
độ ảnh hưởng của thái độ giáo viên tương lai tới nghiên cứu khoa học. Phương pháp
nghiên cứu khoa học về kỹ năng nghiên cứu của họ, thái độ đối với nghiên cứu.
Nghiên cứu này có hai chiều: Là một nghiên cứu mô tả nhờ xác định các kỹ năng
nghiên cứu và thái độ giáo viên tiềm năng đối với nghiên cứu, là một nghiên cứu
thực nghiệm nhờ xác định ảnh hưởng của khoa học phương pháp nghiên cứu khóa
học về kỹ năng giáo viên tương lai và thái độ của họ đối với nghiên cứu. Tác giả
cũng đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo về vấn đề chính sách nghiên cứu khoa học
của nhà trường phát triển sẽ giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học như thế
nào.
1.1.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, ở trong
nước có nhiều tác giả nghiên cứu như:
Vũ Cao Đàm và cộng sự (2006) với đề tài về “Nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học của giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đã chỉ ra rằng nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học của giảng viên cần phải khắc phục sự chia cắt đào tạo và
nghiên cứu khoa học, tổ chức lại hệ thống sao cho giảng viên cũng đồng thời là nhà
nghiên cứu; khuyến khích khoa học sáng tạo, mở đường cho giảng viên đại học trở
thành một nghiên cứu viên khoa học; trường đại học nhanh chóng thoát ra khỏi hệ
8
thống giáo dục kinh viện. Ngoài ra, muốn nâng cao năng lực nghiên cứu thì phải bắt
đầu từ sinh viên, cần trang bị cho sinh viên kiến thức về phương pháp luận nghiên
cứu khoa học để khi ra trường dù có cơ hội nghiên cứu hay khơng cũng có thể giúp
cho họ phương pháp học tập theo phong cách nghiên cứu khoa học.
Đề tài “nghiên cứu giải pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội
ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Cần Thơ” của tác giả Lê Thị Thơ
(2009) đã đánh giá thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường
cao đẳng nghề Cần Thơ và xác định ba nhóm giải pháp góp phần cho việc nâng cao
năng lực nghiên cứu khoa học đó là: (i) Bản thân người giáo viên, (ii) quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học, (iii) nhóm chính sách.
Đến năm 2016, tác giả Lê Thị Thơ lại tiếp tục phát triển đề tài “Bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên Cao Đẳng Nghề Vùng
đồng bằng sơng Cửu Long” qua việc tìm hiểu, xác định năng lực nghiên cứu, xác
định các hệ thống năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên cao đẳng nghề để
có được mơ hình tổ chức bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
cao đẳng nghề.
Đào Thị Oanh và cộng sự (2014) xác định năng lực nghiên cứu khoa học của
giảng viên đại học sư phạm biểu hiện ở 3 mặt chính thơng qua đề tài “Năng lực
nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên đại học sư phạm”. Ba mặt đó là kỹ
năng nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu và kỹ năng phổ biến/ứng dụng, đây cũng
là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho
giảng viên .
Khái niệm nội dung bồi dưỡng năng lực được xác định trong đề tài “Bồi
dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giảng viên ở các học
viện trường sĩ quan quân đội giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Văn Tượng, 2016). Theo
đó bồi dưỡng năng lực là tổng thể các hoạt động của chủ thể, tác động trực tiếp vào
nhận thức, hành vi và hoạt động học tập, rèn luyện của học viên đào tạo giảng viên,
9
nhằm nâng cao tri thức tổng hợp, trình độ tư duy, kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
Năm 2014, Trần Thanh Ái cho ra đời tác phẩm nghiên cứu “Cần phải làm gì
để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục”. Từ kết quả nghiên cứu của đề
tài, tác giả đã rút ra một số giải pháp cho việc phát triển năng lực như: khuyến khích
các tiến sĩ làm nghiên cứu khoa học, tăng cường gửi giảng viên đi đào tạo tiến sĩ,
nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên, tăng cường tập huấn phương pháp
nghiên cứu cho giảng viên trẻ, cải tiến cơ chế đánh giá khoa học theo chuẩn mực
quốc tế, cải tiến nội dung giảng dạy môn phương pháp nghiên cứu khoa học.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
1.2.1.1. Khoa học là gì
Theo Nguyễn Văn Lê (2001), “ Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã
hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư
duy, hệ thống trì thức này hình thành trong lịch sử”.
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, tạo
ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái
niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những giả thiết, học
thuyết…khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc bệt.
Khoa học khơng những hướng vào gải thích thế giới mà còn hướng tới cải tạo thế
giới. (Nguyễn Viết Vượng, 2014).
Từ các khái niệm về khoa học trên ta có thể khái quát lại như sau: khoa học là
hệ thống tri thức phản ánh hiện thực khách quan của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm
ra các khái niệm, pháp trù, quy luật, nguyên lý mới phù hợp với xu hướng phát triển
của tự nhiên và xã hội.
Nói đến khoa học thì có thể phân biệt khoa học dưới hai cấp độ tri thức khác
nhau đó là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
10
Tri thức kinh nghiệm được hiểu là những kiến thức được tích lũy trong cuộc
sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với
tự nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người sử dụng hàng ngày và không ngừng
phát triển trong các hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa sâu
sắc, chưa thấy được các thuộc tính của sự vật. Do đó, tri thức kinh nghệm chỉ có
giới hạn nhất định.
Tri thức khoa học là tri thức có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học,
mọi hoạt động đều có mục tiêu và phương pháp cụ thể. Kết quả của tri thức khoa
học đều dựa trên kết quả khảo sát, kết quả thí nghiệm, qua các sự kiện xảy ra trong
tự nhiên và xã hội.
1.2.1.2. Nghiên cứu khoa học là gì
Theo đại từ điển tiếng Việt thì nghiên cứu là “xem xét, làm cho nắm vững để
nhận thức, tìm cách giải quyết: nghiên cứu tình hình, nghiên cứu khoa học”
Creswell (2002) đưa ra định nghĩa: nghiên cứu là một quá trình bao gồm các
bước thu thập và xử lý thơng tin nhằm tích luỹ về một chủ đề hoặc một vấn đề nào
đó.
Theo OECD (2002), nghiên cứu và phát triển là “những hoạt động sáng tạo
dựa trên những nền tảng có tính hệ thống nhằm gia tăng vốn kiến thức, bao gồm
kiến thức về con người, văn hoá và xã hội, và sử dụng những vốn kiến thức đó để
sáng tạo ra những ứng dụng mới”.
Nguyễn Văn Tuấn (2011) định nghĩa nghiên cứu khoa học là một hoạt động
của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học.
Nghiên cứu khoa học “là đi tìm kiếm những tri thức về các sự vật hoặc hiện
tượng mà khoa học chưa từng biết đến. Những sự vật hoặc hiện tượng đó có thể là
một vật thể, một hiện tượng, một quá trình, một giải pháp, một nguyên lý công
nghệ, vv….” (Đàm V. C., 2011)
11
Như vậy, có thể khái quát rằng: nghiên cứu khoa học là một q trình tìm
tịi, học hỏi có hệ thống từ những thơng tin có sẵn trong thực tế từ đó đúc kết tri
thức mới về các sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa từng biết đến.
1.2.2. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học
1.2.2.1. Năng lực là gì
Nguyễn Văn Cường (2014), năng lực được định nghĩa “là một thuộc tính tâm
lý phước hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh
nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm”
Theo john Erpenbeck (1998), năng lực là cơ sở để phát triển tri thức, được sử
dụng như khả năng, được quy định bởi gía trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và
được thực hiên quá qua chủ định. Năng lực là khả năng bao gồm kiến thức, kỹ năng
và thái độ thực hiện nhiệm vụ một cách thành công theo chuẩn xác
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, năng lực được hiểu là điều kiện đủ để làm một
việc gì đó: Năng lực tư duy của con người là khả năng để thực hiện tốt một cơng
việc: có năng lực chun mơn, năng lực tổ chức.
Tóm lại năng lực là khả năng về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của
cá nhân để thực hiện công việc hiệu quả theo mục tiêu đặt ra.
1.2.2.2. Năng lực nghiên cứu khoa học là gì
Boerma Josefine (2011), cho rằng năng lực là khả năng về nghiên cứu bao
gồm phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu, kết cấu nghiên cứu và khả năng
thực hiện nghiên cứu khoa học.
Theo Vũ Cao Đàm và cộng sự (2006), thì “năng lực nghiên cứu khoa học là
sự thành thạo về kỹ năng hình thành và chứng minh luận điểm (tư tưởng) khoa học,
tạo ra được kết quả thỏa mãn yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu ”
Trần Thanh Ái (2014), tiếp cận theo hướng năng lực nghiên cứu khoa học
chung thì năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm 3 thành tố chủ yếu cấu thành: kiến
thức, kỹ năng và thái độ.
12