QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA PB53
I. Nguồn gốc và đặc điểm nông sinh học
1. Nguốn gốc
Giống lúa PB53 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 (Nguồn gốc: Trường ĐH
Nông nghiệp Hà Nội) và giống BT13 ( Nguồn gốc: Viện khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc), Bộ mơn Cây lương thực và Cây thực phẩm) từ vụ
xuân năm 2008. Qua 6 vụ ( từ vụ mùa năm 2008 đến vụ mùa năm 2011) chọn lọc,
đánh giá, thử nghiệm, tuyển chọn các dịng có nhiều đặc điểm tốt như: Thời gian
sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh tốt, bông gọn, năng suất cao và đặt tên
giống là PB53. Tháng 7/2015, giống lúa PB53 được Cục trồng trọt - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất thử cho các tỉnh miền
núi phía Bắc.
2. Đặc điểm nơng sinh học
Giống lúa PB53 là giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 120-128 ngày
trong vụ xuân, vụ mùa 95 – 110 ngày. Giống lúa PB53 thấp cây (105 – 115cm),
cứng cây, chống đổ khá, góc đẻ nhánh gọn, màu sắc lá xanh trung bình, đẻ nhánh
trung bình 5,0 – 5,5 bơng/khóm. Số hạt chắc/bông đạt 165 – 170 hạt, khối lượng
1000 hạt 22 – 23 gam, gạo trong, thon dài, khi nấu cơm PB53 có mùa thơm đậm,
dẻo, ngon, năng suất thực thu đạt 65 - 70 tạ/ha.
3. Phạm vi áp dụng:
Quy trình kỹ thuật giống lúa PB53 áp dụng cho các tỉnh trung du, miền núi
phía Bắc. Tuy nhiên khi áp dụng quy trình kỹ thuật này tùy thuộc vào điều kiện
sinh thái và điều kiện canh tác cụ thể của từng vùng có thể điều chỉnh quy trình cho
phù hợp.
4. Nhóm tác giả:
TS. Lưu Ngọc Quyến, PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, Th.S Nguyễn Văn
Niên, TS. Nguyễn Văn Tồn, KS. Dỗn Thị Hương Giang, KS. Bùi Thị Chuyên,
ThS. Nguyễn Văn Chinh, KS.Nguyễn Thị Nhài, KS. Nguyễn Thị Vân, KS, Lưu
Thị Thanh Huyền, KS. Lê Khải Hoàn, KS. Nguyễn Phúc Chung và các CTV Bộ
môn CLT & CTP
5. Nguồn gốc, xuất xứ:
Đề tài:“Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất
lượng tốt cho vùng miền núi phía Bắc”.
1
II. Kỹ thuật gieo cấy
1. Lượng giống:
55 kg/ha trong vụ mùa và 60 kg/ha trong vụ xuân.
2. Chân đất:
Giống lúa PB53 có khả năng thích ứng rộng, thích hợp nhất là chân đất
ruộng vàn, vàn cao, thịt nhẹ. Ruộng đất phải chủ động tưới tiêu nước, sạch cỏ dại,
khơng có mầm mống sâu bênh hại.
3. Thời vụ gieo cấy (theo kết quả nghiên cứu)
* Thời vụ gieo cấy: Với vùng trung du miền núi phía Bắc:
- Vụ xuân: 27/12-17/1
- Vụ mùa: 10/6-20/6, tùy điều kiện bố trí cơ cấu giống cho phù hợp.
* Cấy
- Tiến hành cấy
+ Vụ xuân: Nếu làm mạ sân, mạ khay thì cấy khi mạ được 18 – 20 ngày tuổi
(khi cây mạ được 3,5-4 lá thật)
+ Vụ mùa: Có thể làm mạ nền hoặc gieo vãi. Nếu làm mạ nền thì cấy sau khi
mạ được 12 – 15 ngày tuổi (khi cây mạ được 2,5-3 lá thật)
4. Mật độ cấy (theo kết quả nghiên cứu)
Đối với cả vụ xuân và vụ mùa nên cấy với mật độ 40 -50 khóm/m2, cấy 2
dảnh/khóm. Đối với chân ruộng có độ phì và khả năng đầu tư thâm canh cao nên
cấy 40 khóm/m2, với chân ruộng cằn và khả năng đầu tư thâm canh trung bình nên
cấy 50 khóm/m2.
5. Phân bón (theo kết quả nghiên cứu)
Lượng phân bón cho 1 ha: 8 tấn phân hữu cơ (hoặc 400-600 kg phân hữu cơ
vi sinh) + 80 -100N (170- 212kg đạm urea) + 90 P2O5 (450 kg super lân) + 90 K2O
(150 kg Kali clorua).
* Cách bón:
+ Bón lót: tồn bộ phân hữu cơ, 40 % N, 100%P2O5 , 10% K2O, trước khi bừa lần
cuối.
+ Bón thúc 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (10-15 ngày sau cấy) với lượng 50% N, 40%
K2O kết hợp làm cỏ sục bùn.
+ Bón thúc 2: Khi lúa kết thúc đẻ nhánh (sau bón thúc 1 từ 25-30 ngày) với lượng
10% N, 50% K2O, kết hợp làm cỏ sục bùn.
Chú ý: Vụ Xuân bón phân khi nhiệt độ ngồi trời >150C.
6. Phịng trừ sâu bệnh hại
2
Thường xuyên thăm đồng, kiểm tra các loại sâu bệnh hại, phát hiện sớm và
phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật ở địa phương. Áp
dụng theo biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM và tuân thủ theo kỹ thuật 4 đúng:
Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nơi, đúng lúc và đảm bảo không ảnh hưởng đến
mơi trường và các lồi thiên địch trong tự nhiên.
Chú ý: Các lồi sâu bệnh xuất hiện chính trên giống lúa PB53 ở các tỉnh
trung du, miền núi phía Bắc là trong điều kiện vụ xuân nhiễm đạo ôn cổ bông, vụ
mùa nhiễm nhẹ bạc lá ở giai đoạn lúa bắt đầu trỗ bơng – chín. Do vậy cần chú ý
theo dõi, phịng trừ kịp thời khơng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của
giống.
7. Thu hoạch:
Tiến hành thu hoạch khi ruộng có 95% số bơng chín. Thu hoạch vào những
ngày nắng ráo. Sau khi thu hoạch tiến hành tuốt và sơ chế (phơi sấy) ngay để đảm
bảo chất lượng. Phơi sấy khi hạt đạt độ ẩm 13-14 %, loại bỏ các hạt lép lửng rồi
đưa vào bảo quản.
8. Phơi sấy, bảo quản:
Phơi sấy: PB53 là giống chất lượng, không phơi lúa trên nền xi măng, gạch,
không phơi nắng gắt, nên phơi trên bạt dưới nắng để đảm bảo chất lượng cơm, gạo
và giữ được mùi thơm đặc trưng của giống. Sau khi phơi tiến hành loại bỏ các hạt
lép lửng rồi đưa vào bảo quản.
Bảo quản: Sử dụng bao tải dứa để bảo quản lúa, tốt nhất lót thêm một lớp
nilon trong bao để tránh quá trình hút ẩm của hạt khi bảo quản lâu. Sau khi đóng
bao đưa lên kệ cao, tránh tiếp xúc với những nơi có độ ẩm cao để bảo quản.
3