Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 155 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Ngƣời cam đoan

Phan Nguyễn Diệu Huyền

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Đoàn Thị
Huệ Dung, ngƣời đã quan tâm, động viên, tận tình hƣớng dẫn và hỗ trợ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu cho tới khi tơi hồn thành luận văn này.
Tiếp đó, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban lãnh đạo, cùng các thầy cô giáo
khoa Giáo dục học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền thụ những kiến thức và chia sẽ những kinh nghiệm quý báu cho tơi trong
suốt khóa học.
Bện cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Trƣờng
Tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều anh
chị em lớp GDH 2015B đã giúp đỡ, góp ý và chia sẻ những tài liệu, kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những ngƣời thân trong gia
đình đã ln bên tôi, động viên, giúp đỡ và tạo nguồn động lực lớn cho tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2017


Ngƣời nghiên cứu

Phan Nguyễn Diệu Huyền

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng xây dựng thế
giới tâm hồn của mỗi con ngƣời. Việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo
đức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà giáo dục.
Trong q trình tồn cầu hóa, với các chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới cũng
có những tác động nhất định cả về mặt tích cực và tiêu cực đến lối sống, nhân cách
của một bộ phận nhỏ giới trẻ hiện nay. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của
thanh thiếu niên đang đƣợc báo động đỏ. Hơn bao giờ hết, vấn đề giáo dục đạo đức
cho học sinh cần phải đƣợc chú trọng nhiều hơn nữa. Kết quả nghiên cứu về hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
đều nhận thức cao vai trò của việc giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, hình thức và
phƣơng pháp giáo dục đạo đức chƣa phong phú và chƣa phù hợp dẫn đến chất
lƣợng giáo dục đạo đức của nhà trƣờng chƣa cao. Từ thực tế trên, ngƣời nghiên cứu
nhận thấy cần thiết phải thực hiện đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng
tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”. Và đề tài tập
trung nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc của
môn Tiếng Việt nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh. Luận văn
đƣợc thực hiện gồm những nội dung sau:
Phần mở đầu: Xác định mục tiêu và đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu, xác định
đối tƣợng và khách thể nghiên cứu, lập giả thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi
nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ của
đề tài.

Phần nội dung: gồm ba chƣơng
Chƣơng 1: Trình bày cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức
Đề tài tập trung nghiên cứu lịch sử vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và tại
Việt Nam; các khái niệm cơ bản của đề tài; làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo đức

v


và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; các hình thức giáo dục đạo đức; quy
trình tích hợp nội dung giáo dục đạo đức; và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học.
Chƣơng 2: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu học
Nguyễn Văn Triết: Thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh; Thực
trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Thực trạng sắp xếp chƣơng trình
giảng dạy các mơn học có liên quan đến giáo dục đạo đức hiện nay.
Chƣơng 3: Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng, những ngun nhân và hạn
chế cịn tồn tại, tác giả xác định mục tiêu và xây dựng nội dung tích hợp giáo dục
đạo đức vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng việt cho học sinh lớp ba ở Trƣờng
Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Và tác giả tiến hành tổ
chức thực nghiệm hai nội dung tƣơng ứng với hai mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề
ra.
Phần kết luận: Trình bày kết luận, kiến nghị chung và gợi mở hƣớng phát triển
của đề tài.

vi


ABSTRACT
Ethics is the most important quality of personality, the foundation for formation
of everyone’s spirit world. The formation and development of moral qualities for
the young generation is one of the important tasks of the educators. During

globalization, with the open-door policies, the integration into the world has also
made certain impacts on the lifestyle and personality of a small part of the
contemporary youth in both positive and negative side. The moral degradation of
adolescent has been put on red alert. The moral education for students needs to get
more attention above all others. The study result of moral education for students at
Nguyen Van Triet Primary School, Thu Duc District, Ho Chi Minh City shows that
the managers, teachers and students are well aware of the role of moral education.
However, the form and method of moral education has not been diversified and
appropriate which leads to the low quality of moral education at school. From this
fact, the study maker has found out that it is necessary to make the topic: "Moral
education for students of Nguyen Van Triet Primary School, Thu Duc District, Ho
Chi Minh City" And the topic focuses on the study of moral education as to the
orientation of integration into Reading practice sub-task of Vietnamese language
subject to improve the quality of moral education for students. The thesis comprises
the following contents:
Introduction: Determine the target and put forward the study tasks, identify the
subjects and study objects, make study hypotheses, narrow the scope of study and
select study methods to perform the tasks of topic.
Content: Include 3 chapters
Chapter 1: Present the basis of reasoning about moral education.
The topic focuses on the history of moral education in the world and Vietnam;
the basic concepts of the topic; clarify some theoretical issues of morality and moral
education for primary students; forms of moral education; organization of moral

vii


education as to orientation of integration; and psychophysiological characteristics of
primary students.
Chapter 2: Learn about the current state of moral education for students at

Nguyen Van Triet Primary School: The current state of moral practice of students;
moral education for students; actual curriculum arrangement for subjects related to
moral education in contemporary time.
Chapter 3: Based on the results of the situation analysis, the existing causes and
limitations, the author proposes the ethical education as to orientation of integration
into the Reading practice sub-task of Vietnamese language subject for grade-3
students at Nguyen Van Triet Primary School, Thu Duc District, Ho Chi Minh City
as well as carries out the experimental studies on two contents corresponding to the
two put forwarded objectives of moral education.
Conclusion: Present general conclusion, recommend policies necessary for
vocational training association and suggest the direction of topic development

viii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC................................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................................ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................................................. v
ABSTRACT ................................................................................................................................................................. vii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... xiv
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... xv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................................................... 4

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................................................ 4
6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................................................... 5
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................................................................... 5
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................................................... 5
7.3. Phương pháp thống kê toán học ................................................................................................................. 6
8. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................................................... 6
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .................. 8
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................................................................. 8
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................................................................. 8
1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................................................................. 13
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................................................................. 19
1.2.1. Giáo dục ...................................................................................................................................................... 19
1.2.2. Đạo đức........................................................................................................................................................ 20
1.2.3. Giáo dục đạo đức ...................................................................................................................................... 21

ix


1.2.4. Tích hợp....................................................................................................................................................... 23
1.2.5. Quan điểm định hƣớng tích hợp .......................................................................................................... 24
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC .................................................................................................................................................. 24
1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức .................................................................................................................... 24
1.3.2. Nhiệm vụ, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học .................. 25
1.3.3. Các hình thức giáo dục đạo đức ........................................................................................................... 31
1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA PHƢƠNG THỨC
TÍCH HỢP ............................................................................................................................................................... 34

1.4.1. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học ......................................................................... 34
1.4.2. Căn cứ vào mục tiêu học tập ................................................................................................................. 35
1.4.3. Căn cứ vào trào lƣu sƣ phạm ................................................................................................................ 35
1.4.4. Căn cứ vào quan điểm dạy học cá thể ................................................................................................ 35
1.4.5. Căn cứ vào nguyên tắc giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn .............. 36
1.5. ĐẶC ĐIỂM PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC ................... 36
1.5.1. Đặc điểm của chƣơng trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học ............................................................... 36
1.5.2. Đặc điểm phân môn Tập đọc của mơn Tiếng Việt ........................................................................ 37
1.6. QUY TRÌNH TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC .................................................. 38
1.7. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI TIỂU HỌC ..................................................................... 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................................................... 45
Chƣơng 2 ....................................................................................................................................................................... 47
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN
VĂN TRIẾT, QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH................................................................................. 47
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT, QUẬN THỦ ĐỨC, TP.
HỒ CHÍ MINH....................................................................................................................................................... 47
2.2. THỰC TRẠNG GDĐĐ CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT,
QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................... 50
2.2.1. Thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết,
quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh .................................................................................................................... 51
2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết,
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 59
2.2.3. Thực trạng giảng dạy các mơn học có liên quan đến giáo dục đạo đức .................................. 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................................................... 74
Chƣơng 3 ....................................................................................................................................................................... 76

x


TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP BA, TRƢỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT ........... 76
3.1. CÁC ĐỊNH HƢỚNG KHOA HỌC ĐỂ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP BA, TRƢỜNG
TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRIẾT, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......... 76
3.1.1. Mục đích của việc giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp ................................................ 76
3.1.2. Nguyên tắc giáo dục đạo đức theo định hƣớng tích hợp.............................................................. 77
3.2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP BA ................. 79
3.2.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp ba.............................................................................. 79
3.2.2. Xác định mục tiêu và xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cần tích hợp vào phân mơn
Tập đọc của môn Tiếng việt .............................................................................................................................. 79
3.2.3. Khảo sát ý kiến chuyên gia.................................................................................................................... 92
3.3. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐỊNH HƢỚNG TÍCH HỢP ................... 95
3.4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................................................................106
3.4.1. Mục tiêu thực nghiệm ...........................................................................................................................106
3.4.2. Nội dung thực nghiệm...........................................................................................................................106
3.4.3. Đối tƣợng thực nghiệm .........................................................................................................................107
3.4.4. Tiến trình thực nghiệm .........................................................................................................................107
3.4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ...........................................................................................................108
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................115
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................................115
2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................................................................116
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .............................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................................................118
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................................................- 1 -

xi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

STT

Viết đầy đủ

1

Bộ GD & ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

GDĐĐ

Giáo dục đạo đức

4

GV

Giáo viên


5

HS

Học sinh

6

NDTH

Nội dung tích hợp

7

Nxb

Nhà xuất bản

8

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

9

SGK

Sách giáo khoa


10

STT

Số thứ tự

11

TP

Thành phố

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3
4

Nội dung
Bảng 1.1: Kế hoạch dạy học môn đạo đức ở trƣờng tiểu học
Việt Nam
Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh Trƣờng tiểu học Nguyễn
Văn Triết về hoạt động rèn luyện đạo đức
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức
cần giáo dục cho học sinh tiểu học hiện nay

Bảng 2.6: Thái độ của học sinh đối với việc thực hiện hành vi
đạo đức của bạn

Trang
27
43
44
48

5

Bảng 2.7: Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh

50

6

Bảng 2.9: Sự mong đợi của GV về thời lƣợng cần thiết để dạy
học môn đạo đức

54

7

Bảng 2.10: Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

55

8


Bảng 2.11: Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

59

9

Bảng 2.12: Phân bố các bài học trong các môn học ở lớp 3

62

10

Bảng 3.1: Mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức đƣợc tích
hợp trong các bài tập đọc

75

11

Bảng 3.2: Số lƣợng mục tiêu giáo dục đạo đức đƣợc tích hợp
vào nội dung mơn học

96

12

Bảng 3.3: Mức độ phù hợp giữa nội dung giáo dục đạo đức
đƣợc tích hợp với nội dung môn học

96


13

Bảng 3.4: Mức độ phù hợp giữa việc tích hợp nội dung giáo
dục đạo đức với điều kiện của trƣờng

97

14

Bảng 3.5: Khả năng thực hiện của việc tích hợp nội dung giáo
dục đạo đức vào phân môn Tập đọc

98

15

Bảng 3.6: Phiếu điều tra trƣớc thực nghiệm

101

16

Bảng 3.7: Phiếu điều tra sau thực nghiệm

102

xiii



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
STT

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 2.4: Thái độ của học sinh đối với môn Đạo đức

46

2

Biểu đồ 2.5: Ý thức hành vi đạo đức của học sinh

47

3

4

5

Biểu đồ 2.8: Thời gian GV dành cho hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học
Hình 2.1: Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh
Sơ đồ 1.2: Quy trình tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho

học sinh tiểu học

xiv

52

40

32


DANH MỤC PHỤ LỤC
STT

Danh mục

Trang

1

Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho Cán bộ quản lý

116

2

Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho Giáo viên

119


3

Phụ lục 3: Phiếu thăm dò ý kiến dành cho học sinh

122

4

Phụ lục 4: Phiếu trƣng cầu ý kiến chuyên gia

124

5

Phụ lục 5: Phiếu điều tra học sinh trƣớc thực nghiệm

125

6

Phụ lục 6: Phiếu điều tra học sinh sau thực nghiệm

126

7

Phụ lục 7: Danh sách cán bộ quản lý và giáo viên tham gia
nhận xét, đánh giá

127


8

Phụ lục 8: Danh sách học sinh tham gia thực nghiệm

128

9

Phụ lục 9: Một số hình ảnh minh họa

130

xv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong sự nghiệp đổi mới toàn
diện đất nƣớc hiện nay, một ngƣời hoàn thiện tồn diện về nhân cách là con ngƣời
khơng chỉ có tài mà cần phải có đức. Nhân cách con ngƣời phải đƣợc xây dựng và
phát triển từ khi sinh ra, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học – đây là cấp học có vị trí nền
móng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là
một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; đây cũng là một trong những
nhiệm vụ của nhà trƣờng nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực
hiện. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong tƣ tƣởng đổi mới của nền giáo dục nƣớc
ta, luật giáo dục 2010: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 27 – Luật
Giáo Dục) [48].
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là hoạt động nhằm xây dựng cho trẻ em
những tính cách nhất định và bồi dƣỡng cho các em những quy tắc, hành vi thể hiện
trong thái độ với bạn bè, gia đình, ngƣời khác và đối với Nhà nƣớc, Tổ quốc. Phải
giáo dục cho các em một cách tồn diện, vừa “hồng” vừa “chun”. Vì vậy cơng tác
giáo dục trƣớc tiên phải đặt chăm lo bồi dƣỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái
căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Đối với các thế hệ trƣớc, bác Hồ luôn
căn dặn: “Trong công tác và trong sinh hoạt, chúng ta đều cố gắng làm gương
mẫu”, hoặc “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội.
Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm
gương mẫu cho các em trong mọi việc” [26, tr. 74].
Trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ sau, nhà trƣờng luôn thể hiện đƣợc vai trị
định hƣớng xã hội của mình. Nhà trƣờng truyền đạt cho thế hệ sau những tri thức,
giá trị, chuẩn mực chủ đạo của một xã hội. “Từ tiểu học, trung học cho đến đại học,

1


là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc của những người trẻ tuổi trong sạch
như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự
học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên tức là tương lai
của nước nhà” [28, tr. 120]. Tuy nhiên theo bác Hồ cần phải có sự hỗ trợ của ba bộ
phận: “giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã
hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và
ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” [29, tr. 591]. “Nếu nhà trường dạy
tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng khơng tốt tới trẻ em và kết
quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường,
đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau” [27, tr. 331].

Trong q trình đổi mới tồn diện nền kinh tế - xã hội, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc
những thành tựu to lớn. Đời sống của nhân dân khơng ngừng đƣợc cải thiện, ngƣời
dân có nhiều điều kiện chăm lo việc học hành cho con cái. Hệ thống giáo dục nƣớc
ta cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào trong việc góp phần bồi dƣỡng nhân
tài và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Tuy nhiên, trong q trình tồn cầu
hố, với các chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới cũng có những tác động nhất
định cả về mặt tích cực và tiêu cực đến lối sống, nhân cách của một bộ phận nhỏ
giới trẻ hiện nay. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của thanh thiếu niên đặc biệt
là ở học sinh đang đƣợc báo động đỏ.
Thực tế cho thấy, học sinh trƣờng tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và học sinh Trƣờng tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức nói riêng cũng
khơng tránh khỏi những tác động của môi trƣờng sống đến đạo đức của các em. Học
sinh tiểu học ngày nay rất nhạy cảm, dễ thích ứng với các hiện tƣợng tiêu cực ngồi
xã hội. Hiện tƣợng vơ lễ, nói tục, chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống,
hiện tƣợng chán học lƣời học tăng vọt, truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị chà đạp,
các hành vi nói đẹp lời hay chƣa đƣợc phổ biến. Đặc biệt, một số học sinh không
biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Hiện nay, trong trƣờng học sinh vừa
đƣợc học bài “Lễ phép vâng lời thầy, cô giáo” nhƣng chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy

2


mình. Hoặc học bài “Cảm ơn và xin lỗi” nhƣng các em không biết cảm ơn, xin lỗi
khi đƣợc ngƣời khác giúp hay bản thân làm điều gì đó khơng phải. Mặc dù các em
học bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cộng” nhƣng ngay sau đó các em lại vứt rác
bừa bãi ở sân trƣờng. Nhiều tình trạng đi học khơng đúng giờ hay nói dối với ba mẹ
là sức khoẻ không tốt để không phải đến trƣờng. Một số em khơng chào hỏi ngƣời
lớn, ra đƣờng thì không chấp hành luật giao thông… Việc giáo dục đạo đức trong
nhà trƣờng thƣờng chú trọng tới nề nếp kỷ cƣơng với nội quy, những bài học trong
lý thuyết, sách vở, ít chú ý đến hành vi ứng xử thực tế, ít cho các em đƣợc trải

nghiệm qua những bài học. Chƣơng trình giáo dục đạo đức xuyên suốt trong cấp
bậc tiểu học, có đầy đủ tất cả những bài học về các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu
học. Tuy nhiên, chƣơng trình sách giáo khoa q ơm đồm, nặng về lý thuyết và
chƣơng trình giáo dục đạo đức không thấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm, chỗ nào
cần nhấn mạnh… Mặt khác, do thời gian hạn chế, nội dung kiến thức cần truyền tải
lại nhiều nên giáo viên phần lớn chỉ tập trung truyền thụ kiến thức mà ít để ý đến
tâm lý, nhu cầu của các em để quan tâm và định hƣớng hành vi đạo đức kịp thời.
Một số giáo viên chỉ tập trung vào dạy mơn Tốn, Tiếng Việt chứ khơng chú trọng
giảng dạy đạo đức cho các em. Bên cạnh đó, mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh
tế thị trƣờng, một số gia đình quên đi trách nhiệm giáo dục đao đức con cái, các em
không đƣợc trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng nhƣ cách ứng xử trong cuộc sống
và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình đã góp phần vào tình trạng đạo
đức bị giảm sút.
Trƣớc thực trạng đó, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học càng trở nên cần
thiết và quan trọng. “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà
nên”(Bài thơ “Nửa đêm” – Trích trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh)
[25]. Đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trƣờng nói chung và trƣờng tiểu
học nói riêng. Việc làm này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà
trƣờng và xã hội. Vì vậy, từ những thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục đạo
đức cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Triết, quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt
cho học sinh lớp ba Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
nhƣ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng Tiểu học
Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng
Việt cho học sinh lớp ba ở Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu
học Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào trong các môn học đã
đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc thực hiện tốt. Nếu áp dụng giáo dục đạo đức
thông qua phƣơng thức tích hợp nhƣ ngƣời nghiên cứu đã đề ra sẽ góp phần làm
tăng thời lƣợng giáo dục, kiến thức đƣợc củng cố thƣờng xuyên và học sinh sẽ có
những chuyển biến tích cực về nhận thức, thức độ và hành vi của bản thân.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, ngƣời nghiên cứu chọn học sinh ba khối lớp (lớp ba, lớp
bốn và lớp năm, mỗi khối một lớp làm mẫu) để khảo sát thực trạng hoạt động rèn
luyện đạo đức của học sinh. Vì, khối lớp một và lớp hai chƣa đủ nhận thức và khả
năng để có thể trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát nên ngƣời nghiên cứu không
tiến hành khảo sát bảng hỏi cho hai khối lớp này.

4


Đề tài tập trung nghiên cứu việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào phân
môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp ba ở Trƣờng Tiểu học Nguyễn

Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì, tích hợp giáo dục đạo đức
vào các môn xã hội sẽ thuận lợi hơn các môn khoa học tự nhiên. Hơn nữa, mơn
Tiếng Việt là mơn có số tiết dạy nhiều nhất trong các môn xã hội. Ngoài ra, ở lứa
tuổi học sinh lớp ba, các em bắt đầu nhận thức đƣợc những việc xảy ra xung quanh
mình và đây là giai đoạn các em dễ dàng tiếp nhận những kiến thức mới.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các tài
liệu lý thuyết có liên quan về đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, tích
hợp, quan điểm định hƣớng tích hợp, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục
đạo đức cho học sinh tiểu học, cơ sở khoa học của việc giáo dục đạo đức thông qua
phƣơng thức tích hợp, đặc điểm phân mơn Tập đọc của môn Tiếng Việt để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng hoạt động
rèn luyện đạo đức của học sinh và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh tại Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu học sinh và giáo viên để thu thập thêm
thông tin về nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức tại Trƣờng Tiểu học
Nguyễn Văn Triết, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

5


7.2.3. Phương pháp quan sát
Đây là phƣơng pháp quan sát bằng thị giác để thu thập thêm thông tin về cử chỉ,

thái độ, hành động của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên
lớp, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, vv…
Bên cạnh đó, phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng để tìm hiểu thực trạng công
tác giáo dục đạo đức và thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh và
quan sát để đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
7.2.4. Phương pháp điều tra
Nhằm tìm hiểu sự thay đổi nhận thức của học sinh trƣớc và sau khi thực
nghiệm.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu, đọc và phân tích, tổng hợp thông qua Phiếu điều tra, hành vi ứng
xử của học sinh trƣớc và sau khi thực nghiệm.
7.2.6. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, tiếp thu ý kiến góp ý của giáo viên có kinh nghiệm về việc tích hợp
một số nội dung giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cho
học sinh lớp ba tại Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết.
7.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sƣ phạm đối với giải pháp tích hợp một số nội dung giáo dục đạo
đức vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3/6 tại trƣờng.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kế toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng
hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh và thực trạng công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh tại Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết và kết quả thực nghiệm sƣ
phạm. Phép thống kê sử dụng chủ yếu trong đề tài là phép tính phần trăm.
8. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu.
Phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

6



Chƣơng II: Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng Tiểu học Nguyễn
Văn Triết.
Chƣơng III: Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức vào phân môn Tập đọc của
môn Tiếng Việt cho học sinh lớp ba ở Trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Triết, Quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

7


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đƣợc phản ánh dƣới dạng những nguyên
tắc, yêu cầu, chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong các mối
quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, xã hội, lao động của con ngƣời. Đạo đức đƣợc
hình thành từ rất sớm và đƣợc mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Giáo
dục đạo đức là một vấn đề thiết thực và quan trọng góp phần trong việc hình thành
và phát triển nhân cách cho con ngƣời thích ứng với từng giai đoạn phát triển của xã
hội.
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh cũng đƣợc rất nhiều gia đình, nhà trƣờng
và xã hội chú trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Vì vậy, đây cũng là vấn đề đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong và ngoài nƣớc quan tâm.

1.1.1. Trên thế giới
Ở phƣơng Đông, thời cổ đại, Khổng Tử (551 – 479 TCN) – nhà triết học nổi
tiếng của Trung Quốc và cũng là nhà đạo đức học khai sinh Nho giáo. Ơng rất coi
trọng vai trị của giáo dục đạo đức trong nhân cách con ngƣời. Ông xây dựng học
thuyết “Nhân – Trí – Dũng”, trong đó “Nhân” là lòng thƣơng ngƣời, là đạo đức cơ
bản nhất của con ngƣời. Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa
chồng và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình) là những tình cảm tự nhiên,
vốn có thuộc về bản tính con ngƣời. Ơng cho rằng đạo làm ngƣời phải tận hiếu với
cha mẹ. Một ngƣời biết yêu thƣơng cha mẹ thì mới biết yêu thƣơng ngƣời ngoài.
Khổng Tử bàn đến đạo đức từ xuất phát điểm đầu tiên là gia đình, từ đó suy rộng ra
đến quốc gia và thiên hạ, “Ở nhà thì ăn ở hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì
kính trọng nhường nhịn các bậc huynh trưởng; nên ít lời và đã nói thì phải thành
thực, nên thân u rộng khắp mọi người” [43]. Đứng trên lập trƣờng coi trọng giáo

8


dục đạo đức, ông chủ trƣơng nổi tiếng truyền lại đến ngày nay “Lễ trị”. Lấy “Lễ” để
ứng xử ở đời. Muốn vậy, mỗi ngƣời phải biết tu thân làm gốc [22, tr. 57].
Nhà triết học Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng hành vi tốt của con ngƣời bắt
đầu từ chỗ chúng ta có khả năng có tính nết tốt, nhƣng khả năng ấy phải đƣợc phát
triển bằng thực hành, thông qua các hành vi đạo đức. Con ngƣời sẽ trở nên đạo đức
bằng cách làm những việc đạo đức. Về mặt đạo đức học, ông thẳng thắn hƣớng đến
mục đích hoạt động của con ngƣời. Ơng quan tâm đến hành vi, khơng phải hành vi
tự nó đúng bất chấp mọi nhận định khác, mà là hành vi đƣa đến điều thiện cho con
ngƣời. “Mọi nghệ thuật và mọi địi hỏi, mọi hành vi và lựa chọn, hình như nhắm
đến một điều thiện nào đó; vì thế sự thiện đã được định nghĩa đúng là cái mà mọi
vật nhắm đến” [51]. Aristotle xem đạo đức là cái thiện của cá nhân, cịn chính trị là
cái thiện của xã hội. Ông đã nói đến đức dục trong ba mặt: Thể, Đức, Trí [21, tr.43].
Ở Phƣơng tây, nhà triết học Socrate (469 – 399 TCN) đã hƣớng triết học vào

mục đích giáo dục con ngƣời sống có đạo đức và cái gốc của đạo đức là tính thiện.
Bản tính con ngƣời vốn thiện, nếu tính thiện ấy đƣợc lan toả thì con ngƣời sẽ có
hạnh phúc. Ơng cho rằng đạo đức hay cái thiện cũng là một loại tri thức, mà ta có
thể tự trau dồi. “Khơng ai có thể cố tình muốn làm điều ác”. Thiếu nhận thức đúng
đắn chính là lý do duy nhất khiến bản thân không thể kiềm chế đƣợc chính mình
trƣớc những cám dỗ tội lỗi, bởi lẽ bất cứ ngƣời nào biết điều gì là đúng đắn tất sẽ
thực hiện điều đó. “Người ta khơng thể muốn điều ác nếu người ta có tri thức chính
xác về sự thiện”. Con ngƣời có thể tự hồn thiện bản thân qua giáo dục và việc “tự
suy xét”. Vì thế, triết học của ơng quan tâm nhiều đến con ngƣời, dạy đạo đức cho
con ngƣời [33].
Petxtalozi (1746 – 1827) rất quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con ngƣời
và ông cũng đề cao việc phát triển căn cứ vào quy luật của tự nhiên “Giáo dục phải
phù hợp với tự nhiên”. Ông cho rằng nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là giáo dục
đạo đức cho trẻ em dựa trên cơ sở chung nhất là tình u về con ngƣời. Tình u đó
bắt nguồn từ gia đình, trƣớc hết là đối với cha mẹ, anh chị em rồi đến thầy, bạn bè
và mọi ngƣời trong xã hội. Theo Petxtalozi, gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng

9


đối với sự phát triển của trẻ. Tình yêu thƣơng con ngƣời của trẻ em sớm hình thành
trong gia đình sẽ tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển trong nhà trƣờng. Và theo quan
điểm của ông, giáo dục đạo đức cho học sinh phải thực hiện bằng hành động rèn
luyện chứ không phải bằng cách dạy trẻ những bài thuyết giáo về đạo đức [39, tr.
39].
C.Mác (1818 – 1883) và F.Anghen (1820 – 1895) đã khẳng định rằng, về thực
chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan niệm đạo đức chẳng
qua chỉ là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế. Đồng thời, đạo đức
còn bị chi phối bởi những yếu tố mang tính dân tộc, “Từ dân tộc này sang dân tộc
khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về Thiện - Ác đã biến đổi

nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [12, tr. 135]. Bên cạnh đó,
C.Mác và F.Anghen cho rằng ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh
tế - xã hội cụ thể, nó phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội, “xét cho đến cùng, mọi
học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế
của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập
giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp” [13, tr. 137].
J.A. Cômenxki (1952 – 1670) đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục
không chỉ bằng tấm gƣơng về đạo đức của đời mình mà phƣơng pháp giáo dục đạo
đức của ơng rất chú trọng đến hành vi và động cơ đạo đức [20, tr. 88].
A.S.Makarenko (1888 – 1939) cho rằng, tính logic của q trình giáo dục khơng
xuất phát từ việc lựa chọn các phƣơng tiện giáo dục mà phụ thuộc vào tính mục
đích của q trình giáo dục. “Chúng ta khơng chỉ giáo dục nên những con người
giàu óc sáng tạo, những cơng dân có khả năng tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp
xây dựng Tổ quốc, mà phải giáo dục những con người nhất thiết có hạnh phúc.
Muốn vậy phải giáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tính trung thực, ý chí
dũng cảm, tính chính xác, tính tháo vát, tính tổ chức và kỷ luật…” [2, tr. 21 – 22].
Theo ơng, khơng có khái niệm “Trẻ em hư hỏng” mà chỉ có “Những nhà sư phạm
chưa đúng”. “Khơng có kẻ phạm pháp đặc biệt nào hết, chỉ có những người rơi vào
hồn cảnh khó khăn. Tôi hiểu rằng nếu thời thơ ấu tôi cũng rơi vào một hoàn cảnh

10


như thế thì tơi cũng trở thành người như các em. Và bất kỳ một đứa trẻ nào bị ném
ra ngồi đường phố, khơng có người giúp đỡ, khơng có xã hội, khơng có tập thể,
khơng có bạn bè, khơng có kinh nghiệm, khơng có tương lai, thần kinh lại bị kiệt
sức vì mệt mỏi… thì mọi đứa trẻ bình thường cũng cư xử như các em thôi” [39, tr.
44]. Bên cạnh đó, Makarenko đặc biệt quan tâm đến phẩm chất nhân cách, năng lực
của ngƣời làm giáo dục và biến những yêu cầu đối với công việc này thành điều
kiện tất yếu không thể thiếu. Theo ông, ngƣời giáo dục là ngƣời có phẩm chất cao,

hình mẫu chuẩn mực cho học sinh, phải có khả năng điều khiển học sinh và biết xử
lý mọi cử chỉ, hành động của bản thân để việc giáo dục đạt hiệu quả [1].
V.A. Xukhômlinxki (1918 – 1970) là ngƣời giáo viên tiểu học trƣờng làng trở
thành viện sĩ thông tấn viện Hàn Lâm Khoa học Giáo dục. Tác phẩm “Giáo dục con
người chân chính như thế nào?” của Xukhơmlinxki, dƣới hình thức những lời
khuyên bảo của nhà giáo dục với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả
nói với các nhà giáo dục. Ơng trình bày một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn các
phạm trù đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cùng phƣơng pháp hình
thành chúng trong học sinh. Giáo dục cho học sinh biết sống đúng, hành động đúng,
có thái độ đúng đối với bản thân và đối với ngƣời khác. “Muốn cho lý tưởng đạo
đức trở thành hiện thực, cần dạy cho con người biết sống đúng, hành động đúng, có
thái độ đúng đối với bản thân và đối với người khác”. Xukhomlinxki đã nêu lên
nhiều kinh nghiệm phối hợp các lực lƣợng giáo dục xã hội, gia đình, nhà trƣờng, tận
dụng những điều kiện xã hội, tự nhiên vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ [56, tr. 17].
V.I.Lênin (1870 – 1924) trong cơng trình nghiên cứu của mình đã viết: “Đạo
đức giúp cho xã hội loài người tiến lên cao hơn, thốt khỏi ách bóc lột lao động”
[57, tr. 371]. Theo ơng, việc hình thành con ngƣời phát triển tồn diện khơng chỉ là
trách nhiệm của riêng nhà trƣờng mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội, của gia
đình, đồn thể, và sự tự rèn luyện của thế hệ trẻ.
Giáo dục đạo đức cũng đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và
chú trọng. Ngành giáo dục ở Nhật Bản có vị trí hàng đầu thế giới hiện nay vốn đƣợc
xây dựng trên triết lý “con ngƣời = đạo đức”, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh

11


thần tự lập. Giáo dục ở Nhật hƣớng đến bảo tồn các văn hoá truyền thống và giá trị
xã hội của dân tộc. Nếu nhƣ một số nƣớc trên thế giới đề cao việc giáo dục về “trí
dục” thì Nhật Bản coi “đức dục” là cốt lõi, đạo đức là điều mà một học sinh Nhật
phải biết đến đầu tiên. Giáo dục Nhật Bản từ năm 1945 vận hành theo nguyên lý:

“Mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” [60]. Trẻ em Nhật
ngay từ khi học mẫu giáo đã đƣợc rèn luyện thực hành đạo đức trong các hoạt động
hàng ngày. Và Đạo đức là môn học bắt buộc dành cho học sinh Nhật ở bậc tiểu học
và trung học cơ sở. Khác với nhiều nƣớc thực hiện giáo dục đạo đức chủ yếu thông
qua một môn học (đạo đức hoặc giáo dục công dân) trong chƣơng trình giáo dục
phổ thơng, giáo dục đạo đức ở Nhật Bản đƣợc thực hiện qua tất cả các môn học, qua
các hoạt động đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày. Ở trƣờng, thầy cô là ngƣời định
hƣớng, giúp học sinh nhận thức về bản thân trong mối quan hệ với gia đình và các
thành viên thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau của cộng đồng. Bên cạnh đó, giáo dục
đạo đức ở Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,
trƣờng học và xã hội.
Tại Singapore, trƣớc đây Bộ giáo đạo tạo (MOE: Ministry of Education) đã
thành lập một chƣơng trình tồn diện Giáo dục công dân và giáo dục đạo đức
(CME: Civics and Moral Education) tập trung vào phát triển nhân cách, đạo đức và
trở thành một cơng dân tích cực. Chƣơng trình tập trung vào những giá trị cốt lõi
nhƣ sự tơn trọng, trách nhiệm, tính thanh liêm, tính cẩn thận, khả năng đối đầu
thách thức và hợp tác. Từ năm 1959, nhiều chƣơng trình trọng điểm khác nhau đã
đƣợc đƣa vào nhằm giáo dục các thói quen, năng lực và kỹ năng của học sinh.
Chẳng hạn nhƣ Giáo dục công dân và giáo dục đạo đức (CME, 1992), Giáo dục
Quốc Gia (NE: National Education, 1997), Giáo dục năng lực cảm xúc xã hội (SEL:
Social and Emotional Learning, 2005) và Hoạt động ngoại khoá (CCA: CoCurricular Activities). Vào năm 2014, Bộ giáo dục Singapore đã kết hợp các
chƣơng trình CME, NE và CCA thành một giáo trình mới là Giáo dục nhân cách và
giáo dục công dân (CCE: Character and Citizenship Education). Chƣơng trình CCE
trở thành trọng tâm của hệ thống giáo dục của Singapore với mục tiêu bồi dƣỡng

12


×