Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP VÀ THU NHẬP PHI TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.3 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP VÀ
THU NHẬP PHI TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

NGUYỄN TRUNG DŨNG

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP VÀ
THU NHẬP PHI TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201


Họ và tên học viên: Nguyễn Trung Dũng
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thuỷ

Hà Nội, 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ
ràng. Luận văn kế thừa các cơng trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ
sung những tư liệu mới và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Học viên luận văn

Nguyễn Trung Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
Cơ TS. Nguyễn Thu Thuỷ, người đã dành thời gian quý báu, hết lòng hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến q Thầy, Cơ Trường Đại học Ngoại
thương đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, giúp đỡ để tơi hồn thành chương trình học.
Và cuối cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè luôn bên
cạnh giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần, ủng hộ tôi trong thời gian học tập và thực

hiện luận văn thạc sĩ.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................ viii
TÓM TẮT............................................................................................................... ix
ABSTRACT............................................................................................................. x
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.....................7
1.1. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu quốc tế............................................ 7
1.1.1. Nghiên cứu đa quốc gia........................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu đối với từng quốc gia phát triển.......................................... 8
1.1.3. Nghiên cứu đối với từng quốc gia đang phát triển.................................9
1.2. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu trong nước.................................... 11
1.3. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu và tính mới của đề tài nghiên cứu . 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ

THU NHẬP VÀ THU NHẬP PHI TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................... 19
2.1. Đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng của ngân hàng thương
mại....................................................................................................................... 19
2.1.1. Thu nhập, thu nhập lãi thuần và thu nhập phi tín dụng của ngân hàng

thương mại....................................................................................................... 19
2.1.2. Đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng thương mại.............................21
2.1.3. Lý thuyết nền tảng về đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng
của ngân hàng thương mại............................................................................. 24
2.2. Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của ngân hàng thương mại............29
2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại.................................................................................................................... 29


iv
2.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 30
2.3. Nhận diện sự tác động của đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.............31
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 33
3.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu................................................................ 33
3.2. Mơ hình nghiên cứu.................................................................................... 34
3.2.1. Tác động của đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại
Việt Nam.......................................................................................................... 34
3.2.2. Tác động phi tuyến của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam...............35
3.3. Đo lường biến nghiên cứu........................................................................... 36
3.3.1. Biến phụ thuộc....................................................................................... 36
3.3.2. Đa dạng hố thu nhập và thu nhập phi tín dụng.................................. 36
3.3.3. Biến kiểm soát........................................................................................ 37
3.4. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 40
3.4.1. Nguồn dữ liệu........................................................................................ 40
3.4.2. Thực trạng đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng của các
ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam................................................ 40

3.4.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam................................................................................ 47
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 49
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 52
4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu................................................................ 52
4.2. Phân tích tác động của đa dạng hố thu nhập và thu nhập phi tín dụng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại

Việt Nam............................................................................................................. 53
4.1.1. Phân tích tương quan............................................................................ 53
4.1.2. Kiểm định mơ hình hồi quy dữ liệu bảng............................................. 55


v
4.1.3. Kết quả hồi quy và thảo luận tác động của đa dạng hố thu nhập và thu

nhập phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam................................................................... 57
4.3. Phân tích tác động phi tuyến của thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.......66
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý ĐỐI VỚI ĐA DẠNG HOÁ THU

NHẬP, THU NHẬP PHI TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI VIỆT NAM.................................................................................................... 73
5.1. Kết luận........................................................................................................ 73
5.2. Các hàm ý đối với đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam.............................................................................................. 74
5.2.1. Hàm ý đối với đa dạng hoá thu nhập.................................................... 74
5.2.2. Hàm ý đối với thu nhập phi tín dụng.................................................... 77
5.2.3. Hàm ý đối với năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại
cổ phần............................................................................................................. 79
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu.................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 84
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG............................................... 92
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................93


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
BCTC
CLDV
CNTT
CSTT
DIV
DPRR
DVNH
FE
GMM
HQHĐKD
NHĐT
NHNN
NHTM
NHTMCP
NII

NQ
Pooled
QĐ-TTg
QH
QTRR
RE
ROA
ROE
RRTD
SPDV
SXKD
TCTD
TNPTD
TSĐB
TTĐT
Worldbank

Giải thích
Báo cáo tài chính
Chất lượng dịch vụ
Cơng nghệ thơng tin
Chính sách tiền tệ
Đa dạng hố thu nhập
Dự phịng rủi ro
Dịch vụ ngân hàng
Mơ hình hiệu ứng cố định
Mơ hình xu hướng tổng qt
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng điện tử
Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tỷ lệ thu nhập phi tín dụng
Nghị quyết
Mơ hình bình phương tối thiểu dữ liệu bảng
Quyết định của thủ tướng chính phủ
Quốc hội
Quản trị rủi ro
Mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên
Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Rủi ro tín dụng
Sản phẩm dịch vụ
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Thu nhập phi tín dụng
Tài sản đảm bảo
Thanh toán điện tử
Ngân hàng thế giới


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu..................................................... 15
Bảng 2.1. Tổng hợp các lý thuyết về đa dạng hố thu nhập và thu nhập phi tín dụng
của ngân hàng thương mại...................................................................................... 25
Bảng 3.1. Đo lường biến nghiên cứu....................................................................... 39
Bảng 4.1. Thống kê các biến nghiên cứu................................................................. 53
Bảng 4.2. Phân tích tương quan giữa đa dạng hố thu nhập, thu nhập phi tín dụng và
ROA........................................................................................................................ 54

Bảng 4.3. Phân tích tương quan giữa đa dạng hố thu nhập, thu nhập phi tín dụng và
ROE........................................................................................................................ 54
Bảng 4.4. Kiểm định Hausman lựa chọn mơ hình hồi quy...................................... 55
Bảng 4.5. Kiểm định phương sai sai số thay đổi..................................................... 56
Bảng 4.6. Kiểm định tự tương quan phần dư đơn vị chéo....................................... 56
Bảng 4.7. Kiểm định tự tương quan chuỗi............................................................... 56
Bảng 4.8. Tác động của đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam........................................... 59
Bảng 4.9. Tác động của đa dạng hoá thu nhập và các thành phần thu nhập phi tín dụng

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP tại Việt Nam............................60
Bảng 4.10 : Kiểm định mơ hình ngưỡng................................................................. 66
Bảng 4.11. Xác định ngưỡng tỷ lệ thu nhập phi tín dụng........................................ 67
Bảng 4.12. Hồi quy mơ hình ngưỡng tác động của thu nhập phi tín dụng và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam........................................... 68
Bảng 4.13. Chỉ số hiệu quả hoạt động kinh doanh và đa dạng hoá của một số quốc
gia trên thế giới....................................................................................................... 70
Bảng 4.14. Tỷ lệ thu nhập phi tín dụng và các cấu phần của các NHTM tại một số
quốc gia trên thế giới............................................................................................... 72
Bảng 5.1. Khuyến nghị về tỷ lệ đa dạng hoá thu nhập và TNPTD của các NHTMCP
74
Bảng 5.2. Khuyến nghị về tỷ lệ TNPTD và các cấu phần giai đoạn 2023-2027......77


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thu nhập và lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP tại Việt Nam giai
đoạn 2011-2021 ......................................................................................................... 41
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn
2011-2021.................................................................................................................. 43


Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các thành phần thu nhập phi tín dụng của các NHTMCP tại Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2021 ...................................................................................... 45
Biểu đồ 3.4. Đa dạng hóa thu nhập và thu nhập phi tín dụng của các NHTMCP tại
Việt Nam giai đoạn 2011– 2021 ............................................................................... 47
Biểu đồ 3.5. ROA và ROE bình quân của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 20112021 ........................................................................................................................... 49


ix
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Câu hỏi về việc liệu đa dạng hóa thu nhập, gia tăng
TNPTD có cải thiện hiệu HQHĐKD của các trung gian tài chính hay khơng vẫn cịn
nhiều tranh cãi và chưa có được câu trả lời thống nhất trong tài liệu nghiên cứu
trước. Nghiên cứu này nhàm mục đích phân tích và đánh giá vai trị của đa dạng hóa
thu nhập, TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 27 NHTMCP tại
Việt Nam giai đoạn 2011-2021. Sử dụng phương pháp ước lượng SYS-GMM
(System Generalised Method of Moments) của Arellano và cộng sự (1991) cho biến
trễ ROA và ROE. Mơ hình ngưỡng (Thres hold model) của Hansen (1999) được sử
dụng để đánh giá tác động phi tuyến của TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP.
Kết quả nghiên cứu: Hồi quy SYS - GMM cho kết quả thú vị đó là ROE
của các ngân hàng có thể được cải thiện thơng qua chiến lược đa dạng hố thu nhập.
Nhưng đối với ROA thì ngược lại. Thu nhập từ phí dịch vụ, thu nhập từ hoạt động
giao dịch và thu nhập khác tác động tích cực đến ROA. Cịn đối với ROE cho kết
quả ngược lại. Nghiên cứu này vẫn chưa xác định được ngưỡng tỷ lệ TNPTD sẽ đảo
chiều tác động đến HQHĐKD, tỷ lệ TNPTD vẫn nằm sườn bên trái chữ U, nhưng
nghiên cứu có phát hiện quan trọng ngưỡng tối thiểu để việc gia tăng tỷ lệ TNPTD
có lợi cho hoạt động kinh doanh của NHTMCP đo lường bằng ROA và ROE.
TNPTD muốn tạo ra ROE cao hơn cần phải tăng cao hơn 27,11% trong ngắn hạn.
Nếu có chiến lược cho TNPTD phù hợp kéo tỷ lệ TNPTD tăng lên mức 46,62% thì

đạt giá trị tối ưu có lợi tốt nhất cho cả ROA và ROE. Hàm ý đưa ra ở đây là các
NHTMCP Việt Nam được khuyến khích tăng mạnh hơn nữa đa dạng hố thu nhập
và tỷ lệ TNPTD.Vận dụng kết quả nghiên cứu trước và kinh nghiệm thực tiễn, học
viên khuyến nghị NII mà các NHTMCP Việt Nam cần phấn đấu trong giai đoạn 5
năm tới sẽ là mức 36%. Trong đó ngân hàng có vốn nhà nước cần gia tăng tỷ lệ trên
43% và tối thiểu ít nhất phải là 30%; các ngân hàng tư nhân cần tăng NII tối thiểu là
35%. Các ngân hàng lớn cần phải nỗ lực đạt được NII xấp xỉ 38%, ngân hàng vừa
và nhỏ 39% và ngân hàng nhỏ cần có NII tối thiểu 32%.
Hướng nghiên cứu: Cập nhật dữ liệu, đánh giá chi tiết cụ thể vai trò của
quản trị doanh nghiệp, sở hữu quản trị trong chiến lược đa dạng hoá thu nhập,
TNPTD của các NHTM. Đồng thời xác định rõ tác động phi tuyến của TNPTD đến
HQHĐKD dựa trên mơ hình và dữ liệu cập nhật hơn.
Từ khoá: Đa dạng hoá thu nhập, thu nhập phi tín dụng, hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngân hàng, SYS-GMM, Threshold Model.


x
ABSTRACT
Research objective: The question of income diversification and increasing
interest income improving financial intermediary's performance has been
controversial and given a unified answer in the literature. This study aims to analyze
and evaluate the role of income diversification and non-interest income in the jointstock commercial bank's performance in Vietnam.
The methodology: Research data includes 27 joint stock commercial banks
(JSCBs) in Vietnam from 2011 to 2021. SYS-GMM (System Generalized Method
of Moments) (Arellano et al., 1991) using lagged ROA and ROE. The threshold
model (Hansen, 1999) was used to evaluate the nonlinear impact of non-interest
income rate (NII) on JSCBs' performance in Vietnam.
The results: SYS - GMM estimation gave fascinating results, which ROE
could improve by the bank’s income diversification strategies. Impacted income
diversification on ROA was the opposite. Fees, trading activities, and other income

positively affect ROA. ROE was the opposite result. This study had not determined
the threshold for NII impacting bank performance; NII was still on the left side of
the U Sharpe but found minimum threshold NII to benefit JSCBs performance
measured by ROA and ROE.
NII would like to generate a higher ROE and needs to go higher than 27.11%
in the short term. If there were an appropriate strategy for NII to increase by
approximately 46.62%, JSCBs would achieve the optimal benefits of both ROA and
ROE. The implication encouraged further increasing JSCBs’ income diversification
and bank performance. JSCBs need to take NII up 36% for the next five years, and
the state-owned banks increase the ratio between 30% and 43% while the private
banks would expand their NII by at least 35%. Large, small-medium and small
banks should achieve an NII of approximately 38%, 39%, and 32%.
Limitations and research directions: Updating data and evaluate the role of
corporate governance, management ownership for the income diversification
strategies, and non-interest income. Impact nonlinear NII on the bank’s business
performance based on data and update models.
Keywords: Income diversification, non interest income, bank performance,
SYS-GMM, Threshold Model.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hố, ngành tài chính ở các nước phát triển cũng như ở
các nước đang phát triển đã có những thay đổi lớn. Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày
càng gia tăng đã khiến các ngân hàng mở rộng hoạt động và phát triển các ngành kinh
doanh mới bên cạnh các hoạt động tín dụng truyền thống. Các ngân hàng đã đa dạng
hóa các nguồn thu nhập của mình bằng cách thực hiện các hoạt động TNPTD như tăng
thu thu phí dịch vụ, phát triển ngân hàng số, bảo lãnh phát hành và kinh doanh chứng
khốn, mơi giới và ngân hàng đầu tư và các hoạt động khác. Tuy nhiên, dịng nghiên

cứu trên thế giới cũng có nhiều quan điểm đồng tình và khơng ủng hộ chiến lược đa
dạng hóa thu nhập của các NHTM. Một số quan điểm cho rằng đa dạng hố thu nhập sẽ
đóng góp vào tăng trưởng giúp các NHTM nâng cao HQHĐKD, nguyên nhân là do
việc gia tăng TNPTD tạo ra nhiều cơ hội để gia tăng thu nhập hơn, thường ít rủi ro hơn
hoạt động kinh doanh truyền thống (Stiroh và Rumble, 2006; Laeven và Levine, 2007;
Chiorazzo và cộng sự, 2008; Rossi và cộng sự, 2009; Elsas và cộng sư, 2010; Sanya và
Wolfe, 2011; Lee và cộng sự, 2014; Meslier và cộng sự, 2014). Ở chiều ngược lại, cho
rằng thu nhập từ hoạt động kinh doanh truyền thống là rất quan trọng và cốt lõi đối với
các NHTM, hoạt động đa dạng hố chuyển đổi thu nhập theo hướng TNPTD địi hỏi
chi phí cao và việc thiếu kinh nghiệm, khả năng QTRR, yếu về công nghệ, nhân lực, rủi
ro thị trường… sẽ ảnh hưởng không tốt đến HQHĐKD của các ngân hàng (Baele và
cộng sự, 2007; Lepetit và cộng sự, 2008; Fiordelisi và cộng sự, 2011). Trong khi đó,
Sun và cộng sự (2017), Noor và Siddiqui (2019) cho rằng có mối quan hệ phi tuyến
giữa tỷ lệ TNPTD và HQHĐKD của các NHTM. Việc tối ưu hoá của tỷ lệ TNPTD là
rất quan trọng nhằm tối đa hoá lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và gia tăng sức cạng tranh
của các NHTM thơng qua chiến lược đa dạng hóa thu nhập. Dù cho lợi ích hay hạn chế
của chiến lược đa dạng hóa thu nhập, hoạt động đa dạng hố của các ngân hàng trên thế
giới vẫn diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt của tồn cầu hố và hội
nhập quốc tế.
Tác động của đa dạng hóa đối với HQHĐKD và rủi ro hoạt động của của
NHTM tại thị trường mới nổi và đang phát triển cho những kết quả khác nhau, do các


2
quốc gia này có hệ thống tài chính kém phát triển hơn và cấu trúc thị trường, nền
tảng thể chế và quy định và mức độ cạnh tranh của ngân hàng khác nhau (Sanya và
Wolfe 2011; Pennathur và cộng sự, 2012; Meslier và cộng sự, 2014). Dòng nghiên
cứu về mối quan hệ đa dạng hóa thu nhập, rủi ro và HQHĐKD xuyên biên giới vẫn
chưa có những quan điểm thống nhất. Bên cạnh đó, chỉ có số ít các cơng trình
nghiên cứu đánh giá chi tiết các cấu phần của thu nhập hoạt động đến HQHĐKD và

rủi ro của NHTM. Đây là khoảng trống nghiên cứu cần được giải quyết.
Theo Quyết định số 254/QĐ-TTg năm 2012 và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm
2018, đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD đề cập đến các chiến lược phát triển ngành
Ngân hàng nhận định đa dạng hóa thu nhập là từng bước chuyển dịch mơ hình kinh
doanh của các ngân hàng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và
tăng TNPTD. Từ kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá XV cho đến diễn đàn kinh tế xã hội
Việt Nam 2022, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo NHNN cùng với các
NHTM rất quyết liệt rằng kiên định thực thi trong chính sách tài khóa, mở rộng dư địa,
kiên định chính sách tiền tệ chặt chẽ song vẫn có sự linh động; bên cạnh giới hạn tổng
mức tín dụng cịn cần chú trọng về cơ cấu và chất lượng tín dụng, tính tốn cơ cấu tín
dụng để đưa vốn vào nền kinh tế thực, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, chuyển đổi số
ngân hàng và gia tăng thu nhập phi tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng và
những diễn biến vạn biến, phức tạp như hiện nay. Do vậy, hoạt động đa dạng hoá thu
nhập và TNPTD là điều mà hầu hết các NHTM tại Việt Nam đang là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng trong những năm gần đây do sự cạnh tranh
gay gắt trong ngành và do thị trường, các quy định ngày càng mở trong bối cảnh
chuyển đổi số và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chỉ số đa dạng hoá và tỷ lệ
TNPTD của các NHTMCP hiện nay còn thấp, cho thấy sự chuyển đổi thu nhập và mơ
hình kinh doanh theo hướng hiện đại cịn gặp nhiều khó khăn. Thực tế chỉ số DIV của
NHTMCP Việt Nam trung bình đạt 0,2934 (theo BCTC cúa

27 NHTMCP tại Việt Nam) thấp hơn nhiều so với các NHTM tại Ấn Độ với 0,592;
Malaysia (0,521); Philipines (0,556); Thái Lan (0,503); Pakistan (0,533)… (Chen và
cộng sự, 2014; Ahamed, 2017). Theo BCTC của 27 NHTMCP tại Việt Nam, tỷ lệ
TNPTD trung bình đạt 19,68 thấp hơn nhiều so với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,


3
Philipines,…( Lee và cộng sự, 2014, Meslier và cộng sự, 2014; Ahamed, 2017). Hiện
nay, các nghiên cứu tác động của đa dang hóa thu nhập đến HQHĐKD vẫn cịn hạn chế

về phương pháp, hướng tiếp cận. Hầu hết các quan điểm của các nhà nghiên cứu đều
ủng hộ việc tăng thu nhập từ hoạt động phi truyền thống (Lâm Chí Dũng và cộng sự,
2015; Hà Văn Dũng, 2017; Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh, 2017; Trịnh Thị Thúy
Hồng và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Đoan Trang, 2019). Thực tế, các NHTMCP tại
Việt Nam đã và đang chú trọng phát triển các ngân hàng hiện đại, chuyển đổi số, tăng
quy mơ, đa dạng hố thu nhập và tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Chiến lược này
phù hợp với hoạt động NHTM tại các nền kinh tế phát triển, giảm thiểu các rủi ro, đảm
bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, vẫn cịn đó những thách thức, khó khăn yêu cầu
các NHTMCP phải tăng cường các giải pháp cấp bách kịp thời để gia tăng sức cạnh
tranh trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì tầm quan trọng
của đa dạng hóa thu nhập và TNPTD đối với hoạt động kinh doanh của các NHTMCP,
học viên quyết định lựa chọn đề tài “Tác động

của đa dạng hoá thu nhập và thu nhập phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá và làm rõ tác động của đa dạng hóa thu nhập, TNPTD

đến HQHĐKD của các NHTMCP tại Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể,
phù hợp đối với đa dạng hoá thu nhập, TNPTD nhằm tăng cường HQHĐKD của
các NHTMCP.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

Đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập, TNPTD đến HQHĐKD của các
NHTMCP tại Việt Nam.

Đánh giá tác động phi tuyến của TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP
tại Việt Nam.
Đề xuất các hàm ý quản trị đối với đa dạng hoá thu nhập, TNPTD nhằm tăng
cường HQHĐKD của các NHTMCP tại Việt Nam.


4
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các
câu hỏi sau:
Tác động của đa dạng hóa thu nhập, TNPTD đến HQHĐKD của các
NHTMCP tại Việt Nam ra sao?
Ngưỡng tác động phi tuyến của TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP tại
Việt Nam?
Các hàm ý quản trị đối với đa dạng hoá thu nhập, TNPTD nhằm nâng cao
HQHĐKD của các NHTMCP tại Việt Nam là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của đa dạng hoá thu

nhập, TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP tại Việt Nam.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 27 NHTMCP tại

Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dữ liệu từ báo cáo tài chính (BCTC) hợp

nhất đã được kiểm toán của các NHTMCP tại Việt Nam, dữ liệu kinh tế vĩ mô được
thu thập từ ngân hàng thế giới (World bank) giai đoạn 2011 - 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh để thực hiện khảo lượt các

khung lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã được nghiên cứu trước
đây. Từ đó hình thành nên cở sở lý thuyết nền tảng, đánh giá các nghiên cứu xác
định khe hở nghiên cứu, đưa ra định hướng và hướng tiếp cận nghiên cứu mới, có
giá trị khoa học và thực tiễn.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng


5
Sử dụng phương pháp thu thập, xử lý, phân tích so sánh thực trạng đa dạng
hoá thu nhập, TNPTD và HQHĐKD của hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC) của 27 NHTMCP từ
năm 2011-2021.
Phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định mối quan hệ giữa đa dạng
hoá thu nhập, TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP giai đoạn 2011-2021.
Nghiên cứu đánh giá tổng quan dữ liệu bằng việc sử đụng phương pháp thống kê,
mô tả, phân tích để kiểm định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các giá trị với giá
trị trung bình từng biến phụ thuộc, độc lập và kiểm soát. Sử dụng phần mềm
STATA 14 để xử lý dữ liệu bảng (Panel Data) cân bằng trong mơ hình hồi quy đa
biến để phân tích thực nghiệm. Sử dụng phương pháp ước lượng mơ hình dữ liệu
bảng, SYS-GMM (System Generalised Method of Moments) của Arellano và cộng

sự (1991) cho biến trễ ROA và ROE nhằm đánh giá tác động của đa dạng hoá thu
nhập, TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP tại Việt Nam. Đồng thời luận văn
sử dụng mơ hình ngưỡng (Thres hold model) của Hansen (1999) để đánh giá tác
động phi tuyến của TNPTD đến HQHĐKD của các NHTMCP.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
6.1.

Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu này đã hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về đa dạng hoá thu
nhập, TNPTD, HQHĐKD của NHTM. Vận dụng các lý thuyết trong nghiên cứu
mối quan hệ giữa đa dạng hố thu nhập và HQHĐKD của các NHTM. Đóng góp
vào các tài liệu thực nghiệm đánh giá tác động của đa dạng hóa đối với lợi nhuận và
HQHĐKD của NHTM tại thị trường mới nổi và đang phát triển. Những quốc gia có
hệ thống tài chính kém phát triển hơn và cấu trúc thị trường ngân hàng khác nhau và
nền tảng thể chế và quy định, điều này có thể gây ra tác động khác nhau của đa dạng
hoá thu nhập và TNPTD đến HQHĐKD của NHTM.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này đánh giá được tác động của đa dạng hoá thu nhập, TNPTD,
HQHĐKD của NHTM giai đoạn 2011-2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng


6
hoá thu nhập tác động tiêu cực đến ROA và tích cực đến ROE. Trong khi đó tỷ lệ
TNPTD và các thành phần TNPTD tác động tích cực đến ROA và tiêu cực đến
ROE. Như vậy, đa dạng hoá thu nhập, TNPTD có hai mặt tích cực và hạn chế đến
HQHĐKD của các NHTMCP. Tỷ lệ TNPTD ngày càng quan trọng với NHTM.

Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn chưa xác định được ngưỡng NII sẽ đảo chiều, NII
vẫn nằm sườn bên trái chữ U. Việc ROA càng cao hơn ngưỡng 27,11% thì càng
quan trọng với ngân hàng thì việc tăng NII muốn tạo ra ROE cao hơn cần phải tăng
cao hơn 27,11% trong ngắn hạn. Rõ ràng, sự gia tăng NII có lợi cho hoạt động kinh
doanh của các NHTMCP Việt Nam. Nếu có chiến lược cho NII phù hợp kéo NII
tăng lên mức 46,62% thì NII đạt giá trị tối ưu có lợi tốt nhất cho cả ROA và ROE.
Hàm ý đưa ra ở đây là các NHTMCP Việt Nam được khuyến khích tăng mạnh hơn
nữa đa dạng hoá thu nhập và tỷ lệ TNPTD trong thời gian tới. NII mà các NHTMCP
Việt Nam cần phấn đấu trong giai đoạn 5 năm tới sẽ là mức 36%. Trong đó ngân
hàng có vốn nhà nước cần gia tăng tỷ lệ trên 43% và tối thiểu ít nhất phải là 30%;
các ngân hàng tư nhân cần tăng NII tối thiểu là 35%. Các ngân hàng lớn cần phải nỗ
lực đạt được NII xấp xỉ 38%, ngân hàng vừa và nhỏ 39% và ngân hàng nhỏ cần có
NII tối thiểu 32%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thục tiễn quan trọng cho
việc đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp đối với đa dạng hoá thu nhập, TNPTD
nhằm tăng cường HQHĐKD của các NHTMCP.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu luận văn bao gồm mở đầu và 05 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đa dạng hố thu nhập, thu nhập phi tín dụng và
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị


7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.


Lược khảo các cơng trình nghiên cứu quốc tế

1.1.1. Nghiên cứu đa quốc gia
Baele và cộng sự (2007) nghiên cứu những ảnh hưởng đa dạng hóa thu nhập
đến HQHĐKD và rủi ro của các ngân hàng từ 17 quốc gia Châu Âu giai đoạn 1989
– 2004. Hồi quy GMM cho thấy các ngân hàng đa dạng hoá thu nhập với tỷ lệ
TNPTD cao, thì có HQHĐKD tích cực hơn. Mặc dù vậy, đa dạng hóa các nguồn thu
từ hoạt động khác nhau sẽ làm tăng rủi ro cho các NHTM. Theo Mercieca và cộng
sự (2007), các NHTM nhỏ tại Châu Âu không thu được lợi ích từ đa dạng hóa thu
nhập. TNPTD, thu nhập từ hoạt động giao dịch cao sẽ dẫn đến lợi nhuận của các
NHTM thấp hơn, gia tăng rủi ro và làm giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro.
Elsas và cộng sự (2010) đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hoá thu nhập đến
HQHĐKD của 380 NHTM tại các quốc gia phát triển giai đoạn 1996-2008. Kết quả
hồi quy GMM cho rằng đa dạng hóa thu nhập giúp cải thiện HQHĐKD của các
NHTM. Sanya và Wolfe (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập
đến HQHĐKD và rủi ro của NHTM. Sử dụng dữ liệu bảng gồm 226 NHTM tại 11
nền kinh tế mới nổi giai đoạn 2000-2007. Nghiên cứu tiếp cận phương pháp hồi quy
xu hướng tổng quát hệ thống (Sys- GMM). Kết quả cung cấp bằng chứng thực
nghiệm đa dạng hóa TNPTD làm giảm rủi ro hoạt động và tăng cường HQHĐKD
của các NHTM.
Meslier và cộng sự (2014) phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến
HQHĐKD của các NHTM thuộc nền kinh tế mới nổi. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm
39 NHTM Philipines và một số quốc gia trong nền kinh té mới nổi giai đoạn 19992005. Hồi quy xu hướng tổng quát (GMM) cho thấy các ngân hàng ở Philippines có
cơ cấu TNPTD khác nhau. Tỷ lệ của hoạt động kinh doanh trong TNPTD là tương đối
cao hơn so với một NHTM trung bình của Hoa Kỳ. Thu nhập từ phí có được từ các
hoạt động ngân hàng truyền thống, thu nhập từ hoạt động giao dịch ít tương quan với
tăng trưởng thu nhập lãi rịng. Lợi ích đa dạng hóa cao hơn từ việc chuyển sang


8

hoạt động giao dịch thay vì chuyển sang hoạt động dựa trên thu nhập từ phí. Tóm
lại, nghiên cứu này ủng hộ vai trị tích cực và quan trọng của dạng hoá thu nhập,
TNPTD đối vơi HQHĐKD của các NHTM và điều chỉnh rủi ro.
Lee và cộng sự (2014) phân tích tác động của đã nghiên cứu ảnh hưởng của
TNPTD đến HQHĐKD của 967 NHTM tại 22 quốc gia ở Châu Á giai đoạn 19952009. Kết quả hồi quy Sys-GMM cho rằng gia tăng tỷ lệ TNPTD không chỉ làm
giảm thiểu rủi ro mà nâng cao HQHĐKD của các NHTM.
Sissy và cộng sự (2017) đánh giá vai trò của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro
và lợi nhuận của các NHTM. Dữ liệu nghiên cứu là 320 ngân hàng tại 29 quốc gia
châu Phi giai đoạn 2002-2013 và sử dụng cơng cụ ước tính GMM hệ thống cho kết
quả là các ngân hàng ở Châu Phi thu được lợi ích tuyệt đối từ việc đa dạng hóa thu
nhập khi tăng tỷ lệ TNPTD.
Nguyen (2018) nghiên cứu tác động của đa dạng hoá thu nhập đến
HQHĐKD của 175 NHTM từ sáu nước ASEAN trong giai đoạn 2007–2014. Kết
quả hồi quy GMM hệ thống chỉ ra rằng các ngân hàng tăng cường hoạt động đa
dạng hóa thu nhập sẽ có HQHĐKD cao hơn.
Ammar và Boughrara (2019) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập
đối với hoạt động của NHTM, làm sáng tỏ tác động của sự chuyển dịch sang các
nguồn TNPTD. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 275 ngân hàng từ mười bốn quốc gia
MENA(Trung Đông và Bắc Phi) giai đoạn 1990–2011. Việc ước tính mơ hình bằng
cách sử dụng hệ thống GMM cho thấy đa dạng hóa thu nhập, TNPTD sẽ cải thiện
HQHĐKD của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động giao dịch là thành phần TNPTD
đóng góp nhiều nhất vào việc thúc đẩy lợi nhuận và sự ổn định của các NHTM. Tuy
nhiên, gia tăng tỷ lệ TNPTD làm tăng rủi ro hoạt động của các NHTM.
1.1.2. Nghiên cứu đối với từng quốc gia phát triển
Stiroh (2004b) nghiên cứu chiến lược đa dạng hoá thu nhập của các NHTM
tại Mỹ giai đoạn 1984 – 2001, cho rằng đa dạng hóa thu nhập ít mang lại lợi ích cho
các NHTM đang cố gắng chuyển đổi thu nhập hướng tới TNPTD. DeYoung và Rice
(2004) nhận định rằng mặc dù đa dạng hóa thu nhập thúc đẩy tăng lợi nhuận, đồng
thời làm gia tăng sự biến động của thu nhập và rủi ro của các NHTM tại Mỹ.



9
Delpachitra và Lester (2013) nghiên cứu hoạt động đa dạng hoá và
HQHĐKD của NHTM ở Úc. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 09 NHTM niêm yết giai
đoạn 2000-2009. Kết quả hồi quy SYS-GMM cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập
tác động tiêu cực đến HQHĐKD và không giúp cải thiện rủi ro hoạt động. Việc gia
tăng tỷ lệ TNPTD sẽ khơng mang lại lợi ích cho các NHTM.
Brighi và Venturelli (2014) nghiên cứu đa dạng hoá thu nhập của 52 Ngân
hàng tại Ý trong giai đoạn 2006-2011. Kết quả hồi quy GMM cho thấy đa dạng hóa
thu nhập làm tăng hiệu quả sinh lời điều chỉnh rủi ro của các NHTM.
Kưhler (2014) nghiên cứu vai trị của TNPTD đối với HQHĐKD của 1893
ngân hàng (ngân hàng thương mai, ngân hàng hợp tác, ngân hàng tiết kiệm, ngân
hàng đầu tư) tại Đức giai đoạn 2002-2012. Hồi quy theo phương pháp hồi quy bình
phương tối thiểu 2 giai đoạn (2-SLS) chỉ ra rằng tác động của TNPTD đối với
HQHĐKD và rủi ro ngân hàng là khác nhau giữa các ngân hàng định hướng đầu tư
và bán lẻ. Trong khi các ngân hàng định hướng bán lẻ như tiết kiệm, hợp tác xã và
các ngân hàng khác trở nên ổn định hơn đáng kể (nghĩa là có điểm Z cao hơn) nếu
họ tăng tỷ lệ TNPTD; tuy nhiên, TNPTD sẽ làm cho các ngân hàng định hướng đầu
tư trở nên rủi ro hơn đáng kể. Tỷ lệ TNPTD tác động tích cực đến HQHĐKD đã
điều chỉnh rủi ro của các NHTM.
Park và cộng sự (2019) đánh giá vai trò của TNPTD đến rủi ro và HQHĐKD
của các NHTM tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2009. Kết
quả hồi quy GMM cho thấy tỷ lệ TNPTD có tác động tích cực đối với rủi ro ngân
hàng và lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng
1.1.3. Nghiên cứu đối với từng quốc gia đang phát triển
Berger và cộng sự (2010) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đối với
HQHĐKD của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu của 88 NHTM ở Trung Quốc
trong giai đoạn 1996–2006. Kết quả hồi quy GMM cho thấy đa dạng hoá tài sản, đa
dạng hoá thu nhập làm giảm HQHĐKD. Các ngân hàng có sở hữu nước ngồi gặp ít
bất lợi hơn về đa dạng hóa. Phân tích này có thể cung cấp ý nghĩa quan trọng cho

các nhà quản lý và điều hành ngân hàng ở Trung Quốc cũng như ở các nền kinh tế
mới nổi khác.


10
Pennathur và cộng sự (2012) phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đối với
mối quan hệ đa dạng hóa thu nhập và HQHĐKD của các ngân hàng tại Ấn Độ. Các
ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi có được nhiều lợi ích từ hoạt động đa dạng
hóa thu nhập. Các ngân hàng khu vực cơng và NHTM tư nhân có các chiến lược đa
dạng hóa khác nhau, điều này tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến HQHĐKD
của ngân hàng. Đa dạng hoá thu nhập làm gia tăng thu nhập lãi thuần, TNPTD cũng
như tỷ lệ thu nhập từ giao dịch và tác động tích cực đến HQHĐKD và làm gia tăng
rủi ro của các NHTM tư nhân và nước ngồi . Đa dạng hóa các hoạt động thu phí và
giao dịch làm giảm sự biến động HQHĐKD của các NHTM khu vực công.
Li và Zhang (2013) đánh giá những lợi ích tiềm năng của đa dạng hóa do sự
phụ thuộc ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh doanh phi truyền thống dựa trên
dữ liệu từ ngành ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1986–2008. Hồi quy GMM cho
thấy rằng có lợi ích đa dạng hóa khi tăng TNPTD nhưng cũng đồng thời có thể gia
tăng rủi ro hệ thống.
Belguith và Bellouma (2017) đã nghiên cứu vai trò của cấu trúc thu nhập
hoạt động đối với HQHĐKD của các NHTM tai Tunisia giai đoạn 2001-2014. Kêt
quả hồi quy 2-SLS thấy rằng chuyển đổi cấu trúc thu nhập từ thu nhập lãi thuần
sang TNPTD sẽ thúc đẩy lợi nhuận và sự ổn định của các NHTM và ích từ đa dạng
hóa là lớn nhất đối với các NHTM có nhiều chuyển dịch sang TNPTD.
Ahamed (2017) nghiên cứu trả lời câu hỏi liệu sự thay đổi đối với hoạt động
TNPTD có cải thiện HQHĐKD của các ngân hàng Ấn Độ giai đoạn 1998-2014.
Nghiên cứu cho rằng tỷ lệ TNPTD cao thì HQHĐKD điều chỉnh rủi ro cao hơn. Các
NHTM tư nhân nước ngoài đạt được lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro cao hơn so với
các NHTM khu vực công và NHTM tư nhân nội địa.
Sun và cộng sự (2017) cho rằng TNPTD là điều mà hầu hết các ngân hàng

Trung Quốc đang phấn đấu trong những năm gần đây do sự cạnh tranh gay gắt giữa các
NHTM do thị trường ngày càng mở và quy định cứng rắn từ ngân hàng trung ương
Trung Quốc. Mơ hình ngưỡng bảng được sử dụng với tập dữ liệu bảng cân bằng của 16
NHTM Trung Quốc niêm yết, trong giai đoạn 2007 đến 2013, để điều tra mối quan hệ
giữa TNPTD và HQHĐKD. Kết quả cho thấy hai kết luận chính: (1) sự tồn


11
tại của hai ngưỡng cho thấy có mối quan hệ phi tuyến; (2) có mối tương quan
nghịch giữa tỷ lệ TNPTD và HQHĐKD của các NHTM. Hơn nữa, khi tỷ lệ TNPTD
cao hơn ngưỡng 16.62%, mối tương quan nghịch giảm. Tỷ lệ này nên được kiểm
soát ở ngưỡng cao hơn, kỳ vọng tỷ lệ TNPTD ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt
động kinh doanh của các NHTM.
Liang và cộng sự (2018) nghiên cứu vai trị của đa dạng hóa thu nhập của ngân
hàng bằng cách sử dụng dữ liệu các NHTM tại Trung Quốc giai đoạn 2003–2012. Kết
quả nghiên cứu cho rằng đa dạng thu nhập ảnh hưởng tiêu cực đến HQHĐKD của các
ngân hàng. Quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng tăng cường mối quan hệ giữa
đa dạng hoá thu nhập và HQHĐKD của các NHTM tại Trung Quốc.

Noor và Siddiqui (2019) lấp đầy khoảng trống về sự tồn tại của mối quan hệ
phi tuyến tính giữa TNPTD và HQHĐKD của các NHTM ở Pakistan. Mô hình hồi
quy ngưỡng (Threshold Model) được áp dụng trên dữ liệu bảng gồm 13 NHTM
trong giai đoạn 2007-2017. Kết quả cho thấy (1) xác nhận mối quan hệ phi tuyến
tính giữa tỷ lệ TNPTD (NIR) và HQHĐKD (ROE). (2) NIR tác động tích cực đến
HQHĐKD (ROE) khi NIR (≤61,1%) và vượt quá giá trị này tức là NIR (> 61,12%)
có mối quan hệ âm.
1.2. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu trong nước
Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) đánh giá tác động của tỷ lệ TNPTD đến
HQHĐKD của 26 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Kết quả hồi quy dữ
liệu bảng cho thấy TNPTD tác động tích cực đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các

NHTM. Nghiên cứu cũng chứng minh quá trình tăng tỷ lệ TNPTD của các NHTM
và tác động của nó đến HQHĐKD cịn ở mức khiêm tốn.
Đồn Anh Tuấn (2015) phân tích đánh giá tác động của hoạt động đa dạng hoá
thu nhập đối với HQHĐKD của 37 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2014. Kết
quả hồi quy GMM cho thấy hoạt động đa dạng hóa thu nhập có thể giúp các ngân hàng
cải thiện đáng kể HQHĐKD. Tuy nhiên, hoạt động đa dạng hóa thu nhập cũng đã thể
hiện rõ những mặt trái của nó. Các NHTM thực hiện chiến lược đa dạng hóa quá mức
có xu hướng làm gia tăng các chi phí đầu vào và làm cho chỉ số hiệu quả. Đa dạng hóa
thu nhập chỉ đem lại hiệu quả cho các NHTM khi tỷ lệ TNPTD hợp lý.


12
Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) đã phân tích ảnh hưởng của
chiến lược đa dạng hố thu nhập đến HQHĐKD các NHTM tại Việt Nam giai đoạn
2006-2013. Hồi quy GMM cho rằng đa dạng hóa thu nhập làm tăng HQHĐKD và
tăng rủi ro cho các NHTM.
Nguyễn Quang Khải (2016) đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập và
HQHĐKD của 34 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015. Kết quả hồi quy
GMM chứng minh rằng đa dạng hóa thu nhập làm tăng HQHĐKD của các NHTM.
Hà Văn Dũng (2017) phân tích, đánh giá ảnh hưởng của TNPTD đến
HQHĐKD và rủi ro của các NHTM. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các NHTM tại
Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ TNPTD có tác
dụng làm tăng HQHĐKD và rủi ro hoạt động của các NHTM.
Lê Long Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2017) nghiên cứu tác động của đa dạng
hóa thu nhập đến HQHĐKD của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2014.
Hồi quy dữ liệu bảng (FEM, REM) được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ TNPTD có tác động tích cực đến
HQHĐKD của các NHTM.
Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2017) phân tích tác động

của TNPTD đến HQHĐKD của 26 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Kết
quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy tỷ lệ thu nhập phi tín tác động tích cực lên
HQHĐKD của các NHTM tại Việt Nam.
Trịnh Thị Thúy Hồng và cộng sự (2018) phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa
thu nhập đến HQHĐKD và sự ổn định của các NHTM. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 29
NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy đa
dạng hóa thu nhập thì sẽ thúc đẩy HQHĐKD và làm gia tăng rủi ro hoạt động.
Nguyễn Thị Đoan Trang (2019) phân tích tác động của đa dạng ố tu nhập đến
HQHĐKD của 27 NHTM trong giai đoạn 2008–2017. Kết quả ước lượng SYS-GMM
cho thấy, đa dạng hoá thu nhập thúc đẩy gia tăng ROE. Đồng thời, các yếu tố như quy
mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên


13
tổng tài sản, lạm phát và độ mở tài chính có tác động cùng chiều đến ROE; tỷ lệ
DPRR và tỷ lệ chi phí hoạt động có tác động ngược chiều.
1.3.

Đánh giá các cơng trình nghiên cứu và tính mới của đề tài nghiên cứu
Dòng nghiên cứu trước đưa ra nhiều quan điểm trái chiều về vai trò của đa dạng

hoá thu nhập đến HQHĐKD của các NHTM. Một số nghiên cứu thực nghiệm quốc tế
cho rằng đa dạng hóa thu nhập làm gia tăng HQHĐKD (Stiroh, 2004; Acharya và cộng
sự, 2006; Stiroh và Rumble, 2006; Elsas và cộng sự, 2010; Demirgỹỗ-Kunt v
Huizinga, 2010; Sanya v Wolfe, 2011; Meslier v cộng sự, 2014; Lee và cộng sự,
2014; Ahamed, 2017). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khơng ủng hộ hoạt động
đa dạng hóa thu nhập của các NHTM, cho rằng chi phí cao trong việc đa dạng hóa làm
gia tăng rủi ro và giảm lợi nhuận khi các NHTM thực hiện nỗ lực chuyển đổi cấu trúc
thu nhập sang TNPTD, hay đa dạng hóa sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến
HQHĐKD của các NHTM do phải quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động (Stiroh, 2004,

2006; DeYoung và Roland, 2001; DeYoung và Rice, 2004; Gamra và Plihon, 2011; De
Jonghe, 2010; Fiordelisi và cộng sự, 2011). Baele và cộng sự (2007), Lepetit và cộng
sự (2008) cho thấy rằng đa dạng hóa có hai mặt lợi thế và bất lợi.
Dịng nghiên cứu của Wagner (2010), Elsas và cộng sự (2010); Sanya và Wolfe
(2011), Pennathur và cộng sự (2012); Li và Zhang (2013), Ahamed (2017) hay Park và
cộng sự (2019) cho rằng đa dạng hóa thu nhập của các NHTM thơng qua việc gia tăng
tỷ lệ TNPTD có khả năng giảm biến động thu nhập và gia tăng HQHĐKD của NHTM
đáng kể. Quan điểm ngược lại, Stiroh (2004b), Delpachitra và Lester (2013) gia tăng tỷ
lệ TNPTD sẽ khơng mang lại lợi ích cho các NHTM. Theo Köhler

(2014) cho rằng tỷ lệ thu nhập phi tín có lợi đơi vơi HQHĐKD của NHTM tuỳ vào
đặc điểm sở hữu. Hiện nay, chỉ có số ít cơng trình nghiên cứu như Sun và cộng sự
(2017) chứng minh có mối quan hệ phi tuyến giữa TNPTD và HQHĐKD; hay Noor
và Siddiqui (2019) điều tra tính phi tuyến tính trong mối quan hệ giữa TNPTD của
các NHTM ở Pakistan và khả năng sinh lợi của họ để khai thác mức tối ưu của tỷ lệ
TNPTD nhằm đạt hiệu quả trong việc đạt được lợi nhuận từ đa dạng hóa thu nhập.
Dịng nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến HQHĐKD của các
NHTM Việt Nam có xu hướng tăng về số lượng, phương pháp và hướng tiếp cận


×