Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 3 trang )
Xuất hiện virus tấn công người dùng Twitter
Các đường dẫn được rút gọn đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống mạng
xã hội giúp rút ngắn độ dài các thông điệp, tin nhắn cho người sử dụng dịch vụ
Twitter. Tuy nhiên, theo cảnh báo gần đây của phòng thí nghiệm Kaspersky, các
đường dẫn ngắn này có nhiều mối đe dọa tiềm ẩn, bởi các đường dẫn rút gọn làm
cho người dùng không biết trước nội dung của chúng và dễ bị dẫn vào các trang
web có thể gây hại. Những dấu hiệu mới nhất càng chứng tỏ giới tin tặc đang tăng
cường sử dụng phương thức tấn công này.
Đợt tấn công mới nhất trên mạng xã hội Twitter chứng kiến một loại sâu máy tính
sử dụng dịch vụ đường dẫn rút gọn uy tín của Google là goo.gl. Chúng sẽ dẫn dụ
người dùng đến một trang web cung cấp phần mềm diệt virus giả mang tên
“Security Shield”. Sau nhiều lần chuyển trang, người sử dụng bị chuyển đến một
trang bị bọn tin tặc nhúng vào các mã độc hại bao gồm cả các mã RSA chạy trên
nền phổ biến JavaScrip, có hàng ngàn các thông điệp Twitter tiếp tục phát tán loại
sâu này mỗi ngày.
Quá trình tấn công sẽ xảy ra như sau, người dùng sẽ nhận được một cảnh báo rằng
máy tính bạn đang chạy các ứng dụng nguy hiểm khi đang truy cập các trang web.
Lời cảnh báo còn đưa hướng dẫn chi tiết giúp người dùng loại bỏ tất cả các mối đe
dọa đó bằng cách tải phầm mềm diệt virus “Security Shield”. Kết quả là máy tính
người dùng sẽ bị nhiễm các mã độc hại khi chọn cài đặt chương trình diệt virus giả
mạo đó.
Bên cạnh dùng phần mềm diệt virus, các chuyên gia bảo mật cũng khuyến cáo
người dùng phải luôn cẩn thận khi truy cập vào các liên kết ngẫu nhiên ngay cả
trên những mạng xã hội phổ biến như Twitter và các dịch vụ uy tín như Goo.gl
Các liên kết nói trên, được ngụy trang bằng dịch vụ rút ngắn URL của Google
(goo.gl), "chuyền" qua một loạt các URL chuyển hướng trước khi "đáp" xuống
một tên miền cấp cao của Ucraina, sau đó chuyển hướng đến một địa chỉ IP gắn
với với những phần mềm chống virus giả mạo có mục đích bất lương - nhà nghiên
cứu Nicolas Brulez của Kaspersky Lab viết trên blog của công ty.
Những nạn nhân “hạ cánh” trên trang web có phần mềm chống virus giả mạo sẽ
được trang này nhắc nhở quét (scan) máy tính của họ. Nếu họ chấp thuận quét,