TRANG PHỤC DÂN TỘC Ê ĐÊ- NÉT ĐẸP ĐẶC TRƯNG CỦA NÚI
RỪNG TÂY NGUYÊN
Dương Ánh Ngọc và Nguyễn Hứa Ngọc Uyên
Khoa Kiến Trúc – Mỹ Thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên
TĨM TẮT
Trong các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc khác nhau đều có nền văn hóa đặc sắc riêng biệt, nền văn hóa của
mỗi dân tộc thể hiện ở ẩm thực, lối sống, quan niệm và cả qua trang phục. Trang phục của người Ê Đê thể
hiện phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu của các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Trang phục truyền thống của
dân tộc Ê Đê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ, người phụ nữ mặc áo chui, váy tấm còn đàn ơng
đóng khố, mặc áo. Họ cịn ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Đặc biệt, một số tộc người
Ê Đê vẫn giữ vững được bản sắc dân tộc, khơng bị hịa lẫn với các trang phục các dân tộc cùng khu vực.
Từ khóa: Ê Đê; Hoa văn; Màu sắc; Phụ trang; Trang phục dân tộc.
1. TRANG PHỤC
1.1.
Trang phục nữ giới
-Áo chui (Áo mniê): là loại áo ngắn tay, dài tay hoặc cộc tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền, xẻ ngang
bờ vai trái sang vai phải) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo
màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay
áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng những sợi chỉ màu đỏ, trắng, vàng.
-Váy tấm (Váy m’iêng): là các tấm vải chồng được quấn quanh eo thành nhiều vịng và được cố định lại
với nhau bằng các sợi dây. Tấm vải này có hình chữ nhật với phần chiều rộng khoảng 1,3m và chiều dài
khi thả xuôi xuống là gần 1m. Khi mặc lên mình, gấu của váy có thể dài chạm đến gót chân Người Ê Đê đã
dệt nên những dải hoa văn chạy trang trí tập trung ở mép trên, mép dưới và giữa thân (chủ yếu ở mép trên
và mép dưới thân váy) bằng những sợi chỉ đỏ, vàng hoặc trắng. Nguyên liệu may váy chủ yếu bằng vải
bông màu chàm hoặc đen, tùy từng loại váy mà trang trí nhiều hay ít đường nét hoa văn. Cách mặc váy
979
cũng khá độc đáo, họ đặt mép váy ở sườn bên trái, quấn một vòng quanh người từ eo bụng trở xuống, dắt
mép váy ngồi về phía sườn bên phải. Để cho chặt, họ dùng thêm thắt lưng bằng vải hay bằng kim loại.
Hình 1 : H’Hen Niê trong trang phục truyền thống Ê Đê tại cuộc thi Miss
Univrese 2018
-Trang sức của người phụ nữ Ê Đê là những loại vòng tay, vòng chân, nhẫn, dây chuyền bằng đồng hay
bằng hạt cườm. Cách đây chưa lâu phụ nữ còn đội thứ nón đan, có quai giữ ở cằm, gọi là dn bai. Thời
trước, vịng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người
quen, thân. Một loại phụ kiện không thể thiếu của người phụ nữ Ê Đê là chiếc khăn. Khăn được nhuộm
chàm dùng để quấn tóc trên đầu. Khăn quấn quấn hình chữ “nhân” trước trán rồi buộc thành mối ra sau
gáy và bịt khăn kín cả trán và đầu, mối vòng ra sau gáy phủ lên độn tóc.
1.2.
Trang phục nam giới
-Áo dài trùm mơng : đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có loại tay áo dài (ao
êkei), ngắn tay và áo cộc tay (ao kok), thân áo cũng dài trùm mơng, có xẻ tả và kht cổ trịn nghiêng về
Hình 2: Khăn trùm đầu của phụ nữ Ê Đê trong lao động , sinh hoạt
thường ngày
980
phía trước rồi xẻ xuống một đoạn giữa ngực. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai,
cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực
áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.
-Khố (Kpin) là một dải vải dệt, khổ rộng khoảng gần 30 cm, dài ngắn tùy vào địa vị xã hội. Khố được vận
bằng cách cuốn vòng quanh eo rồi luồn qua háng. Một đầu khố được thả buông mành ở phía trước, đầu cịn
lại giắt mối bên sườn.
-Đàn ông Ê Đê thường đeo vòng đồng hoặc vòng bạc ở cổ tay, khi có lễ hội của cộng đồng. Người cao tuổi
của những gia đình khá giả thường đeo chuỗi hạt ở cổ và ngà voi ở tai, thể hiện vẻ đẹp quyền quý. Đặc biệt,
chiếc vòng đồng là vật chứng trong các lễ cúng, vật giao ước trong lễ cưới hỏi, kết nghĩa hay là bùa hộ
mệnh, cầu may. Trong vịng đời của mỗi người thì những lần được cúng đeo vòng đồng được xem là đánh
dấu giai đoạn hay những thời khắc quan trọng trong cuộc đời.
2. MÀU SẮC
Trang phục Ê Đê truyền thống có năm màu cơ bản: đỏ (hrah), đen (ỵadu), vàng (cakni), xanh (yapiek) và
trắng (kỗ), màu xanh lục cũng có nhưng rất hiếm. Để tạo bốn sắc màu chủ đạo: đen, đỏ, vàng, xanh trên
tấm thổ cẩm, phụ nữ Ê Đê đã tìm nguyên liệu tạo màu từ các loại lá và rễ cây rừng.
Màu xanh: Từ tháng bảy, họ đã vào rừng hái lá krum già để chuẩn bị thuốc nhuộm. Họ phơi vỏ ốc suối thật
khô, nung lên, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum. Sợi nhuộm từ hỗn hợp nước lá - vơi ổc sẽ có màu
xanh chàm rất đẹp.
Màu đen: Nếu thêm vào hỗn hợp này nước lá chàm sẽ cho ra chất sợi màu đen bóng mịn, giặt không phai,
phơi nắng không bay màu. Màu đen của người Ê Đê được xem là một trong những màu đẹp về sắc và độ
bóng, bền cao.
Màu đỏ: Được tạo từ loại vỏ cây krung già giã ra, nấu lên. Tuy vậy, màu đỏ của người Ê Đê không tươi mà
chỉ đậm hơn màu đất nung một chút. Sản phẩm dệt màu đỏ được coi trọng hơn hết. Những tấm thổ cẩm đỏ
thường dùng để trang trí trong các lễ hội, những buổi cúng Giàng chứ không được cắt may thành trang phục
hàng ngày.
Màu vàng: Được nhuộm từ củ nghệ rừng. Người ta chọn những củ già, mài nhuyễn hoặc cho vào cối giã
rồi vắt nước nhuộm. Khi phơi sợi, họ sử dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ
sạch các vụn màu, vỏ cây.
3. HOA VĂN
-Để tạo hình hoa văn, người dệt sẽ thiết kế bố cục, kích cỡ họa tiết từ khi bắt đầu lên khung, nhặt sợi. Mỗi
loại hoa văn có số sợi dọc, sợi ngang, cách nâng và hạ sợi khác nhau, khi dệt sẽ tạo thành các dải họa tiết
nối tiếp nhau chạy dài theo chiều dọc khổ vải. Trong quá trình xếp sợi, người dệt sẽ phối màu từ xen kẽ
như đỏ - đen, đen - vàng, đỏ - chàm sẫm để khi dệt sẽ có những dải hoa văn nổi bật, tạo điểm nhấn cho
981
trang phục. Đồng thời suốt quá trình dệt, nghệ nhân sử dụng hồ (cháo đặc) để quét lên sợi, giúp tăng độ
chắc cho từng sợi chỉ. Thông thường trên một khổ vải rộng 0.9 m, người Ê Đê tạo những đường diềm nhỏ
ở hai đầu biên vải. Phần hoa văn chính tập trung cách biên một chút, rộng khoảng 20 – 30cm và một số
đường trang trí nhỏ chạy giữa thân vải. Dệt được một chiếc váy, áo, khố, mền, một người phụ nữ Ê Đê phải
mất một thời gian dài khoảng 4 tháng. Nhiều khi cũng có thể kéo dài thêm vì tuỳ thuộc vào khổ rộng và độ
tinh xảo, cầu kỳ của sản phẩm. Vì vậy, trước khi dệt người phụ nữ Ê Đê đã thiết kế bố cục họa tiết ngay
trong đầu, kể cả kích cỡ các họa tiết cũng được thiết kế để khi dệt xong các hoa văn được bố cục hài hòa,
vừa với thân váy, áo mà không phải cắt may lần nữa.
-Hoa văn Ê Đê khơng có trong sách vở mà tùy theo suy nghĩ và sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Trên trang
phục truyền thống của dân tộc Ê Đê, dải hoa văn chiếm diện tích từ 1/3 đến 1/4 bề mặt vải, gồm những
chuỗi họa tiết được cách điệu dưới dạng hình học chạy dài liên tục suốt chiều dài vải. Theo ước tính, trang
phục của người Ê Đê có khoảng 48 loại hoa văn.
Hình 7 : Hoa văn con rùa, hình thoi lớn là mình rùa, hình thoi nhỏ là đầu rùa;
các họa tiết hình chữ V là chân rùa.
Hình 8 : Hoa văn trứng chim cút là những hình thoi lồng vào nhau.
Hình 9 : Hoa văn con rồng đất (mnga anak rai), được ước lược, cách điệu bằng những ơ hình thoi nối tiếp
nhau và xen kẽ giữa là những đường chữ V nối nhau kéo dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Thổ cẩm Ê Đê .
/>
2.
Trang phục dân tộc Ê đê có gì đặc sắc? (2020) .
y/doi-song/thoi-trang-lam-dep/trang-phuc-dan-toc-e-de
982
3.
Trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê (2015) .
/>
4.
Nghệ thuật tạo hình và sắc màu tinh tế trên thổ cẩm của người Ê Đê (2021) .
/>
5.
Bộ sưu tập họa tiết thổ cẩm 12 dân tộc Việt Nam .
/>
6.
Trang phục người Ê-Đê có gì độc đáo? (2016) .
/>
7.
Trang phục Ê Đê (2012) .
/>
983