Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trang phục dân tộc H’Mông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.63 KB, 7 trang )

TRANG PHỤC DÂN TỘC H’MƠNG
Lê Hồng Nam, Phan Thị Yến Phụng, Dương Nguyễn Bình Phi
Khoa Kiến Trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên

TÓM TẮT
Trang phục truyền thống của dân tộc Mông là trang phục rất đặc biệt. Trong cuộc sống hiện đại, với sự du
nhập của nhiều kiểu thời trang bắt nhịp xu hướng mới, thì những bộ váy áo dân tộc Mơng vẫn ln được
u thích và được tìm đến nhiều nhất mỗi khi cần đến chất liệu dân tộc trong những sự kiện đặc biệt, hay
cần sự sáng tạo nghệ thuật. Trang phục dân tộc Mông ngày nay có sự cải tiến rất nhiều so với truyền thống,
và mỗi sự cách tân đều có chủ đích riêng để làm nổi bật thêm những nét độc đáo, riêng có của bộ trang
phục này.
Từ khố: Chất liệu, H’Mơng, Hoa văn , Màu sắc, Phụ kiện.
I. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
1.1. Trang phục:
Nguồn gốc trang phục:
Theo lời kể của một người dân H’Mơng thì cách lý giải vì sao có hoa văn trên vải của họ rất thú vị. Họ cho
rằng hoa văn trên váy của người phụ nữ chính là chữ viết của dân tộc mình. Truyển kể rằng, xưa kia khi
người Hmơng cịn sống ở Trung Quốc, họ cũng có chữ viết riêng của dân tộc mình như người Kinh bây
giờ. Sau vì muốn chiếm đất và đồng hóa người Hmông nên người Hán đã cho quân xâm lược, đốt sách vở
và cấm người Hmông đọc chữ. Người Hmông khơng ghi lại lịch sử của mình được. Đang lúc chạy lên núi
trốn sự truy lùng của người Hán, vua của người Hmông lúc bấy giờ đã gặp một người phụ nữ Hmông cặm
cụi ngồi mải miết thêu bên suối, không hề để ý quân Hán đang đuổi tới. Vua đã chợt nghĩ ra phương thức
giữ lại chữ viết của dân tộc mình bằng việc thêu lên váy người phụ nữ. Nhưng thêu thì lâu, nên khi nhìn
thấy một tổ ong bên đường, vua đã lấy sáp ong và vẽ vào váy người phụ nữ. Từ đó, người Hmơng biết thêu
và in hoa văn bằng sáp ong. Song do người phụ nữ kia không biết chữ nên không biết ý nghĩa của chúng.
Dù là truyền thuyết, song câu truyện trên đã cho chúng ta một thông tin thú vị về nguồn gốc sự xuất hiện
của hệ thống hoa văn họa tiết trên trang phục của dân tộc họ.
Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Hmông gồm: váy, áo xẻ ngực, yếm lưng, có tấm vải che phía trước
và vng vải nhỏ che lưng phía sau, thắt lưng, khăn quấn đầu, chân vấn xà cạp. Váy hình nón cụt, xếp nhiều
nếp xoè rộng. Phụ nữ Hmông trắng mang trang phục váy trắng, áo xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và


yếm lưng. Phụ nữ Hmơng trắng cạo tóc xung quanh và để chỏm lớn ở đỉnh đầu, quấn khăn vành rộng.

971


Người H’Mơng Trắng:
Váy của phụ nữ Mơng trắng có nhiều nếp gấp rộng khi xẻ ra, mềm
mại như những cánh hoa. Phần thân váy là nơi tập trung các họa tiết
trang trí tinh xảo. Chiếc thắt lưng được quấn ngang bụng tạo nên
đường eo thon, làm cho vóc dáng các thiếu nữ đẹp hơn (hình 1).

Hình 1: Phụ nữ H’mơng trắng
Khăn vấn đầu của phụ nữ Mông trắng là loại khăn ô
vuông nhỏ, mỗi ô khoảng 1 cm. Một đầu khăn phải
cuốn từ 4 - 5 sải tay mới đủ. Khi đội, gấp đôi theo chiều
rộng, phần mép được gấp giấu vào phía trong, lúc này
vành khăn chỉ cịn rộng chừng 6 cm, sau đó cuộn xung
quanh đầu (hình 2)
Hình 2: Người H’Mông trắng ở Hà Giang
Người H’ Mông đen:
Phụ nữ dân tộc Mơng đen thường để tóc dài, cuốn quanh đầu rồi đội khăn (hình 3). Khăn được cuốn khéo léo thành
nhiều lớp tạo thành hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu hai bên, đuôi khăn buông xuống vai, tạo
một sắc thái riêng trên trang bộ trang phục. Những chi tiết, phụ kiện trang sức độc đáo bằng bạc góp phần tạo điểm
nhấn trên bộ trang phục của người Mông đen. Đồ trang sức bằng bạc của họ không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, tâm
linh mà cịn là của hồi mơn cho con gái khi đi lấy chồng (hình 3)

Hình 3

Họa tiết trong trang phục của người Mông đen chủ yếu là hoa văn hình xoắn ốc, hình vng, chữ nhật, zích
zắc.... Người Mơng quan niệm: các khối hình thêu càng tỉ mỉ, chắc tay thì càng thể hiện được sự khéo léo

trong việc vun vén hạnh phúc cũng như sự giàu sang, sung túc của gia đình.

972


Trang phục đàn ông dân tộc Mông đen rất
đơn giản với áo cổ tròn, xẻ ngực. Quần
may kiểu chân què, cạp rộng, đũng thấp,
ống rộng. Với màu đen chủ đạo, cùng
những đường cắt cúp độc đáo, bộ trang
phục đã góp phần tôn lên vóc dáng khỏe
khoắn của đàn ông người Mơng.
Hình 4
Khác với các dân tộc khác, trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông Đen gồm rất nhiều bộ phận cầu kì hợp
thành như khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng và xà cạp. Chiếc váy mặc ơm trịn lấy eo, thân váy xếp ly bồng
nhẹ, tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục (hình 4).
Phụ nữ Hmong Hoa mang trang phục váy màu chàm, có thêu hoa ở gấu váy. Mặc xẻ nách, trên vai và
ngực có cạp thêm vài màu, thêu hình hoa văn con ốc. Phụ nưc Hmong
Hoa để tóc dài quấn quanh đầu, sau đó cịn quấm thêm tóc giả. Phụ nữ
Hmong Hoa mang trang phục váy màu chàm, có in hoa văn ở gấu,
ngắn hơn váy.Hmong Hoa, mặc áo xẻ giữa ngực, thêu hoa văn ở cánh
tay và hị áo.
Hình 5
Phụ nữ Hmơng Xanh mang trang phục váy hình ống màu chàm, gấu váy thêu hoa văn hình chữ thập
trong hình các ơ vuông, áo mở chếch ngực xẻ thẳng về bên trái, cài một cúc, cánh tay áo đắp thêm những
miếng vải màu đỏ và cổ tay áo có thêu hoa văn. Người Hmơng Xanh, con gái để tóc xỗ ngang vai, khi lấy
chồng mới quấn tóc lên đỉnh đầu và dùng lược móng ngựa cặp ngược tóc về phía trước, trùm khăn trên đầu.
Ngày nay, trang phục phụ nữ Hmơng có những thay đổi: phụ nữ Hmông Sa Pa mặc quần ống
ngắn và hẹp, áo khốc ngồi kép xẻ ngực cổ cứng thiêu hoa văn. Phụ nữ Hmông Trắng Sơn La mặc quần
ống dài, mặc áo cánh trắng bên trong, măc áo cổ truyền bên ngồi. Phụ nữ Hmơng Hoa mặc áo hở nách.Nam

giới mặc áo xẻ nách và xẻ ngực, thường có 4 túi, cài 4 khuy. Quần ống bó cắt kiểu chân què (Hình 6).

973


Hình 6: Trang phục của phụ nữ và trẻ em Mông ở Hà Giang

Trang phục truyền thống của người dân tộc H’mông nam giới
Trang phục nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân
hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Quần nam giới
là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn,
có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình trịn bạc chạm khắc hoa văn, có
khi mang vịng bạc cổ, có khi khơng mang. (

Nét đặc sắc trên trang phục của dân tộc Mơng chính là từ chất liệu vải lanh. Theo truyền thống, Trồng lanh
dệt vải lanh, may áo lanh, thêu dệt thổ
cẩm, vẽ sáp nhuộm hoa văn…đã trở
thành nghề truyền thống của người
con gái Mông. Cây lanh trồng khoảng
2 tháng được cắt thu hoạch, phơi khô,
tước lấy cỏ, sau đó cho vào cối giã,
bện thành dây. Sau cơng đoạn này, các đoan dây được trụ đá trịn lăn trên phiến đá cho đến khi tạo thành
sợi lanh nhỏ, mịn, bắt ánh sáng để bắt đầu cho cả q trình địi hỏi kỹ thuật dệt may và thêu thùa thành
phẩm.
1.2.

Phụ kiện

Người Hmơng có những đồ trang sức: khun tai, vòng cổ,
vòng tay, nhẫn đồng, nhẫn bạc, nhẫn vàng. Nếu trên tay có 2

nhẫn là người đó đã có vợ hoặc có chồng. Phụ nữ thích dùng
chiếc ơ màu sắc đẹp, vừa có tác dụng che mưa, che nắng và làm
vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng.
II.MÀU SẮC CHẤT LIỆU VÀ HOA VĂN TRUYỀN THỐNG

974


2.1.

Màu sắc hoa văn trong trang phục H’Mông
Bảng màu của người Hmông gồm năm màu cơ bản: chàm thẫm thành

đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ. Màu đỏ là màu chủ đạo, vừa là màu nền trung gian
vừa tạo các mơtíp chính làm nên sắc màu rự rỡ của hoa văn trên vải trang phục.
Màu đỏ trước đây được nhuộm từ nước một loại vỏ cây thảo mộc hoặc nhuộm
từ cánh kiến, hiện nay thì chủ yếu là màu cơng nghiệp. Màu vàng được nhuộm
từ củ nghệ. Màu trắng là màu nguyên bản của sợi lanh.
Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm lý, ước vọng… trong
cuộc sống của dân tộc Hmông. Sự sắp xếp các mảng mầu tối, sáng, nóng lạnh đi
cạnh nhau làm nổi bật lên các đường nét hoa văn, Người H’mông sở SaPa – Lào
Cai trang phục lấy màu đen là chủ đạo, người H’mông ở Bắc Hà trang phục chủ
đạo lại là màu đỏ
2.2.

Chất liệu
Trước kia, phụ nữ Mông thường dùng nguyên liệu thiên
nhiên là cây lanh để dệt vải, vì vải lanh có độ bền cao.
Bó lanh cắt về được phơi nắng khoảng 1 - 2 tuần rồi
tước sợi, sau đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại. Lanh

cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt, luộc cho tới

khi sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi rồi guồng chia sợi trước khi mắc vào khung cửi để dệt. Các bé gái,
từ nhỏ đã được các bà các mẹ dạy se lanh, đan sợ, dệt vải và may đồ…
NGHỆ THUẬT VẼ SÁP ONG TRÊN VẢI LANH CỦA NGƯỜI H’MÔNG

Kỹ thuật vẽ sáp ong khơng chỉ địi hỏi sự tỉ mỉ mà bao hàm cả sự khéo léo, tính nết của người phụ nữ
H’Mơng.
Vì lẽ đó, mỗi chiếc váy thổ cẩm khi ra đời đều là sản phẩm độc nhất vô nhị.
2.3.

Hoa văn truyền thống

Có nhiều loại hoa văn trên trang phục người H’mơng như hoa văn hình học, hoa văn hiện thực, hoa văn
hình người, hoa văn hình hoa lá …
Sự gắn bó chặt chẽ giữa hoa văn trang phục và môi trường sống là một dấu hiệu đặc biệt, nó thể hiện quan
niệm về cái đẹp, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan…của mỗi dân tộc, giúp chúng ta phân biệt được

975


nhóm người, tộc người này với tộc người khác. Sống ở vùng núi cao, gần với thiên nhiên nên hoa văn trên
vải của dân tộc H’mông ẩn chứa và truyền tải hình ảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trong cuộc sống lao
động hằng ngày, bao gồm cả thế giới thực vật , động vật và cả đồ vật
Hoa văn trang trí trên vải của người H’MƠNG
Để tơ điểm cho những sản phẩm dệt truyền thống của mình,
người Hmơng kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau bao gồm
vẽ sáp ong nhuộm chàm, thêu và chắp vải để tạo thành các
mẫu hoa văn đa dạng.


Biểu tượng của sấm, chớp được thể hiện hoa văn hình rau dớn ở dưới gấu váy, áo, yếm đó là hai hình trịn
có chung nếp tuyến chéo, đó là tín ngưỡng sùng bái, cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng thuận lợi. Ở
nhiều dạng mơ típ hoa văn trên nền vải, rồng là đường zích zắc ở giữa là các chấm biểu thị con mắt và có
các xoắn ốc.

Các biểu tượng hoa văn gắn liền với cuộc sống như hình ảnh hoa đào, hình tượng thuộc lĩnh vực âm dương
ở trên các mơ típ hoa văn là các bông cúc, phổ biến nhất vẫn là các hình chữ thập + chữ X …
2.4.

Ý nghĩa

Trang phục được trang trí đẹp cịn là thước đo tài năng của phụ nữ H’mông. Vẻ đẹp của trang phục, một
tác phẩm văn hóa vừa gắn chặt nhu cầu của đời thường với nhu cầu thẩm mỹ. Các hoa văn, họa tiết trên
trang phục của người H’mơng thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, với màu của
nhóm người là trung tâm tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng trên trang phục của người H’mông thật độc đáo và
khác biệt so với một số các dân tộc khác.
Trải qua nhiều thời kỳ của lịch sử, người H’mông ở các địa phương đã phát triển theo chiều hướng riêng
của mình, tạo nên một nền văn hóa khác biệt. Nhờ đó, văn hóa H’mơng là một bộ phận của nền văn hóa
Việt Nam, vừa là bộ phận của nền văn hóa Đơng Nam Á và văn hóa Thế giới,vừa góp phần điểm xuyết
thêm cho bức tranh 54 dân tộc anh em Việt Nam và các dân tộc trên toàn thế giới thêm rực rỡ, trọn vẹn của
tổng thể hài hịa “bản sắc văn hóa Dân tộc”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
976


1. /> /> />2. />3. />
977




×