Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hơi thở của trào lưu Op Art (nghệ thuật thị giác) trong thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.25 KB, 5 trang )

HƠI THỞ CỦA TRÀO LƯU OP ART (NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC)
TRONG THỜI TRANG
Phạm Ngọc Thiện, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Song Huy
Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Xuyến

TĨM TẮT
Nghệ thuật Optical (gọi tắt là Op Art) là tên gọi làn sóng nghệ thuật mới liên quan đến ảo giác xuất hiện từ cuối
những năm 1950. Nghệ thuật thị giác là cụm từ đơn giản nhất để miêu tả trào lưu tiếp nối của những bộ phim
trắng đen và những đường vẽ Art decor. Nghệ thuật thị giác tạo ra những ảo ảnh để đánh lừa đôi mắt với những
họa tiết như chuyển động, nhảy múa, thơi miên người nhìn từng khuấy động trong những năm 1960 đã mang
đến sự tươi trẻ của tinh thần thời đại ấy vào thế giới thời trang. Vào những năm 1960, niềm đam mê với các
họa tiết đã bùng lên từ ước muốn được thoát ly khỏi những quy chuẩn xã hội và lối ăn mặc đậm chất bảo thủ
của quá khứ. Trang phục dần trở nên gây shock, khiêu khích và tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ. Cùng với đó các
nhà thiết kế đã rất thành công khi ứng dụng nghệ thuật Op art vào thời trang và tạo nên trào lưu nổi bật trong
giữa thế kỷ 20.
Từ khóa: ảo giác, hình học, thời trang, trừu tượng, thị giác
1. Giới thiệu về nghệ thuật Op Art
1.1 Khái niệm nghệ thuật Op Art
Op art hay còn gọi là Optical art được dịch sang tiếng Việt là nghệ thuật thị giác. Đây là một hình thức nghệ
thuật trừu tượng mà dựa vào ảo ảnh quang học giữa màu đen và màu trắng để đánh lừa mắt của người xem. Xu
hướng nghệ thuật này liên quan đến thiết kế hình học để tạo ra cảm giác vừa chuyển động hoặc rung động.
Người xem có thể nhìn thấy ở Op Art những hình ảnh khuất, sự chuyển động hay cảm giác khơng gian ba chiều
đang phình ra và cong lên…mà thực chất đó chỉ là sự sắp đặt trên bề mặt hai chiều tĩnh. Hiệu quả thị giác Op
Art áp dụng sự sắp xếp có tính tốn của khoa học phối cảnh, nguyên lí màu sắc kết hợp với tính chất thị giác
trên mắt người. Op Art ảnh hưởng từ nghệ thuật hình học trừu tượng (Geometric Art) và Kinetic Art.
1.2 Nguồn gốc nghệ thuật Op Art
Op Art là một phong trào nghệ thuật nổi lên trong những năm 60 của thế kỉ 20. Trong lịch sử, Op Art có thể
được cho là có nguồn gốc từ các tác phẩm của Victor Vasarely và một họa sĩ người Anh Bridget Riley. Đỉnh


1129


cao thành công của phong trào Op Art là vào năm 1965, khi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern
Art) tại Hoa Kì tổ chức buổi triển lãm “The Eye Responsive (Tạm dịch là “Phản ứng của Mắt”) đã được cơng
chúng đón nhận.
1.3 Đặc trưng của nghệ thuật Op art
Nghệ thuật Op Art tập trung vào việc tạo ra các hình ảnh cho phép tương tác quang học. Nghệ thuật Op Art
mang một trải nghiệm tri giác, có liên quan đến cách thức hoạt động của thị giác con người. Xu hướng nghệ
thuật này được tạo ra bởi các hiệu ứng, đường nét, hình dạng và màu sắc. Lúc đầu khi mới xuất hiện các tác
phẩm Op Art chỉ được làm từ màu trắng, đen. Nghệ thuật tạo hình thường sử dụng các màu sắc tương phản để
tạo ra nhiều cảm giác khác nhau cho thị giác. Trong các tác phẩm của nghệ thuật Op Art, có thể cảm nhận được
ảo giác về chuyển động, rung động, mờ dần của các hình dạng, các cường độ khác nhau của màu sắc, độ sâu,
độ sáng và hơn thế nữa. Nghệ thuật Op Art khám phá mối quan hệ giữa võng mạc của mắt và các quá trình của
não. Một số mẫu có thể tạo ra một số nhầm lẫn giữa cả hai bộ phận của cơ thể, dẫn đến nhận thức về hiệu ứng
quang học. Op Art là một loại hình nghệ thuật trừu tượng, khơng mang tính đại diện, bởi vì Op Art khơng được
định hướng để đại diện cho những số liệu có thể xác định được trong thực tế.
1.4 Tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật Op art

Hình 1: Zebra – Victor Vasarely (1937)

Hình 2: Movement in Squares - Bridget Riley (1961)

Hình 3: Kumo XV - Omar Rayo (1973)

Hình 4: Riu-Kiu-C - Victor Vasarely (1960)

2. Cảm hứng nghệ thuật op art trong các lĩnh vực
2.1 Đồ họa
1130



Thiết kế đồ họa lấy cảm hứng từ Op Art đều tinh tế và đặc biệt gây ấn tượng thị giác rất mạnh, thu hút được
nhiều sự chú ý. Dưới đây là đồ họa Op Art của một số lĩnh vực đồ họa cơ bản: biểu tượng, áp phích, bìa sách
và bao bì sản phẩm…

Hình 5: Nghệ thuật Op Art ảnh hưởng lên đồ họa
2.2 Nội thất và kiến trúc
Đối với kiến trúc và thiết kế nội thất thường sử dụng chủ yếu các khn mẫu hoa văn trang trí “theo kiểu Op
Art” trên tường hay trên đồ nội thất có mặt phẳng. Thiết kế theo phong cách này cần sự sắp đặt, phối hợp chặt
chẽ và không lạm dụng, để tránh việc gây áp lực quá nhiều cho thị giác cũng như làm mọi thứ trở nên rối mắt.

Hình 6: Nghệ thuật Op Art ảnh hưởng lên nội thất
2.3

Hình 7: Nghệ thuật Op Art ảnh hưởng lên kiến trúc

Thời trang

Nghệ thuật Optical Art là hiệu ứng thị giác được tạo bởi những mảng đồ họa tương phản mạnh trong những
cặp tương phản trên diện rộng khiến mắt bị ảo giác về chiều sâu hoặc ảo ảnh. Bên cạnh đó, nghệ thuật này được
áp dụng vào thời trang còn là một sự kết hợp tinh tế đầy sáng tạo, luôn được các nhà thiết kế u thích và biến
hóa đa dạng, phong phú tạo ra các kiểu hiệu ứng Op Art trên bề mặt vải một cách đầy thú vị. Ngay cả khi người
mẫu khốc lên mình những bộ trang phục di chuyển trên sàn diễn thời trang, hiệu ứng Op Art vẫn liên tục tạo
ra những sự chuyển động thơi miên người nhìn. Ngồi ra, qua những bộ trang phục dưới đôi bàn tay của các
nhà thiết kế tài ba đã khiến cho thời trang với nghệ thuật quang học càng tuyệt vời và lạ mắt hơn bao giờ hết.
1131


Thời trang và hiệu ứng Op Art của đồ họa


Hình 8: Ảnh hưởng của đồ họa lên thời trang
Thời trang và hiệu ứng Op Art của tạo hình

Hình 9: Ảnh hưởng của ngành nội thất lên thời trang

Hình 10: Ảnh hưởng của kiến trúc lên thời trang

1132


Có lẽ vì thế cảm hứng lấy từ Op Art đã làm nên cuộc cách mạng với chiếc miniskirt của Mary Quant vào
những năm 1960. Sau này, dù bị lãng quên suốt hai thập niên 80 và 90 nhưng nguồn cảm hứng Op Art một
lần nữa quay trở lại nhờ bộ sưu tập xuân hè 2013 của nhà thiết kế người Mỹ Marc Jacobs trên sàn diễn thời
trang New York.

Hình 11: Bộ sưu tập mang hơi thở Op Art từ nhà thiết kế Marc Jacobs
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Op Art – Trò đùa thị giác (bài báo)

Elly team
/>2.

Xu hướng thời trang Optical Art (bài báo)

QUYÊN BÙI/DNSGCT
/>3.


Trào lưu nghệ thuật Op Art – cú lừa ngoại ngục của thị giác (bài báo)

DESIGNS.VN
/>4.

Phong trào nghệ thuật Op Art – Cú lừa của nghệ thuật thị giác (bài báo)

Thuy Trang
/>
1133



×