Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ năng và kiến thức sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.34 KB, 17 trang )

KHOẢNG CÁCH GIỮA KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HỌC VỀ KỸ NĂNG
VÀ KIẾN THỨC SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Nguyễn Thị Nhinh1,*, Nguyễn Ngọc Hà1,
Trương Thị Quỳnh Trang1, Nguyễn Trà Vinh1
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hoá, thị trường lao động ngày càng
tăng khiến nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn, đòi hỏi yếu tố đầu vào chất lượng,
đặc biệt là ngành phổ biến và cần thiết như kế toán, kiểm toán. Việc chuyển đổi
từ môi trường học tập sang nơi làm việc càng trở nên khó khăn hơn khơng chỉ
đối với sinh viên mà cịn với các doanh nghiệp trong q trình tuyển dụng. Sinh
viên tốt nghiệp phải nhận diện kiến thức lẫn kỹ năng chun mơn để có thể đáp
ứng u cầu từ nhà tuyển dụng. Bài viết nhằm khám phá khoảng cách giữa kỳ
vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kiến thức và
kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng, trình bày kết quả sơ bộ
của cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và phiếu khảo sát với 235 sinh viên ngành
kế toán, kiểm toán tại các trường đại học khối Kinh tế và 157 nhà tuyển dụng trên
địa bàn Hà Nội, Việt Nam. Kết quả từ kiểm định Indenpent-Samples T Test cho
thấy có xuất hiện khoảng cách đáng kể giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động
và nhận thức của người học, những kiến thức và kỹ năng cần được cải thiện để
đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn, kiểm tốn có thể hồn thành và đáp
ứng tốt yêu cầu của công việc trong tương lai.
Từ khóa: Kế tốn, kiểm tốn, khoảng cách, kỳ vọng, kỹ năng, kiến thức.

1. GIỚI THIỆU

Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là sinh viên tốt nghiệp
cần đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu
của nhà tuyển dụng. Điều này địi hỏi sinh viên khơng những cần trang
Trường Đại học Thương mại
* Tác giả liên hệ. Email:


1


64

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

bị chắc kiến thức chun mơn ngành đào tạo, mà cịn phải thích ứng
nhanh với các kỹ năng, cơng nghệ ngày càng cao của xã hội. 
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và hội nhập sâu rộng
của nền kinh tế thị trường, vai trị của kế tốn và kiểm tốn không hề
đơn giản. Họ không chỉ là những người chuẩn bị báo cáo tài chính,
kiểm tốn và kế tốn cịn đóng vai trị là người hỗ trợ thơng tin (Yasin,
Bayes & Czuchry, 2005). Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận một
“khoảng cách kỳ vọng” mà theo đó sinh viên tốt nghiệp rời khỏi các
trường đại học khơng có các kỹ năng và kiến thức mà nhà tuyển dụng
mong đợi (Botes, 2009; Jackling & de Lange, 2009; Low và cộng sự,
2013; Marshall và cộng sự, 2010). Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán,
kiểm toán được kỳ vọng sẽ sở hữu tập hợp nhiều lượng kiến ​​thức, kỹ
năng kỹ thuật và các kỹ năng chung để có thể đáp ứng yêu cầu của nơi
làm việc cũng như các nhà tuyển dụng. Năng lực kế tốn là khơng đủ
cho đào tạo kế tốn chun nghiệp và đôi khi cần được bổ sung bởi
các năng lực khác như tư duy sáng tạo, học tập suốt đời, kỹ năng công
nghệ thông tin và kỹ năng truyền thông.
Hiện nay, các trường đại học và cao đẳng có xu hướng chú trọng đào
tạo kiến thức kế toán, kiểm toán hơn là các kỹ năng. Bên cạnh đó, sinh
viên cũng đánh giá cao kiến thức và cho rằng đây là yếu tố cần thiết nhất
khi làm việc. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng nhận thấy khi sinh viên tốt
nghiệp đi làm vẫn chưa thích nghi với mơi trường làm việc do khối lượng
công việc lớn và kỹ năng xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu, sinh viên vẫn

chưa trang bị đầy đủ kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Khoảng cách giữa các kỹ năng, kiến thức mà các cá nhân thực sự
sở hữu và các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nơi làm việc vẫn đang là
câu hỏi thiết thực mà các nhà nghiên cứu quan tâm nhất lúc này. Do đó,
bài viết này đề cập đến khoảng cách về kiến thức và kỹ năng của sinh
viên ngành kế toán, kiểm toán giữa người sử dụng lao động và người
học hiện nay. 
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng cũng đã đề cập đến trong
nhiều nghiên cứu trước đây. Như một cách để phân tích rõ hơn về khoảng


Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH

65

cách, Bùi và Porter (2010) đã phát triển một khn khổ tồn diện để giải
thích khoảng cách giữa các kỹ năng và kiến thức được mong đợi giữa
sinh viên tốt nghiệp và nhận thức sở hữu các kỹ năng này. Đến năm
2015, Yee Ting Ngoo cùng các cộng sự của mình nghiên cứu về cầu nối
nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách về kỹ năng nhận thức giữa nhà
tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn ở Malaysia. Khoảng
cách lớn nhất về thuộc tính được ưu tiên hàng đầu giữa nhà tuyển dụng
và sinh viên tốt nghiệp được tìm thấy là có tới 5 cấp độ khác nhau trong
kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, khả năng tiếp tục và tập
trung hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, trong nghiên cứu định
tính của Nikitina & Furuoka (2012), kết quả cho thấy rằng các kỹ năng
mềm có tác động nhiều hơn trong việc thu hẹp khoảng cách nhận thức
giữa nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp.

Nhìn chung, dưới góc độ đánh giá của người sử dụng lao động ở
Việt Nam và nước ngoài, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán
được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản tương đối tốt. Các nghiên cứu
trước đây có đề cập liên quan đến yếu tố về kiến thức như kế tốn quản
trị, kế tốn tài chính, kiểm tốn và thuế. Cả 4 yếu tố trên đều đặc biệt
quan trọng đối với sinh viên ngành kế toán, kiểm toán giúp họ có khả
năng hồn thành và xử lý tốt cơng việc hay nhiệm vụ được giao từ đó
có thể phát triển sự nghiệp của họ.
Có rất nhiều mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách
và đối tác xã hội trên khắp châu Âu về khoảng cách giữa kỹ năng mà
người lao động sở hữu và nhu cầu của thị trường lao động. Năm 2013,
Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii nghiên cứu về kỳ vọng
của nhà tuyển dụng có phù hợp với nhận thức của sinh viên hay khơng,
nhằm phân tích nhận thức của sinh viên về các kỹ năng cần thiết và cố
gắng đưa họ đến gần hơn với kỳ vọng của nhà tuyển dụng tại Đại học
Tunisia, kết quả cho thấy có sự tồn tại giữa các khoảng cách có thể là
kết quả của sự thiếu giao tiếp giữa sinh viên và các chuyên gia.
Không chỉ những nơi khác trên thế giới, các nhà tuyển dụng ở
Việt Nam cũng mong muốn thuộc tính tốt nghiệp của sinh viên phù hợp
với nơi làm việc hiện đại. Các nghiên cứu về khoảng cách giữa kỳ vọng của


66

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

người sử dụng lao động và nhận thức của người học vẫn còn hạn chế ở Việt
Nam. Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018) khảo sát sinh viên tại Đại học
Quốc gia Hà Nội, tác giả nhận thấy rằng hiện nay, các trường đại học ở Việt
Nam cung cấp chương trình và các kỹ năng cần thiết chưa đầy đủ, thực tế

phản ánh sinh viên tốt nghiệp khơng có các thuộc tính cần thiết để đáp ứng
các yêu cầu của nơi làm việc cũng như yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Trên cơ sở các nghiên cứu tiền nhiệm trong nước và ngoài nước,
các yếu tố đo lường đến khoảng cách giữa nhận thức của người học và
kỳ vọng của người sử dụng lao động được tổng hợp trong Bảng 1:
Bảng 1. Tổng hợp nghiên cứu
STT

1

2
3

4

5

6

Yếu tố đo lường
khoảng cách

Nguồn

Kỹ năng tư duy phản + Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)
biện và giải quyết + Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)
vấn đề
+ Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018)
+ Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)
Kỹ năng chuyên môn

+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)
+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)
Kỹ năng chung
+ Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018)
+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)
Kỹ năng mềm

+ Nikitina & Furuoka (2012)

+ Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)
Khả năng tiếp tục và + Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)
hoàn thành nhiệm vụ + Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018)
+ Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018)
Kỹ năng công nghệ
+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)
thông tin
+ Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)
+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)

7

Kỹ năng giao tiếp

+ Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018)

8

Kỹ năng tài chính

+ Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)

+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)
+ Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013)

9

Kỹ năng lãnh đạo

+ Mai Thị Quỳnh Lan và cộng sự (2018)
+ Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015)

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)


67

Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu định tính
Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu là phương pháp nhằm thu thập
thông tin dựa trên những câu hỏi đối thoại. Mục đích của việc phỏng
vấn sâu nhằm nhìn nhận khoảng cách giữa sự kỳ vọng của người sử
dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ năng và kiến thức của
sinh viên ngành kế toán, kiểm tốn. Từ đó, có thể tìm ra giải pháp thu
hẹp khoảng cách. Đồng thời, dựa vào nghiên cứu định tính để thiết kế
bảng hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng trong phần tiếp theo.
Đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 11 sinh viên thuộc các trường
đại học khối ngành kinh tế và 07 kế toán tại các đơn vị. Các cuộc phỏng
vấn chuyên sâu dựa trên bảng câu hỏi sẵn có, thường sử dụng các câu

hỏi phi cấu trúc, bán cấu trúc hoặc có cấu trúc, ít về số lượng nhưng có
tính đào sâu và phát triển, mở rộng vấn đề, nhằm khơi gợi quan điểm
và ý kiến của người tham gia. Kết quả nhận thấy có xuất hiện khoảng
cách đáng kể giữa nhận thức của người học và kỳ vọng của người sử
dụng lao động về kỹ năng và kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành
kế toán, kiểm toán. Trên cơ sở tổng quan từ các nghiên cứu tiền nhiệm,
qua kết quả phỏng vấn chuyên sâu, nhóm tác giả đã đưa ra các yếu tố
thuộc kỹ năng và kiến thức mà theo đó được cho là phù hợp với mục
đích nghiên cứu của đề tài.
Bảng 2. Các kỹ năng và và kiến thức dành cho sinh viên kế tốn
được khảo sát trong nghiên cứu
Kiến thức
• Kế tốn quản trị

Kỹ năng
• Kỹ năng giao tiếp

• Kế tốn tài chính

• Tư duy phản biện

• Kiểm tốn

• Kỹ năng ngoại ngữ 

• Thuế

• Kỹ năng cơng nghệ thơng tin
• Kỹ năng giải quyết vấn đề 
• Kỹ năng lãnh đạo

• Kỹ năng làm việc nhóm
• Kỹ năng quản lý thời gian 


68

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

3.2. Nghiên cứu định lượng
Dữ liệu định lượng được giải thích bằng phương pháp IndenpentSamples T Test trong phần mềm SPSS và phương pháp phân tích thống
kê giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính
xác để có thể phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất.
Thông tin trên phiếu khảo sát được trình bày sau khi đã nghiên cứu
tổng quan, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu, trao đổi, lấy ý kiến từ các
đối tượng phỏng vấn có chun mơn. Phiếu điều tra khảo sát được thiết
kế dành cho 02 nhóm đối tượng được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với
đối tượng trong đề tài là sinh viên thuộc trường đại học khối kinh tế,
cụ thể là sinh viên ngành kế toán, kiểm toán, ký hiệu là 0 và nhà tuyển
dụng về vị trí kế tốn viên, kiểm tốn viên thuộc các công ty đang hoạt
động trên địa bàn Hà Nội, ký hiệu là 1.
Bảng 3. Thống kê kết quả khảo sát theo đối tượng
Loại phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát người
sử dụng lao động 
2. Phiếu khảo sát người
học

Số phiếu Số phiếu hợp lệ
thu về
sau khi làm sạch


Tỷ lệ

Hình thức gửi

157

157

100%

Online (Zalo, Viber,
Skype, Email…)

241

235

96%

Online (Zalo, Viber,
Skype, Email…)

3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả (sử dụng phần mềm Excel và SPSS)
được sử dụng với mục đích thống kê thành phần và đặc tính của các đối
tượng tham gia khảo sát. Bảng tần suất là công cụ đơn giản để sắp xếp
dữ liệu, phân tích kết quả dựa trên thông tin của người trả lời, giúp sắp
xếp dữ liệu theo giá trị số, với các cột thể hiện các chỉ số trình bày dưới
dạng số liệu tỷ lệ phần trăm. Kiểm định và so sánh sự khác biệt về mức

độ nhận thức, mức độ tích lũy các kỹ năng nghề nghiệp của từng nhóm
sinh viên và nhà tuyển dụng theo đặc điểm riêng.
4. KẾT QUẢ

4.1. Kết quả thống kê giá trị trung bình
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có xuất hiện khoảng cách giữa kỳ
vọng của người sử dụng lao động và nhận thức của người học về kỹ


69

Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH

năng và kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán.
Người sử dụng lao động đánh giá cao vai trò của kế tốn, cơng việc mà
kế tốn cần thể hiện so với sự nhận thức của người học.
Bảng 4. Kết quả thống kê giá trị trung bình kỹ năng và kiến thức
của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán
Group Statistics

KTQT

KTTC

KITOAN
THUE

Giaotiep

Tuduyphanbien

Ngoaingu
CNTT

GQvande
Lanhdao
LVnhom
QLtime

Doi tuong

N

Mean

Std. Deviation

Std. Error Mean

0

235

3.7603

.94242

.06148

1


157

4.1008

.77963

.06222

0

235

3.9050

.98611

.06433

1

157

4.1592

.81439

.06500

0


235

3.7634

.97570

.06365

1

157

4.0815

.78999

.06305

0

235

3.8468

.99649

.06500

1


157

4.1003

.78081

.06232

0

235

3.8247

.97380

.06352

1

157

4.0484

.74778

.05968

0


235

3.8617

.93027

.06068

1

157

4.0717

.76588

.06112

0

235

3.7262

.97219

.06342

1


157

4.0701

.82347

.06572

0

235

3.8965

1.00339

.06545

1

157

4.1019

.82575

.06590

0


235

3.8355

.98294

.06412

1

157

4.1550

.85612

.06833

0

235

3.7947

.93862

.06123

1


157

4.1290

.71980

.05745

0

235

3.9255

.98779

.06444

1

157

4.1226

.75777

.06048

0


235

3.8780

.93840

.06121

1

157

4.0531

.78945

.06301


70

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

Theo Bảng 4, trong nhóm kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành
kế toán, kiểm toán giá trị Mean của KTTC ở cả 2 nhóm người sử dụng lao
động (Mean KTTC = 4.1592) và nhận thức của người học (Mean KTTC
= 3.9050) đều là lớn nhất. Điều này cho thấy cả hai nhóm đối tượng đều
đánh giá cao tầm quan trọng của việc thực hiện các công việc thu thập,
xử lý, ghi chép và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong đơn vị.
Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của trước đây, Yee Ting Ngoo và

cộng sự (2015) chỉ ra rằng “Kiến thức kế tốn tài chính” là thuộc tính
quan trọng hàng đầu có xếp hạng tương tự từ nhà tuyển dụng và sinh viên. 
Bên cạnh đó, nhóm kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn,
kiểm tốn, nhóm người sử dụng lao động đánh giá khả năng giải quyết
vấn đề của người làm kế toán là quan trọng nhất khi cho kết quả mean
Gqvande = 4.1550 là cao nhất; tuy nhiên, nhận thức của người học lại
có sự khác biệt khi cho kết quả mean LVnhom = 3.9255 là cao nhất,
bởi lẽ việc kết hợp được các thành viên trong quá trình làm việc đối với
sinh viên là điều quan trọng giúp họ hoàn thành tốt công việc. Phát hiện
này trái ngược so với nghiên cứu trước đây, Mohammed Getahun và
Deresse Mersha (2020), Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015) chỉ ra rằng
“Kỹ năng giao tiếp”, “Kỹ năng công nghệ thông tin” là những kỹ năng
quan trọng hàng đầu được đánh giá từ nhà tuyển dụng.
4.2. Kết quả thống kê mô tả kỹ năng và kiến thức ngành kế toán, kiểm toán
Các sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn, kiểm tốn khơng có khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm, là một vấn đề quan trọng đối
với cả sinh viên lẫn nhà tuyển dụng. Zureigat (2015) thừa nhận những
lời chỉ trích rằng giáo dục kế tốn khơng đáp ứng được u cầu của
người sử dụng theo kết quả của một số nghiên cứu. Nghiên cứu này
nhằm mục đích thiết lập sự tồn tại của một khoảng cách giữa kỳ vọng
của nhà tuyển dụng về kỹ năng và kiến thức của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán, kiểm toán. 
Để thấy được sự khác biệt giữa kỳ vọng của người sử dụng lao
động và nhận thức của người học về kiến thức và kỹ năng của sinh viên
tốt nghiệp ngành kế toán, đề tài phân tích từng yếu tố thuộc kỹ năng và
kiến thức theo các bảng số liệu dưới đây.


71


Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bảng 5. Điểm trung bình của nhận thức về tầm quan trọng tương đối
của kiến thức giữa người sử dụng lao động và người học

Kiến thức

Người sử dụng
lao động (N = 157)

Người học  Khác biệt
trung
(N = 235)
bình
Mean Rank

Mean

Rank

Lập, kiểm tra, ghi nhận, tổng hợp,
theo dõi dòng tiền đúng quy định,
đúng tiến độ của đơn vị 

4.09

4

3.68

5


0.41

Phân tích, đánh giá tình hình tài
chính đơn vị 

4.03

5

3.78

3

0.25

Theo dõi, thúc đẩy tiến độ xử lý công
việc, số liệu và chứng từ liên quan
đên hồ sơ thanh toán

4.13

2

3.74

5

0.39


Tham gia vận hành, trao đổi, xử lý
số liệu với các bộ phận liên quan

4.20

1

3.77

4

0.43

Lập kế hoạch, mục tiêu chiến lược
cho đơn vị

4.03

5

3.79

2

0.24

Lưu dữ liệu đúng quy định

4.12


3

3.80

1

0.32

Nhận diện và lập chứng từ kế tốn

4.10

2

3.89

3

0.21

Phân loại, sắp xếp chứng từ đúng
trình tự

4.08

3

3.90

2


0.18

Tổng hợp, ghi chép, phân tích và lập
báo cáo kế tốn

4.30

1

3.92

1

0.38

Tham gia điều tra các hoạt động
trọng yếu, nghi ngờ có gian lận trong
nội bộ đơn vị

3.99

5

3.70

5

0.29


Khả năng phân tích, đánh giá rủi ro
kiểm toán 

4.08

3

3.83

1

0.25

Sử dụng các kỹ thuật thống kê và
phi thống kê trong chọn mẫu

4.22

1

3.71

4

0.51

Áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ
phù hợp

4.03


4

3.81

2

0.22

Tư vấn cho các nhà quản lý thông
qua việc chỉ ra sai sót và gợi mở
những biện pháp khắc phục

4.10

2

3.76

3

0.34

1. Kế tốn quản trị 

2. Kế tốn tài chính

3. Kiểm toán



72

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

4. Thuế
Cập nhật, tuân thủ các chính sách
thuế

4.05

4

3.84

2

0.21

Tính các mức thuế theo đúng quy
định

4.11

2

3.84

2

0.27


Thực hiện các báo cáo thuế theo
định kỳ, quyết tốn thuế hàng năm.

4.10

3

3.87

1

0.23

Thực hiện các quy trình về thuế: kê
khai thuế VAT, thuế môn bài,... 

4.13

1

3.83

3

0.3

Kiến thức về kế toán quản trị, nhà tuyển dụng xếp hạng “Tham gia
vận hành, trao đổi, xử lý số liệu với các bộ phận liên quan” ở thứ hạng
cao nhất (mean KTQT4 = 4.20). Nhưng đối với nhận thức của sinh viên

ngành kế toán, kiểm toán về kiến thức kế toán quản trị thì “Lưu dữ liệu
đúng quy định” có thứ hạng cao nhất (mean KTQT6 = 3.80). 
Nghiên cứu về kiến thức kế tốn tài chính thì phù hợp với các
nghiên cứu trước đây của Mohammed Getahun và Deresse Mersha
(2020), Yee Ting Ngoo và cộng sự (2015) khi kết quả chỉ ra rằng cả
người sử dụng lao động và người học đều thống nhất trong nhận thức
của họ về Kiến thức kế toán tài chính là “Tổng hợp, ghi chép, phân tích
và lập báo cáo kế tốn” chính là nền tảng cần thiết khi hành nghề.
Có sự khác biệt giữa ý kiến của nhà tuyển dụng và sinh viên trong
số 5 kiến thức của kiểm tốn cần có. Khi các số liệu được phân tích,
nhận thấy nhà tuyển dụng coi trọng kiến thức về “Sử dụng các kỹ thuật
thống kê và phi thống kê trong chọn mẫu” là thứ nhất (mean KIT3 =
4.22). Ngược lại với nhà tuyển dụng, sinh viên lại có những suy nghĩ và
nhận thức khác, cụ thể, sinh viên đề cao kiến thức về “Khả năng phân
tích, đánh giá rủi ro kiểm toán” (mean KTQT2 = 3.83). 
Nhận thức của hai đối tượng khi được hỏi đến tầm quan trọng của
kiến thức về thuế có sự chênh lệch nhau về mức độ đánh giá. Nếu nhà
tuyển dụng xếp hạng cao nhất là “Thực hiện các quy trình về thuế: Kê
khai thuế VAT, thuế môn bài,...” với mean Thue4 = 4.13, thì sinh viên
lại cho rằng “Thực hiện các báo cáo thuế theo định kỳ, quyết toán thuế
hàng năm” là quan trọng nhất (mean Thue3 = 3.87).


73

Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bảng 6. Điểm trung bình của nhận thức về tầm quan trọng tương đối
của các kỹ năng giữa người sử dụng lao động và người học

Kỹ năng


Người sử dụng
lao động
(N = 157)

Người học 
(N = 235)

Khác biệt
trung
bình

Mean

Rank

Mean

Rank

Thể hiện sự tự tin khi giao tiếp

3.96

5

3.77

4


0.19

Khả năng thuyết trình, truyền đạt
thơng tin

4.02

3

3.89

1

0.13

Khả năng thuyết phục, thương
lượng, đàm phán

4.17

1

3.88

2

0.29

Kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi


4.13

2

3.74

5

0.39

Kỹ năng lắng nghe

3.97

4

3.84

3

0.13

1. Kỹ năng giao tiếp

0

2. Tư duy và phản biện
Xác định, phân tích vấn đề 

4.00


3

3.80

4

0.2

Khả năng đánh giá và thảo luận 

4.10

2

3.89

2

0.21

Khả năng đưa ra biện pháp xử lý
vấn đề

4.10

1

3.91


1

0.19

Chứng minh, đưa ra bằng chứng
hợp lệ

4.09

2

3.85

3

0.24
0

3. Kỹ năng ngoại ngữ
Khả năng đọc, hiểu nghiệp vụ và
thông tin trên BCTC 

4.02

2

3.80

1


0.22

Khả năng trao đổi thông tin với đối tác
và khách hàng là người nước ngồi

4.01

3

3.71

2

0.3

Đạt chứng chỉ tiếng anh quốc tế

4.18

1

3.66

3

0.52
0

4. Kỹ năng cơng nghệ thơng tin
Sử dụng tốt phần mềm tin học

văn phịng

4.00

3

3.86

3

0.14

Sử dụng tốt phần mềm kế toán 

4.08

2

3.94

1

0.14

Sử dụng và vận hành tốt phần mềm
tích hợp 

4.22

1


3.89

2

0.33


74

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

0

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Quan sát, phân tích vấn đề

4.08

2

3.83

2

0.25

Giải quyết tình huống, vấn đề phức tạp

4.08


2

3.85

1

0.23

Ứng phó với tình huống đột xuất

4.31

1

3.83

2

0.48
0

6. Kỹ năng lãnh đạo
Khả năng giám sát tốt 

4.15

2

3.74


4

0.41

Khả năng xây dựng lãnh đạo, dẫn
dắt, điều phối nhóm

4.04

3

3.75

3

0.29

Tơn trọng, nhận được sự tin tưởng
của người khác

4.17

1

3.84

2

0.33


Lập trường vững vàng, không bị chi
phối bởi các thế lực khác

4.15

2

3.85

1

0.3
0

7. Kỹ năng làm việc nhóm
Tích cực tham gia vào nhiệm vụ
của nhóm

4.03

4

3.86

4

0.17

Khả năng thích nghi, hồ đồng với

tập thể 

4.04

3

3.89

3

0.15

Tinh thần trách nhiệm với công việc

4.18

2

4.01

1

0.17

Sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến

4.24

1


3.94

2

0.3
0

8. Kỹ năng quản lý thời gian
Sắp xếp công việc theo mức độ
cần thiết

3.97

3

3.86

3

0.11

Lên thời gian cụ thể cho từng công việc

3.98

2

3.88

2


0.1

Thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch

4.20

1

3.90

1

0.3

Tư duy phản biện, theo Snyder và Snyder (2008), là điều cần thiết
cho tất cả các sinh viên. Để thu hẹp khoảng cách giữa kỳ vọng của nhà
tuyển dụng và khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của sinh
viên tốt nghiệp ngành kế tốn, kiểm tốn, các khóa học giáo dục kinh
doanh nên kết hợp các học giả thơng thường với các vai trị lãnh đạo và
quản lý dự án (Sergeant & Camion, 2016). Cho rằng tư duy phản biện
và kỹ năng giải quyết vấn đề là có thể nói chung, các mục tiêu của việc
học khơng bị giới hạn trong một khóa học cụ thể (Dunne, 2015; Dwyer
và cộng sự, 2015).


Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH

75


Ngoài kỹ năng tư duy phản biện thì kỹ năng giao tiếp cũng rất cần
thiết cho sinh viên. Theo Tan và Laswad (2018), thành viên trong nhóm
phải có thái độ tích cực, khả năng hợp tác và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. 
Bối cảnh nền kinh tế hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì kỹ
năng ngoại ngữ và kỹ năng cơng nghệ thơng tin lại càng đóng vai trị
quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành kế toán, kiểm toán.
Trong quá trình tuyển dụng, các nhà tuyển dụng lại khá chú trọng vào
việc sinh viên tốt nghiệp ra trường có đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
và chứng chỉ tin học hay khơng bởi lẽ đây là những chứng chỉ có uy tín,
có thể xác định rõ năng lực bản thân của người lao động và phù hợp với
nhu cầu thị trường, xã hội hiện nay. 
Kết quả của kỹ năng lãnh đạo phù hợp với nghiên cứu trước đây
của Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii (2013), các tác giả chỉ
ra rằng ít có khoảng cách xuất hiện ở kỹ năng lãnh đạo khi cả sinh viên
và nhà tuyển dụng đều đánh giá cao “Lập trường vững vàng, không bị
chi phối bởi các thế lực khác”, họ đều nhận định trình bày và bảo vệ
quan điểm cũng như kết quả công việc của họ sẽ giúp cơng việc hồn
thành một cách hiệu quả nhất, tạo được sự tin tưởng với cấp trên và
khách hàng.
Về kỹ năng làm việc nhóm, người học cho rằng kỹ năng cần có
nhất trong làm việc nhóm là “Tinh thần trách nhiệm với công việc”,
trong khi nhà tuyển dụng đòi hỏi nhiều hơn về một nhân sự biết “Sẵn
sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến”. Có thể thấy nhà tuyển dụng mong
muốn những nhân sự có tinh thần làm việc nhóm tốt để hồn thành cơng
việc một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, nhà tuyển dụng và sinh viên đều
có cùng quan điểm rằng một sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn, kiểm
tốn cũng cần phải có kỹ năng quản lý thời gian: “Thực hiện nghiêm
túc theo kế hoạch”.
Như vậy, từ 2 bảng kết quả phân tích dữ liệu cho thấy mức đánh giá
của người sử dụng về kiến thức cần có cũng như kỹ năng cần thiết cho

người làm nghề kế toán cao hơn so với nhận thức của sinh viên, tất cả
các mức đánh giá trung bình đều > 4.0 (các biến được đánh giá cao từ


76

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

4.13 - 4.31). Trong khi đó, mức đánh giá của sinh viên ở mức trung bình
là từ mức 3.0 - 4.0 (các biến được đánh giá cao từ 3.83 - 4.01). Điều đó
có thể phần nào thể hiện việc người sử dụng lao động đánh giá rất cao
vai trò của kế tốn, cơng việc mà kế tốn cần thể hiện so với sự nhận
thức của người học; đối tượng mà đã thực hành kế toán qua nhiều năm
để thấy được sự cần thiết vai trò trong tổng hợp, ghi chép, phân tích và
lập báo cáo kế tốn; thực hiện các quy trình về thuế: kê khai thuế VAT,
thuế mơn bài,... cũng như sử dụng tốt các phần hành kế toán hay việc
xử lý các vấn đề đột xuất… trong công việc hằng ngày. Các đánh giá cụ
thể được trình bày dưới đây.
Để sinh viên có thể có việc làm phù hợp với thị trường lao động hiện
nay, các tổ chức, doanh nghiệp nên mở rộng phạm vi, phối hợp với các
cơ sở giáo dục thực hiện các dự án, nhiệm vụ, cung cấp thơng tin nhằm
bổ sung và hồn thiện chương trình đào tạo, bồi đắp thêm kiến thức và
kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể tổ chức các buổi
toạ đàm, trò chuyện, định hướng hay tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ
giảng viên cũng rất cần thiết. Với phương pháp giảng dạy phù hợp, giảng
viên sẽ giúp sinh viên hứng thú hơn trong việc học tập, từ đó trang bị kiến
thức và kỹ năng dễ dàng hơn, bộc lộ và phát huy bản thân tốt hơn. Ngoài
ra, sinh viên cần chú trọng nâng cao cả về kiến thức và các kỹ năng,
kết hợp song song hai yếu tố để tránh có sự khác biệt quá lớn giữa các
biến kiến thức và kỹ năng, phù hợp với nhu cầu lao động trên thị trường

làm việc. Khuyến khích nhiều hơn nữa đối với các sinh viên tham gia
nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi như khởi nghiệp, tin học văn
phòng… Đây đều là những yếu tố để rèn luyện kỹ năng quan trọng và thật
sự cần thiết trong cuộc sống lẫn công việc mà các nhà tuyển dụng ưu tiên
khi lựa chọn một nhân viên kế toán, kiểm toán. 
5. KẾT LUẬN

Bài viết đã khái quát và điều tra nhận thức của người học về kỹ
năng và kiến thức cần thiết để có thể phù hợp với cơng việc đang tìm
kiếm cùng với sự kỳ vọng của người sử dụng lao động ngành kế toán,


Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH

77

kiểm toán. Kết quả chỉ ra rằng có những kiến thức và kỹ năng cần được
cải thiện để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ngành kế tốn, kiểm tốn có
thể hồn thành và đáp ứng tốt yêu cầu của công việc trong tương lai.
Thông qua phân tích, nghiên cứu cũng góp phần đóng góp vào vai trò
của các kỹ năng phổ biến, đồng thời, cung cấp thông tin thông qua bằng
chứng về lựa chọn của nhà tuyển dụng đối với kiến thức và kỹ năng
ngành kế tốn, kiểm tốn. Mơi trường kinh tế với sự thay đổi nhanh
chóng của thời đại 4.0 địi hỏi sự hiểu biết và hợp tác giữa các đơn vị,
doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng. Từ chính sự kỳ vọng
của người sử dụng lao động về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp ngành kế toán, kiểm tốn mà các trường đại học, cao đẳng có
thể điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với thị hiếu
thị trường hiện nay, giúp sinh viên nâng cao giá ztrị bản thân thông qua
học hỏi, thành thạo các kỹ năng chuyên môn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Atanasko Atanasovski, Zorica Bozhinovska Lazarevska, (2018),
Accounting Students’ and Employers’ Perceptions on Employability
Skills in the SEE Country.

2.

Bình Bùi and Brenda Porter, (2010), The Expectation-Performance Gap
in Accounting Education: An Exploratory Study.

3.

Botes, V. L., (2009), The perception of the skills required and displayed
by management accountants to meet future challenges.

4.

Jackling, B., & de Lange, P., (2009), Do accounting graduates’ skills meet
the expectations of employers? A matter of convergence or divergence.
Accounting Education: An International Journal, 18(4-5), 369-85.

5.

Juliana Anis Ramli, Khairul Nizam SurbainiZulkifli Zainal Abidin, Mohd
Rizuan Abdul Kadir, (2013), Examining Pre-Internship Expectations
among Employers on the Students’ Characteristics and Internship
Program: The Empirical Study of Malaysian Government-Linked

Company’s University.


78

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...

6.

Low, M., Samkin, G. & Liu, C, (2013), Accounting Education and the
Provision of Soft Skills: Implications of the recent NZICA CA Academic
requirement changes. E-Journal of Business Education & Scholarship of
Teaching, 7(1), 1- 33.

7.

Mai Thi Quynh Lan, (2018), Skill Gap from Employers’ Evaluation: The
Case of Graduates from Vietnam National University, Hanoi.

8.

Marshall, P., Dombroski, R., Garner, R., & Smith, K., (2010), The
accounting education gap. CPA Journal, 80(6), 6-10

9.

Marie H. Kavanagh and Lyndal Drennan, (2008), What skills and
attributes does an accounting graduate need? Evidence from student
perceptions and employer expectations.


10. Mary Low, Vida Botes, David Dela RueJackie Allen, (2016), Accounting
Employers’ Expectations - The Ideal Accounting Graduates.
11. Mohammed Getahun và Deresse Mersha, (2020), Skill gap perceived
between employers and accounting graduates in Ethiopia.
12. Mohamed Faker Klibi và Ahmed Atef Oussii, (2013), Skills and Attributes
Needed for Success in Accounting Career: Do Employers’ Expectations
Fit with Students’ Perceptions? Evidence from Tunisia.
13. Sunisa Thatong, (2016), Accounting Graduate Employers’ Expectations
and the Accounting Curriculum: The Case of Thailand.
14. Yasin, M.M., Bayes, P.E. and Czuchry, A.J, The Changing Role
of Accounting in Supporting the Quality and Customer Goals of
Organizations: An Open System Perspective, International Journal of
Management, 22, 323-331, 2005.
15. Yee Ting Ngoo, Kui Ming Tiong, Wei Fong Pok, (2015), Bridging the
Gap of Perceived Skills between Employers and Accounting Graduates
in Malaysia.


Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH

79

THE GAP BETWEEN EMPLOYERS’ EXPECTATIONS
AND LEARNERS’ PERCEPTIONS OF SKILLS AND KNOWLEDGE
OF ACCOUNTING-AUDITING GRADUATES
Abstract: In the context of integration and globalization, the increasing labor
market makes recruitment demand increasingly large, requiring quality inputs,
especially in popular and necessary industries such as accounting and auditing.
The transition from a learning environment to a workplace becomes even more
difficult not only for students but also for businesses in the recruitment process.

Graduates must identify knowledge and professional skills to be able to meet
the requirements of employers. The study aims to explore the gap between
employers’ expectations and learners’ perceptions of the knowledge and skills
of accounting and auditing graduates. Research using qualitative methods
combined with quantitative methods presents the preliminary results of the survey
using questionnaires and surveys with 235 students in accounting and auditing
at universities of economics and 157 employers in Hanoi, Vietnam. The results
from Indenpent-Samples T Test showed that there was a significant gap between
the employers’ expectations and the learners’ perceptions, these knowledge and
skills need to be improved to ensure that accounting and auditing graduates can
complete and meet the requirements of future jobs.
Keywords: Accounting, auditing, gap, expectations, skills, knowledge.



×