Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dinh trấn Thanh Chiêm trung tâm hành chính thứ hai của chính quyền Đàng Trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.78 KB, 10 trang )

DINH TRẤN THANH CHIÊM-TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH
THỨ HAI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÀNG TRONG
Phạm Thị Phúc1
Tóm tắt:Với mục đích xây dựng trung tâm hành chính thứ hai, giúp Chính dinh cai
quản vùng đất phía Nam, năm 1602, chúa tiên Nguyễn Hồng đã tiến hành khảo sát và cho
xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm. Ban đầu, trụ sở chính tại xã Cần Húc (nay là xã Văn
Đông, huyện Duy Xuyên) sau dời về làng Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Kể từ khi thành lâp, dinh trấn Thanh Chiêm đã thể hiện được
vai trò là một trung tâm chính trị, qn sự và là địn bẩy cho sự phát triển kinh tế - văn hóa
của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn.
Từ khóa: Dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam dinh, Cảng thị Hội An,…
1. Mở đầu
Vào năm 1471, sau khi thực hiện thắng lợi cuộc Nam chinh, vua Lê Thánh Tông đã
cho thành lập đạo thừa tuyên thứ 13(đạo thừa tuyên Quảng Nam), danh xưng Quảng Nam
bắt đầu có từ đây. Kể từ đó, vùng đất Quảng Nam chính thức có tên trong lịch sử nước nhà
với tư cách là một đơn vị hành chính. Ban đầu khi mới thành lập, vua Lê khuyến khích dân
chúng vào vùng đất mới khai khẩn đất hoang và lập làng tại đây. Một số làng của người Việt
được hình thành trong đợt di dân này nhưng sau đó nhà Lê sơ sụp đổ, chiến tranh Nam – Bắc
triều bùng nổ, công cuộc di dân bị gián đoạn. Đến năm 1558, khi Nguyễn Hoàng nghe theo
lời khuyên của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để bảo tồn tính mạng
và mưu đồ nghiệp lớn thì cuộc di dân diễn ra rầm rộ hơn. Nhiều làng mới được lập và phát
triển trong cuộc Nam tiến ấy.
Sau khi đã ổn định được chính quyền tại vùng đất mới, vào năm 1602, Nguyễn Hồng
đã có một quyết định hết sức quan trọng, đó là cho xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm. Mục
đích xây dựng dinh trấn là giúp chính quyền chúa Nguyễn ở Chính dinh quản lý được vùng
này. Đồng thời cử người con thứ sáu của mình là hồng tử Nguyễn Phúc Nguyên vào nhậm
chức trấn thủ.
Tồn tại trong khoảng hai thế kỷ, dinh trấn Thanh Chiêm thực sự chứng tỏ được vai trị
chiến lược của mình trong cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa, xã hội.
2. Nội dung
2.1. Sự ra đời của dinh trấn Thanh Chiêm


Vào năm 1602, trong một lần đi thị sát quan trọng để thực hiện ý đồ lớn. (chỗ này nên
dùng dấu phảy nếu khơng câu khơng có chủ ngữ. Ai đi thị sát?)Tại vùng đất Thăng Hoa,
Nguyễn Hoàng đã đưa ra hàng loạt những quyết định quan trọng: thành lập dinh trấn Quảng
Nam (dinh trấn Thanh Chiêm), cải đặt và đổi tên một số đơn vị hành chính ở Thuận Hóa và
Quảng Nam…Chính sách di dân khai thác xứ Quảng Nam cũng được xúc tiến mạnh mẽ.(có
1 ThS., Giảng viên khoa Kinh tế - Du lịch, Trường ĐH Quảng Nam

61


Dinh trấn Thanh Chiêm...
lẽ nên thêm câu này) Từ đó, quá trình di cư ồ ạt của người dân từ các tỉnh Thanh - Nghệ
(Thanh Nghệ bấy giờ thuộc sự quản lý của chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, dân chỉ có thể di
cư tự do, vậy có sự di cư ồ ạt được khơng? Dân Thuận Hóa cũng có thể di cư vào đây chứ!
Nên viết rõ ý này hoặc dùng từ cho phù hợp) vào đây định cư ngày càng nhiều, tăng thêm
nguồn nhân lực cho việc khai phá vùng đất mới. Trong hơn năm thế kỉ, Quảng Nam nhiều lần
thay đổi về hành chính và địa giới, tách rồi lại nhập và định hình lãnh thổ như ngày hơm nay.
Âu đó cũng do cái dun cái phận đưa đẩy Nguyễn Hồng vào trấn giữ vùng Thuận
Hóa, để sau đó qua những lần thị sát ơng đã nhận thấy được vị trí vai trị đặc biệt của vùng
đất xứ Quảng cho cơ nghiệp sau này của xứ Đàng Trong. Chính ơng đã có những lời căn dặn
con trai mình lưu rằng: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang (Hồnh Sơn) và sơng
Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) vững
bền. Núi sẳn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết
dạy dân luyện binh chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp mn đời. Ví bằng thế
lực khơng địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”
[6; tr 80], để nhắc nhở mn đời sau.
Nguyễn Hồng có nhận xét tốt về địa thế của Quảng Nam nên ra lệnh cho xây dựng
dinh trấn và cử người có năng lực, tin cậy trấn thủ là lẽ đương nhiên. Về vấn đề này, trong
sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, tập 1, rằng/viết: “Quảng Nam đất tốt người đơng, sản
vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa, Chúa thường để ý kinh dinh đất này.

Đến đây đi chơi núi Ải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến
bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua
mấy núi xem xét tình thế, dựng dinh trấn ở xã Cần Húc (huyện Duy Xuyên), xây kho tàng,
chứa lương thực, sai hoàng tử thứ 6 trấn giữ.”[7; tr 42]. Về vị trí của dinh trấn, sách Phủ
Biên tạp lục của Lê Q Đơn có đoạn chép: “Từ tuần đồn Ải Vân đi đến dinh Quảng Nam
mà tục gọi Dinh Chiêm ở về xã Cần Húc, huyện Duy Xuyên không quá hai ngày.” Và“Đến
như Dinh Chiêm ở Quảng Nam thì có quan đóng giữ, gọi là dinh Quảng Nam, ở xã Cần
Húc, huyện Duy Xuyên” [4; tr 175].Căn cứ theo tài liệu lịch sử đó thì nhiều ý kiến ban đầu
cho rằng dinh Thanh Chiêm (dinh Quảng Nam) được xây dựng ở Cần Húc, Duy Xuyên chứ
không phải tại làng Thanh Chiêm, Điện Bàn.
Với mong muốn tìm hiểu thật chính xác vị trí của dinh trấn để khơng cịn các cuộc
tranh cãi,vào mùa hạ năm 1958, sử gia Phạm Đình Khiêm có ra Quảng Nam thực hiện
chuyến điền dã để cố tìm lỵ sở xưa của dinh. Và may mắn đã mỉm cười với ông khi phỏng
vấn được những vị cao lão trong làng Thanh Chiêm cùng kết quả khảo sát từ các di tích ở
làng Thanh Chiêm gồm: tường thành, thành vệ, nhà lao, hành cung, kho muối, tàu tượng,
mô súng, tịch điền, vọng khuyết, phường đúc, chợ củi, gò sứ... kết hợp với bản đồ của cha
Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) có vẽ vị trí dinh nằm trên tả ngạn bờ Bắc sơng lớn chảy ra
Hội An (Haifo) nên ông đã rút ra kết luận: ‘Tất cả di tích và truyền thống nói trên chứng tỏ
Thanh Chiêm là thủ phủ Quảng Nam ngày trước, với đầy đủ cơ cấu tổ chức hành chính,
nghi lễ, tư pháp, quân sự đi kèm với một hệ thống công nghệ và thương mại.” [8; tr 41] Một
số quan điểm tạm chấp nhận ý kiến của ông rằng xã Thanh Chiêm chính là xã Cần Húc xưa,
62


Phạm Thị Phúc
nhưng lại một lần nữa sử cũ được lục lại và cuộc tranh luận đúng chất “Quảng Nam hay
cãi” đã diễn ra trong cuộc hội thảo khoa học “Vai trò lịch sử Dinh trấn Quảng Nam” tại
thành phố Tam Kỳ vào hai ngày 26, 27 tháng 08 năm 2002 đã giúp giải quyết được khúc
mắc của lịch sử về vị trí của dinh trấn. Trích dẫn theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, thời
Tự Đức, trong phần cổ tích: “Xã Cần Húc nay là xã Văn Đơng, hun Diên Phước, tiếp giáp

với xã Thanh Chiêm”, nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân đã khẳng định rằng: “Dinh
trấn Thanh Chiêm, nơi tổng trấn là con các chúa cai trị xứ Quảng Nam. Trước đóng ở xã
Cần Húc nay là xã Văn Đơng ở cạnh đó. Nơi đây có thành đất chu vi ngồi 300 dặm sát bờ
sơng. Sơng cũ nay chỉ cịn những đám ruộng thấp tên là sơng Chợ Củi. Sông Chợ Củi mặc
nhiên đổi thành sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ này, sông lớn nhất và quan trọng nhất của
Quảng Nam...” [8; tr 57]. Và dựa vào bức “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ”của thương
gia Chaya Shinroku, miêu tả chuyến hải trình vượt biển của một thương thuyền Nhật Bản
đi từ Nagasaki cập bến tại Hội An đến dinh trấn Thanh Chiêm yết kiến Chúa, ta có thể hình
dung được vị trí của đơ thị cổ Hội An, phố của người Nhật và Thanh Chiêm vào đầu thế kỷ
XVII. Hiện bức tranh được lưu giữ tại chùa Jomyo ở thành phố Nagoya và được xem như
báu vật quốc gia cùng bức “Thác kiến Quan Thế Âm”do chúa Nguyễn thỉnh tại chùa trên
Ngũ Hành Sơn tặng ông Araki Sotaro lúc xưa.
Từ những dẫn chứng trên ta có thể kết luận một điều rằng ban đầu, năm 1602 chúa
Nguyễn đã cho xây dựng dinh Quảng Nam và đặt lỵ sở tạm tại làng Cần Húc huyện Duy
Xun với tên gọi Hành điện Cần Húc đó chính là làng Văn Đông nằm kề làng Thanh
Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn nay. Sau đó dời về chính thức tại làng Thanh
Chiêm với tên gọi dinh trấn Thanh Chiêm, dinh Quảng Nam hay dinh Chiêm được nhiều
nhà nghiên cứu hiện nay đang dùng. Vấn đề này còn được các nhà khoa học nước ngoài
chứng minh, vào những năm 1999 - 2000 - 2001, Giáo sư Kikuchi Seichi cùng các chuyên
gia Viện nghiên cứu văn hóa quốc tế Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật Bản phối hợp Trung tâm
nghiên cứu Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đã ba lần tiến hành điều tra khai quật tại
Thanh Chiêm. Từ các phát hiện về hiện vật và các nghiên cứu khai quật, dị tìm bằng thiết bị
địa thám, Giáo sư Kikuchi đã giả định đó chính là Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm được xây
dựng từ năm 1602? (ở trên viết năm 1602 xây dựng dinh ở Cần Húc mà?) với di vật và dấu
tích kiến trúc từ thế kỷ XVII. Hơn nữa, trên những cấu trúc này cịn có những hố chơn cọc
có niên đại thế kỷ XVIII - XIX. Điều này chứng tỏ đây là dấu tích của một cơng trình xây
dựng lớn khơng nào khác chính là dinh Chiêm.
Làng Thanh Chiêm được thành lập vào năm 1474 (niên hiệu Hồng Đức thứ 5), dẫn
đầu là công của bảy vị tiền hiền (Võ, Đinh, Lê, Nguyễn, Phạm, Hà, Lý) dưới thời vua Lê
Thánh Tông đã từ vùng Thanh - Nghệ vào mở đất khẩn hoang. Nhưng kể từ lúc lập làng, vị

thế của làng Thanh Chiêm cũng giống như bao làng quê khác ở Quảng Nam, đến khi chúa
Tiên Nguyễn Hoàng quyết định thành lập dinh trấn Thanh Chiêm và chọn mảnh đất này để
xây dựng lỵ sở của dinh thì hai năm sau (1604) làng Thanh Chiêm trở thành dinh trấn, là
nơi đặt dinh thự của quan Trấn thủ Quảng Nam và trụ sở ba cơ quan hành chính đầu não
của dinh là Xá sai ty, Tướng thần lại ty và Lệnh sử ty. Nguyễn Hồng đã có một quyết định
63


Dinh trấn Thanh Chiêm...
vơ cùng quan trọng đó là tách Điện Bàn khỏi trấn Thuận Hóa cho sáp nhập vào trấn Quảng
Nam và khi đó làng Thanh Chiêm chính thức thuộc Quảng Nam và mang trong mình sứ
mệnh to lớn cho đến hết các đời chúa Nguyễn sau này. Dinh trấn trở thành nơi hội tụ tất cả
những yếu tố cần thiết để phát triển, là trung tâm hành chính nên gắn liền với trung tâm kinh
tế cũng như văn hóa. Từ đó cuộc sống của nhân dân trong làng Thanh Chiêm hay dinh trấn
Thanh Chiêm có những thay đổi vượt bậc, sẽ được tìm hiểu kỹ ở phần phát triển của dinh
trấn Thanh Chiêm sau.
Với sự ra đời của dinh trấn Thanh Chiêm đã thúc đẩy cho sự phát triển của cảng Hội
An. Nơi đây trở thành hải cảng quan trọng nơi giao thương buôn bán với tàu thuyền nước
ngồi khi muốn mua hàng hóa của xứ Đàng Trong. Theo Huỳnh Công Bá viết: “Một giáo
sĩ người Ý tên Christoforo Borri từng sống ở Hội An từ năm 1618 - 1621, đã ghi nhận:
“Hải cảng chính là hải cảng Quảng Nam. Người ta vào cảng ấy bằng hai cửa bể: một là
Pullucianpello(Cù Lao Chàm) và hai là Touron (Đà Nẵng)”.”[8; tr 150]. Chính điều này đã
góp phần tạo nên vai trò của dinh trấn Thanh Chiêm trong việc giúp đỡ chính dinh ở Ái Tử
ổn định kinh tế tạo cho dân chúng có cuộc sống ấm no, giữ vững niềm tin với chúa Nguyễn.
Theo lịch sử để lại thì ơng cha ta làm gì cũng có ngun nhân của nó, họ có con mắt
biết nhìn xa trơng rộng có thể xem là tầm nhìn vĩ mơ so với thời đại, Nguyễn Hồng cũng
khơng ngoại lệ. Ơng đã chọn con đất phù hợp với phong thủy của người xưa như câu nói:
“Nhất cận thị, nhị cận giang”, để rồi con cháu sau này thấy rõ vị trí đặc biệt quan trọng đó
với phố thị Hội An và con sơng cái Thu Bồn cùng khu vực.
Bên cạnh yếu tố kinh tế và chính trị thì qn sự cũng là một điều đáng để suy ngẫm

khi đặt dinh tại đây. Mặc dù nằm ở bờ Bắc sơng Chợ Củi, phía bên trong nội địa nhưng
khơng q sâu có vị trí chiến lược có thể vừa tấn cơng vừa phịng thủ để bảo tồn lực lượng
nếu có chiến tranh diễn ra tại đây. Thứ nhất ta đề phịng qn Chiêm Thành có thể tấn cơng
từ phía Nam (trong lịch sử vào năm 1611, 1653 quân Chiêm Thành đã hai lần xâm phạm
lãnh thổ Đại Việt). Thứ hai là tránh các cuộc tập kích của hạm đội quốc tế nếu có thì qn
thủy của ta sẽ đủ thời gian phản kích và mở cuộc tấn công theo hướng Cửa Đại, đồng thời
điều động lục quân tiếp viện cho Hội An nhanh chóng.
Thấy được sự hiểu biết uyên thâm của vị chúa Nguyễn đầu tiên này, tác giả Phan Du
trong sách Quảng Nam qua các thời đại có nhận xét như sau: “Muốn gây nghiệp lớn, trong
cái thế của Tiên hồng thời đó, cần phải tạo một cơ sở vừa đem lại cái thế ỷ dốc cho Thượng
đơ và cho cả Chính dinh, nhằm có đủ khả năng lực lượng chặn đứng mọi cuộc tiến chiếm
của quân Trịnh từ phía Bắc tràn xuống, và mặt khác vừa tạo được một bàn đạp để bành
trướng thế lực mở rộng bờ cõi về Nam.” [3; tr 147]Từ những dẫn chứng trên ta có thể khẳng
định một việc rằng sự lựa chọn xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm ngay tại làng Thanh Chiêm
là một việc làm hợp lý hợp tình, đủ lý luận để chứng minh cho điều đó và khơng một ý kiến
nào có thể bác bỏ được điều này.
2.2. Sự phát triển của dinh trấn Thanh Chiêm
2.2.1. Dinh trấn Thanh Chiêm dưới thời các chúa Nguyễn
64


Phạm Thị Phúc
Trải qua chín đời Chúa với các quan trấn thủ khác nhau, dinh trấn Thanh Chiêm càng
thể hiện rõ vai trị của mình, thật xứng với nhận xét của Nguyễn Hồng khi cịn sống và
khơng có nghi ngờ gì nữa, nó chính là cái yết hầu của xứ Đàng Trong trong suốt mấy thế kỷ.
Thời gian đầu, những hồng tử được tín nhiệm và được chọn sẽ lên nối ngôi chúa sẽ đưa đưa
vào đây để trấn trị. Tuy nhiên sau sự mưu phản do Nguyễn Phúc Anh làm ra, thì việc trấn thủ
bắt đầu khơng được lựa chọn theo lệ cũ như trước nữa.
Sau khi thành lập, vào năm Nhâm Dần 1602 thì chúa Nguyễn Hồng liền điều vị con
trai thứ sáu của mình là Thế tử Thái Bảo Thụy Quốc Công Nguyễn Phúc Nguyên đến trấn

thủ tại dinh trấn Quảng Nam. Vì nhận chức khi thời gian đầu tiên nên công việc tại dinh trấn
rất bận rộn, nhiều việc phải lo toan có thể nói phải xây dựng từ con số không lên. Việc đầu
tiên của thế tử là thiết lập mối quan hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ quốc tế để đẩy mạnh
giao thương với ngoại quốc. Cũng chính ơng đã đặt nền móng cho hội chợ quốc tế thường
niên kéo dài bốn đến sáu tháng tại hải cảng Hội An thường là giữa hai mùa gió Đơng Bắc và
Đơng Nam vì ngày xưa đi thuyền phải nhờ vào sức gió đẩy, sau đó cho phép người Nhật và
người Hoa lập thương điếm buôn bán, xây dựng “phố” tại đây. Ngài còn viết thư gửi cho
nước ngoài về việc đề nghị họ chỉ cho thuyền bè vào buôn bán tại Quảng Nam chứ không
nên ra ngồi Bắc. Chính nhờ những chính sách khéo léo đã tác động mạnh đến nền kinh tế
tại dinh trấn nhất là tại Hội An và làng Thanh Chiêm. Từ đó, cảng Hội An trở thành trung
tâm trung chuyển hàng hóa thương phẩm như tơ lụa, gốm sứ, hồ tiêu, trầm hương, chè,
quế, yến sào... với các làng nghề truyền thống trù phú gắn liền như làng dệt Chiêm Sơn, Mã
Châu, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng... Ngoại thương càng phát triển, cuộc sống
của người dân ngày càng hạnh phúc no ấm, an cư lập nghiệp. Thế tử khuyến khích, ưu ái tàu
bn của người Nhật hơn trong bn bán, với chính sách thuế nhẹ hơn rất nhiều so với tàu
buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan. Kể về việc này, tác giả Đinh Trọng Tun đã có trích đoạn của
giáo sĩ Cristofoto mơ tả: “Đàng Trong tìm cách thường xun bn bán với người Nhật để
có những calane là những mã tấu được tôi rất tốt, chế tác tại Nhật Bản với số lượng lớn”.
[9; tr 97].Minh chứng cho việc này là cuộc hơn nhân chính trị của Công nữ Ngọc Hoa, họ
tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, con gái nuôi (cháu bên ngoại) của chúa Sãi Nguyễn
Phúc Nguyên tên Nhật là Okatulome và thương gia người Nhật Araki Sotaro (tên Việt là
Nguyễn Thái Lang). Tất cả những việc làm đó đều hướng tới một mục đích là đặt nền ngoại
giao, mua tích trữ nhiều loại vũ khí tốt từ bên ngồi, trước để bảo vệ dinh trấn Thanh Chiêm
làm hậu thuẫn cho Chính dinh sau là góp phần tạo nên sức mạnh quân sự vững chắc ở Đàng
Trong đồng thời chờ đợi thời cơ vực dậy nghiệp lớn báo thù của cha mình.
Quan trấn thủ ln biết chăm lo cho cả hai dinh, ngồi việc đảm bảo về kinh tế, xã hội
ơng cịn xây dựng lực lượng lục quân, thủy quân hùng mạnh và các binh chủng tượng binh,
kị binh, pháo binh luôn sẵn sàng. Với những di tích hiện nay trên đất dinh trấn Thanh Chiêm
cịn tồn tại như tàu tượng, mơ súng,… đã minh chứng cho một thời vàng son của dinh trấn.
Năm 1611, quân Chiêm Thành quấy rối bờ cõi phía Nam,Chúa Tiên Nguyễn Hoàng

đã sai tướng đem quân đi đánh dẹp. Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên đã cho quân của mình kết
hợp tướng Văn Phong đẩy lùi quân Chiêm Thành, chiếm thêm vùng đất phía Nam lập ra phủ
65


Dinh trấn Thanh Chiêm...
Phó An (hay Phú Yên) chia thành hai huyện Đồng Xuân và Tuyên Hoa . Về sau phủ Phó An
trở thành dinh Phó An (dinh Phú Yên), từ đó đất/dinh? Phú n xuất hiện.
Ơng trấn giữ trọn vẹn trong vịng mười hai năm sau đó đến năm Quý Sửu 1613 do
chúa Tiên băng hà, vâng mệnh di ngôn của phụ thân ông được tôn làm Thống lĩnh thủy bộ
chư dinh kiêm Tổng nội ngoại Bình Chương quân quốc trọng sự Thái Bảo Thụy Quốc Công
và trở thành vị chúa thứ hai. Tác giả Châu Yến Loan chép trong Đại Nam thực lục ghi lại
như sau: “Quý Sửu 1613, mùa hạ, tháng 5, ngày Mậu Ngọ, chúa không được khỏe, triệu
hoàng tử thứ sáu từ Quảng Nam vào hầu” và bảo với thân thần rằng: “Ta với các ông cùng
nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các
ơng nên cùng lịng giúp đỡ, cho thành cơng nghiệp”. Rồi chúa cầm tay Hoàng tử thứ sáu
dặn bảo rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em trước hết phải thương yêu
nhau. Mày mà giữ được lời dặn này thì ta khơng ân hận gì.”[2; tr 98 ]Từ đó ta có thể thấy vị
hồng tử thứ sáu này rất được xem trọng, để có được sự tin tưởng giao cho quyền hành cao
nhất ở xứ Đàng Trong này ắt hẳn ơng phải là người có đức có tài hơn người, và điều này thể
hiện rõ với những chiến công lập trong thời gian trấn giữ dinh trấn Thanh Chiêm của ông.
Ở cương vị quan trấn thủ hay Chúa sau này ông cũng đều được nhân dân tin u bởi
tài trí xuất chúng của mình, cơng lao lớn nhất của ông là khởi sắc cho dinh trấn một khởi
đầu tốt đẹp, khơng những trong mà ngồi nước đều biết đến sự tồn tại, sự lớn mạnh của dinh
trấn Thanh Chiêm.
Sau khi lên ngôi chúa, Nguyễn Phúc Nguyên đã chọn người thay mình làm quan trấn
thủ dinh trấn Thanh Chiêm. Người này trước đây giữ chức Chưởng cơ, vào ngày tốt tháng
4 năm 1614 theo lệ của Tiên vương thế tử Khánh Mỹ hầu Nguyễn Phúc Kỳ được cử vào
trấn thủ thay phụ thân. Đinh Trọng Tuyên có ghi sách thực lục chép: “Giáp Dần năm thứ 1
(1614), mùa hạ, tháng 4, thăng hoàng tử trưởng Chưởng cơ Kỳ làm hữu phủ chưởng phủ sự,

trấn giữ dinh Quảng Nam. Kỳ tới trấn chăm làm việc ân huệ, yêu thương quân dân, trong
cõi yên vui”. [9; tr 81]
Công lao của thái tử Kỳ gắn với dinh trấn Thanh Chiêm có thể nhắc đến trận đánh với
quân Trịnh năm Đinh Mão 1627, sự kết hợp tài tình quân thủy binh và tượng binh bất ngờ
làm tan vỡ kế hoạch xâm lăng của Trịnh Tráng. “Trong cuộc chiến này Nguyễn Phúc Kỳ tỏ
ra là tướng tài, lập được nhiều công trạng, được chúa Sãi yêu quý đặt làm hoàng tử để sau
này nối nghiệp chúa.”[9; tr 100]
Lúc chúa Sãi đẩy mạnh mối quan hệ ngoại thương với các nước, quyết định sự tồn
tại của xứ Đàng Trong ơng cũng tham gia tích cực với việc ra sức xây dựng thương cảng
Hội An trở thành thương cảng chính của xứ Đàng Trong. Lấy những sản phẩm sẵn có của
địa phương thu hút các thương gia đến buôn bán nhiều hơn nữa ở nơi này, vẫn tiếp tục giữ
mối giao thương đồng thời mua vũ khí như súng ống, đạn dược để ni dưỡng hoạt động
quân sự của mình. Cũng nhờ đẩy mạnh hoạt động ngoại thương ở Hội An mà các làng nghề
xung quanh như phường đúc (Phước Kiều), làng gốm (Thanh Hà),..hoạt động có hiệu quả
hơn trước.
66


Phạm Thị Phúc
Bên cạnh những dấu ấn về kinh tế dinh trấn Thanh Chiêm cũng bắt đầu có bước
chuyển mình trong vấn đề tôn giáo. Được biết khi giáo sĩ Francesco Borri thuộc dòng Tên
đến cửa Hàn vào ngày 18 tháng 01 năm 1615, trấn thủ đã tiếp đón hoan hỉ đồng thời cho cấp
đất làm nhà thờ. Giáo sĩ được cấp tờ chiếu dấu đỏ cho tự do truyền giáo trong khắp khu vực
Đàng Trong. Tiếp đến 1625 linh mục Pina đầu tiên thơng thạo Tiếng Việt, người có công
lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ được giao làm cha bề trên cai quản trú sở Thanh Chiêm.
Người này rất thân với thế tử, mặc dù không thuyết phục được Nguyễn Phúc Kỳ chịu lễ
thánh tẩy nhưng mối quan hệ tốt đẹp của cả hai vẫn được giữ. Sau khi Pina qua đời cũng
chính ơng đã giúp các cha ở lại 100 ngày chịu tang cha Pina và đeo các thứ công giáo (thánh
giá, ảnh chúa...) bị cấm vào trong áo khi có lệnh thi hành bắt người Công giáo.
Khoa học kỹ thuật trong thời gian này cũng được chú ý coi trọng vào việc xây dựng

bảo vệ dinh Chiêm, theo Borri kể: “Chúng tôi biết rằng các nhà tốn học của chúa khơng
biết nguyệt thực này, trái lại các nhà tốn học của Hồng tử lần này chuyên chú học hỏi nên
biết là có nguyệt thực ở Quảng Nam” . [6; tr 104] , mặc dù ngày bị lệch chứ khơng chính
xác.
Qng thời gian làm trấn thủ nhờ tấm lòng nhân đức, yêu thương quân dân và sự tận
tâm của mình ơng đã đem lại cho xứ Đàng Trong cuộc sống ấm no, chính trị xã hội đều ổn
định cả. Ơng có cơng giữ gìn an ninh, bảo vệ bờ cõi biên giới phía Nam và hỗ trợ cho Chính
dinh đẩy lùi các cuộc xâm lấn của chúa Trịnh ở phía Bắc. Nhưng tiếc cuộc đời của ông quá
ngắn ngủi, sau khi người vợ nết na, hiền thục được ơng hết lịng u thương qua đời đột
ngột, ông đã đau xót vô cùng chẳng bao lâu ông cũng lâm bạo bệnh và lâm chung khi mới
35 tuổi (ngày 24 tháng 06 năm Tân Mùi) tròn mười bảy năm làm quan trấn thủ. Ông mất để
lại nỗi mất mát lớn cho toàn quân dân và nhất là chúa Sãi khi “kẻ đầu bạc phải tiễn kẻ đầu
xanh” về nơi thiên thu.
Vì sự ra đi đột ngột của Khánh Quốc Công Nguyễn Phúc Kỳ, chúa Sãi cử công tử thứ
ba của ông là Dương Nghĩa Hầu Nguyễn Phúc Anh vào trấn thủ Quảng Nam dinh. Cùng
vào cịn có cơng tử thứ tám Đức Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tứ làm tham tướng để giúp anh trong
công việc tại dinh.
Đây là một thời kỳ sóng gió của nội bộ Đàng Trong; Dinh Thanh Chiêm trở thành
đại bản doanh tập hợp một số quan quân ở Quảng Nam dinh bàn bạc việc mưu phản, thốn
đoạt ngơi Chúa mà kẻ cầm đầu chính là Phó tướng Dương Nghĩa Hầu Nguyễn Phúc Anh.
Cuộc mưu phản, sốn ngơi của Nguyễn Phúc Anh bị chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan
đánh dẹp. Năm 1635, Chúa Thượng phong Bùi Hùng Lương lên chức Chưởng cơ, trấn thủ
Quảng Nam dinh. Đây là lần đầu tiên ở Đàng trong dưới thời Chúa Nguyễn một võ quan
ngoài hoàng tộc giữ chức quản lãnh Quảng Nam trong giai đoạn đầu.
Sử sách nhà Nguyễn không thấy ghi chép về những việc làm của quan trấn thủ
Chưởng cơ Bùi Hùng Lương tại dinh trấn Thanh Chiêm và Quảng Nam dinh và không rõ
niên đại nào ông thôi giữ chức.
Tiếp sau đó, Thái phó Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tần, con trai thứ hai của Chúa
67



Dinh trấn Thanh Chiêm...
Thượng Nguyễn Phúc Lan, sau trở thành Thế tử được Chúa cử làm quan trấn thủ Quảng
Nam dinh và sống tại dinh trấn Thanh Chiêm điều hành cơng vụ trên tồn dinh vào năm
1638.
Trong những năm cai quản dinh Chiêm, ông đã lập được những chiến công vang dội
để lại tiếng thơm mn đời. Đó là chiến thắng trong trận thủy chiến với quân đội nước ngoài
đầu tiên trong lịch sử dân tộc, thế tử Dũng Lễ Hầu đánh thắng qn Hà Lan trên biển Đơng.
Tiếp đó ông tự mình dẫn đại binh ra tiếp ứng hội chiến với Chính dinh để đánh chúa Trịnh ở
Đàng Ngồi vào mùa xuân năm 1648. Không những thế với đức độ và tài trí của mình, ơng
cịn để tiếng vang nhiều sau khi lên ngôi chúa với hiệu là chúa Hiền.
Trong tiếng trống trận khải hoàn, chiến thắng quân Trịnh chấm dứt thời kỳ chiến tranh
giữa hai miền Nam - Bắc kéo dài 45 năm, ba quân đang hò reo vui mừng thì đột ngột chúa
Thượng qua đời, Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi chúa từ đây. Tiếp tục theo lệ các đời Chúa
trước Nguyễn Đức Bảo được phong chức Chưởng cơ và cho vào trấn dinh Thanh Chiêm.
Được xem là người đầu tiên cho vào trấn thủ dinh Thanh Chiêm mà khơng phải hồng tử
con chúa, (Bùi Hùng Lương hay Nguyễn Đức Bảo là người đầu tiên không phải con chúa
Nguyễn?) mở ra một thời kỳ khác cho dinh Chiêm trong thời gian tới với nhiều chiến công
lẫy lừng.
Với chức danh mới ông đã nhiều lần điều binh về hợp với Chính dinh để chống lại
quân Trịnh đồng thời góp phần vào cơng cuộc đánh bại qn Trịnh và chấm dứt cuộc phân
tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ, để lại trong nhân dân lòng cảm phục vô cùng.
Nổi tiếng với cuộc chiến với quân Chiêm Thành là Bà Tấm năm 1653, ông đã cử thủy binh
và bộ binh của dinh Quảng Nam hỗ trợ dinh Phú Yên đánh thắng trận, đồng thời ta lấy thêm
được phần đất từ phía Bắc Chiêm Thành đến sơng Phan Rang lập hai phủ Thái Khang và
Diên Ninh nay là Ninh Hịa và Diên Khánh.
Ơng làm quan trấn thủ trải qua mấy đời chúa, hết chúa Hiền sang chúa Nghĩa Nguyễn
Phúc Thái lên ngôi năm 1687, thăng ông trấn thủ Quảng Nam và tiếp tục đến thời chúa
Quốc Nguyễn Phúc Chu. Trong thời gian làm trấn thủ của mình ơng luôn ra sức giúp Thanh
Chiêm ngày càng phát triển hơn đặc biệt là về mặc quân sự lực lượng được ông tôi luyện

nhiều nhất là tượng binh và kỵ binh. Vào năm 1694 ông qua đời tại dinh trấn Thanh Chiêm
với tước hiệu là Tiến quận công dưới thời chúa Quốc được truy phong Tả lý công thần, thụy
là Thận cần.
Sau khi Nguyễn Đức Bảo mất, đến đời chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Thụ và chúa
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát các tài liệu chính sử khơng nói rõ ai làm trấn thủ Quảng
Nam dinh tiền nhiệm kế tiếp. Có thể với những lý do khác nhau mà các sử gia không nhắc
nhiều đến vấn đề này nữa, nhưng dù thế nào ta cũng khơng thể phủ nhận vai trị của dinh
Chiêm trong giai đoạn lịch sử ấy.
Theo tác giả Châu Yến Loan có trích đoạn trong Đại Nam Thực Lục tập 1, trang 182
rằng: “Mãi cho đến năm Ất Mùi (1775), khi quân Trịnh tiến vào Thuận Hóa, chúa Nguyễn
Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam dừng chân ở Bến Giá, theo lời tâu của Nguyễn Cửu Dật
68


Phạm Thị Phúc
cùng các quan lại khác, bèn lập Hoàng Tôn Dương làm thế tử, gọi là Đông Cung cho vào
trấn thủ dinh Chiêm, tổng lý các công việc trong ngoài, và sai các tướng kiểm duyệt quân
thủy bộ làm thế tiến thủ.” [2; tr 117] Thế là từ đó Đông Cung ở lại trấn thủ dinh Quảng Nam
nhưng chưa được bao lâu thì một trong ba anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Nhạc có ý chiếm
đoạt, đánh bắt Đơng Cung dẫn bộ đến Hội An. Từ đây chính thức bắt đầu thời kỳ suy tàn
của dinh trấn Thanh Chiêm sau hơn ba thế kỷ tồn tại.(năm1602 mới xây dựng, đến lúc vua
Gia Long cho dời về Hội An chỉ 200 năm mà.)
2.2.2. Sự suy tàn của dinh trấn Thanh Chiêm
Đến thời chúa Nguyễn Phúc Thụ và chúa Nguyễn Phúc Khốt, chính quyền chúa
Nguyễn ở Đàng trong đã rơi vào giai đoạn suy thối, hoạt động bn bán tại Hội An cũng
khơng cịn như xưa nữa, dinh trấn Thanh Chiêm cũng rơi vào giai đoạn lụi tàn. Đặc biệt,
trong 30 năm nội chiến ở Đàng Trong (1771 – 1802), giữa quân Chúa Nguyễn và quân Tây
Sơn, giữa quân Tây Sơn và quân chúa Trịnh, dinh trấn Thanh Chiêm nhiều lần bị chiếm đi
và giành lại nhiều lần bởi các lưc lượng đối đầu. Dinh trấn Thanh Chiêm đã bi phá hủy rất
nhiều.

Được biết sau khi vua Gia Long giành lại được dinh trấn Thanh Chiêm từ tay quân
Tây Sơn, dinh trấn cũng khơng cịn gì nữa hầu như tất cả đã tan nát hết. Ơng quyết định đóng
lỵ sở Quảng Nam dinh tạm thời ở cảng thị Hội An. Đến năm 1833, đời vua Minh Mạng thứ
14 đã cho xây dựng lại bằng gạch và dời dinh trấn về làng La Qua (xã Điện Minh hiện nay).
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết: “Tỉnh thành Quảng Nam ở xã La Qua, huyện Diên
Phước: chu vi 489 trượng, cao 1 trượng 1 thước, có 4 cửa; hào rộng 4 trượng 5 thước, sâu
hơn 7 thước… Năm Minh Mạng 14 (1833) dời qua chỗ này, năm 16 (1835) mới xây gạch.”
[1. Tr?]
Các vật dụng làm từ kim loại đồng bị quân Tây Sơn trưng dụng và cho đúc làm vũ khí
nên thời gian này dinh trấn bị tàn phá nặng nề. Về sau được di dời về La Qua nhưng cũng
không có gì đặc sắc cả. Chính thức kết thúc thời kỳ vàng son của dinh trấn đồng thời dinh
trấn đi vào lịch sử dân tộc với một quá khứ đầy hào hùng.
3. Kết luận
Hiện nay, dinh trấn Thanh Chiêm chỉ còn trong tiềm thức của mọi người là chủ yếu vì
đa số là phế tích, chỉ cịn một số di tích nhưng số lượng rất hạn hẹp. Tiêu biểu là các di tích
được đề cập trong bài, nhưng cũng giữ được phần nào chứ khơng cịn ngun vẹn như xưa.
Từ những kiến thức trên ta có thể khẳng định lại một lần nữa dinh trấn Thanh Chiêm
thực sự tồn tại trên mảnh đất làng Thanh Chiêm xưa và nay. Trải qua quãng thời gian từ
vị chúa đầu tiên Nguyễn Hoàng đến vị chúa cuối cùng Nguyễn Phúc Ánh, dinh Chiêm đã
mang trong mình bao nỗi thăng trầm, có những lúc sầm uất tấp nập thuyền bè giao thương,
với những chiến cơng vinh hiển nhưng cũng có những mất mát đau thương từ chiến tranh
nội - ngoại xâm; có những ngày chính trị căng thẳng, vấn đề tơn giáo nhạy cảm và đan xen
là những mối tình đẹp, thơ mộng bên dịng sơng Thu Bồn oai hùng, một minh chứng lịch sử
cho dinh trấn Thanh Chiêm.
69


Dinh trấn Thanh Chiêm...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảo tàng Điện Bàn, Hồ sơ di tích Dinh Trấn Thanh Chiêm.

[2] Châu Yến Loan (2015), Dinh Trấn Thanh Chiêm kinh đô thứ hai xứ Đàng Trong, Nxb
Đà Nẵng.
[3] Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại – quyển thượng ,Cổ học tùng thư, Sài
Gịn 1974.
[4] Lê Qúy Đơn, Bùi Tiến Đạt (1997), Phủ biên tạp lục. Xứ Quảng Nam 1776, Nxb Khoa
học xã hội
[5] Lịch sử Đảng bộ huyện Điện Bàn (1930-1975), Đảng bộ huyện Điện Bàn, Nxb Đà
Nẵng.
[6] Sở Văn hóa Thơng tin Quảng Nam (2002), Vai trị lịch sử Dinh Trấn Thanh Chiêm, Kỷ
yếu hội thảo Tam Kỳ 9/2002.
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục tiền biên, tập I, Nxb Sử học.
[8] Đinh Trọng Tuyên (2010), Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam.
[9] Tỉnh ủy Quảng Nam và Thanh ủy Đà Nẵng(2006), Lịch sử Đảng bô Quảng Nam, NXB.
Hà Nội.
[10] Nguyễn Q. Thắng (2001), Những chủ trương, biện pháp của các triều đại Việt Nam: Lê
– chúa Nguyễn trong việc xây dựng, củng cố đất Quảng Nam, Kỷ yếu hội thảo “Danh
xưng Quảng Nam”.

Title: THANH CHIEM – THE 2ND ADMINISTRATIVE CENTRE
IN DANG TRONG
Pham Thi Phuc
Quang Nam University
Abstract: Thanh Chiem palace was built by Lord Nguyen Hoang in 1602 as the
nd
2 administrative centre to rule the southern region. At first, the headquarters was in
Can Huc commune (Van Dong commune of Duy Xuyen district now); then it was moved
to Thanh Chiem commune (Dien Phuong commune, Dien Ban district of Quang Nam
province now). Thanh Chiem palace played the role as a political and military centre, a
lever for the economic and cultural development in Dang Trang under the Nguyen Lords.
Keywords: Thanh Chiem palace, Quang Nam, Hoi An trading port.


70



×