Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Pháp luật sở hữu trí tuệ phân biệt cơ chế bảo hộ nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.48 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập, quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung và quyền sở
hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại nói riêng được coi là tài
sản quý giá của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu hay một tên thương mại được
lựa chọn và chăm sóc cẩn thận là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết
các doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam. Thậm chí với một số doanh nghiệp,
tài sản đó có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu. Lý do khi khách hàng
đã quen với tên thương mại của doanh nghiệp, họ đánh giá cao nhãn hiệu,
danh tiếng, hình ảnh hoặc một số phẩm chất của doanh nghiệp đó, họ sẽ trung
thành với sản phẩm đó và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mang
nhãn hiệu mà họ thừa nhận và đáp ứng kỳ vọng của họ. Do có những tính chất
tương đồng, tên thương mại có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu thông qua
cơ chế đăng ký với điều kiện tên thương mại đó đáp ứng khả năng phân biệt
của một nhãn hiệu. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin được lựa
chọn phân tích đề bài số 06 về phân biệt cơ chế bảo hộ nhãn hiệu và cơ chế
bảo hộ tên thương mại cho bài tập học kì của mình.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI
1. Khái quát về nhãn hiệu
1.1. Khái niệm
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPs). Tại khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPs đưa ra khái niệm về nhãn
hiệu như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Đều có thể làm nhãn hiệu hàng


hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu
tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng
được đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu khơng có
khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng các thành viên rằng điều
kiện để được khả năng đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thơng


qua sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký
dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”
Dựa trên tinh thần của các ĐƯQT đã ký kết, Việt Nam cũng đã cụ thể hóa
khái niệm nhãn hiệu vào trong Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) – luật chuyên ngành
của Việt Nam về SHTT. Theo khoản 16, Điều 4 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.”
1.2. Chức năng
Nhãn hiệu có các chức năng sau:
❖ Chức năng phân biệt
Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019 quy định “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Như vậy, chức năng này là chức
năng rất quan trọng của nhãn hiệu được luật sở hữu trí tuệ trực tiếp ghi nhận.
Việc dựa vào các dấu hiệu và nhãn hiệu làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá
chất lượng, giá thành sản phẩm, mẫu mã hàng hóa của các loại sản phẩm cùng
loại từ các nhà sản xuất khác nhau.Từ đó, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ và lựa
chọn chúng.


❖ Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc
Nhãn hiệu được xem như một phương tiện chỉ dẫn nguồn gốc thương mại
một cách hiệu quả và nhanh chóng. Nhãn hiệu là biểu tượng thương mại của
doanh nghiệp, từ nhãn hiệu đó người tiêu dùng biết được người sản xuất sản
phẩm, đánh giá chất lương sản phẩm nhà sản xuất cung ứng. Đồng thời, khi
mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ người tiêu dùng luôn quan tâm đến xuất xứ
sản phẩm để xem xét độ uy tín của nơi sản xuất mà lựa chọn sử dụng mà ít khi
quan tâm đến thành phần. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có chức năng thông
tin gián tiếp về sản phẩm.
❖ Chức năng quảng cáo hoặc tiếp thị

Thơng qua vai trị cá thể hóa sản phẩm, màu sắc, sự nổi tiếng của nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa cịn thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm
cho nhà sản xuất để sản phẩm có thể sớm đến được với người tiêu dùng. Nhãn
hiệu giúp doanh nghiệp phân biệt và định vị sản phẩm của họ đối với sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu là một cách thức chỉ dẫn cô đọng
về sản phẩm, là một sự giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm
và chất lượng của sản phẩm đó. Một khi nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên
thị trường thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng lớn.
❖ Chức năng bảo đảm chất lượng.
Việc nhãn hiệu ngày càng được biết đến rộng rãi, tăng lượng tiêu thụ sản
phẩm sẽ thúc đấy nhà sản xuất ngày càng cải tiến trang thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạn chế các rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, nhãn hiệu cũng tạo vị
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao giá


thành sản phẩm của mình trên thị trường hoặc dễ dàng mở rộng mạng lưới
kinh doanh.
1.3. Điều kiện bảo hộ
Một dấu hiệu để được bảo hộ như một nhãn hiệu cần đáp ứng hai điều kiện,
điều kiện cần là dấu hiệu đó thuộc trong các đối tượng được bảo hộ với danh
nghĩa nhãn hiệu và điều kiện đủ là dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt.
❖ Các dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu là chữ cái, chữ số: Đây là dạng dấu hiệu phổ biến được bảo hộ
như một nhãn hiệu bởi tính đơn giản, dễ nhận biết và dễ ghi nhớ của nó.
- Dấu hiệu hình vẽ, hình ảnh: Để được bảo hộ như một nhãn hiệu, dấu hiệu
hình vẽ phải được trình bày một cách đặc biệt, tạo ra ấn tượng và có khả năng
nhận biết cho người tiêu dùng. Các hình, hình học hai chiều đơn giản như hình
chữ nhật, hình vng… hoặc hình q rắc rối, phức tạp, khó ghi nhớ và khó
nhận biết thì cũng khơng đảm bảo điều kiện được bảo hộ như một nhãn hiệu.

Điều này được quy định tại pháp luật của hầu hết các nước trong đó có Việt
Nam.
- Dấu hiệu kết hợp giữa các yếu tố chữ và hình được thể hiện dưới một
hoặc nhiều màu sắc. Ngay cả trường hợp các yếu tố chữ và hình tách biệt
khơng đáp ứng đủ điều kiện về tính phân biệt nhưng sự kết hợp của hai hay
nhiều dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ đó tạo thành một tổng thể ấn tượng, dễ
nhận biết và có khả năng phân biệt thì vẫn có thể được bảo hộ như một nhãn
hiệu.


- Dấu hiệu phi truyền thống như hình ba chiều, màu sắc, âm thanh hay mùi
vị: Hình ba chiều được hiểu như một dạng hình ảnh đặc biệt thơng qua kĩ thuật
xử lý hình ảnh, làm cho hình ảnh trở nên sắc nét, sống động hơn. Khi nhìn vào
hình ảnh đó, người ta có thể cảm nhận được vật thể một cách rõ ràng hơn so
với hình vẽ và hình ảnh thông thường.
Pháp luật của các quốc gia cũng cụ thể hóa các đối tượng khơng được phép
bảo hộ như nhãn hiệu căn cứ theo Điều 6 của Công ước Paris, bao gồm:
- Các dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các quốc huy, quốc kỳ hoặc
các biểu tượng quốc gia khác của các nước thành viên của Liên minh, các dấu
hiệu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các nước đó chấp nhận,
và bất cứ sự bắt chước nào mang đặc điểm huy hiệu;
2. Khái quát về tên thương mại
2.1. Khái niệm
Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ về tên thương mại và
điều kiện bảo hộ tên thương mại như sau:
Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ
chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh”.
2.2. Chức năng

❖ Chức năng thông tin


Tên thương mại có thể hiểu là tên gọi của doanh nghiệp hình thành trong
quá trình doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động kinh doanh. Tên thương
mại có thể là tên đầy đủ của doanh nghiệp như ghi trong Giấy đăng ký kinh
doanh. Tuy nhiên, tên thương mại không luôn luôn là tên doanh nghiệp.
❖ Chức năng phân biệt
Tên thương mại cũng giống như nhãn hiệu ở chức năng phân biệt nhưng nó
phân biệt chính bản thân chủ thể kinh doanh với các chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh chứ không phải sản phẩm/dịch vụ
mà chủ thể kinh doanh đó cung cấp. Mặc dù chức năng này xuất phát từ đặc
tính cung cấp thông tin, tuy nhiên đây lại là chức năng chính của tên thương
mại.
❖ Chức năng chỉ dẫn tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh vì vậy tên thương mại gắn liền với sự tồn tại của tổ chức, cá nhân có
hoạt động kinh doanh và đó chính là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa các
doanh nghiệp và các chủ thể.
3. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại
Bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại là một phần của bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp. Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại là việc
Nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật về việc xác lập, bảo vệ và thực thi
quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại. Như vậy, có thể hiểu bảo hộ sở hữu
cơng nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại bao hàm hai nội dung:


- Thứ nhất: là hệ thống các quy định của pháp luật trong việc xác định
các điều kiện bảo hộ, xác lập quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và nội
dung của quyền này;

- Thứ hai: là tổng hợp các quy định pháp luật xác định các hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và các biện pháp ngăn chặn, xử
lý các hành vi xâm phạm.
II. PHÂN BIỆT CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CƠ CHẾ BẢO HỘ TÊN
THƯƠNG MẠI
1. Về khái niệm
❖ Theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Công ty Dược và Vật tư y tế Phú Yên (Pymepharco) có các sản
phẩm thuốc sau và đã đăng ký các nhãn hiệu hàng hóa như: COLDFLU,
GINVITON, EVEROSE…
❖ Cịn theo Khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ: Cơng ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ C&T, viết tắt: C&T., JSC; tên
tiếng Anh: C&T Trading Service Joint stock Company.
2. Về đối tượng


Đối tượng của nhãn hiệu là Hàng hóa, dịch vụ của của tổ chức, cá nhân
Còn đối tượng của tên thương mại là Chủ thể kinh doanh
3. Về chức năng
❖ Nhãn hiệu: Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau
❖ Tên thương mại: Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ: Trong ngành sữa có Cơng ty sữa Vinamilk, Cơng ty sữa TH True Milk.
Ngành nội thất có Nội thất Hòa Phát, Nội thất Uma.

4. Về cơ chế xác lập quyền
❖ Nhãn hiệu
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ:
Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết
định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơng
nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
❖ Tên thương mại
Theo điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ:
Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở
sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Như vậy, sự khác biệt về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp là bản
thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã


được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký, cịn nhãn hiệu thì bắt buộc
phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và
thẩm định.
5. Về dấu hiệu
❖ Nhãn hiệu
Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngơn ngữ
và hình ảnh. Khơng bảo hộ những cụm từ, dấu hiệuquy định tại khoản 2 điều
74 Luật SHTT
❖ Tên thương mại
Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, khơng bảohộ màu sắc, hình ảnh. Gồm 2 thành phần:
Mơ tả và Phân biệt.
6. Về điều kiện bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu “có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh” (Điều 76 Luật SHTT). Khả năng phân biệt nếu đáp
ứng các điều kiện sau đây: “Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã

được biết đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước
ngày tên thương mại đó được sử dụng” (Điều 78 Luật SHTT).
Ví dụ, tên trong đăng ký kinh doanh là “Công Ty TNHH Xây Dựng
Thương Mại Lộc Phát”, gồm hai thành phần: – Loại hình doanh nghiệp: “Cơng


Ty TNHH” – Tên riêng: “Xây Dựng Thương Mại Lộc Phát”. Như vậy, tên riêng
của doanh nghiệp trên là cả cụm “Xây Dựng Thương Mại Lộc Phát”, chứ không
chỉ mỗi thành phần “Lộc Phát”;
Ngược lại, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: “Là
dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”. (Điều 72 Luật SHTT).
Ví dụ: nhãn hiệu dưới dạng chữ viết như nhãn hiệu của nước giải khát
Coca-Cola là dòng chữ Coca-Cola màu đỏ trên nền trắng.
7. Về chủ sở hữu
❖ Đối với Nhãn hiệu: Khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp
văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ
quan có thẩm quyền cơng nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
❖ Đối với Tên thương mại: Khoản 2 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên
thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
8. Về căn cứ bảo hộ
- Nhãn hiệu: Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường. Không đăng ký
đối với nhãn hiệu nổi tiếng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.


- Tên thương mại: Không cần đăng ký. Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử
dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa
vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộngrãi sản phẩm của
công ty…
9. Về phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ
❖ Phạm vi bảo hộ của tên thương mại: trong một địa bàn, cùng một lĩnh
vực; Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu: trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo một khía cạnh là
có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (phạm vi bảo hộ nhãn hiệu là
trên phạm vi toàn quốc, phạm vi bảo hộ của tên thương mại lại chỉ giới hạn
trên phạm vi địa phương) nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương
như nhãn hiệu.
❖ Thời hạn bảo hộ của tên thương mại: không hạn chế, đến khi nào doanh
nghiệp còn sử dụng tên thương mại ấy; Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu:
10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm).
10. Về số lượng
- Đối với nhãn hiệu: Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu.
- Đối với tên thương mại: Một chủ thể kinh doanh chỉ có thể có một tên
thương mại.
11. Về chuyển giao
- Đối với Nhãn hiệu: Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển
nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng.


- Đối với Tên thương mại: Chỉ có thể là đối tượng của hợpđồng chuyển
nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc
chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Đường thốt nốt Kampong Speu của Campuchia đã đăng kí và được cấp giấy
chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2016. Ngày 7/7/2017, Hải
quan tỉnh K nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng Kampong Speu do công ty
Minh Anh nhập khẩu tại Trung Quốc , trên sản phẩm có ghi “packed in China”
(đóng gói tại Trung Quốc). Ban quản lý đường thốt nốt Kampong Speu cho biết
tiêu chuẩn gắn chỉ dẫn địa lý Kampong Speu là sản phẩm phải được đóng chai
tại Kampong Speu. Anh/chị hãy xác định Cơng ty Minh Anh có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ khơng? Ban quản lý đường thốt nốt Kampong Speu
có thể ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đường thốt nốt
Kampong Speu cho một doanh nghiệp nhập khẩu đường này tại Việt Nam
không? Tại sao?
❖ Xác định Công ty Minh Anh có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ khơng?
Ngày 28/12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 5064/QĐ-SHTT về
việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00053 cho sản phẩm
đường thốt nốt Kampong Speu nổi tiếng. Tên "Kampong Speu" liên quan đến
việc sản đường thốt nốt được biết đến như một ngành nghề sản xuất truyền
thống của vùng đất này và tên gọi này đã được bảo hộ là một chỉ dẫn địa lý tại
Vương quốc Campuchia. Theo Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lí đường
thốt nốt KampongSpeu hoàn toàn được bảo hộ tại Việt Nam khi chúng được
thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để


chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; Thể
hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hố hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc
mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hố nói trên có nguồn gốc tại quốc
gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương nhất định. Ngày 07/7/2017. Hải quan tỉnh
K nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng Kampong Speu do công ty Minh Anh
nhập khẩu tại Trung Quốc, trên sản phẩm có ghi “packed in China” (đóng gói

tại Trung Quốc). Ban quản lý Đường thốt nốt Kampong Speu cho biết tiêu
chuẩn gắn chỉ dẫn địa lý Kampong Speu là sản phẩm được đóng chai Kampong
Speu. Căn cứ vào Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Cụ thể là Khoản 3 Điều 129 quy định:
“3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn
gốcxuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó khơng
đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với
sảnphẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín
củachỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ cho sản phẩm khơng có nguồn gốc từ khu vực địa lý mangchỉ dẫn
địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực địa lý đó;


d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh
chorượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc
xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch
nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng
theo hoặc những từ tương tự như vậy”
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 213: Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ
“1. Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao
gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng
hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép

lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hố, bao bì của hàng hố có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.”
Căn cứ vào điểm (ii) Khoản 8 Điều 8 Thông tư Hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: “Sản
phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng
không được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ, kể cả trường hợp sản phẩm đó có các thơng số tương ứng về chất lượng,
quy trình sảnxuất và quản lý sản phẩm” vẫn thuộc hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp quy định tại các điều 10, 11 và 12 Nghị định 97/2010/NĐCP.


Theo đó chỉ có sản phẩm đường thốt nốt ở Campuchia có chất lượng
hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định mới được dán nhãn
mác đường thốt nốt Kampong Speu. Cơng ty Minh Anh có hành vi giả mạo
sản phẩm đường thốt nốt Kampong Speu đóng gói tại Kampong Speu
bằng loại đường có ghi đóng gói tại Trung Quốc. Sản phẩm này mang dấu hiệu
trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng không được sản xuất tại địa
phương thuộcvùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, mà có ghi “packed in
China” (đóng gói tại Trung Quốc), trong trường hợp kể cả trường hợp sản
phẩm đó có các thơng số tương ứng về chất lượng, quy trình sản xuất và quản
lý sản phẩm thì đây vẫn là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
❖ Ban quản lý đường thốt nốt Kampong Speu có thể ký hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đường thốt nốt Kampong
Speu cho một doanh nghiệp nhập khẩu đường này tại Việt Nam
không? Tại sao?

Ban quản lý đường thốt nốt Kampong Speu không thể ký hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đường thốt nốt Kampong Speu
cho một doanh nghiệp nhập khẩu đường này tại Việt Nam.
Bởi theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành có quy định hạn việc
chuyển giao sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp. Trong đó việc chuyển giao
sử dụng chỉ dẫn địa lí khơng được chuyển giao. Điều này được quy định cụ thể
tại Khoản 1 Điều 142 như sau: “quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí. Tên thương mại
khơng được chuyển giao”.
Điều này hồn tồn phù hợp với pháp luật và thực tế, sở dĩ có điều này do
chỉ dẫn địa lý đóng vai trị như sự đảm bảo rằng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý


có được chất lượng nhất định theo phương pháp sản xuất truyền thống hoặc
có được uy tín nhờ xuất xứ địa lý vùng miền. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố
về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên
khác. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy
trình sản xuất truyền thống của địa phương là những điều kiện tiên quyết đặc
trưng riêng có của vùng miền, nước, quốc gia. Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản
quốc gia. Chỉ dẫn địa lý không thuộc độc quyền của riêng tổ chức, cá nhân nào
mà thuộc quyền sử dụng của tất cả các cơ sở sản xuất, đưa ra thị trường đặc
sản đó, kể cả các cơ sở chế biến và đóng gói. Vì vậy quy định này hồn tồn
phù hợp xu thế hội nhập kinh tế thế giới và các yêu cầu nhập khẩu của các
nước và tập quán thương mại quốc tế.
C. KẾT LUẬN
Qua những gì đã trình bày ở trên, có thể thấy mặc dù nhãn hiệu và tên
thương mại đều là những dấu hiệu nhìn thấy được, có chung yêu cầu về khả
năng phân biệt khi được bảo hộ và đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện
trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng có thể phân biệt, nhưng giữa chúng ln
có sự khác khau về cơ chế bảo hộ, điều đó đã được nêu cụ thể, rõ ràng trong
bài viết. Việc phân biệt hai đối tượng này cịn giúp cho các doanh nghiệp có thể

ngăn được những nguy cơ bị xâm hại nhãn hiệu khi nhầm lẫn sử dụng tên
thương mại như một nhãn hiệu chính thức.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2013
2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)
3. Thông tư Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ
4. />5. />


×