Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể hưởng quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.14 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
NỘI DUNG........................................................................................................... 3
A. So sánh cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với cơ chế bảo hộ tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ................ 3
I. Điểm giống nhau ........................................................................................ 3
II. Điểm khác nhau ......................................................................................... 4
B. Tình huống................................................................................................ 11
I. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 11
1. Khái niệm nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu......................................... 11
2. Bảo hộ nhãn hiệu. ................................................................................. 12
2.1. Bảo hộ nhãn hiệu ............................................................................... 12
2.2. Chức năng của nhãn hiệu ................................................................. 12
2.3. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. ................................................ 12
3. Nhãn hiệu nổi tiếng. .............................................................................. 13
3.1. Khái niệm ........................................................................................... 13
3.2. Điều kiện để được bảo hộ là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam..... 14
II. Giải quyết vụ việc thực tế. ....................................................................... 14
1. Tập đồn Shangri La có được bảo hộ nhãn hiệu “Shangri La” tại
Việt Nam không? ....................................................................................... 14
2. Tập đồn Shangri La phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. ... 16
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHTT: Sở hữu trí tuệ
NHNT: Nhãn hiệu nổi tiếng


NĐ-CP: Nghị định Chính phủ

2


LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về sở hữu trí tuệ là một vấn đề hết sức quan trọng trong thời buổi
kinh tế hội nhập như hiện nay. Điều đó có vai trò lớn trong hoạt động kinh
doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Theo thời gian sự
lớn mạnh của doanh nghiệp, uy tín và danh tiếng ngày càng được phát triển thì
với những sản phẩm, dịch vụ, tác phẩm có tiếng tăm trên thị trường và trong suy
nghĩ của người tiêu dùng thì hiện nay đều gặp phải những nguy cơ lớn từ hành
vi xâm phạm và cạnh tranh khơng lành mạnh với mục đích lợi dụng tiếng tăm
kinh doanh. Đặc biệt những hành vi trên đang diễn ra ngày càng phổ biến và
công khai dưới nhiều hình thức thể hiên khác nhau. Do đó vấn đề bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ của các chủ thể hưởng quyền đã trở thành mối quan tâm đặc biệt
đối với mọi người.
NỘI DUNG
A. So sánh cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với cơ chế bảo hộ tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
I. Điểm giống nhau
Đều là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được quy định
tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bảo hộ cho quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền và tránh các hành vi
xâm phạm đến chủ thể có quyền được bảo hộ.
Đều là đối tượng sáng tạo mang tính thẩm mỹ, đều thể hiện dưới dạng là
hình dáng bên ngồi của tác phẩm (hình khối, đường nét, màu sắc…).
Phạm vi bảo hộ: đều được bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tác giả.

3



Cả hai đối tượng này được sáng tạo ra đều nhằm điều chỉnh sản phẩm của mình
để hấp dẫn một bộ phận người tiêu dùng cụ thể, gắn liền với sản phẩm, đồ vật
hữu ích; có thể được sản xuất bằng phương pháp cơng nghiệp.
II.
Tiêu chí
Khái niệm

Điểm khác nhau
Kiểu dáng công nghiệp

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật SHTT

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định

Kiểu dáng cơng nghiệp là hình dáng

22/2018/NĐ-CP: Tác phẩm mỹ thuật

bên ngoài của sản phẩm được thể hiện

ứng dụng là tác phẩm được thể hiện

bằng hình khối, đường nét, màu sắc

bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố


hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

cục với tính năng hữu ích, có thể gắn
liền với một đồ vật hữu ích, được sản
xuất thủ công hoặc công nghiệp như:
Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện
của biểu trưng, hệ thống nhận diện và
bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang,
tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất,
trang trí.

Căn cứ xác

Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT:

Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT:

lập quyền

Quyền sở hữu công nghiệp đối với

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác

sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết

phẩm được sáng tạo và được thể hiện

kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên

dưới một hình thức vật chất nhất định,


cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ

không phân biệt nội dung, chất lượng,

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

hình thức, phương tiện, ngơn ngữ, đã

theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật

công bố hay chưa công bố, đã đăng ký

này hoặc công nhận đăng ký quốc tế

hay chưa đăng ký.

theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4


Chi phí

Mất phí đăng kí và duy trì hiệu lực của

Mất phí đăng kí nhưng khơng phải gia

văn bằng bảo hộ


hạn bảo hộ.

Điều kiện bảo Điều 63 Luật SHTT

Chỉ cần tạo ra tác phẩm được thể hiện

hộ

1.Có tính mới;

dưới dạng một hình thức vật chất nhất

2. Có tính sáng tạo;

định và chỉ cần có tính ngun gốc do

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp

tác giả sáng tạo ra mà khơng địi hỏi
có tính mới, khơng địi hỏi bất kỳ về
điều kiện nội dung, chất lượng và hiệu
quả của tác phẩm.

Đối tượng

Điều 64 Luật SHTT

Điều 15 Luật SHTT


khơng được

1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm

1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin:là

bảo hộ

do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt

các thơng tin báo chí ngắn hàng ngày,

buộc phải có;

chỉ mang tính chất đưa tin khơng có

2. Hình dáng bên ngồi của cơng trình

tính sáng tạo.

xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn

3. Hình dáng của sản phẩm khơng nhìn

bản hành chính, văn bản khác thuộc

thấy được trong quá trình sử dụng sản


lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính

phẩm.

thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp
hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số
liệu.

Phạm vi

Quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị

Quy định tại Điều 19, 20 Luật SHTT

quyền được

định 103/2006/NĐ-CP, khoản 2 Điều

- Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác

bảo hộ

122 Luật SHTT

phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh

-Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp

trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc


đối với kiểu dáng công nghiệp được

bút danh khi tác phẩm được công bố,

xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi

sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho

nhận trong Văn bằng bảo hộ.

phép người khác công bố tác phẩm;
5


- Quyền nhân thân: Được ghi tên là tác

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,

giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng

không cho người khác sửa chữa, cắt

công nghiệp; Được nêu tên là tác giả

xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất

trong các tài liệu công bố, giới thiệu về

kỳ hình thức nào gây phương hại đến


kiểu dáng cơng nghiệp.

danh dự và uy tín của tác giả.

- Quyền tài sản của tác giả kiểu dáng

- Quyền tài sản: Làm tác phẩm phái

công nghiệp là quyền nhận thù lao theo sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công
quy định tại Điều 135 của Luật SHTT. chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối,
- Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm các

nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác

đối tượng khác sử dụng kiểu dáng công phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công
nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ,
chúng bằng phương tiện hữu tuyến,
nếu việc sử dụng không thuộc các

vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc

trương hợp quy định tại khoản 2 và

bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

khoản 3 Điều 125 Luật SHTT.

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

- Có quyền u cầu người khác phải
xin phép, trả tiền nhuận bút thù lao

Chủ sở hữu

Tác giả sáng chế, kiểu dáng công

Tác giả, đồng tác giả hoặc chủ sở hữu

nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp quyền tác giả
sáng tạo ra đối tượng sở hữu cơng
nghiệp; trong trường hợp có hai người
trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra
đối tượng sở hữu cơng nghiệp thì họ là
đồng tác giả.
Thời hạn bảo

Khoản 4 Điều 93 Luật SHTT:

Điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT:

hộ

-Bằng độc quyền kiểu dáng công

-Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ

nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo

thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh


dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp

có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm
6


đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp,

năm, kể từ khi tác phẩm được công bố

mỗi lần năm năm.

lần đầu tiên.

Như vậy thời hạn bảo hộ kiểu dáng

-Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp

công nghiệp tối đa là 15 năm kể từ

ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được

ngày nộp đơn.

công bố trong thời hạn hai mươi lăm
năm, kể từ khi tác phẩm được định
hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm
năm, kể từ khi tác phẩm được định
hình;

-Thời hạn bảo hộ là trong suốt cuộc đời
tác giả là 50 năm sau khi tác giả chết;
tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn
bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau
khi đồng tác giả cuối cùng chết.

Hành vi xâm

Quy định tại Điều 126 Luật SHTT

Quy định tại Điều 28 Luật SHTT

phạm

-Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được

-Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác

bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp

phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

không khác biệt đáng kể với kiểu dáng

Mạo danh tác giả.

đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng -Công bố, phân phối tác phẩm mà
bảo hộ mà không được phép của chủ sở không được phép của tác giả; Công
hữu;


bố, phân phối tác phẩm có đồng tác

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công

giả mà không được phép của đồng tác

nghiệp, thiết kế bố trí mà khơng trả tiền giả đó.
đền bù theo quy định về quyền tạm thời -Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác
quy định tại Điều 131 của Luật SHTT.

phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của
tác giả.

7


-Sao chép tác phẩm mà không được
phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, trừ trường hợp quy định tại
điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của
Luật SHTT.
-Làm tác phẩm phái sinh mà không
được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được
dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ
trường hợp quy định tại điểm i khoản
1 Điều 25 của Luật SHTT
-Sử dụng tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả,

không trả tiền nhuận bút, thù lao,
quyền lợi vật chất khác theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 25 của Luật
SHTT
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền
nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật
chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu
quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân
phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác
phẩm đến công chúng qua mạng
truyền thông và các phương tiện kỹ
thuật số mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả.

8


-Xuất bản tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
-Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các
biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu
quyền tác giả thực hiện để bảo vệ
quyền tác giả đối với tác phẩm của
mình.
-Cố ý xóa, thay đổi thơng tin quản lý
quyền dưới hình thức điện tử có trong
tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân

phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc
cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ
sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các
biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu
quyền tác giả thực hiện để bảo vệ
quyền tác giả đối với tác phẩm của
mình.
-Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của
tác giả bị giả mạo; Xuất khẩu, nhập
khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà
không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả.

Hiệu lực hợp
đồng chuyển

- Quyền nhân thân khơng thể
Chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại

nhượng quyền Cục Sở hữu công nghiệp.

chuyển giao, trừ quyền công bố tác
phẩm được quy định tại khoản 3 Điều
19 Luật SHTT.

9


- Quyền tài sản có thể chuyển
giao một phần hoặc toàn bộ tùy thuộc

vào thỏa thuận của các bên.
-

Bên được chuyển nhượng sẽ

được sở hữu đối với đối tượng của
hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng
có hiệu lực hoặc kể từ thời điểm các
bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác. Cũng kể từ thời
điểm chuyển giao đó, bên chuyển
nhượng sẽ chấm dứt tư cách chủ sở
hữu đối với các quyền đã chuyển
giao. Do vậy, sau khi chuyển nhượng,
bên chuyển nhượng khơng có quyền
sử dụng cũng như định đoạt các
quyền năng đó. Khơng phải đăng ký
tại cơ quan nhà nước.
Nghĩa vụ

Do được cấp văn bằng bảo hộ nên

Do cơ chế bảo hộ quyền tác giả là bảo

chứng minh

nghĩa vụ chứng minh của chủ sở hữu

hộ hình thức thể hiện tác phẩm chứ


khi có tranh

được giảm nhẹ.

khơng bảo hộ về mặt nội dung ý

chấp

tưởng tác phẩm vì vậy khi có sự tranh
chấp thì chứng minh người khác có
hành vi xâm phạm là rất khó.

Cơ quan đăng Cục Sở hữu trí tuệ

Cục bản quyền tác giả

ký bảo hộ

10


B. Tình huống.
Cơng ty du lịch Làn sóng xanh tiến hành xây dựng một khách sạn ở Nha
Trang và đặt tên khách sạn là “Shangri-La”. Tên biển hiệu của khách sạn đã
được đăng kí 2 nhãn hiệu dịch vụ tại cục Sở hữu trí tuệ. Được biết “Shangri –
La” là tên một mạng lưới khách sạn sang trọng nổi tiếng ở Đơng Nam Á của tập
đồn Shangri-La Singapore. Tuy nhiên, tập đoàn này chưa đầu tư tại Việt Nam
và cũng chưa có bất kì nhãn hiệu dịch vụ nào được đăng kí tại Việt Nam. Theo
anh/chị, làm thế nào để tập đồn Shangri La có thể bảo vệ được quyền lợi của
mình, ngăn cản Cơng ty du lịch Làn sóng xanh được cấp văn bằng bảo hộ nhãn

hiệu dịch vụ “Shangri-La”
I.

Cơ sở lí luận
1. Khái niệm nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu
Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO nhãn hiệu được hiểu là dấu

hiệu phân biệt để chỉ ra sản phẩm, dịch vụ được sản xuất hay cung cấp bởi một
chủ thể nào đó để phân biệt.
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu
có những đặc điểm sau:
Nhãn hiệu có tính đa dạng. Các dấu hiệu được xem xét là nhãn hiệu ln
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh,
màu sắc,...
Nhãn hiệu có tính phân biệt. Đặc điểm này liên quan đến chức năng xác
định nguồn gốc, hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu. Một dấu hiệu khi đăng kí sẽ
khơng được trùng hoặc tương tự trùng đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
khác đã được đăng kí trước đó cho hàng hóa, dịch vụ trùng tương tự.
Nhãn hiệu có giá trị kinh tế. Người tiêu dùng khi mua hàng hóa thường
lựa chọn hàng hóa của những nhãn hiệu mà họ tin dùng và quen thuộc. Do vậy,
11


mỗi nhãn hiệu đóng vai trị kích thích khả năng bán sản phẩm để thu lợi nhuận.
Ở khía cạnh khác thì giá trị thương mại của nhãn hiệu cịn thấy được khi nó
tham gia vào các giao dịch ví dụ chuyển nhượng.
Nhãn hiệu có tính giới hạn lãnh thổ. Thể hiện thông qua phạm vi bảo hộ
của nhãn hiệu, theo đó nhãn hiệu chỉ được cơng nhận và bảo hộ taị quốc gia mà
nhãn hiệu đăng ký. Tuy nhiên nhãn hiệu vẫn được bảo hộ ở các quốc gia khác

trong trường hợp áp dụng đều ước quốc tế.
2. Bảo hộ nhãn hiệu.
2.1.

Bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu là những hành động mang tính chất bảo vệ nhãn hiệu
nhằm mục đích khơng để có hành vi xâm phạm nào xảy ra gây thiệt hại cũng
như ảnh hưởng tới việc khai thác lợi ích của chủ thể là chủ sở hữu nhãn hiệu.
2.2.

Chức năng của nhãn hiệu

Nhãn hiệu giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa
dịch vụ của chủ thể khác. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hàng hóa
dịch vụ cùng nhóm, dễ gây nhầm lẫn với nhau, chính vì vậy nhãn hiệu là một
yếu tố giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Ví dụ
cùng là nước uống có ga nhưng có sản phẩm là Coca- Cola hoặc Pepsi, chính
nhờ vào nhãn hiệu mà người mua có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với
mình.
2.3.

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Quy định tại Điều 72, khoản 1 Điều 74 Luật SHTT:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc;

12



Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một
hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành
một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.
3. Nhãn hiệu nổi tiếng.
3.1.

Khái niệm

Căn cứ khoản 20 Điều 4 Luật SHTT thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu
được người tiêu dùnng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhãn hiệu
nổi tiếng có những đặc điểm sau:
Được nhiều người biết đến rộng rãi. Việc biết này có thể thơng qua truyền
thơng, q trình sử dụng dịch vụ hay là từ lời kể của ai đó.
Nhãn hiệu nổi tiếng có giá trị kinh tế cao hơn nhãn hiệu thơng thường. Giá
trị kinh tế cao của NHNT được thể hiện qua mức doanh thu của doanh nghiệp
thu lại được thông qua việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu
nổi tiếng.
Phạm vi bảo hộ có thể ở nhiều quốc gia hơn so với nhãn hiệu thông thường.
Nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ tại quốc gia nơi mà nhãn hiệu chưa từng
đăng ký hay sử dụng với điều kiện nhãn hiệu đó được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cơng nhận là NHNT.
Nhãn hiệu nổi tiếng dễ bị xâm phạm do NHNT luôn nhận được sự tin
tưởng của người tiêu dùng vì vậy NHNT mang đến lợi thế thương mại khổng lồ,
thu hút lượng lớn người tiêu dùng. Chính vì lợi thế đó mà nhiều chủ thể khác đã
sử dụng những dấu hiệu trùng hoặc tương tự trùng với NHNT nhằm lợi dụng

tiếng tăm.
13


3.2.

Điều kiện để được bảo hộ là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật
SHTT:
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thơng qua việc
mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu
hành; Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch
vụ mang nhãn hiệu; Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; Số lượng quốc gia
công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử
dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
II.

Giải quyết vụ việc thực tế.

1. Tập đồn Shangri La có được bảo hộ nhãn hiệu “Shangri La” tại Việt
Nam không?
“Shangri La” là một nhãn hiệu nổi tiếng thế giới với mạng lưới khách sạn
sang trọng của Tập đoàn Shangri La của Singapore bởi những lý do sau:
Khách sạn Shangri La là nơi tổ chức thường niên của sự kiện Đối ngoại
Shangri La(SLD), tức là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á được tổ chức từ
năm 2002. Một nơi diễn ra sự kiện quan trọng về An ninh Châu Á do vậy sẽ

được truyền thông đưa tin rất nhiều và từ đó rất nhiều người biết đến. Giống như
nhiều người biết đến Việt Nam hơn thông qua cuộc gặp gỡ Thượng đỉnh MỹTriều lần 2 tại Hà Nội năm 2019. Khách sạn Shangri La đầu tiên ở Singapore
được xây dựng từ năm 1971 và đây là nơi tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan
trọng, trong đó có cuộc gặp lịch sử năm 2015 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.
14


Tập đoàn Shangri La của Tỷ phú Quách Hạc Niên- người giàu nhất Đông
Nam Á theo xếp hạng của Forbes 2011, có khách sạn ở nhiều quốc gia:
Singapore, Bangkok Thái Lan... Do đó danh tiếng của khách sạn cũng sẽ được
biết đến nhiều thông qua người thành lập ra tập đồn đó. Ví dụ mọi người sẽ biết
đến Jeff Bezos- CEO Amazon, Jack Ma- CEO Alibaba...
Số lượng phòng ở những khách sạn Shangri La rất lớn, ví dụ khách sạn
Shangri La ở Bangkok có 799 phịng, nhiều Hội trường để tổ chức sự kiện. Vì
vậy khi đến mùa du lịch thì khách đến ở sẽ rất nhiều, mọi người đến từ nhiều
quốc gia, việc này sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn.
Điều 6bis của công ước Paris quy định: “ Các nước thành viên của Liên
minh có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn
hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử
dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó cho hàng hóa giống hoặc tương
tự...”. Mặt khác, Việt Nam và Singapore đều là thành viên của cơng ước Paris do
đó cơng ước Paris sẽ được áp dụng đối với Tập đoàn Shangri La Singapore.
Cơng ty du lịch Làn sóng xanh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Shangri La tại
Cục Sở hữu trí tuệ và sử dụng tên này cho khách sạn ở Nha Trang, điều này sẽ
gây nhầm lẫn cho những khác hàng vì cho rằng đây là một khách sạn của Tập
đồn Shangri La Singapore đầu tư vào Việt Nam.
Nhãn hiệu “Shangri La” được coi là nhãn hiệu nổi tiếng do có thời gian sử
dụng lâu dài và được biết đến rộng rãi, được bảo hộ một cách tự động mà không

cần phải đăng ký. Đồng thời theo quy định tại Điều 91 và Điều 10 Nghị định
103/2006/NĐ-CP quy định về quyền ưu tiên thì khi Tập đồn Shangri La nộp
đơn đăng ký nhãn hiệu tại một nước khác là thành viên của cơng ước Paris thì
khi đó Tập đồn sẽ được hưởng quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu Shangri La.

15


Do vậy Tập đoàn Shangri La được bảo hộ nhãn hiệu Shangri La tại Việt
Nam.
2. Tập đoàn Shangri La phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.
Do cơng ty du lịch Làn sóng xanh mới chỉ nộp đơn đăng ký và vẫn chưa
được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu “Shangri La”. Nên
để bảo vệ quyền lợi của mình thì đầu tiên Tập đồn Shangri La phải chứng minh
nhãn hiệu của mình là nhạn hiệu nổi tiếng trên thế giới dựa vào sự uy tín rộng
rãi của khách sạn, nhiều người biết đến, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của
khách sạn... và từ đó u cầu Tịa án hoặc Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam xem xét
công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Từ đó khơng cần phải đăng ký bảo hộ cho nhãn
hiệu này mà vẫn được tự động bảo hộ.
Trong trường hợp mà Tập đồn có nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Shangri
La” tại một quốcc gia là thành viên của Công ước Paris trong thời hạn 6 tháng
trướcc ngày nộp đơn tại Việt Nam thì Tập đồn có thể u cầu được hưởng
quyền ưu tiên cho đâng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Khi đó, cơng ty du lịch Làn
sóng xanh sẽ không thể đăng ký được nhãn hiệu này nữa.
Do cơng ty Du lịch Làn sóng xanh sử dụng nhãn hiệu “Shangri La” cho
khách sạn tại Nha Trang, điều này sẽ gây ra hiểu nhầm cũng như làm ảnh hưởng
tới uy tín của mạng lưới khách sạn sang trọng của Tập đồn này. Tập địn
Shangri La có thể thực hiện những việc để bảo vệ quyền lợi của mình:
Yêu cầu cơng ty du lịch Làn sóng xanh khơng được sử dụng nhãn hiệu
“Shangri La “ cho khách sạn của mình vì đây là hành vi xâm phạm quyền sở

hữu trí tuệ. Tuy nhiên nếu khách sạn đó vẫn muốn đặt tên cho khách sạn là
Shangri La thì cần phải có sự đồng ý từ Tập đồn Shangri La Singapore với việc
được nhận chuyển nhượng hợp pháp.
Nếu công ty du lịch Làn sóng xanh vẫn sử dụng tên Shangri La cho khách
sạn của mình mà khơng được sự đồng ý của Tập đồn Shangri La Singapore thì
16


Tập đồn có thể u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Có thể khởi kiện ra tịa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình.

KẾT LUẬN
Nhãn hiệu là một cơng cụ để phân biệt hàng hố dịch vụ này với hàng hóa
dịch vụ khác. Việc bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng là một trong
những hoạt động quan trọng của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có cơ
chế bảo hộ khác nhau, tuy nhiên hoạt động này đều có chung một mục đích là
hạn chế và ngăn ngừa việc xâm phạm đến nhãn hiệu nổi tiếng và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu. Để tạo được môi trường cạnh
tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp và chủ thể khi tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh thì địi hỏi pháp luật phải phát triển, thay đổi và nên tham gia kí
kết nhiều hiệp định có lợi cho doanh nghiệp.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.
2. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, TS Lê Đình Nghị, TS Vũ Thị Hải Yến,
2016.

3. Sách Luật Sở hữu trí tuệ 2017, Nguyễn Thanh Hùng, Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nghị định 103/2006/ NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp
5. Nghị định 22/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
6. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
7. Luận án Thạc sĩ Luật học, Ngô Thùy Dương, Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
theo quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước Châu Á, 2018.
8. />9. />10. />
18



×