Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận hóa học xanh và sự phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.26 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..……………….......................
…..

I.

KHÁI

NIỆM

…………………………………………………………………………………………………………

…...

1
3

II.
NGUYÊN


BẢN
CỦA
HÓA
HỌC
4
XANH……………………………………………
III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI
5
ĐẠI CƠNG NGHIỆP HĨA VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 ………….
IV. SỰ CẦN THIẾT, THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG


HĨA HỌC XANH TRONG CƠNG NGHIỆP HĨA 9
CHẤT……………………
4.1. Sự cần thiết, thực trạng Hóa học xanh trong cơng nghiệp hóa
9
chất
4.2. Tiềm năng áp dụng hóa học xanh trong ngành cơng nghiệp hóa
chất

Việt
Nam………………………………..………………………………….. 13
…………………………………..

V. LIÊN HỆ TẠI CƠNG TY TNHH MTV HÓA CHẤT
16
99……………………

1


MỞ ĐẦU

Hiện nay, với sự phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật, công nghệ
hiện đại. Việc các Nhà máy sản xuất trong nước đầu tư mới, tiếp nhận chuyển
giao thêm, đồng bộ các dây chuyền, thiết bị từ nước ngoài là điều tất yếu, phù
hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên, song song với việc
phát triển rất nhanh của công nghiệp hiện đại thì xã hội, mơi trường đang dần
phải chịu nhiều hơn tác động của ơ nhiễm, rác thải, hóa chất độc hại. Từ những
tính cấp thiết trên, các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu cùng các cơ quan
chức năng đã phối hợp, tìm giải pháp để đưa ra các thống nhất, hiệp định nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế, công nghiệp nhưng phải gắn với môi trường xanh,

sạch, hạn chế ơ nhiễm tối đa. Trong đó, “Hóa học xanh” là một trong những cam
kết như vậy. “Hóa học xanh” xuất phát từ các kiến nghị của Hiệp ước Phòng
chống ô nhiễm được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 990.
Trong nội dung tiểu luận này, tơi trình bày một số nghiên cứu, tìm hiểu
với Chủ đề “Hóa học xanh và sự phát triển bền vững”.

2


I. KHÁI NIỆM
Bảo vệ môi trường là phát triển bền vững có tầm quan trọng đặc biệt trong
từng Quốc gia, trong tất cả các ngành kinh tế và đặc biệt trong ngành hóa chất,
một trong các ngành gây ơ nhiễm lớn nhất do tính độc, tính oxy hóa, tính cháy
nổ của các hóa chất.
Các nhà hoạt động mơi trường, các tổ chức, các đảng hoạt động với tôn
chỉ bảo vệ mơi trường, giữ gìn sự xanh, sạch, đẹp của trái đất đều chọn màu
xanh là biểu tượng của mình như đảng xanh hoặc hịa bình xanh.
Hóa học xanh là khái niệm về phát triển hóa học một cách bền vững thông
qua việc triển khai những sáng kiến giảm thiểu hoặc loại bỏ các hóa chất độc hại
ra khỏi q trình sản xuất và thành phẩm. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và
ngăn ngừa ô nhiễm từ nguồn gốc của nó.

Mục tiêu của hóa học xanh là mục tiêu có tính chất khoa học hướng tới sự
phát triển bền vững. Khái niệm phát triển bền vững thu hút được sự quan tâm
rộng rãi của các quốc gia khi năm 1987 Liên hợp quốc công bố bản báo cáo
“Tương lai của chúng ta ”; trong báo cáo này sự phát triển bền vững được định
nghĩa là “sự phát triển đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau ”. Như thế, phát triển bền
vững đòi hỏi phải đạt tới hai mặt được coi là mâu thuẫn với nhau, một mặt phải
phát triển để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu về vật chất và tinh thần

của con người và nhằm thỏa mãn sự tăng dân số thế giới, mặt khác tính bền
vững trong phát triển đòi hỏi phải giới hạn và thay đổi cách sử dụng các nguồn
3


tài nguyên và sinh thái để không những bảo tồn mà cịn cải thiện tài ngun và
mơi trường cho thế hệ tương lai. Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, còn phát
triển là cái mà chúng ta cố gắng làm để cho mọi thứ ngày càng tốt hơn trong mơi
trường đó.
Tại Mỹ, hóa học xanh bắt đầu thu hút sự quan tâm từ năm 1990 khi Luật
ngăn ngừa ô nhiễm ra đời, khái niệm hóa học xanh được nhà hóa học hữu cơ
Paul T. Anastas, định nghĩa lần đầu tiên. Năm 1991, Chương trình Hóa học xanh
bắt đầu được triển khai thực hiện ở quy mô rộng rãi và phổ biến hơn, để tuyên
truyền và phổ biến áp dụng hóa học xanh, rất nhiều Quốc gia đã thành lập Giải
thưởng Hóa học xanh như tại Anh, Úc, Italia, Đức,.... Hạt nhân quan trọng nhất
của hóa học xanh là mười hai ngun tắc hóa học xanh do ơng Anastas và GS.
John C. Warner của trường Đại học Massachusetts, Boston đề xuất.
II. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC XANH
Mười hai nguyên tắc của hóa học xanh có thể được tóm tắt như sau:
- “Ngăn ngừa”: Tốt nhất là ngăn ngừa sự phát sinh của chất thải hơn là là
xử lý hay làm sạch chúng.
- “Tính kinh tế”: Các phương pháp tổng hợp phải được thiết kế sao cho
các nguyên liệu tham gia vào q trình tổng hợp có mặt tới mức tối đa trong sản
phẩm cuối cùng.
- “Phương pháp tổng hợp ít nguy hại”: Các phương pháp tổng hợp
được thiết kế nhằm sử dụng và tái sinh các chất ít hoặc không gây nguy hại tới
sức khỏe con người và cộng đồng.
- “Hóa chất an tồn hơn”: Sản phẩm hóa chất được thiết kế, tính tốn
sao cho có thể đồng thời thực hiện được chức năng đòi hỏi của sản phẩm nhưng
lại giảm thiểu được tính độc hại.

- “Dung mơi và các chất phụ trợ an toàn hơn”: Trong mọi trường hợp
có thể nên dùng các dung mơi, các chất tham gia vào quá trình tách và các chất
phụ trợ khác khơng có tính độc hại.
- “Thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng”: Các phương pháp
tổng hợp được tính tốn sao cho năng lượng sử dụng cho các q trình hóa học ở
mức thấp nhất. Nếu như có thể, phương pháp tổng hợp nên được tiến hành ở
nhiệt độ và áp suất bình thường.
- “Sử dụng nguyên liệu có thể tái sinh”: Ngun liệu dùng cho các q
trình hóa học có thể tái sử dụng thay cho việc loại bỏ.
4


- “Giảm thiểu dẫn xuất”: Vì các quá trình tổng hợp dẫn xuất địi hỏi
thêm các hóa chất khác và thường tạo thêm chất thải.
- “Xúc tác”: Tác nhân xúc tác nên dùng ở mức cao hơn so với đương
lượng các chất phản ứng.
- “Tính tốn, thiết kế để sản phẩm có thể phân hủy sau sử dụng”: Các
sản phẩm hóa chất được tính tốn và thiết kế sao cho khi thải bỏ chúng có thể bị
phân huỷ trong mơi trường.
- “Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm”: Phát triển các
phương pháp phân tích cho phép quan sát và kiểm soát việc tạo thành các chất
thải nguy hại.
- “Hóa học an tồn hơn để đề phịng các sự cố”: Các hợp chất và quá
trình tạo thành các hợp chất sử dụng trong các q trình hóa học cần được chọn
lựa sao cho có thể hạn chế tới mức thấp nhất mối nguy hiểm có thể xẩy ra do các
tai nạn, kể cả việc thải bỏ, nổ hay cháy, hóa chất.
Rất nhiều các nguyên tắc và các vấn đề của hóa học xanh khơng chỉ là vấn
đề của Quốc gia hay khu vực mà đã trở thành vấn đề tồn cầu. Chúng khơng chỉ
đơn thuần đóng khung trong phịng thí nghiệm hay các dự án nghiên cứu riêng
lẻ mà liên quan đến các vấn đề lớn hơn nhiều như thay đổi khí hậu tồn cầu, sử

dụng hiệu quả năng lượng, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài
ngun nước. Ngun nhân chính làm cho hóa học xanh được sự hưởng ứng và
áp dụng rộng rãi trên tồn thế giới vì đây là con đường dẫn đến sự phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường. Anastas cho rằng “Hóa học xanh là một cơng cụ
hữu hiệu vì nó bắt đầu ở quy mơ phân tử nhưng lại cung cấp các sản phẩm và
các quá trình thân thiện hơn với mơi trường. Hóa học xanh khơng u cầu gì đặc
biệt trừ một nền khoa học có chất lượng cao với một tầm nhìn lớn nhất và xa
nhất có thể ”.
Một trong các vấn đề của hóa học xanh là làm thế nào để kết nối các nhà
sinh học với các nhà hóa học và các nhà cơng nghệ. Hiện nay, Trung Quốc đang
nghiên cứu việc sử dụng động cơ sử dụng 100% metanol từ nguồn khí sinh học
và sử dụng khí sinh học trong q trình sản xuất giấy, vì enzym phân hủy
xenluloza nhanh hơn quá trình xử lý bằng hóa học hay cơ học.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG
THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP HĨA VÀ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ 4.0
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ
5


tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải
quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững bao gồm các nội dung chính: tăng trưởng kinh tế
(nhất là trong thời đại cơng nghiệp hóa); bảo đảm cơng bằng xã hội; bảo vệ môi
trường và tôn trọng các quyền con người. Khái niệm phát triển bền vững được
xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ lồi người - ngun tắc bảo
đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ. Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân
văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm “phát triển bằng bất kì giá nào”, bởi phát
triển bằng mọi giá, là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục
vụ cho hoạt động phát triển, khơng tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính q

trình phát triển. Trong đó, đối với nội dung phát triển bền vững trong thời đại
cơng nghiệp hóa chiếm vai trị rất quan trọng. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới,... đều tác động đến môi
trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên.
Việc gắn cơng nghiệp hố với sự phát triển lâu bền, hay phát triển bền
vững, là một sự thay đổi nhận thức rất quan trọng, là một bước ngoặt, trong việc
xác định quan điểm phát triển; từ chỗ chỉ chú trọng đến GDP, đến tăng trưởng
kinh tế đơn thuần sang việc chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, sang việc duy
trì các điều kiện cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai. Trong những năm
vừa qua, q trình cơng nghiệp hóa được yêu cầu gắn với quy hoạch phát triển
công nghiệp, thiết bị đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực
ngăn ngừa và xử lý ơ nhiễm cơng nghiệp, xây dựng nền “Công nghiệp xanh”,
“Tăng trưởng xanh”. Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đề ra 3 nhiệm
vụ quan trọng là: (1) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (2) xanh hóa sản xuất; (3) xanh hóa lối
sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, trong q trình cơng nghiệp
hóa vẫn tồn tại một số nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững,
cụ thể:
- Thứ nhất, vấn đề khai thác và sử dụng năng lượng của nước ta vẫn đang
đứng ở mức cao so với các nước trong khu vực. Điển hành riêng về tốc độ tăng
của tiêu thụ điện vượt xa tốc độ tăng trưởng phát triển công nghiệp hóa.
- Thứ hai, vấn đề sản xuất sạch hơn ở nước ta vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn. Những năm gần đây chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp, chủ yếu là các
doanh nghiệp lớn áp dụng chương trình “Sản xuất sạch hơn” do UNEP (Chương
trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc) khởi xướng, cịn khoảng 600.000 doanh
nghiệp đã và đang có hoạt động gây tác động chưa tích cực đến mơi trường.
6


Vì vậy, phát triển bền vững đang là nhu cầu cấp bách, là mục tiêu hướng

tới của nhiều Quốc gia trên thế giới và mỗi Quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế,
xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... để hoạch định chiến lược phù hợp với Quốc
gia đó.
Trong thời đại có nhiều tiến bộ và thay đổi hiện nay do cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) tạo ra, việc thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững trong cơng nghiệp hóa đối với mỗi quốc gia có nhiều cơ
hội nhưng cũng gặp phải khơng ít thách thức, nhất là đối với Việt Nam đang
trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng cơng
nghệ số và sự tích hợp các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất. Tác động của nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
cơng nghiệp hóa. Xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài ảnh hưởng cuộc cách mạng này. Để tận dụng được những cơ hội của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, chúng ta cần phải đánh giá những tác
động, từ đó đưa ra giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Lịch sử
đã ghi nhận 3 cuộc cách mạng cơng nghiệp chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền
sản xuất và các điều kiện kinh tế-xã hội của thế giới. Cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước. Cuộc cách mạng
thứ hai là sự xuất hiện của điện năng. Cuộc cách mạng lần thứ 3 là sự bùng nổ
của tin học và tự động hóa. Tiếp theo là cuộc Cách mạnh công nghiệp 4.0, bao
gồm các công nghệ mới chủ yếu như Internet kết nối vạn vật, rơ bốt cao cấp,
cơng nghệ in ấn 3D, điện tốn đám mây, di động khơng dây, trí tuệ thơng minh
nhân tạo, nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học
lượng tử… Hiện tại, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động
mạnh mẽ đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có mục tiêu phát
triển bền vững ở Việt Nam. Để chủ động đón nhận cơ hội và thách thức của
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến q trình phát triển nhanh và bền vững, Việt
Nam đã và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ
hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh
tranh của nền kinh tế; Giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu

lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện công bằng xã
hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trong bối cảnh quy mô của nền kinh
tế và các nguồn lực còn hạn chế, Chính phủ vẫn dành ưu tiên cho việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ như là
một trong ba đột phá chiến lược. Bên cạnh các chương trình Quốc gia về nghiên
7


cứu khoa học và phát triển công nghệ để nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học cơng nghệ trong nước phục vụ phát triển, Chính phủ cũng dành nguồn lực đầu tư
cho các chương trình hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ. Chính
sách tăng trưởng xanh cũng được chú trọng hơn thông qua các biện pháp siết
chặt giám sát, kiểm sốt nguồn gây ơ nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất
công nghiệp. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua các thách thức, Việt Nam sẽ
có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, thực hiện
được mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngược lại,
khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng. Đồng thời cần
tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như
doanh nghiệp (nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, khai
thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành có khả năng chịu nhiều tác
động), về Cách mạng công nghiệp 4.0 để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh
và đầu tư, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Nâng cao năng lực hấp thụ cơng nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy
thiết lập các cụm liên kết ngành; dành ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết cấu
hạ tầng gắn với việc cải thiện tính kết nối (mở rộng độ bao phủ, tăng tốc độ truy
cập và hạ giá sử dụng internet); phát triển thị trường vốn dài hạn và thúc đẩy sự
phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với phát triển cơng nghệ và sáng
tạo. Thực hiện chính sách cơng nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết chặt
chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI), đặc biệt là có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi

nghiệp và một số doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng
dụng, phát triển công nghệ, nhất là công nghệ, công nghiệp hỗ trợ gắn với các
chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, khu vực
doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số
ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trước hết, phải xác định các
hướng công nghệ, các ngành công nghệ công nghiệp mà Việt Nam cần ưu tiên
phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng cơng nghệ mới
trên thế giới (dựa trên trí tuệ ảo, kỷ nguyên số, internet vạn vật); đổi mới việc
xác định nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia phù hợp với xu hướng phát
triển các nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành sinh học, vật lý học, kỹ thuật số.
Chuyển dịch trọng tâm chính sách khoa học và công nghệ, từ chỗ đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu - triển khai (R&D) là chủ yếu sang chú trọng đầu tư cho
thương mại hóa kết quả R&D; lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi
mới sáng tạo quốc gia. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của
doanh nghiệp; dành kinh phí thỏa đáng cho nhập khẩu và làm chủ cơng nghệ
8


tiên tiến của thế giới. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng
nâng cao năng lực cơng nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng
công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp,
chính sách hỗ trợ khởi nghiệp không nên dàn trải đối với hoạt động khởi nghiệp
chung để chỉ tăng số lượng các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, mà quan trọng
là cần tập trung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm
năng tăng trưởng cao. Trong việc thực hiện Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam cần khai thác triệt để kênh hợp tác và hội nhập quốc tế, thống nhất
quan điểm, kế hoạch hành động chung với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong
khu vực và thế giới, cùng nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển bền
vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và tạo điều kiện cho mọi
người dân được tiếp cận bình đẳng, hưởng lợi từ các thành quả của cách mạng

công nghiệp, tăng trưởng bền vững.
IV. SỰ CẦN THIẾT, THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG
HÓA HỌC XANH TRONG CƠNG NGHIỆP HĨA CHẤT
4.1. Sự cần thiết, thực trạng Hóa học xanh trong cơng nghiệp hóa chất
Sự hình thành và phát triển một nền hóa học xanh hay hóa học bền vững
xuất phát từ nhu cầu thực tế. Ngay từ năm 1850, những thành tích đạt được
trong hóa học, đặc biệt ở quy mô công nghiệp, thường để lại hậu quả lớn có hại
cho mơi trường. Đơi khi, khơng phải chỉ đơn giản là các sản phẩm hóa học được
sản xuất gây hại cho môi trường mà ngay trong quá trình sản xuất, các thao tác,
xử lý sản phẩm có độ rủi ro cao và hình thành chất thải hóa học rất khó để loại
bỏ. Xuyên suốt trong lịch sử, loài người chúng ta đã phải sống với sự độc hại và
ô nhiễm thường xuyên, nhưng chỉ thời gian gần đây chúng ta mới được trang bị
những kiến thức để hiểu về nguyên nhân và hậu quả của chúng. Đặc biệt, phải
đến khi tai nạn khủng khiếp của ngành sản xuất hóa chất xảy ra ở Bohpal, Ấn
Độ năm 1984, Liên Hiệp Quốc mới đề ra khẩu hiệu “phát triển bền vững”
(1987). Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, những tiêu chuẩn và luật về môi
trường phát triển mạnh theo hướng tăng kinh phí và hình phạt, hạn chế việc sử
dụng các loại hóa chất độc hại. Công chúng cũng yêu cầu được biết thêm thông
tin về các loại hóa chất mà họ gặp phải trong đời sống. Kết quả là, ngành công
nghiệp đã phải đối mặt với một áp lực rất lớn, không chỉ trong việc giảm sự phát
thải những hóa chất độc hại vào mơi trường và cịn phải giảm sử dụng những
hóa chất độc hại nói chung. Điều này đã trở thành động lực mạnh mẽ cho cho
ngành cơng nghiệp hóa chất phải tìm ra những sự thay thế, những sự nâng cấp.
9


Những năm gần đây, Hóa học xanh đóng vai trị chủ đạo trong việc phát triển,
nhận biết những vấn đề liên quan đến môi trường. Qua ứng dụng các nguyên tắc
của hóa học và khoa học phân tử, người ta thấy vai trị của Hóa học xanh trong
phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này thì nền hóa

học phải đồng thời đáp ứng được cả những nhu cầu về phát triển kinh tế và các
mục tiêu về môi trường qua việc áp dụng những nguyên tắc khoa học cơ bản.
Trong ngành công nghiệp hóa chất, nội dung Hóa học xanh được áp dụng
vào các lĩnh vực sau đây:
- “Xúc tác xanh”: Xúc tác có vai trị thiết yếu đối với một q trình hóa
học. Nó thúc đẩy phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn với tính chọn lọc cao hơn,
tiêu thụ năng lượng ít hơn so với trường hợp thơng thường. Ngày nay, xúc tác
góp phần quan trọng cho ngành cơng nghiệp xanh, nó khơng chỉ thay thế một
phần chất tham gia phản ứng hoặc làm cho quá trình diễn ra hiệu quả hơn (hiệu
suất chuyển hóa cao hơn) mà cịn giảm tác động xấu tới mơi trường và giảm chi
phí cho các q trình sản xuất hóa chất. Xúc tác xanh sử dụng bao gồm các xúc
tác dị thể, đồng thể, xúc tác ánh sáng và đặc biệt xúc tác sinh học (sử dụng các
enzym làm xúc tác cho phản ứng hóa học). Xu hướng sử dụng các xúc tác ít độc,
hoạt tính cao và rẻ tiền được áp dụng thành cơng trong lĩnh vực tổng hợp xanh.
Ví dụ: xúc tác sắt thay thế cho ruteni; sử dụng zeolit hạt nano làm xúc tác cho
nhiều q trình chuyển hóa trong ngành chế biến dầu, khí… Tiềm năng to lớn
của các xúc tác từ tự nhiên như các enzym cho tổng hợp hữu cơ đã ngày càng
được công nhận. Thông thường, các xúc tác sinh học làm cho tốc độ phản ứng
cao và chọn lọc hơn nhiều so với xúc tác hóa học. Vì vậy, sử dụng xúc tác sinh
học trong tổng hợp hữu cơ đang là hướng phát triển mạnh và đầy tiềm năng. Ví
dụ như sử sụng men cytochrom P450 monooxynase trong các phản ứng dehydro
hóa, dehalogen hóa khử, isome hóa…; men nitrilase để thủy phân các hợp chất
nitril, chuyển thẳng các nitril thành axit carboxylic…Nói chung, các enzym
đang trở thành cơng cụ quan trọng đối với các q trình tổng hợp xanh, đặc biệt
trong lĩnh vực tổng hợp hóa dược và công nghiệp thực phẩm.
- “Dung môi xanh”: Việc sử dụng các dung mơi trong cơng nghiệp hóa
chất và các ngành công nghiệp khác là rất lớn và đa dạng nên ảnh hưởng không
nhỏ tới môi trường và cộng đồng. Hóa học xanh khuyến cáo thay thế sử dụng
các dung môi hữu cơ truyền thống bằng những dung môi thân thiện với mơi
trường như ít độc, an tồn (về cháy, nổ), ít bay hơi…; loại bỏ những dung mơi

làm suy giảm tầng ozon (các hợp chất CFC); sử dụng dung môi nước hoặc dung
môi siêu tới hạn (supercritical solvent) như CO2. Một dạng dung môi mới được
giới thiệu là chất lỏng ion (ionic liquid), không bay hơi, thay thế các loại dung
10


mơi phân tử trong tổng hợp hóa học. Những dung môi này thường là dạng lỏng
ở nhiệt độ thường và cấu tạo hoàn toàn từ các ion hữu cơ.
Ngoài ra, Hóa học xanh cịn khuyến khích sử dụng các q trình hóa học khơng
sử dụng dung mơi.
- “Q trình xanh”: Q trình xanh là các qui trình cơng nghệ có thể
giảm thiểu tác động của sản xuất đến môi trường ở mức cao nhất và tạo ra sản
phẩm sạch, an tồn, thân thiện với mơi trường và chất lượng tốt hơn. Các qui
trình cơng nghệ xanh được đánh giá bằng chỉ số môi trường E (Environmental
Factor). Giá trị E thể hiện lượng chất thải sinh ra trong quá trình, kể cả dung mơi
hao hụt. Trong ngành hóa học, q trình xanh áp dụng đối với tất cả các lĩnh
vực: hóa hữu cơ, vơ cơ, sinh hóa, hóa phân tích và hóa lý và bao hàm:
+ Q trình tổng hợp xanh (Green synthesis).
+ Q trình sinh tổng hợp hoặc mơ phỏng q trình sinh học (Bio-inspired
processes).
+ Thiết kế ngành hóa chất an tồn hơn (Designing safer chemical).
Q trình tổng hợp xanh hướng chúng ta tìm ra những phản ứng mới
nhằm tạo ra tối đa sản phẩm mong muốn và tối thiểu các sản phẩm phụ, thiết kế
các sơ đồ và thiết bị phản ứng sao cho đơn giản hóa q trình sản xuất, tìm kiếm
sử dụng dung mơi thân thiện hơn với môi trường sinh thái. Khi thiết kế một
phản ứng hóa học theo nguyên tắc của ngành hóa chất xanh, các nhà hóa học
phải đặc biệt chú ý đến những mối nguy hại mà một hóa chất có thể gây ra cho
sức khỏe hay cho môi trường trước khi quyết định sử dụng trong phản ứng, hay
tạo ra nó như một sản phẩm hóa học. Nói cách khác, họ cần phải coi mối nguy
hại mà một chất có thể gây ra như một thuộc tính cần được xem xét bên cạnh

các thuộc tính hóa lý khác, và phải lựa chọn những chất nào gây ra mức nguy
hại tối thiểu. Với bất kỳ q trình chuyển hóa hóa học nào, cần phải đánh giá
được tính độc hại của tất các các hợp chất sản sinh ra cũng như của tất cả các
nguyên liệu ban đầu và các chất tham gia phản ứng. Đó là nội dung áp dụng chất
phản ứng sạch và cơ chế tổng hợp sạch của quá trình xanh trong ngành cơng
nghiệp hóa chất.
- “Sản phẩm xanh”: Sản phẩm xanh là sản phẩm ít tác động đến mơi
trường hoặc ít có hại cho sức khỏe con người. Sản phẩm xanh có thể được hình
thành hoặc hình thành một phần từ các thành phần tái chế, được sản xuất theo
cách tiết kiệm năng lượng hơn. Nói cách khác, sản phẩm xanh là sản phẩm thân
thiện với môi trường. Chúng chỉ có thể được tạo ra bằng:
+ Kỹ thuật xanh (Green engineering).
+ Khoa học nano (Nanoscience).
11


+ Thiết kế sản phẩm bền vững (Sustainable product design).
Trong đó, việc áp dụng kỹ thuật xanh trong ngành cơng nghiệp hóa chất là
quan trọng và cần đáp ứng 12 nguyên tắc của Anastas.
Kỹ thuật xanh là sự phát triển và thương mại hóa các quy trình cơng
nghiệp có tính khả thi về kinh tế và giảm nguy cơ ô nhiễm cho sức khỏe con
người và môi trường. Khoa học nano là ngành nghiên cứu tạo ra các sản phẩm
nano (kích thước dưới 100 nanomet). Các tính chất độc đáo của vật liệu nano sẽ
rất có lợi trong việc khắc phục, phịng ngừa ơ nhiễm và sử dụng hiệu quả tài
nguyên. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất đối với Hóa học xanh có thể sẽ là chiến
lược sản xuất mới thông qua khoa học nano để tạo ra những qui trình, sản phẩm
xanh hơn. Xu hướng phát triển Hóa học xanh hiện nay được áp dụng nhiều ở các
ngành sử dụng nhiều hóa chất như dược phẩm, thực phẩm và đồ uống, mỹ
phẩm, đóng gói, quần áo, đồ điện tử và lĩnh vực xây dựng...
Ngành cơng nghiệp hố chất đang gặp phải những thách thức lớn về mơi

trường, khiến nó cần có sự đổi mới trong định hướng phát triển. Hoá học xanh
sẽ là một hướng đổi mới quan trọng để giúp chúng ta không gặp lại những sai
lầm của quá khứ. Trên thực tế, việc áp dụng những nguyên lý thân thiện mơi
trường của Hố học xanh đã và đang góp phần giúp cơng nghiệp hố chất đi
theo hướng phát triển bền vững, mang lại những lợi ích tích cực cả về kinh tế,
môi trường và xã hội cho nhân loại. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã
tổng kết hiệu quả của Hóa học xanh mang lại tại nước này từ năm 1996 đến
2002, kết quả trung bình hàng năm Mỹ đã loại bỏ 800.000 tấn hóa chất độc hại,
trong đó có chất phá hủy tầng ozon chlorofluorocarbon (CFC) và các chất độc
tồn lưu lâu; giảm 650 triệu gallon dung môi hữu cơ; giảm 90.000 tỷ đơn vị năng
lượng tiêu thụ, 430 ngàn tấn CO 2 thải vào khơng khí và 19 triệu tấn phế thải độc
hại đã được xử lý hay tái sinh. Ngày càng nhiều cơng ty sản xuất hố chất đã
nhận thức được tầm quan trọng của Hoá học xanh đối với sự phát triển bền vững
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Họ đã hiểu rõ nguyên tắc ngăn
ngừa sự hình thành phế thải sẽ tốt hơn là xử lý hoặc loại bỏ phế thải sau khi nó
đã được tạo ra. Để đáp ứng yêu cầu và xu hướng của thời kỳ mới, nhiều hội nghị
khoa học quốc tế đã được tổ chức, đề cập đến những thách thức cơ bản đối với
sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp hố chất. Trong đó, người ta đã
xác định những vấn đề cơ bản là giáo dục và nâng cao nhận thức về phát triển
bền vững, tạo điều kiện phát triển những cơng nghệ có khả năng áp dụng Hố
học xanh và các công nghệ thân môi trường, phát triển những quy trình hố học
mới có khả năng sử dụng các nguyên liệu thay thế với giá thành thấp, thay cho
các nguyên liệu hoá thạch đang cạn kiệt, đồng thời tiếp tục giảm định mức tiêu
12


hao nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất. Trong cơng nghiệp hóa chất, sản
xuất các sản phẩm phục vụ nơng nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), sản
xuất hóa dược và cơng nghiệp thực phẩm là những ngành dễ tạo ra những chất
độc hại và chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy ở các nước phát triển, Hóa

học xanh đã được áp dụng và mang lại những kết quả khả quan trong những lĩnh
vực này. Các nguyên lý của Hóa học xanh đã được vận dụng để thiết kế lại và
thiết kế qui trình sản xuất mới theo hướng giảm thải và tăng hiệu quả kinh tế
trong sản xuất. Nghiên cứu khoa học (bao gồm nghiên cứu qui trình cơng nghệ
và thiết kế dây chuyền, thiết bị sản xuất) là lĩnh vực đi trước trong việc áp dụng
Hóa học xanh. Trong thời gian gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu theo hướng
đó đã thành cơng và áp dụng vào sản xuất, góp phần giảm thiểu các chất gây ô
nhiễm, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng. Ví dụ: hóa xúc tác là một
lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ các phản ứng
hóa học, từ đó giảm lượng sản phẩm phụ không cần thiết hoặc giảm lượng chất
thải độc hại, qua đó tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng. Một số lĩnh vực
khác cũng đang phát triển mạnh mẽ là công nghệ nano, động cơ siêu nhỏ, hóa
phân tích và ngành độc học mơi trường (ecotoxicology). Tại Pháp, theo dự báo
trong 10 năm tới, Hóa học xanh sẽ chiếm tới 30% sản lượng cơng nghiệp hóa
chất so với 10% hiện nay.
4.2. Tiềm năng áp dụng hóa học xanh trong ngành cơng nghiệp hóa
chất ở Việt Nam
Ngành cơng nghiệp hóa chất ở Việt Nam vẫn cịn chậm phát triển so với
các nước công nghiệp khác. Các sản phẩm hóa học cịn ít, đặc biệt các hợp chất
hữu cơ chủ yếu chúng ta chưa sản xuất được. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi
ngành chế biến dầu khí cung cấp được những nguyên liệu cơ bản cho tổng hợp
hữu cơ, cùng với mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, ngành sản
xuất hóa chất sẽ phát triển nhanh. Đặc điểm chung của ngành cơng nghiệp hóa
chất ở nước ta là công nghệ và thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu, thiếu các giải pháp
đảm bảo để xử lý ơ nhiễm từ khí thải, nước tải và rác thải (trừ một số nhà máy
mới được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây). Do vậy, ô nhiễm mơi trường
do hoạt động sản xuất hóa chất là rất nghiêm trọng. Mặt khác, nhận thức về bảo
vệ môi trường sinh thái của người quản lý, sản xuất và cộng đồng còn hạn chế.
Từ những lý do trên, việc áp dụng các nguyên tắc và nội dung của Hóa
học xanh vào ngành cơng nghiệp hóa chất tại Việt nam là rất cần thiết và cấp

bách. Ở Việt Nam, do hồn cảnh kinh tế cịn khó khăn nên thời gian qua chưa có
điều kiện xây dựng Chương trình Hóa học xanh. Tuy nhiên, nhận thức được tác
hại của vấn đề ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng nên trong thời
13


gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã cho phép xây dựng một số chương trình,
đề án nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào thực tiễn nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm
của các chất độc hại tới mơi trường. Ví dụ: Chương trình sản xuất sạch hơn,
Chương trình tiết kiệm năng lượng, Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, Đề án “Phát triển ngành cơng nghiệp mơi
trường đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, Đề án “Phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”…
Ngồi các chương trình, đề án Quốc gia, Nhà nước ta cịn tham gia với tư cách
thành viên chính thức của các tổ chức bảo vệ môi trường như Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, Nghị định thư Kyoto về kiểm sốt
khí thải nhà kính và chống biến đổi khí hậu… Nhà nước cũng thường xuyên tổ
chức hoặc cử cán bộ tham gia các Hội nghị quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ
môi trường. Cụ thể mới đây, ngày 25/5/2011, Hội nghị bàn tròn Quốc gia lần thứ
5 về sản xuất và tiêu thụ bền vững do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với các bộ, ngành đã được tổ chức tại Nha Trang với nội dung là bàn các giải
pháp kỹ thuật sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, mơ hình cộng
đồng bền vững và xanh hóa cơng nghiệp. Nội dung của các chương trình, đề án
hay hội nghị đều bao hàm các nguyên tắc, nội dung của Hóa học xanh. Như vậy,
có thể nói rằng, mặc dù ở Việt Nam chưa có Chương trình Hóa học xanh nhưng
đã triển khai áp dụng một số tiêu chí của Hóa học xanh.
Về nghiên cứu, cho đến nay đã có nhiều cơng trình KHCN triển khai theo
các hướng của Hóa học xanh. Có thể kể một số ví dụ: Nghiên cứu sử dụng
CO2 siêu tới hạn để tách các loại tinh dầu quí đã được tiến hành tại Viện Hóa
học Cơng nghiệp Việt Nam, Viện Dược liệu..; nghiên cứu công nghệ gia công

thuốc BVTV sử dụng dung môi nước thay thế dung môi hữu cơ hoặc không
dùng dung môi; nghiên cứu tổng hợp Biodiesel sinh học từ các nguồn nguyên
liệu phế thải; nghiên cứu tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ theo hướng Hóa học
xanh, sử dụng lị vi sóng (microway) của nhóm tác giả tại Đại học KHTN- Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; nghiên cứu tổng hợp các xúc tác kích thước
nano, ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ và chế biến dầu khí; nghiên cứu tổng hợp
và sử dụng một số dược phẩm, phụ gia thực phẩm hoặc các hóa chất phục vụ
nơng nghiệp từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam…Có thể
nói, trong 5 đến 10 năm qua, các cơng trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ,
cấp cơ sở đã cho kết quả khả quan về những vấn đề liên quan đến Hóa học xanh.
Tuy nhiên, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn vẫn cịn hạn chế.
Trong lĩnh vưc sản xuất, nhiều cơng trình, đề tài, sáng kiến cải tiến công
nghệ, thiết bị theo hướng Hóa học xanh (giảm ơ nhiễm mơi trường, tiết kiệm
14


nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng...) đã áp dụng thành công, đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cho đất nước.
Về giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng
đồng, ở nước ta đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc tổ
chức giáo dục, tuyên truyền một cách hệ thống từ trường học đến các cơ quan và
cộng đồng dân cư cịn chưa bài bản, chính sách và nỗ lực của các cơ quan quản
lý chuyên ngành chưa cao. Một phần khách quan do kinh phí hạn hẹp, nhưng về
chủ quan, chúng ta chưa tích cực, kiên trì, nhận thức chưa nghiêm túc, chưa xây
dựng kế hoạch chiến lược lâu dài và cụ thể. Do vậy, kết quả chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển của Hóa học xanh.
Tiềm năng ứng dụng Hóa học xanh trong thời gian tới:
Rất nhiều nguyên tắc và các vấn đề của Hóa học xanh không chỉ là của
Quốc gia hay khu vực mà đã trở thành vấn đề tồn cầu. Chúng khơng chỉ đơn
thuần đóng khung trong phịng thí nghiệm hay các dự án nghiên cứu riêng lẻ mà

liên quan đến các vấn đề lớn hơn như thay đổi khí hậu tồn cầu, sử dụng hiệu
quả năng lượng, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngun nhân chính làm
cho Hóa học xanh được sự hưởng ứng và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì
đây là con đường dẫn đến sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.
Ở Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều hoạt động có kết quả liên
quan đến Hóa học xanh, nhưng để vấn đề này phát triển một cách đồng bộ, lâu
dài và hiệu quả cần một số giải pháp đồng bộ từ Chính phủ tới người dân, từ cơ
quan quản lý đến doanh nghiệp, từ các viện nghiên cứu đến trường học, với
phạm vi áp dụng bao trùm lên tất cả các ngành công nghiệp trong cả nước. Cụ
thể:
- Xây dựng chương trình trọng điểm Quốc gia về Hóa học xanh. Nội dung
của chương trình dựa trên các nguyên tắc của Hóa học xanh nhưng phạm vi hoạt
động bao trùm lên các lĩnh vực: quản lý, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, thiết bị,
ứng dụng, sản xuất, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền… Mỗi lĩnh vực có kế hoạch
xây dựng mục tiêu và nội dung phục vụ cho chương trình. Thời hạn có thể kéo
dài (10÷20) năm và tiếp tục.
- Thành lập các trung tâm nghiên cứu về Hóa học xanh tại các viện nghiên
cứu, trường Đại học. Sau đó từ các trung tâm này sẽ xây dựng mạng lưới xuống
cấp địa phương.
- Xây dựng kế hoạch và chương trình giáo dục, tun truyền về Hóa học
xanh, đưa nội dung Hóa học xanh vào các trường đào tạo sinh viên, dạy nghề
ngành hóa.
- Nhà nước cấp kinh phí hàng năm, các địa phương thành lập quỹ và cấp
kinh phí cho hoạt động liên quan đến Hóa học xanh. Tổ chức các cuộc thi, xét
thưởng cho các hoạt động có hiệu quả.
- Rất nhiều cơng trình nghiên cứu cơng nghệ thỏa mãn các nhu cầu của
hóa học xanh đã và đang tồn tại, vì vậy phải tạo cơ hội để triển khai áp dụng
chúng vào thực tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả
kinh tế. Có cơ chế khuyến khích chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong
15



phịng thí nghiệm và ở qui mơ pilot của hóa học xanh do các viện, trường tiến
hành cho các doanh nghiệp.
- Nhà nước khuyến khích thực hiện chương trình Hóa học xanh thơng qua
hình thức hỗ trợ chính sách, vốn đầu tư và các cơ chế ưu tiên khác.

V. LIÊN HỆ TẠI ĐƠN VỊ
Cơng ty TNHH MTV Hóa chất 99 là đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất
sản phẩm kinh tế. Trong công ty, một số dây chuyền xử lý và hóa chất cơng
nghiệp được ứng dụng rộng rãi, do đó việc ứng dụng hiệu quả 12 nguyên tắc của
Hóa học xanh vào thực tế cơng ty chiếm vai trị quan trọng, với các tiêu chí và
quy định rõ ràng, cụ thể:
- Đảm bảo điều kiện làm việc an tồn, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng cho
phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ, thúc đẩy cơ hội việc làm, bảo đảm sự riêng tư
và an toàn cho người lao động.
- Cung cấp các sản phẩm chất lượng làm bằng ngun vật liệu an tồn,
khơng độc hại với giá cả hợp lý; thực hiện nghiên cứu và phát triển nhằm mục
đích thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo và hữu ích hơn theo thời gian.
- Cung cấp giáo dục, đào tạo các nguồn cung cấp nhằm mục đích tạo ra
ngun liệu tốt và an tồn hơn;
- Thực hiện, tham gia các chương trình phát triển tại cộng đồng và phát
triển khu vực, tập trung vào các khu vực nơi nhà máy đóng quân, sản xuất.
- Đảm bảo mua ngun liệu an tồn đối với mơi trường và xã hội. Tránh
đảo lộn đa dạng sinh học. Đảm bảo quy trình sản xuất khơng ơ nhiễm. Cuối
cùng, tạo ra sản phẩm và quy trình sản xuất thân thiện với mơi trường tối đa, với
trọng tâm hướng tới việc tình nguyện tham gia quy trình Hóa Học Xanh, được
coi là tham gia một phần vào chính sách của một Cơng ty.

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thanh Sơn Nam, Hóa học xanh trong tổng hợp hữu cơ, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
2. Phùng Hà, Phạm Ngọc Thảnh, Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hóa chất/ Bộ
Cơng nghiệp, “Hóa học xanh”,
3. .
4. />
17



×