NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
TẠI VIỆT NAM, BỐI CẢNH THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trần Văn Hải
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của
các doanh nghiệp môi trường ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 68 công ty kinh doanh trong lĩnh vực
môi trường, tương ứng 628 quan sát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021. Bằng cách sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp tổng hợp và phương pháp diễn giải) và phương
pháp nghiên cứu định lượng (phương pháp hồi quy tuyến tính), tác giả đã xác định được 6 yếu tố
năng lực tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững, bao gồm: (1) Quy mô của doanh nghiệp
(Size); (2) Hệ số nợ ngắn hạn (Std); (3) Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định (Inv); (4) Khả năng sinh lời
trên tài sản (ROA); (5) Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); (6) Tuổi của doanh nghiệp
(Age). Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đưa ra một số thảo luận và đánh giá về vai trò quan trọng
của việc nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp, các khuyến nghị giải pháp tài chính nhằm
mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp môi trường tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Từ khố: Tăng trưởng bền vững; Doanh nghiệp môi trường; Công nghệ tài ngun mơi
trường; Năng lực tài chính doanh nghiệp mơi trường; Cuộc cách mạng 4.0.
Abstract
Financial ability for sustained growth of enterprises that business in the environment field
in industrial revolution 4.0
The study aims to analyze the impact of financial capacity on the sustainable growth of
environmental enterprises in Vietnam. The research sample is 68 companies doing business in the
environment field, corresponding to 628 observations for the period from 2010 to 2021. By using
qualitative research (synthetic method and interpretive method). By quantitative research method
(linear regression method), the author has identified 6 factors of financial capacity affecting
sustainable growth, including: (1) Size of the enterprise (Size); (2) Short-term debt ratio (Std); (3)
Fixed asset investment ratio (Inv); (4) Return on assets (ROA); (5) Return on Equity (ROE); (6)
Age of the enterprise (Age). On the basis of the research, the author gives a number of discussions
and evaluations on the important role of improving corporate financial ability and recommends
financial solutions for sustainable growth for businesses’ environmental industry in Vietnam in the
context of the industrial revolution 4.0.
Keywords: Sustainable growth; Environmental enterprises; Technology of environmental
resources; Financial ability of environmental enterprises; Industrial revolution 4.0.
1. Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp xem mục tiêu tăng trưởng có vai trị
như mục tiêu tối đa hố sức sinh lời, thậm chí nhiều doanh nghiệp coi sự tăng trưởng như là yếu tố
sống còn của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp tăng trưởng, dòng tiền tăng, lợi nhuận tăng,
doanh thu tăng, vốn tăng, nguồn tài trợ tăng và uy tín của cơng ty tăng lên nhanh chóng. Với doanh
nghiệp môi trường cũng không ngoại lệ doanh nghiệp nào cũng luôn phải đặt mục tiêu cần phải
36
Hội thảo Quốc gia 2022
tăng trưởng bền vững, đồng thời giảm thiểu các rủi ro. Tăng trưởng bản chất có hai khía cạnh: Khi
doanh nghiệp kiểm sốt và đảm bảo được tính ổn định của nguồn tài trợ cho sự tăng trưởng thì sự
tăng trưởng bền vững sẽ mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp tăng
trưởng không kiểm soát được, mất cân đối về nguồn lực và nhu cầu tài chính, tốc độ tăng trưởng
của doanh thu vượt tốc độ gia tăng của dòng tiền thuần, dòng lãi và dịng vốn sẽ đến lệ thuộc vào
nguồn tài chính bên ngồi, gánh nợ khơng hồn trả được, nguy cơ mất cân đối tài chính, rủi ro có
thể xảy ra. Đồng thời một số doanh nghiệp khác thì tăng trưởng chậm thì sẽ mất đi cơ hội phát
triển. Vậy làm thế nào để tăng trưởng nhưng phải tăng trưởng bền vững, phù hợp với khả năng của
doanh nghiệp là một trong những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp muốn tối đa hoá sức sinh lời
lâu dài.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp mơi trường được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ đáng
kể, nhiều doanh nghiệp cũng đã trở thành các cơng ty lớn mũi nhọn kích thích kinh tế, đóng góp
cao vào sự phát triển của nền kinh tế. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại các doanh nghiệp có quy mơ
nhỏ lẻ, trong khi lĩnh vực u cầu tiềm lực tài chính lớn, đầu tư các dự án có rủi ro cao và chỉ đạt
lợi tức đầu tư trong dài hạn. Điều quan trọng nhất bản thân doanh nghiệp cần có phương thức tài
trợ, thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn lực tối ưu, giải quyết hiện trạng thiếu hiệu quả trong hoạt
động sử dụng vốn. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp môi trường đang phải đối mặt với
những thách thức lớn. Phần lớn các doanh nghiệp môi trường hoạt động không hiệu quả do chiến
lược kinh doanh không đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, không đủ vốn ban đầu cho giai đoạn
khởi nghiệp và các giai đoạn phát triển [11]. Việc mở rộng quy mô của họ bị cản trở do thiếu khả
năng tiếp cận với hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ cũng như các rào cản về giới, cũng như những
thách thức với quan hệ đối tác phức tạp, giám sát tiến độ và đặc biệt là năng lực tài chính. Một
lượng lớn các ý tưởng đổi mới của doanh nghiệp vẫn chưa được khai thác và cơ hội xây dựng một
nền kinh tế bền vững đang bị bỏ lỡ [12]. Với năng lực tài chính hạn chế, nhiều doanh nghiệp mơi
trường hạn chế trong việc đổi mới sản phẩm và công nghệ, nghiên cứu và phát triển [23]. Trong khi
đó, phần lớn các hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp môi trường chịu ảnh hưởng
lớn từ bối cảnh và môi trường kinh doanh [17]. Các doanh nghiệp đã không thể bắt kịp trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, mà ở đó cơng nghệ AI (Artificial Intelligence) đã trở thành nhân tố
quan trọng của một lĩnh vực kinh doanh môi trường phức tạp, mới và liên quan đến dữ liệu, cung
cấp một công cụ kỳ diệu quan trọng để tăng hiệu suất và hiệu quả hoạt động trong một lĩnh vực
ngày càng khó khăn.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, bên cạnh các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới cơng nghệ sản
xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lý để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, thì vẫn còn tồn tại
nhiều doanh nghiệp chưa hoạt động hiệu quả và có kế hoạch mang tầm chiến lược. Ở Việt Nam
một số lĩnh vực phát triển mạnh như: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn, cơ sở xử lý chất thải rắn;
Thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại (kể cả chất thải y tế); Xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung; Xử lý nước thải sinh hoạt quy mơ nhỏ phân tán;... [2]. Các doanh nghiệp cịn lại vẫn chưa
chủ động nâng cao năng lực tài chính và triển khai các dự án đầu tư có hiệu quả.
2. Tổng quan lý thuyết
2.1. Năng lực và năng lực tài chính
Thuật ngữ năng lực được sử dụng khá phở biến trong nhiều lĩnh vực. Theo cuốn sách đại Từ
điển tiếng Việt do tác giả GS. Nguyễn Như Ý (1998) định nghĩa “Năng lực là (i) Những điều kiện
đủ hoặc vốn có để làm một việc gì; (ii) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc” [8]. Thống
Hội thảo Quốc gia 2022
37
nhất với quan điểm này trong cuốn Từ điển Kinh tế tài chính ngân hàng của PGS.PTS. Lê Văn Tề
(1996) định nghĩa “Capacity Khả năng, năng lực (i) Là số tiền tối đa mà xí nghiệp hoặc một ngành
công nghiệp có thể có để sản xuất, với việc sử dụng hết công suất và đạt hiệu quả cao nhất hiện có.
(ii) Trong kinh tế vĩ mô, năng lực là khả năng tiềm tàng trong tổng sản lượng quốc gia” [6]. Như
vậy, đa phần các nhà nghiên cứu đều đồng ý quan điểm “năng lực là khả năng để đạt được hiệu
quả cao nhất”.
Năng lực của một chủ thể có thể được xem xét ở các khía cạnh như: Năng lực cạnh tranh,
năng lực quản lý và điều hành, năng lực nhân sự, năng lực tài chính,... Như vậy, năng lực tài chính
là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của một chủ thể và mỗi chủ thể có những mục tiêu,
nguyên tắc hoạt động, đặc điểm riêng nên năng lực tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế
cũng có những điểm riêng biệt. Hiện nay, khái niệm về năng lực tài chính của doanh nghiệp mơi
trường vẫn chưa nhận được nhận thức thống nhất và còn nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Theo Giáo sư Darrell Duffie (2010) của Trường Đại học Stanford của Mỹ, một chuyên gia hàng
đầu trong việc phân tích sự thất bại các định chế tài chính cho rằng “Khả năng tài chính của các
nhà kinh doanh chứng khoán và công cụ phái sinh có quy mô và độ phức tạp phụ thuộc vào hiệu
quả kinh doanh, khả năng sử dụng vốn của công ty” [13]. Theo các nhà khoa học Xiuping Wang và
Tuoyu Wang (2017) của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tô, Trung Quốc: “Năng
lực tài chính của CTCK là khả năng tài chính của CTCK” [22]. Theo TS. Phạm Thị Vân Anh
(2012) cho rằng: “Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính
cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra” [1]. Theo TS. Phan Thị
Hằng Nga (2013) cho rằng: “Năng lực tài chính của doanh nghiệp chính là khả năng tài chính để
doanh nghiệp thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả” [5]. Ở một quan
điểm khác, theo TS. Lã Thị Lâm (2016) lại cho rằng: “Năng lực tài chính ngân hàng thương mại
là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu trong quá trình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra của ngân hàng thương mại”
[3]. Theo TS. Hoàng Thị Phương Lan (2019), “Năng lực tài chính là thuật ngữ mô tả khả năng tài
chính của doanh nghiệp. Khả năng đó được phản ánh thông qua việc tối ưu hoá hai nhóm yếu tố
chính là cơ cấu vốn và đảm bảo an toàn vốn nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cao và ổn định giúp
doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài” [4]. Theo TS. Nguyễn Thị Tuyết (2020), “Năng lực tài
chính của doanh nghiệp là khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đạt
mục đích mà doanh nghiệp đề ra. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng
huy động vốn, khả năng quản lý và sử dụng vốn và khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt
động kinh doanh” [7].
Từ những quan điểm khác nhau về năng lực tài chính trên đây, đồng thời xem xét dưới góc
độ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường đặc thù, theo tác giả bài viết: “Nội hàm
năng lực tài chính của doanh nghiệp môi trường là khả năng tài chính của công ty, khả năng đó
mang lại lợi thế cạnh tranh rõ ràng cho doanh nghiệp, đầu vào và quá trình vận hành là năng lực
về vốn, năng lực thanh toán, kết quả hoạt động đạt được mục tiêu sinh lời của doanh nghiệp. Năng
lực tài chính không chỉ thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra mà còn thể hiện
khả năng tài chính tiềm năng, triển vọng và thể hiện khá rõ thực chất cả trong tương lai.
2.2. Năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp mơi trường
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững
của doanh nghiệp môi trường: Theo Higgins (1977) - nhà nghiên cứu đã phát triển mơ hình tăng
trưởng bền vững (SGR) và đưa ra bốn chỉ số tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững bao
38
Hội thảo Quốc gia 2022
gồm: Chia cổ tức, tỷ suất lợi nhuận, vòng quay tài sản và cơ cấu vốn [15]. Theo Asgar và cộng sự
(2015), kết quả có mối quan hệ nghịch đảo giữa cơ hội tăng trưởng của công ty và tỷ lệ thay đổi
trong tỷ lệ thu thu nhập giữ lại và đồng thời mối quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa giữa quy mô công
ty với sự thay đổi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tức là mối quan hệ thuận chiều [10]. Theo Hafid (2016)
cho rằng, các yếu tố làm cho lợi nhuận của công ty giảm dần do thành phần của giá vốn hàng bán
và các chi phí khác ngày càng tăng. Mối tương quan giữa biến (ROL) phản ánh trong tỷ suất lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (TATO) ảnh hưởng chung đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững
(SGR) của công ty cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa chúng [14]. Theo Mukherjee và cộng
sự (2018) cho rằng, có một mối quan hệ tích cực đáng kể của thanh khoản, khả năng sinh lời và
đòn bẩy với tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty [19]. Theo Junaidi và cộng sự, mối quan hệ
tiêu cực ảnh hưởng đến SGR bao gồm: Thanh khoản là tỷ lệ cho vay trên tài trợ (LFR), chất lượng
tài sản là khoản vay không thực hiện (NPL) và hiệu quả theo chi phí hoạt động đối với hoạt động
thu nhập (BOPO) đối với SGR [16]. Theo Rubunda và cộng sự (2019) cho thấy, cấu trúc tài chính
vốn chủ sở hữu có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng, trong khi cấu trúc lợi nhuận giữ
lại kết quả là ảnh hưởng là không đáng kể [21]. Theo Nugroho (2020), kết quả cho thấy tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững (SGR)
[20]. Theo Akhtar và cộng sự (2021), ba thước đo địn bẩy tài chính, tức là nợ ngắn hạn (STD),
nợ dài hạn (LTDL) và tổng nợ (TLEVR), đã được áp dụng để xem xét tác động của chúng đối với
hiệu quả hoạt động, tức là tăng trưởng bền vững (SGR). Kết quả có tác động tiêu cực đáng kể của
địn bẩy tài chính đối với tăng trưởng bền vững. Kết quả cho thấy (STD) là một nguồn nợ chính
góp phần gây ra rủi ro tái cấp vốn cao hơn cho các cơng ty và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả hoạt động [9]. Theo Mubeen và cộng sự (2021), doanh nghiệp có vấn đề về vốn chủ sở hữu
thứ cấp có nhiều khả năng tăng trưởng bền vững hơn so với các doanh nghiệp khơng có vấn đề về
vốn chủ sở hữu thứ cấp. Các yếu tố cụ thể của công ty quan trọng đối với việc đánh giá mơ hình
SGR (Tỷ lệ tăng trưởng bền vững) bao gồm địn bẩy và quy mơ, trong khi chính sách cổ tức và lợi
nhuận cho kết quả khác nhau [18].
Từ những quan điểm khác nhau về năng lực tài chính cho tăng trưởng bền vững, đồng thời
xem xét dưới góc độ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường đặc thù, theo tác giả bài
viết, năng lực tài chính cho tăng trưởng của doanh nghiệp môi trường bao gồm hai bộ phận cấu
thành: Năng lực tài chính nội sinh và năng lực tài chính ngoại sinh. Năng lực tài chính nội sinh cho
tăng trưởng của doanh nghiệp là phần lợi nhuận để lại tái đầu tư. Năng lực tài chính ngoại sinh là
tăng trưởng mà doanh nghiệp đi huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu mảng panel data Pooled
OLS, FEM, REM để kiểm định tác động của năng lực tài chính đến tăng trưởng bền vững của các
doanh nghiệp mơi trường tại Việt Nam.
3.2. Sử dụng phần mềm STATA 14
Sử dụng phần mềm này để phân tích lựa chọn mơ hình hồi quy, kiểm định và ước lượng mơ
hình hồi quy dữ liệu mảng [24]. Đối với dữ liệu mảng, có thể tiến hành hồi quy theo 3 phương pháp
là: Hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square - Pooled OLS); Hồi quy tác động
cố định (Fixed - Effects Model, Covariance model, Within Estimato, Individual Dummy Variable
Model, Least Squares Dummy Variable Model- Fem); Hồi quy tác động ngẫu nhiên (RadomHội thảo Quốc gia 2022
39
Effects Model, Random Intercept, Partial Pooling Model-Rem). Thực nghiệm kiểm định hausman
test để lựa chọn mơ hình phù hợp trong số 3 mơ hình. Mơ hình được chọn tiếp tục được kiểm định
các khuyết tật và tiến hành khắc phục đối với các khuyết tật trong mơ hình.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được tác giả sử dụng là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang Vietstock.vn, từ báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp môi trường và trang Tổng cục Thống kê (Gso.gov.vn). Bộ dữ
liệu gồm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp mơi trường tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 2021, nghiên cứu sẽ loại trừ những doanh nghiệp mới thành lập hoặc hợp nhất khiến dữ liệu khơng
đảm bảo tính so sánh và doanh nghiệp không công bố đủ thông tin cần thiết trong nghiên cứu. Theo
Bollen (1989), khi phân tích mơ hình có cấu trúc tuyến tính, kích thước mẫu được tính theo cơng
thức n=5*2i (i là biến quan sát trong mơ hình). Theo Tabachnick và Fidell (2007), kích thước mẫu
trong phân tích hồi quy tuyến tính bội được tính theo cơng thức n= 50 + 8q (q là số biến độc lập
trong mơ hình).
3.4. Lựa chọn các biến trong mơ hình
Biến phụ thuộc là tăng trưởng bền vững (biến SGR được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận giữ
lại tái đầu tư/vốn chủ sở hữu đầu kỳ), các biến độc lập là năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 1. Thống kê các biến trong mơ hình, tên và ký hiệu biến, cơng thức tính
TT
Tên và ký hiệu biến
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng bền vững (SGR)
Biến độc lập:
1 Quy mô doanh nghiệp (Size)
2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Lev)
3 Hệ số nợ ngắn hạn (Std)
4 Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định (Inv)
5 Hiệu quả hoạt động (Ine)
6 Tỷ lệ các khoản phải thu (Rec)
7 Khả năng thanh toán (CR)
8 Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA)
9 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
10 Tuổi của doanh nghiệp (Age)
Cơng thức tính
Kỳ
vọng
Ln (Tổng tài sản)
Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn/Nợ phải trả
Tài sản cố định/Tổng tài sản
Chi phí hoạt động/doanh thu thuần
Khoản phải thu /Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Ln (Năm lấy số liệu - Năm thành lập)
+
+
+
+
+
+
+
+
(Tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết)
40
Hội thảo Quốc gia 2022
Mơ hình nghiên cứu có dạng: SGR = β0 + β1*Sizeit1 + β2*Levit2 + β3*Stdit3 + β4*Invit4 + β5*Inet5
+ β6*Recit6 + β7*Crit7 + β8*ROAit8 + β9*ROEit9 + β10*Age it10 + vi + εit với i =1,2,…,n và t = 1,2,..,t (*)
Trong đó:
β0 : Hệ số chặn;
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10: là các hệ số độ dốc của các biến độc lập;
µit = vi + εit , sai số của mơ hình được tách thành hai phần: vi là đại diện cho các yếu tố không
quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian; εit là đại diện
cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Bảng 2. Kết quả thống kê các biến trong mơ hình
Variable
SGR
Size
Lev
Std
Inv
Ine
Rec
CR
ROA
ROE
Age
Obs
628
628
628
628
628
628
628
628
628
628
628
Mean
.1201595
2.653.761
.9559288
.5860507
.5731925
.6945237
.0964714
2.069.052
.0539298
.0895497
1.243.864
Std. Dev.
.1120984
1.013.044
110.376
.3014083
.2178929
.1396083
.1126978
1.780.492
.0559165
.0808088
.7975497
Min
-.238611
2.412.928
.016701
.0440225
.0007943
0
.0008471
.1440224
-.1132254
-.2391432
0
Max
.5225551
3.025.409
1.294.755
1
.9583164
1.015.925
.7852504
1.533.877
.3170683
.5069428
2.397.895
(Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm Stata 14)
Độ lệch chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ phân tán của tập dữ liệu quanh giá trị trung
bình (Mean), dễ dàng nhận thấy giá trị STD Deviation/Mean của phần lớn các biến có giá trị nhỏ
hơn 1, độ lệch chuẩn nhỏ hơn trung bình, dữ liệu dao động yếu, dữ liệu thống kê quan sát của mẫu
chênh lệch thấp (Hình 1).
Hình 1: Độ phân tán dữ liệu mẫu
(Nguồn: Tác giả thống kê trên phần mềm STATA 14)
Hội thảo Quốc gia 2022
41
4.2. Kiểm định mơ hình hồi quy
* Kiểm tra đa cộng tuyến: Nghiên cứu sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (variance
inflation factor) để kiểm tra đa cộng tuyến. Nếu hệ số VIF khơng vượt q 10 thì có dấu hiệu đa
cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình
Variable
ROA
ROE
Inv
Std
Rec
Lev
Size
Ine
CR
Age
Mean VIF
VIF
9.47
8.45
2.03
2.03
1.93
1.86
1.59
1.39
1.29
1.10
3.11
1/VIF
0.105600
0.118305
0.492124
0.493385
0.517179
0.538639
0.627779
0.719843
0.777384
0.911079
(Nguồn: Tác giả thống kê trên phần mềm STATA 14)
Các biến đưa vào mơ hình (*) có liên quan tới luân chuyển vốn có những đặc trưng liên quan
tới nhau, nên khi tiến hành chạy hồi quy tác giả đã tiến hành hồi quy riêng biệt để tránh đa cộng
tuyến. Tuy nhiên, để xem xét các biến độc lập cịn lại có đa cộng tuyến với nhau khơng tác giả tiến
hành kiểm tra đa cộng tuyến với các biến độc lập khi đưa cùng lúc vào trong mơ hình. Quan sát
Bảng 3 cho thấy, hệ số VIF của các biến trong mơ hình đều có giá trị nhỏ hơn 10. Điều này cho
thấy rằng mơ hình hồi quy nghiên cứu khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập khơng
ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.
* Lựa chọn mơ hình ước lượng
Để thực hiện hồi quy dữ liệu bảng, có thể sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ
nhất (Pool-OLS), phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy tác động
ngẫu nhiên (REM).
Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình hồi quy (FEM) và (REM)
cho dữ liệu bảng của mẫu nghiên cứu.
Kiểm định Hausman có các giả thuyết như sau:
H0 : Khơng có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (tức là mơ hình
REM là phù hợp);
H1 : Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (tức là mơ hình FEM
là phù hợp).
Kết quả kiểm định Hausman (Bảng 4), nghiên cứu nhận được kết quả prob là 0.0000 nhỏ hơn
0.05 (5 %). Như vậy, với mức ý nghĩa 5 % chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, phương pháp phù
hợp được lựa chọn là ảnh hưởng cố định (FEM). Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình (FEM)
để hồi quy tác động của năng lực đến tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp môi trường Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2021:
42
Hội thảo Quốc gia 2022
Bảng 4. Kết quả kiểm định Hausman Test cho mô hình
(Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14)
* Kiểm tra tính phù hợp của mơ hình
Kiểm định phương sai sai số thay đổi, kết quả Bảng 5 của mơ hình FEM (lệnh xttest3), kết
quả cho thấy prob = 0.0000 < 0.05, mơ hình FEM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Bảng 5. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi trong FEM
(Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14)
Kiểm định tự tương quan (lệnh xtserial). Bảng 6 cho thấy mơ hình FEM có prob = 0.1303 >
0.05 nên mơ hình FEM khơng có hiện tự tương quan.
Bảng 6. Kết quả kiểm định tự tương quan trong FEM
(Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14)
Hội thảo Quốc gia 2022
43
Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình và
kiểm định phương sai sai số thay đổi (lệnh collin). Kết quả kiểm định đa cộng tuyến được thể hiện
ở Bảng 7 cho thấy các biến độc lập có giá trị VIF < 10, chứng tỏ khơng có đa cộng tuyến.
Bảng 7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong FEM
Variable
Size
Lev
Std
Inv
Ine
Rec
CR
ROA
ROE
Age
Mean VIF
VIF
1.59
1.86
2.03
2.03
1.39
1.93
1.29
9.47
8.45
1.10
3.11
SQRT VIF
1.26
1.36
1.42
1.43
1.18
1.39
1.13
3.08
2.91
1.05
Tolerance
0.6278
0.5386
0.4934
0.4921
0.7198
0.5172
0.7774
0.1056
0.1183
0.9111
R-Squared
0.3722
0.4614
0.5066
0.5079
0.2802
0.4828
0.2226
0.8944
0.8817
0.0889
(Nguồn: Nghiên cứu thống kê trên phần mềm STATA 14)
Bảng 8. Kết quả hồi quy mơ hình năng lực tài chính tác động lên tăng trưởng bền vững của
môi trường tại Việt Nam
(Nguồn: Nghiên cứu hồi quy trên phần mềm STATA 14)
44
Hội thảo Quốc gia 2022
Như vậy, mơ hình FEM khơng có đa cộng tuyến. Để khắc phục khuyết tật phương sai sai số
thay đổi, nghiên cứu sử dụng mơ hình bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS - Feasible
Generalized Least Squares) để nhằm thu được ước lượng vững và hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng
lệnh esttab để so sánh các mơ hình với so sánh các mơ hình với nhau (Bảng 8). Lệnh: Esttab OLS
FEM REM GLS, r2 star(* 0.1 ** 0.05 *** 0.01) brackets nogap compress.
5. Kết luận
Kết quả hồi quy mơ hình (Bảng 7):
SGR = -2.06 + 0.00231*Size + 0.00907*Std - 0.0108*Inv + 0.394*ROA + 1.067*ROE –
0.00171*Age + µ
Qua Bảng 7 cho thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp môi trường Việt Nam chưa
đạt yêu cầu (β0 = -2.06 <0, β0 là giá trị trung bình của biến phụ thuộc tăng trưởng bền vững SGR
khi các nhân tố ảnh hưởng nhận giá trị bằng 0). Hệ số xác định (R2) là hệ số đánh giá sự phù hợp
của mơ hình hồi quy. Giá trị của hệ số (R2) cho biết bao nhiêu phần trăm biến thiên trong biến phụ
thuộc có thể giải thích bởi mơ hình hồi quy. Kết quả hồi quy cho kết quả, bao gồm 6 biến độc lập
giải thích được 85,0 % sự biến thiên của biến phụ thuộc SGR, bao gồm: Quy mô doanh nghiệp
(Size); Hệ số nợ ngắn hạn (Std); Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định (Inv); Khả năng sinh lời trên tài sản
(ROA); Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tuổi của doanh nghiệp (Age). Cụ thể kết
quả tác động như sau:
- Quy mô doanh nghiệp (Size): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng bền vững (SGR) của
doanh nghiệp, mức ý nghĩa cao 5 %. Nếu quy mơ vốn của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực tài
chính của doanh nghiệp sẽ mạnh với mức ảnh hưởng khi quy mô của doanh nghiệp tăng 1 đơn vị
thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững lên 0.00231 đơn vị. Điều này phù hợp với thực tiễn tại
Việt Nam, khi một doanh nghiệp mơi trường có quy mô vốn lớn sẽ giúp họ tự chủ tốt về mặt tài
chính đồng thời có nhiều cơ hội để thực hiện được các hoạt động đầu tự dự án kinh doanh và cũng
dễ dàng chống đỡ khi có các rủi ro xảy ra.
- Hệ số nợ ngắn hạn (Std): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng bền vững (SGR) của
doanh nghiệp môi trường, mức ý nghĩa 1 %. Trong giai đoạn 2010 - 2021 các doanh nghiệp môi
trường tại Việt Nam có xu hướng sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động, hoạt
động này có nhiều chịu rủi ro về lãi suất cao, nhưng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh
nghiệp, qua đó tác động bất lợi đến tăng trưởng bền vững.
- Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định (Inv): Có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững
(SGR) của doanh nghiệp, mức ý nghĩa cao 5 %. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ đầu tư tài sản cố định
thì năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ suy yếu với mức ảnh hưởng khi tăng tỷ lệ đầu tư của
doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững xuống 0.0108 đơn vị. Điều
này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi đa phần các doanh nghiệp môi trường triển khai các
dự án đầu tư thiếu hiệu quả, gây mất vốn và làm suy yếu năng lực tài chính cũng như cản trở tăng
trưởng bền vững của doanh nghiệp.
- Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng bền
vững (SGR) của doanh nghiệp môi trường, mức ý nghĩa cao 1 %. Khi khả năng sinh lời trên tài sản
của doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì tăng trưởng bền vững tăng lên 0.394 đơn vị. Trong giai đoạn
nghiên cứu các doanh nghiệp đã sử dụng tốt các tài sản có của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
năng lực tài chính và tăng trưởng bền vững.
Hội thảo Quốc gia 2022
45
- Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Có tác động cùng chiều đến tăng trưởng
bền vững (SGR) của doanh nghiệp môi trường, mức ý nghĩa rất cao 1 %. Nếu khả năng sinh lời
trên trên vốn chủ của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh,
càng tăng trưởng bền vững. Khi khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng 1 đơn
vị thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững lên 1.067 đơn vị. Điều này cũng phù hợp với thực
tiễn tại Việt nam, khi một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên đồng
nghĩa doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả và như thế góp phần tăng vốn chủ sở hữu từ lợi
nhuận giữ lại.
- Tuổi của doanh nghiệp (Age): Có tác động ngược chiều đến tăng trưởng bền vững (SGR)
của doanh nghiệp môi trường, mức ý nghĩa rất cao 5 %. Về lý thuyết, các doanh nghiệp môi trường
hoạt động lâu năm, sẽ có thương hiệu hơn sẽ thuận lợi hơn trong việc nâng cao năng lực tài chính
và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy điều ngược lại. Điều này đồng nghĩa
với việc những doanh nghiệp lâu năm cần tái cấu trúc để để nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo
năng lực tài chính đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Ngồi ra, ở mơ hình (*) cho thấy mối quan hệ ít ý nghĩa giữa các biến: Hiệu quả hoạt động
(Ine); Tỷ lệ các khoản phải thu (Rec); Khả năng thanh toán (CR). Hàm ý quản trị các hoạt động
như nâng cao năng lực thanh tốn, duy trì các khoản phải thu ở mức thấp, nâng cao hiệu quả hoạt
động chưa đóng góp đáng kể làm gia tăng năng lực tài chính cũng như tăng trưởng bền vững của
doanh nghiệp môi trường.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị giải pháp tài chính nhằm
mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp môi trường ở Việt Nam, trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0. Các giải pháp bao gồm:
Một là, tăng nguồn vốn chủ sở hữu thông qua lợi nhuận giữ lại. Đối với nhóm các doanh
nghiệp có quy mơ vốn lớn, có hiệu quả hoạt động và dịng tiền mạnh, hiện đang có nhu cầu vốn lớn
để triển khai các dự án, cơ hội đầu tư hoặc ít nhất là kế hoạch tăng vốn điều lệ. Các cổ đông của
các doanh nghiệp này không lo lắng đến sự dao động của cổ tức. Các doanh nghiệp thuộc nhóm
này có thể xem xét lựa chọn chính sách thặng dư cổ tức. Đối với các doanh nghiệp có quy mơ vốn
lớn cịn lại, hoạt động hiệu quả, có thặng dư ngân quỹ nhưng lại có kế hoạch rút bớt các dự án đầu
tư ở hiện tại cũng như trong tương lai nhằm tập trung cho hoạt động kinh doanh đang diễn ra hoặc
có chiến lược niêm yết chứng khốn tại Sở giao dịch, có thể xem xét sử dụng chính sách ổn định
cổ tức. Đối với các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ và vừa, có sinh lời ở mức nhất định nhưng
chưa thực sự ổn định, trong giai đoạn hiện nay nên tạm thời giữ lại 100 % lợi nhuận sau thuế nhằm
nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Hai là, tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu mới. Phương án chào bán cổ phần
riêng lẻ. Phương án này có thể áp dụng được phần lớn với các nhóm doanh nghiệp có quy mơ vốn
nhỏ và các doanh nghiệp có quy mơ vốn vừa. Việc chào bán cổ phần riêng lẻ doanh nghiệp chỉ phải
đáp ứng hai điều kiện: (i) Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; (ii) Chào
bán cho dưới 100 nhà đầu tư, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp hoặc chỉ chào bán
cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Với các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn có thể sử
dụng phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Điều kiện doanh nghiệp phải thoả mãn
điều kiện, (i) Mức vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên; (ii) Phương án tăng vốn chủ sở hữu được Đại
hội đồng cổ đông thông qua. Và đồng thời trong 02 năm gần nhất phải có báo cáo tài chính và báo
cáo về vốn góp của chủ sở hữu được chấp thuận của tổ chức kiểm toán.
Ba là, với nguồn vốn nợ có thể sử dụng là phát hành trái phiếu (trái phiếu chuyển đổi trong
46
Hội thảo Quốc gia 2022
thời hạn khoảng 2 - 3 năm là hợp lý), mở rộng kênh tín dụng từ các ngân hàng thương mại (kể cả
các khoản tín dụng ngắn hạn), bảo lãnh tín dụng,…
Bốn là, các doanh nghiệp mơi trường cần đánh giá lại hiệu quả các dự án đang đầu tư, loại
bỏ các dự án kém hiệu quả, liên kết với các trường Đại học trong việc nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ môi trường hiện đại nhằm tăng hiệu quả của dự án.
Năm là, các công ty môi trường lâu năm khuyến nghị nên tái cấu trúc lại bộ máy nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động, từ đó doanh nghiệp sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Sáu là, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp đang tổ chức theo
mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, các doanh
nghiệp phi đại chúng chuyển thành công ty đại chúng thông qua hoạt động IPO cổ phiếu ra công
chúng để gia tăng nguồn vốn góp phần tăng khả năng tài chính cho cơng ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Thị Vân Anh (2012). Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam hiện nay. Học viện Tài chính.
[2]. Nguyễn Thế Chinh, L. V. M. (2021). Doanh nghiệp bảo vệ môi trường với tăng trưởng xanh và phát
trển bền vững. Viện Chiến lược Chính sách tài ngun và mơi trường.
[3]. Lã Thị Lâm (2016). Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
hiện nay. Học viện Tài chính.
[4]. Hồng Thị Phương Lan (2019). Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp cảng biển
Việt Nam. Trường Đại học Hàng hải.
[5]. Phan Thị Hằng Nga (2013). Năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
[6]. Lê Văn Tề (1996). Từ điển Kinh tế tài chính ngân hàng. Nxb. Chính trị Quốc gia.
[7]. Nguyễn Thị Tuyết (2020). Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành
Xây dựng Việt Nam. Học viện Tài chính.
[8]. Nguyễn Như Ý (1998). Đại Từ điển tiếng Việt. Nxb. Văn hố Thơng tin.
[9]. Akhtar, M., Yusheng, K., Haris, M., Ain, Q. U., & Javaid, H. M. (2022). Impact of financial leverage
on sustainable growth, market performance and profitability. Economic Change and Restructuring, 55(2),
737 - 774.
[10]. Asgari, M. R., Pour, A. A. S., Zadeh, R. A., & Pahlavan, S. (2015). The relationship between firm’s
growth opportunities and firm size on changes ratio in retained earnings of listed companies in Tehran
Stock Exchange. International Journal of Innovation and Applied Studies, 10(3), 923.
[11]. Boyer, D., Creech, H., & Paas, L. (2008). Report for SEED Initiative Research Programme: Critical
success factors and performance measures for start - up social and environmental enterprises. International
Institute for Sustainable development institute international.
[12]. Creech, H., Huppé, G. A., Paas, L., & Voora, V. (2013). Social and Environmental enterprises in the
green economy: Supporting sustainable development and poverty eradication on the ground - Analysis of a
3 - year study for policy - makers.
[13]. Duffie, D. (2010). How big banks fail and what to do about it. In how big banks fail and What to Do
about It: Princeton University Press.
[14]. Hafid, I. (2016). The effect of margin profit and total assets towards sustainable growth rate of the
distributor and trade company. International Business Management, 10(4), 423 - 428.
[15]. Higgins, R. C. (1977). How much growth can a firm afford?. Financial management, 7 - 16.
[16]. Junaidi, S., Sulastri, S., Isnurhadi, I., & Adam, M. (2019). Liquidity, asset quality and efficiency to
sustainable growth rate for banking at Indonesia Stock Exchange. Journal Keuangan dan Perbankan, 23(2),
308 - 319.
Hội thảo Quốc gia 2022
47
[17]. Littlewood, D., & Holt, D. (2015). Social and environmental enterprises in Africa: context, convergence
and characteristics. In The business of social and environmental innovation (p. 27 - 47): Springer.
[18]. Mubeen, M., Ahmed, M., Iqbal, A., & Arif, K. (2021). Sustainable growth of nonfinancial firms: An
empirical examination of emerging economies. Journal of Entrepreneurship, Management and Innovation,
3(2), 331 - 354.
[19]. Mukherjee, T., & Sen, S. S. (2018). Sustainable growth rate and its determinants: A study on some
selected companies in India. Global Multidisciplinary, 10(1).
[20]. Nugroho, V. C. (2020). Sustainable growth rate model in Indonesia manufacturing firms. The Winners,
21(2), 93 - 100.
[21]. Rubunda, E., Namusonge, G. S., & Oluoch, O. (2019). The influence of retained earnings and equity
finance structure on the growth of Small and Medium Manufacturing Enterprises in Rwanda. European
Journal of Social Sciences, 58(2), 112 - 123.
[22]. Wang, X. W. T. (2017). Empirical research on financial capability evaluation of A - share listed
companies in the securities industry based on principal component analysis. Research on Modern Higher
Education 4, 01004.
[23]. Zhang, X., & Xu, B. (2019). R&D internationalization and green innovation? Evidence from Chinese
resource enterprises and environmental enterprises. Sustainability, 11(24), 7225.
[24]. StataCorp, L. (2005). Stata base reference manual. College Station: StataCorp LLC.
PHỤ LỤC: CÁC CÔNG TY KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Đơn vị: tỷ đồng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
48
Mã chứng
khốn
THU
BDW
BGW
BNW
BTW
BWA
BWE
BWS
CLW
CMW
CTW
DBW
DNE
DNN
DNW
DVW
DWC
DWS
GDW
GLW
HDW
HEP
HGW
HPW
HTW
Tên doanh nghiệp mơi trường
CTCP Mơi trường và Cơng trình Đơ thị Thanh Hóa
CTCP Cấp thốt nước Bình Định
CTCP Nước sạch Bắc Giang
CTCP Nước sạch Bắc Ninh
CTCP Cấp nước Bến Thành
CTCP Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc
CTCP Nước - Mơi trường Bình Dương
CTCP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu
CTCP Cấp nước Chợ Lớn
CTCP Cấp nước Cà Mau
CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ
CTCP Cấp nước Điện Biên
CTCP Môi trường Đô thị Đà Nẵng
CTCP Cấp nước Đà Nẵng
CTCP Cấp nước Đồng Nai
CTCP Dịch vụ và Xây dựng Cấp nước Đồng Nai
CTCP Cấp nước Đắk Lắk
CTCP Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp
CTCP Cấp nước Gia Định
CTCP Cấp thoát nước Gia Lai
CTCP Kinh doanh Nước sạch Hải Dương
CTCP Mơi trường và Cơng trình Đơ thị Huế
CTCP Cấp thốt nước - Cơng trình Đơ thị Hậu Giang
CTCP Cấp nước Hải Phòng
CTCP Cấp nước Hà Tĩnh
Hội thảo Quốc gia 2022
Vốn chủ Tổng tài Ghi
sở hữu
sản
chú
33,24
157,40
180,83
416,97
190,69
225,23
409,05
602,52
218,28
296,47
35,39
40,04
3.925,34 9.073,85
958,39 1.166,26
225,78
458,37
167,87
337,82
481,12
703,94
457,41
508,85
76,53
157,09
781,47 1.484,78
2.043,98 3.770,63
45,78
72,79
311,96
827,86
318,82 1.047,98
170,92
265,72
189,99
197,80
427,31
962,24
586,85
668,32
389,36
485,42
1.052,25 2.357,88
387,28
489,25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
HWS
KHW
LAW
LCW
LDW
LKW
LWS
NAW
NBT
NBW
NDW
NLS
NNT
NQB
NQN
NQT
NS2
NS3
NSL
NTW
NVP
PJS
PMW
PWS
QHW
QNU
QNW
SSU
STW
TAW
TDM
TDW
THN
THW
TNW
TOW
TQW
TVW
VCW
VKD
VLW
VPW
VSI
CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế
CTCP Cấp thoát nước Khánh Hịa
CTCP Cấp thốt nước Long An
CTCP Nước sạch Lai Châu
CTCP Cấp thoát nước Lâm Đồng
CTCP Cấp nước Long Khánh
CTCP Cấp nước tỉnh Lào Cai
CTCP Cấp nước Nghệ An
CTCP Cấp thoát nước Bến Tre
CTCP Cấp nước Nhà Bè
CTCP Cấp nước Nam Định
CTCP Cấp thoát nước Lạng Sơn
CTCP Cấp nước Ninh Thuận
CTCP Cấp nước Quảng Bình
CTCP Nước sạch Quảng Ninh
CTCP Nước sạch Quảng Trị
CTCP Nước sạch Số 2 Hà Nội
CTCP Sản xuất Kinh doanh nước sạch Số 3 Hà Nội
CTCP Cấp nước Sơn La
CTCP Cấp nước Nhơn Trạch
CTCP Nước sạch Vĩnh Phúc
CTCP Cấp nước Phú Hòa Tân
CTCP Cấp nước Phú Mỹ
CTCP Cấp thốt nước Phú n
CTCP Nước khống Quảng Ninh
CTCP Mơi trường Đơ thị Quảng Nam
CTCP Cấp thốt nước và Xây dựng Quảng Ngãi
CTCP Mơi trường Đơ thị Sóc Sơn
CTCP Cấp nước Sóc Trăng
CTCP Cấp nước Trung An
CTCP Nước Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
CTCP Cấp nước Thủ Đức
CTCP Cấp nước Thanh Hóa
CTCP Cấp nước Tân Hịa
CTCP Nước sạch Thái Ngun
CTCP Cấp nước Trà Nóc - Ơ Mơn
CTCP Cấp thốt nước Tun Quang
CTCP Cấp thoát nước Trà Vinh
CTCP Đầu tư Nước sạch Sơng Đà
CTCP Nước khống Khánh Hịa
CTCP Cấp nước Vĩnh Long
CTCP Cấp thoát nước Số 1 Vĩnh Phúc
CTCP Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước
982,25
321,32
164,35
216,54
1.171,04
63,64
195,81
375,57
405,32
168,87
387,82
64,91
212,40
182,21
603,84
203,05
584,89
122,99
109,63
173,01
129,15
128,73
506,19
426,03
181,93
94,92
227,51
28,15
153,40
61,79
1.846,72
178,16
386,25
57,52
225,78
153,20
92,49
173,78
1.363,71
192,19
393,56
119,41
217,63
1.912,34
517,11
307,38
235,19
1.460,89
74,62
303,96
848,18
518,50
258,31
499,86
150,52
372,62
249,56
1.238,53
262,86
1.316,05
338,29
141,92
212,02
192,44
164,67
569,01
518,20
202,58
122,29
258,86
38,82
198,83
142,20
2.405,33
377,50
709,27
120,26
812,33
177,73
133,56
314,83
2.278,84
315,40
490,31
928,71
536,16
(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa vào báo cáo tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp môi trường)
BBT nhận bài: 26/8/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022
Hội thảo Quốc gia 2022
49