Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.72 KB, 11 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN
BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN THỤY,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

Tóm tắt

Lê Thị Lan
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội

Đơ thị hóa là xu thế phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp 4.0. Việt Nam cũng không nằm ngồi quy luật chung này. Hiện nay, đơ thị hóa ở nước
ta diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh trên khắp các vùng của cả nước. Quá trình đơ thị hóa khơng
chỉ xảy ra ở những khu vực đô thị, mà thực tế sự hiện diện của đô thị hóa cịn diễn ra mạnh mẽ ở
những khu vực nông thôn và khu vực ven đô. Bên cạnh những mặt tích cực của q trình đơ thị
hóa thì đơ thị hóa quá nhanh, thiếu quy hoạch đồng bộ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Thông
qua điều tra 375 hộ dân có biến động sử dụng đất nơng nghiệp tại khu vực nghiên cứu và số liệu
điều tra thứ cấp, nghiên cứu đã đánh giá được các ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đối với sử
dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân tại khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Kiến
Thụy - khu vực ven đơ có tốc độ đơ thị hóa mạnh mẽ của thành phố Hải Phịng.
Từ khóa: Đơ thị hóa; Biến động sử dụng đất; Sử dụng đất nơng nghiệp.
Abstract
Research on the impact of the urbanization process to changes in agricultural land use and
life of people in Kien Thuy district, Hai phong city
Urbanization is the development trend of any country in the world in the era of industrial
revolution 4.0. Vietnam is no exception to this general rule. At present, urbanization in our
country is taking place at a fast and strong speed across all regions of the country. The process of
urbanization does not only occur in urban areas, but in fact the presence of urbanization also takes
place strongly in rural areas and peri-urban areas. Besides the positive aspects of the urbanization
process, too fast urbanization and lack of synchronous planning will cause many negative problems.
Through surveying 375 households with changes in agricultural land use in the study area and


secondary survey data, the study assessed the effects of urbanization on agricultural land use.
And the lives of people in the study area in Kien Thuy district - the peri-urban area with a strong
urbanization rate of Hai Phong city.
Keywords: Urbanization; Land use change; Agricultural land use.
1. Đặt vấn đề
Đơ thị hóa là xu thế phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp 4.0. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật chung này. Hiện nay, đơ thị hóa ở nước
ta diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh trên khắp các vùng của cả nước. Q trình đơ thị hóa khơng
chỉ xảy ra ở những khu vực được coi là đô thị, trên thực tế, sự hiện diện của đơ thị hóa cịn diễn
ra mạnh mẽ ở những khu vực không phải là không gian đô thị, mà ở cả khu vực nông thôn và khu
vực ven đơ [1].
Q trình đơ thị hóa góp phần nâng cao chất lượng đời sống, lao động của nhân dân, thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn - thành thị và khoảng cách giữa các vùng, miền trên cả nước. Đơ thị
hóa góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động,
388

Hội thảo Quốc gia 2022


thay đổi sự phân bố dân cư [2]. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho
người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng
lao động có chất lượng cao, cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và
nước ngoài.
Bên cạnh những mặt tích cực của q trình đơ thị hóa như trên thì đơ thị hóa q nhanh,
thiếu quy hoạch đồng bộ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực [1]. Sau hơn ba mươi năm đổi mới, q
trình đơ thị hóa đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất nơng nghiệp sử dụng cho mục đích
xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới và nhiều dự án phi nông nghiệp khác.
Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất, an ninh lương thực, tệ
nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo, ơ nhiễm mơi trường,… Vậy làm thế nào để khai thác, sử dụng và
bảo vệ quỹ đất nông nghiệp - nguồn tài nguyên hữu hạn, quý giá của quốc gia một cách hiệu quả

nhất trong q trình đơ thị hóa là bài tốn rất quan trọng được Đảng, Nhà nước và các cấp quan
tâm, chú trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của q trình đơ thị hóa tới biến động sử dụng đất
nông nghiệp và đời sống của người dân tại các địa phương đặc biệt là các vùng ven đô là rất cần
thiết để từ đó có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa của từng khu vực đến
sử dụng đất nông nghiệp trợ giúp các nhà quản lý và quy hoạch đưa ra quyết định sử dụng đất một
cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Thành phố Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, là một cảng biển
lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường
sắt, hàng khơng trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đơ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Trong đó, huyện Kiến Thụy là khu vực ven đơ ở phía Đơng Nam thành phố Hải Phịng, có diện
tích 102,56 km², dân số năm 2020 là 153.187 người. Với vị trí cách trung tâm thành phố 20 km,
vừa có tuyến đường Quốc lộ 353 đi qua, vừa có đường Quốc lộ Hà Nội - Hải Phòng mới đang xây
dựng chạy qua, huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội [10]. Cùng với
đó, q trình đơ thị hóa càng làm huyện Kiến Thụy đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự
phát triển chung của thành phố Hải Phòng. Thật vậy, trong vòng 5 năm (2016 - 2021), nền kinh tế
của huyện Kiến Thụy đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, những kết quả mà huyện đạt được
vẫn có thể tốt hơn nữa nếu biết phát huy hết tiềm năng vốn có. Do vậy mà việc đánh giá tác động
của q trình đơ thị hóa đến chuyển đổi sử dụng đất là rất quan trọng.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Quan điểm về đơ thị hóa
Đơ thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc
dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng
thời phát triển đơ thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng
quy mơ dân số. Q trình đơ thị hóa tác động phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai mặt tích cực và
tiêu cực. Đơ thị hóa tác động tới nhiều vấn đề trong q trình phát triển đơ thị, thể hiện qua những
khía cạnh sau:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành;
- Chuyển dịch cơ cấu lao động;
- Tác động của đơ thị hóa đến cơ sở hạ tầng - kỹ thuật;
- Tác động tới lối sống, chất lượng cuộc sống của người dân;

- Đơ thị hóa làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất.
Hội thảo Quốc gia 2022

389


Tác động của q trình đơ thị hóa tới biến động sử dụng đất:
Thứ nhất: Q trình đơ thị hóa dẫn đến thay đổi về cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm mạnh
về diện tích đất nơng nghiệp, đất chưa sử dụng và đồng thời tăng nhanh về diện tích đất chun
dùng, đất đơ thị.
Thứ hai: Q trình đơ thị hóa là ngun nhân chính dẫn tới việc hình thành và thay đổi đất
đô thị. Đất đai đô thị cịn tiếp tục gia tăng trong q trình đơ thị hóa theo mục tiêu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba: Đơ thị hóa thúc đẩy q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng cao, đặc biệt là
ở các khu vực ven đô (Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị, đất xây dựng và đất chuyên dụng
khác) [5].
2.2. Tình hình đơ thị hóa diễn ra trên thế giới và ở Việt Nam
Tiến trình đơ thị hóa (ĐTH) gắn bó chặt chẽ với sự trường tồn phát triển của lịch sử nhân
loại. Quá trình này mới là sản phẩm của nền văn minh, vừa là động lực của những bước tiến kỳ
diệu mà nhân loại đã đạt được trong mấy thiên nhiên kỷ qua. Đối với Việt Nam, một nước nơng
nghiệp truyền thống với nền đơ thị hóa thấp và chậm trong lịch sử đang bước vào thời kỳ mới của
nền kinh tế thị trường, thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), việc nghiên cứu tìm
hiểu diễn biến của quá trình ĐTH thế giới càng có ý nghĩa to lớn cả về mặt nhận thức, lý luận cũng
như giá trị thực tiễn.
2.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới
ĐTH là hiện tượng mang tính tồn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một tăng, đặc biệt là ở các
quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu về ĐTH thì trong tiến trình ĐTH nửa sau
thế kỷ XX, các quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm là: Ở giai đoạn đầu, tỷ trọng dân
số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với
các quốc gia phát triển [4].

Bảng 1. Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các năm
Đơn vị tính: %

Khu vực
Thế giới
Khu vực phát triển
Khu vực kém phát triển
Khu vực kém phát triển nhất

Năm

1950

1970

1990

2000

29,7
54,99
77,8
7,1

36,7
66,7
25,1
12,7

43,7

73,7
34,7
20,1

47,4
76,1
40,5
25,4

(Nguồn: World Urbanization prospect: 1996, New York 1997 )

Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỷ lệ dân số đơ thị tồn thế giới là
từ 29,7 % lên đến 47,4 %, khu vực kém phát triển từ 7,1 % lên 25,4 % trong khi khu vực phát triển
là từ 54,99 % lên 76,1 %.
Vào thập niên 90, tỷ lệ ĐTH châu Á là 35 %, châu Âu là 75 %, châu Phi là 45 %, Bắc Mỹ
trên 90 % và 80 % ở Mỹ Latinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong ¼ thế kỷ tới, việc tăng dân
số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Dự báo đến
năm 2030, hơn 60 % dân số thế giới sống ở các đơ thị (Hình 1).
Tiến trình phát triển đơ thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH - HĐH, song sự bùng nổ
đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân
390

Hội thảo Quốc gia 2022


bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực,
thực phẩm ven đô tiêu hao nhiên liệu, năng lượng,... Nếu trong năm 1990, bình qn diện tích đất
canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025.

Hình 1: Tỷ lệ dân số đô thị theo khu vực

(Nguồn: World Urbanization Prospects 2018)

2.2.2. Tình hình đơ thị hóa ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến q trình đơ thị hóa
đã diễn ra rất mạnh mẽ tại các đơ thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… chính
điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy đơ thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi
cả nước. Có khá nhiều đơ thị mới, khu đơ thị mới được hình thành; Nhiều đơ thị cũ được cải tạo,
nâng cấp hạ tầng cơ sở,…
Nhìn một cách tổng quan về q trình đơ thị hóa ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy, hệ thống
đơ thị ở nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ đơ thị hóa tăng nhanh từ 19,6 % với 629
đô thị năm 2009 lên khoảng 39,3 % với 833 đô thị năm 2021. Tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất
là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là đến các tỉnh Hải Phòng, Đà
Nẵng và Cần Thơ.
Số đô thị của cả nước đã tăng lên con số 833 tính đến tháng 6 tháng đầu năm 2021, bao gồm
2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 22 đơ thị loại I, 31 đơ thị loại II, 48 đô thị loại III,
88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V. Tỷ lệ đơ thị hóa cả nước ước đến cuối năm 2021 đạt khoảng
40 % [11].
Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước khác thế
giới và trong khu vực với 290 người/km2 tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Hai địa phương có
mật độ dân số cao nhất cả nước đó là Hà Nội với 2.398 người/km2 và mật độ dân số TP. Hồ Chí
Minh, sau đó là đến các tỉnh Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ [11].
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản của Krejcie và Morgan (1970) để lựa
chọn các hộ sử dụng đất tham gia phỏng vấn [12].
Theo số liệu điều tra, tính đến năm 2021, tổng số hộ của 02 xã là điểm nghiên cứu là xã Tú
Sơn và thị trấn Núi Đối là 6.937 hộ dân. Như vậy theo bảng kích cỡ mẫu của Krejcie và Morgan,
số phiếu điều tra cần thu thập là 360 phiếu. Chia đều cho các khu vực, mỗi xã, thị trấn sẽ điều tra
180 phiếu.
Hội thảo Quốc gia 2022


391


2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng, ban, ngành của địa bàn huyện, các nguồn tài
liệu từ sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến q trình đơ thị hóa,
sự biến động đất đai và vấn đề đời sống, sinh kế người dân.
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra thực tế thực trạng q trình đơ thị hóa diễn ra
trên địa bàn và những ảnh hưởng của các quá trình này tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó
có vấn đề sử dụng đất, biến động sử dụng đất đai và đời sống của người dân trong q trình đơ thị
hóa thơng qua phỏng vấn, điều tra thực tế người dân bằng mẫu đánh giá.
2.3.3. Phương pháp xử lý kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu
Các số liệu sau khi thu thập được, tiến hành xử lý, tổng hợp và phân tích để đưa ra kết quả
nghiên cứu về các tác động của đơ thị hóa đến sử dụng đất và đời sống của người dân là tiêu cực
hay tích cực.
2.3.4. Phương pháp phân tích mức độ tác động
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả điều tra để tính toán các chỉ tiêu và so sánh
sự thay đổi về mọi mặt của đời sống người dân trên địa bàn nghiên cứu trước và sau khi đơ thị
hóa. Từ đó đưa ra kết luận về tác động của đô thị hóa đến đời sống của người dân trong khu vực.
2.3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp về đời sống người dân sau khi
có biến động sử dụng đất, thu hồi đất, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của
người dân để nắm bắt tình hình rộng hơn so nội dung các phiếu điều tra.
- Phỏng vấn cán bộ xã, thôn và cán bộ địa chính 02 xã, thị trấn.
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (PRA)
- Dựa trên số lượng mẫu điều tra đã được xác định, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để
phỏng vấn trực tiếp người dân về các tác động của đơ thị hóa đến biến động sử dụng đất nông
nghiệp và đến đời sống của người dân.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Khái qt q trình đơ thị hóa khu vực nghiên cứu
Trong phương án quy hoạch phát triển thành phố Hải Phịng đến năm 2030, Kiến Thụy được
xác định là đơ thị vệ tinh và vùng phụ cận quan trọng trong chiến lược phát triển. Từ nền kinh tế
thuần nông, với những nỗ lực phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và xây dựng cơ sở hạ tầng
trong đó đặc biệt phát triển hệ thống giao thông, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư công nghiệp trên
địa bàn mà đời sống của người dân trên địa bàn huyện ngày được nâng cao. Trong những năm qua,
tỷ trọng GDP của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ tăng mạnh. Với chủ trương
của thành phố là xây dựng đường tỉnh lộ 353 với các cụm, khu công nghiệp dọc tuyến đường này
và phát triển khu đô thị phía Nam thành phố, những năm qua q trình đơ thị hóa đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội huyện Kiến Thụy.
3.2. Hiện trạng đất nông nghiệp và sự chuyển dịch đất nông nghiệp do đơ thị hóa
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, tăng tỷ trọng ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; Cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện đã có những thay đổi
đáng kể. Tỷ lệ đất nông nghiệp tăng từ 59,54 % năm 2016 lên 59,88 % vào năm 2021, diện tích đất
392

Hội thảo Quốc gia 2022


nông nghiệp tăng lên do khai thác đất đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và diện
tích đất mặt nước vào ni trồng thủy sản; Tỷ lệ các loại đất phi nông nghiệp giảm từ 39,89 % năm
2016 lên 39,79 % năm 2021. Đất chưa sử dụng giảm từ 0,57 % năm 2016 xuống 0,33 % năm 2021.
3.3. Đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp
3.3.1. Khái qt các xã điều tra
Trong số 18 đơn vị hành chính của huyện Kiến Thụy bao gồm thị trấn Núi Đối và 17 xã thì
xã Tú Sơn và thị trấn Núi Đối là các xã điển hình của huyện có tốc độ đơ thị hóa khá cao, đều có
một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp được chuyển đổi sang đất phi nơng nghiệp. Các xã có các
đặc điểm cơ bản sau:
- Xã Tú Sơn: Nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phịng, nằm phía Đơng Nam của huyện

Kiến Thụy, cách trung tâm huyện 8 km. Xã Tú Sơn nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, xã
hội, nằm giáp với quận Đồ Sơn, đồng thời có 01 tuyến đường bộ ven biển, tỉnh lộ 361 và huyện lộ
403 đi qua. Đất của xã Tú Sơn được hình thành do bồi tích của Biển Đơng, nằm trên nền biển nông,
nước ngầm mặn, tầng sú vẹt tăng theo mức độ chiều sâu. Trong những năm gần đây, Tú Sơn đã
có những bước chuyển đổi tích cực nâng cao mức sống của người dân. Từ một xã thuần nông, cơ
cấu kinh tế của xã đã chuyển dần sang công nghiệp và thương nghiệp. Trong những năm gần đây
do phát triển công nghiệp đô thị, đất nông nghiệp của nhân dân đã được thu hồi vào các dự án [7].
- Thị Trấn Núi Đối: Có quy mơ diện tích là 660,18 ha; Tổng dân số hiện có là 12.255 người,
nằm dọc theo hai bên bờ sơng Đa Độ. Có một con đường bắc ngang qua sơng nối liền hai phía của
thị trấn, gọi là đường Tắc Giang. Thị trấn Núi Đối là nơi có tốc độ đơ thị hóa nhanh trong những
năm qua, làm cho bộ mặt đơ thị có nhiều thay đổi [6].
3.3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn xã Tú Sơn
và thị trấn Núi Đối. Dưới ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và xu thế phát triển
chung của huyện, cơ cấu kinh tế của khu vực nghiên cứu đã có những bước chuyển dịch đáng kể,
sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, được thể
hiện qua Bảng 2.
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2021
TT

Chỉ tiêu

Cơ cấu kinh tế xã Tú Sơn
I Tổng sản phẩm
1 Nông nghiệp, thủy sản
2 Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
II Cơ cấu GDP
1 Nông nghiệp, thủy sản
2 Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu kinh tế thị trấn Núi Đối

I Tổng sản phẩm
1 Nông nghiệp
2 Tiểu thủ công nghiệp
3 Dịch vụ
II Cơ cấu GDP
1 Nông nghiệp

Đơn vị tính

2016

Năm

2021

Năm 2016 so với năm
2021

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%
%

452,56
157,50
295,00
100
34,80

65,19

596,56
191,44
405,28
100
32,09
67,90

+ 144,22
+ 33,94
+ 110,28
0
- 2,71
+ 2,71

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%

645,41
253,40
266,83
125,19
100
39,26


807,29
272,38
382,64
152,27
100
33,74

+ 161,88
+ 18,98
+ 115,81
+ 27,08
0
- 5,52

Hội thảo Quốc gia 2022

393


TT
2
3

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tiểu thủ cơng nghiệp
Dịch vụ


2016
41,34
19,39

%
%

Năm

2021
47,39
18,86

Năm 2016 so với năm
2021
+ 6.05
- 0,53

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kiến Thụy)

3.3.3. Tình hình biến động dân cư
Tình hình biến động dân cư trên địa bàn xã Tú Sơn và thị trấn Núi Đối giai đoạn 2016 - 2021
được thể hiện theo Bảng 3.
Bảng 3. Biến động dân cư xã Tú Sơn và thị trấn Núi Đối giai đoạn 2016 - 2021
(ĐVT: người)

Năm
Dân số xã Tú Sơn
Dân số TT Núi Đối


2016
10.192
11.347

2017
10.469
11.574

2018
10.746
11.801

2019
11023
12.028

2021
11.300
12.255

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kiến Thụy)
Qua Bảng 3 cho thấy dưới ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa làm gia tăng
rất nhanh dân số trên địa bàn khu vực nghiên cứu. Vấn đề tăng dân số do quá trình nhập cư đã nảy
sinh một số bất cập trong quá trình quản lý, các tệ nạn xã hội xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống
và việc làm của nhân dân.
3.3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 và biến động đất đai giai đoạn 2016 - 2021 của khu
vực nghiên cứu
a. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2021: Đất nông nghiệp xã Tú Sơn là 430,07 ha giảm 16,7 %
còn 358,03 ha so với năm 2016; Thị trấn Núi Đối là 386,24 ha giảm 20,2 % còn 308,2 ha. Diện

tích giảm chủ yếu là đất trồng lúa. Như vậy có thể thấy trong giai đoạn 05 năm, do ảnh hưởng của
đơ thị hóa, diện tích đất nơng nghiệp của khu vực giảm mạnh.
b. Tác động đến đất nông nghiệp
Nguồn lực đất đai của hộ nông dân gồm có đất sản xuất nơng nghiệp và đất ở, trong khi nguồn
lực đất sản xuất nơng nghiệp có vai trị là tư liệu sản xuất quan trọng trong kinh tế của hộ nơng dân.
Tuy nhiên diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2016 - 2021. Năm 2021,
xã Tú Sơn có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại là 2.658 ha giảm 71,39 ha so với năm 2016
(337,19 ha), bình qn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ giảm từ 1.153,18 m2 năm 2016
xuống còn 757,69 m2 năm 2021. Năm 2021, thị trấn Núi Đối có diện tích sản xuất nơng nghiệp còn là
286,13 ha giảm 78,04 ha so với năm 2021, bình qn diện tích sản xuất nơng nghiệp của hộ giảm từ
1.332,97 m2 (2021) xuống còn 834,44 m2 do việc chuyển một phần diện tích đất nơng nghiệp sang đất
ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng các cơng trình cơng cộng, cơng trình phục
vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.4. Đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến đời sống người dân
3.4.1. Cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua trên địa bàn, diện tích trồng rau màu theo hướng chuyên canh tăng
lên, chuyển sang trồng những giống rau mới, cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng
nhu cầu thị trường về rau sạch và đảm bảo chất lượng; Diện tích đất vườn tạp giảm nhiều. Chăn
ni có xu hướng chuyển dịch sang chăn ni gia cầm tập trung, hình thành các trang trại gia cầm
394

Hội thảo Quốc gia 2022


mới theo hướng áp dụng khoa học - kĩ thuật, sử dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia cầm.
Những tác động trên của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa đến cơ cấu sản xuất nơng nghiệp đã
cho thấy việc khai thác tiềm năng đất nông nghiệp để đưa vào phát triển, sản xuất ngày càng hợp
lý, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đưa nền kinh tế ngày càng đi lên, phát triển
thịnh vượng.
3.4.2. Tác động đến kinh tế nông hộ

Yếu tố thu nhập của hộ nông dân bao gồm: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ
các ngành nghề phi nông nghiệp. Yếu tố này sẽ phản ánh mức sống, mức độ tiêu dùng của người
dân cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
Bảng 4. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân giai đoạn 2016 - 2021
Các chỉ tiêu
A. Xã Tú Sơn
Thu nhập bình quân đầu người/năm
Số hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
B. Thị trấn Núi Đối
Thu nhập bình quân đầu người/năm
Số hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo

ĐVT

Năm 2016

Năm 2021

Năm 2021 so với
năm 2016

Triệu đồng
Hộ
%

41,12
62
2,12


47,35
18
0,51

+ 6,23
- 73
- 1,61

Triệu đồng
Hộ
%

43.0
39
1,42

51,22
7
0,20

+ 8,22
- 32
- 1,22

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kiến Thụy)

Qua bảng trên cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân giai đoạn 2016 2021 có chiều hướng tăng dần. Thu nhập bình qn tăng phản ánh mức sống của hộ tăng, chất
lượng đời sống người dân được cải thiện hơn theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Tỷ lệ
hộ nghèo của xã Tú Sơn và thị trấn Núi Đối có xu hướng giảm dần theo các năm. Trong giai đoạn

2016 - 2021, theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và địa bàn xã, thị
trấn nói riêng, thành phần lao động và cơ cấu nghề nghiệp của lao động của hộ đã có biến động rất
lớn theo xu hướng lao động làm nghề nông nghiệp giảm dần và lao động làm các nghề phi nông
nghiệp gia tăng. Thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp của hộ đang mang lại mức thu nhập
tương đối và đang dần trở thành nguồn thu nhập đóng vai trị quan trọng trong thu nhập nói chung
của hộ nông dân.
3.4.3. An ninh, trật tự xã hội của người dân
Trước những thay đổi về kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần của hộ nông dân trên địa bàn thị
trấn được nâng cao, việc hội nhập, giao lưu và thông thương với nhiều người dân ở các vùng lân
cận giúp cho người nông dân tiếp cận với nhiều điều mới lạ. Trình độ và nhận thức của người dân
cao hơn. Người dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, làm việc có năng suất, chất lượng hơn,
chính vì thế nguồn thu nhập mang lại cao hơn. Mức độ chi tiêu cũng tăng lên, việc chi tiêu hợp lý
hơn, tỷ lệ chi tiêu cho nhà cửa, thiết bị đồ dùng tăng lên. Bên cạnh những điểm tiến bộ, tích cực thì
nhiều điểm tiêu cực đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống của con người và điều này được phản
ánh rõ nét nhất qua các vấn đề tệ nạn xã hội. Tuy nhiên công tác an ninh trật tự luôn được các cấp
lãnh đạo thị trấn và tổ dân quân tại các khu dân cư ngăn ngừa phòng chống tệ nạn xã hội. Kết quả
điều tra về tác động của đơ thị hóa đến tình hình trật tư, an ninh của 375 hộ dân trên địa bàn khu
vực nghiên cứu cho thấy đa số người dân đều cho rằng đơ thị hóa có tác động tốt hơn đối với an
ninh, trật tự xã hội.
Hội thảo Quốc gia 2022

395


3.4.4. Giá trị quyền sử dụng đất
Theo kết quả điều tra thực tế và phỏng vấn nông hộ tại khu vực nghiên cứu, nhu cầu về đất
ở và kinh doanh dịch vụ tăng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp đã làm cho giá đất tại các
xã, thị trấn nói riêng và thành phố nói chung có sự thay đổi mạnh mẽ. Năm 2021, tại xã Tú Sơn giá
đất trung bình dao động từ 18 - 26 triệu đồng/m2, tại thị trấn Núi Đối có giá từ 38 - 45 triệu đồng/
m2. Tuy nhiên ở những vị trí đất thuận lợi như gần khu thương mại dịch vụ, khu đông dân cư hoặc

nằm trên các trục đường giao thơng chính,… thì giá đất cao hơn, đặc biệt là đất ở.
Trên tồn thành phố từ khi có các dự án đầu tư xây dựng khu chất lượng cao, hạ tầng khu
công nghiệp và một số tuyến đường trọng điểm đi qua địa bàn thành phố đã làm cho giá đất nhất là ở các
khu vực liền kề tăng lên nhanh chóng. Khi giá đất tăng cao nhiều nơng hộ có nhu cầu chuyển nhượng
đất đã mang lại một phần thu nhập nhất định, cùng với số tiền đền bù nhận được khi nhà nước thu hồi
đất, họ đã xây dựng, mua sắm vật dụng tiện nghi,… làm cho chất lượng cuộc sống tăng lên.
Như vậy quá trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp có tác động mạnh
mẽ tới giá trị quyền sử dụng đất của nông hộ. Không chỉ làm cho giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất (QSDĐ) tăng mà cịn xuất hiện nhiều hình thức cho thuê QSDĐ, thuê nhà,… cũng tăng
cả về nhu cầu lẫn giá cả.
3.4.5. Tác động đến môi trường
Theo số liệu điều tra đối với 375 trường hợp sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu, đa phần
người dân cho rằng q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến mơi
trường: Vấn đề rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp ở địa phương đã được thu gom hàng ngày
tuy nhiên tình trạng vệ sinh môi trường không đảm bảo là do hầu hết các khu dân cư đều sử dụng
hệ thống mương hở, nước thải sinh hoạt không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời qua các số liệu thu thập từ các báo cáo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường
huyện Kiến Thụy: Các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, các công ty và cơ sở sản xuất kinh
doanh trên địa bàn nghiên cứu đều có khu vực chứa rác thải, xây dựng các đường dẫn nước thải về
một nơi tập trung để xử lý. Ở các khu dân cư tập trung, do mật độ dân số đông nên phần nào cũng
gây ra tác động xấu đến môi trường khi hàng ngày một lượng lớn rác thải sinh hoạt được thải ra.
Tuy vậy do công tác thu gom rác thải được quan tâm nên nhìn chung môi trường sống và sản
xuất của người dân vẫn ở mức độ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, cụ thể:
- Về môi trường sản xuất: Theo các kết quả kiểm tra cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm (As,
Pb, Cu, Zn, COD,…) đều không vượt quá giới hạn cho phép, đảm bảo điều kiện cho sản xuất.
- Về môi trường sinh hoạt: Hiện nay, 100 % dân số khu vực nghiên cứu đã được sử dụng
nước sạch đảm bảo an toàn hợp vệ sinh. Tuy nhiên, lượng rác thải hàng ngày từ sinh hoạt là rất
lớn, cần tuyên truyền vận động người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường để mơi trường sống
được tốt hơn.
- Về khói bụi, tiếng ồn: Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện Kiến Thụy được đầu tư xây dựng

nhiều cơng trình (Xây dựng nhà ở, mở rộng đường, kè bờ sông,…), các xe vận chuyển vật liệu xây
dựng cho các cơng trình này đều đi qua trên địa bàn khu vực nghiên cứu. Vì vậy, cũng có một phần
ảnh hưởng do khói bụi, tiếng ồn đến sinh hoạt của người dân.
3.5. Đánh giá chung về những tác động của đơ thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và
đời sống người dân trên địa bàn khu vực nghiên cứu
Thông qua việc điều tra đối với 375 trường hợp sử dụng đất trên địa bàn có liên quan đến
biến động sử dụng đất nông nghiệp và kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập được, cho thấy quá trình
396

Hội thảo Quốc gia 2022


đơ thị hóa đã có những ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người
dân cả về tiêu tực và tích cực, cụ thể như sau:
- Tiêu cực: Đơ thị hóa trong khu vực gây sụt giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, ô
nhiễm môi trường và gia tăng các tệ nạn xã hội do q trình đơ thị hóa q nhanh.
- Tích cực: Đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập và trình độ của người dân đã nâng cao rõ rệt.
Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp sụt giảm nhưng năng suất và sản lượng cây trồng vẫn tăng cao do bà
con đã biết kết hợp các kỹ thuật tiên tiến và mơ hình chun canh cây trồng.
3.6. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất và nâng cao đời sống của người dân
3.6.1. Giải pháp về chính sách
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, tập
trung đầu tư một số mơ hình sản xuất rau an tồn, trồng cây ăn quả gắn với phát triển dịch vụ tạo
hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Đối với những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp để
phục vụ nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghiệp và đơ thị cần có sự cân nhắc tính tốn kỹ
lưỡng và thực hiện chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân.
3.6.2. Giải pháp về hỗ trợ vốn đầu tư
Để giải quyết vấn đề về vốn sản xuất cho các hộ nông dân cần tạo điều kiện ưu tiên cho
những hộ nơng dân bị thu hồi đất có nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm các thủ tục rườm rà
để người dân tiếp cận được với nguồn vốn nhanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sớm ổn định đời sống.

3.6.3. Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
Một trong những giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay và cả
trong tương lai đó là giải pháp tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của người dân,
bao gồm: Bảo vệ môi trường nước, môi trường khơng khí và rác thải. Cần có các quy định xử phạt
nghiêm minh đối với hành vi gây tổn hại đến mơi trường. Đồng thời cần có các giải pháp cụ thể
như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và các tác động tiêu cực từ q trình đơ thị hóa.
3.6.4. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm
Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một
số biện pháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm
thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền thành phố có thể mở những lớp
đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương; Cần đào tạo nghề không chỉ cho
lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai; Đối với những lao động đã
quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, tiểu
thủ cơng nghiệp với các hình thức tín dụng thích hợp.
4. Kết luận và kiến nghị
Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa trên địa bàn xã Tú Sơn và thị trấn Núi Đối của huyện
Kiến Thụy đang diễn ra theo chiều hướng có triển vọng, thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng công tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm nông nghiệp, làm thay đổi cơ sở hạ
tầng của khu vực nghiên cứu theo chiều hướng tích cực. Q trình đơ thị hóa đã có nhiều tác động
đến chuyển đổi sử dụng đất, tác động trực tiếp đến đời sống người dân xã Tú Sơn và thị trấn Núi
Đối nói riêng, huyện Kiến Thụy nói chung. Cụ thể là:
- Về sản xuất nơng nghiệp: Đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm diện tích đất nơng nghiệp bị thu
hẹp dần. Do đó, các hộ nơng dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển
Hội thảo Quốc gia 2022

397


đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây rau, trồng

rau sạch được mở rộng.
- Về vấn đề sức khỏe, phúc lợi xã hội: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức
chăm lo cho sức khỏe của bản thân nhiều hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực thì q trình đơ thị hóa cũng làm xuất hiện các vấn đề tiêu cực:
Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại, ô nhiễm môi trường và tệ nạn
xã hội song hành cùng q trình đơ thị hóa cũng là vấn đề đáng lo ngại trong quá trình phát triển.
Để hạn chế những tác động tiêu cực trên, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp chính nhằm ổn
định và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và cải thiện đời sống người dân huyện Kiến
Thụy như sau:
- Giải pháp về chính sách: Nhà nước cần có chính sách đền bù hợp lý hơn, đứng trên hai góc
độ: bù đắp thiệt hại về mất đất và hỗ trợ người dân trong q trình chuyển sang ngành nghề khác.
Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp. Đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự
án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Giải pháp về hỗ trợ vốn đầu tư: Cần tạo điều kiện ưu tiên cho những hộ nơng dân bị thu hồi
đất có nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm các thủ tục rườm rà để người dân tiếp cận được
với nguồn vốn nhanh.
- Giải pháp về đào tạo nghề và việc làm: Các tổ chức cần đào tạo nghề không chỉ cho lao
động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai.
- Giải pháp về bảo vệ môi trường: Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ mơi trường của
người dân. Cần có các quy định xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gây tổn hại đến môi
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bassand, Michel (2001). Đơ thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững. Nxb. Trẻ.
[2]. Nguyễn Đình Cự (1997). Giáo trình dân số và phát triển. Nxb. Nông nghiệp.
[3]. Niên giám Thống kê huyện Kiến Thụy (2021, 2022).
[4]. Truy cập ngày 20/9/2022.
[5]. UN (1997). World urbanization prospects. The 1996 Revision, New York.
[6]. UBND thành phố Hải Phòng (2018). Quy hoạch chung thị trấn Núi Đối và vùng phụ cận đến năm 2035,
tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/2000.

[7]. UBND thành phố Hải Phòng (2019). Quyết định về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung
nông thôn xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy đến năm 2025.
[8]. UBND huyện Kiến Thụy (2020). Báo cáo thống kê đất đai.
[9]. UBND huyện Kiến Thụy (2021). Báo cáo kiểm kê đất đai.
[10]. Vũ Đình Nhân (2012). Nghiên cứu tác động của đơ thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải
Phòng. Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên.
[11]. Vũ Trung Kiên (2022). Kinh nghiệm trên thế giới về quản lý đô thị và một số đề xuất cho Việt Nam.
Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
[12]. Hồng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2020). Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên
cứu khoa học sức khỏe. Trường Đại học Y tế Công cộng.

BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022
398

Hội thảo Quốc gia 2022



×