Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH tìm hiểu một số đặc điểm ngôn ngữ văn hóa ứng xử thể hiện trong hành vi từ chối của tiếng nhật (liên hệ với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đoàn Thị Hồng Lan

Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành
vi đề nghị và từ chối

Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60.22.01
Nghd. : TS. Hoàng Anh Thi

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Phần mở đầu

1

1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Lịch sử vấn đề


2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4.

Mục đích và nội dung của luận văn

4

5.

Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4

6.

Đóng góp của luận văn

4

7.

Bố cục của luận văn


5

Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý thuyết

6

1.1

Hội thoại và cấu trúc hội thoại

6

1.1.1.

Khái niệm hội thoại

6

1.1.2.

Các quy tắc hội thoại

6

1.1.3.

Cấu trúc hội thoại

8


1.1.3.1.

Đoạn thoại

8

1.1.3.2

Ngữ cảnh

9

1.1.3.3

Lượt lời

10

1.2.

Hành vi ngơn ngữ

10

1.3.

Tính gián tiếp trong thuyết lịch sự

11


1.3.1.

Định nghĩa lịch sự

11

1.3.2.

Các thuyết về lịch sự

12

1.3.3

Khái niệm hành vi ngơn ngữ gián tiếp

19

1.3.4.

Tính gián tiếp trong giao tiếp và gián tiếp tiếng Nhật

23

1.4.

Gián tiếp như một phương tiện lịch sự trong hành vi

27


đề nghị và từ chối

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4.1.

Hành vi đề nghị và chiến lược lịch sự trong đề nghị

27

1.4.2.

Hành vi từ chối và chiến lược lịch sự trong từ chối

29

1.5.

Tiểu kết

31

Chương 2: Gián tiếp và lịch sự trong tiếng Nhật

33

2.1.

Quan niệm về lịch sự trong tiếng Nhật


33

2.2.

Gián tiếp - một cách thể hiện lịch sự trong tiếng

38

Nhật
2.3.

Những biểu hiện gián tiếp trong tiếng Nhật

41

2.3.1.

2.3.1. Những biểu hiện ngôn từ gián tiếp - một cách

42

thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật
2.3.1.1.

Gián tiếp bằng biểu thức giảm nhẹ: -to omoimasu / -

43

to kangaeru/ -youni omou (~と思います/~と考える

/~ように思う)(Tôi nghĩ là/ Tôi nghĩ rằng hình như

là...)
2.3.1.2.

Gián tiếp bằng biểu thức phủ định: -janai (ka)/ -

44

dewanai/ -to iu kotowa nai (~ じゃないか/~ではない
/~ということはない) (chẳng phải, khơng phải là,

khơng có nghĩa là...)
2.3.1.3.

Gián tiếp bằng biểu thức: -te + động từ bổ trợ tiếp

45

nhận lợi ích (kureru/ kudasaru/ morau/ itaditadaku)
(~ てくれる/くださる/もらう/いただく)(cho tôi/

hộ tôi được không)
2.3.1.4.

Gián tiếp bằng các biểu thức thể hiện nghe nói,

46

truyền đạt: -rashi/ -youda/ -mitai/ -to iu koto desu.

( ~ らしい/~ようだ/~みたい/~ということです)
(Nghe nói, hình như)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.1.5.

Gián tiếp bằng các biểu thức phán đoán: -

47

kamoshirenai/ tabun …deshou / -darouka/(~ かもし
れない/たぶん~ でしょう/~だろうか )(Có lẽ...)

2.3.1.6

2.3.1.6.

Gián

tiếp

bằng

biểu

thức:

-sasete


47

itadakui/morau /kureku/ (~ させていただく/もらう
/くれる)(cho phép tôi…)

2.3.1.7

Gián tiếp bằng biểu thức nguyện vọng: -te hoshii /-

48

V tai(~てほしい/V たい)(tôi muốn...)
2.3.1.8.

Gián tiếp bằng biểu thức: -te miru (~てみる)(làm

48

thử)
2.3.1.9.

Gián tiếp bằng biểu thức khuyên bảo: -hou ga ii(~

49

方がいい)(... thì tốt)

2.3.1.10. Gián tiếp bằng biểu thức nghi vấn phủ định: -


49

masenka (~ませんか)(có V khơng/ khơng V à)
2.3.1.11. Gián tiếp bằng động từ nguyện vọng:- negau (~願

49

う)(nhờ/ xin nhờ)
2.3.1.12. Gián tiếp bằng biểu thức điều kiện: -ba ii/ -te

50

moraeba ii (~ ばいい/てもらえばいい) (nếu ...thì
tốt/ nếu nhận được... /thì tốt)
2.3.1.13. Gián tiếp bằng biểu thức : -temo ii (desuka)(~ても

50

いい(ですか)

(... là được/ ...được không)
2.3.1.14. Gián tiếp bằng những từ ngập ngừng đứng ở đầu

50

câu: eeto, ano, un, soudesune…( ええと、あの、う
ん、そうですね.....) (à, ừ, ừm, cái này thì…)

2.3.1.15. Gián tiếp bằng hình thức im lặng


51

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.2.

Ngập ngừng cho đến im lặng - biểu hiện tối cao của

53

gián tiếp tiếng Nhật
2.3.2.1.

Ngừng ngừng, im lặng để nhường quyền phát ngôn

53

cho đối phương
2.3.2.2.

Ngập ngừng, im lặng để tránh đối đầu

57

2.3.2.3.

Ngập ngừng, im lặng là tự hạn chế mình nói ra điều

60


khơng vui cho đối phương
2.4.

Tiểu kết

62

Chương 3: Những biểu hiện gián tiếp trong đề

64

nghị và từ chối của tiếng Nhật
3.1.

Những biểu hiện gián tiếp trong đề nghị

64

3.1.1.

Dùng động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích: -te morau/ -te

64

itadaku/ -te kureru.(~てもらう/いただく/くれる)
3.1.2.

Dùng biểu thức: -sasete kuremasenka.(~させてくれ


67

ませんか)

3.1.3.

Dùng động từ nguyện vọng: -negau.(~願う)

68

3.1.4.

Sử dụng biểu thức điều kiện: - ba ii(~ばいい)

69

3.1.5.

Dùng cách nói ngập ngừng trong chuỗi lời nói

71

3.1.6.

Dùng biểu thức giảm nhẹ: -to omou.(~と 思う)

72

3.1.7.


Dùng biểu thức phủ định: -nai/ masenka(~ない/ま

73

せんか)

3.2.

Những biểu hiện gián tiếp trong từ chối

75

3.2.1.

Đưa ra lý do giải thích lịng vịng

76

3.2.2.

Trì hỗn trả lời hoặc trì hỗn đáp ứng đề nghị

77

3.2.3.

Lảng tránh trả lời

78


3.2.4.

Xin lỗi kết hợp với lý do

79

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.5.

Dùng ngập ngừng trong chuỗi lời nói.

80

3.2.6.

Dùng im lặng hồn toàn.

81

3.2.7.

Dùng biểu thức giảm nhẹ: -to omou(~と思う)

82

3.3.

Đặc trưng của gián tiếp trong tiếng Nhật


85

3.3.1.

Thể hiện tính tương tác trong cộng đồng

86

3.3.2.

Tính tơn ti

91

3.3.

Tiểu kết

97

Kết luận

99

Tài liệu tham khảo

102

Nguồn tư liệu của luận văn


108

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sự “ Politeness” đã được N.Boston và J.S.Locke nhắc tới từ
những năm 1870. Nhưng một trăm năm sau, cho mãi tới những năm 70 thế
kỷ 20 này, vấn đề lịch sự mới được nâng lên thành một lý thuyết, và nó trở
thành mối quan tâm lớn của ngữ dụng học.Về những tác giả nổi tiếng nhất
trong lĩnh vực này phải kể đến R.Lakoff, S.Levinson và P.Grice.
Hiện nay, ngoài những tác giả Âu-Mỹ, cịn có những cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này đáng được nhắc đến của tác giả người Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thành tựu nghiên cứu của họ trong lĩnh vực
này có ý nghĩa lớn lao trong nghiên cứu lý thuyết ngôn ngữ, trong việc dạy
và học ngoại ngữ.
Ở Việt Nam hiện nay, sự tiếp xúc với thế giới bằng ngôn ngữ trở nên
phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết. Lịch sự được nhiều người quan tâm
và nó có vị trí rõ nét trong giao tiếp. Nói đến lịch sự khơng phải chỉ nói đến
những lời ngọt ngào, những hành vi xã giao, khuôn phép. Lịch sự bao hàm
nhiều yếu tố và chuẩn mực trong nói năng ứng xử. Nhờ có lịch sự chúng ta
có thể đạt được điều chúng ta mong muốn một cách tốt nhất. Những yếu tố
và chuẩn mực này, một mặt mang những nét đặc trưng chung cho mọi dân
tộc trên thế giới, mặt khác mang sắc thái đặc trưng cho mỗi một cộng đồng.
Hiểu sai hoặc không hiểu những nét chung và riêng đó có thể đem lại cho
chúng ta những thất bại trong giao tiếp, có nghĩa là, khơng đạt được điều
mình mong muốn.
Trong các hành động ngơn ngữ, đề nghị và từ chối là một cặp hành vi

được coi là mang tính đe dọa thể diện cao, nhưng lại xuất hiện nhiều trong
giao tiếp. Từ chối là hành vi đi ngược lại với yêu cầu, nguyện vọng của đối

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tác giao tiếp cho nên phải từ chối như thế nào để không làm tổn thương đối
tác mà vẫn đảm bảo duy trì quan hệ là hết sức quan trọng. Vậy người ta phải
làm sao để đề nghị và từ chối mà không gây mất thể diện cho đối tác. Điều
này có thể có được chính nhờ các phương thức và các chiến lược lịch sự.
Một trong những phương thức lịch sự hữu hiệu chính là gián tiếp, cho nên
nói tới lịch sự khơng thể khơng nói tới gián tiếp.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ khảo sát biểu
hiện gián tiếp như một phương thức lịch sự trong hành vi đề nghị và từ chối
bằng tiếng Nhật. Đề tài này nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần phát hiện
những khác biệt của lịch sự trong ngơn ngữ giao tiếp nói chung, vấn đề gián
tiếp nói riêng trong một đại diện của ngơn ngữ phương Đơng là tiếng Nhật,
những vấn đề mà có thể là lý thuyết lịch sự chủ yếu dựa trên ngôn ngữ châu
Âu chưa bao quát hết. Đề tài này cũng có thể trở thành tư liệu để biên soạn
sách dạy tiếng Nhật cho người Việt, tư liệu tham khảo trực tiếp cho sinh
viên học tiếng Nhật.
2. Lịch sử vấn đề
Ngữ dụng học nói chung và hành vi ngơn ngữ nói riêng rất được quan
tâm chú ý trong những năm gần đây và các số lượng các cơng trình nghiên
cứu đang được phát triển mạnh. Đặc biệt, các nghiên cứu về lịch sự và gián
tiếp của hành vi cầu khiến và hành vi từ chối đã giành được nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, gần đây có khá nhiều cơng trình
liên quan đến lịch sự trong hành động ngơn ngữ như cơng trình của Vũ Thị

Thanh Hương [17] , của tác giả Lê Anh Xuân có nhan đề “Một cách trả lời
gián tiếp cho câu hỏi chính danh - trả lời bằng im lặng” [36], của Trần Chi
Mai [23]. Ngồi ra, cịn một số bài viết liên quan đến hành vi từ chối của
các tác giả khác đăng trên tạp chí Ngơn ngữ.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lịch sự và gián
tiếp trong tiếng Nhật, có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu như của
M.Haugh [48], Matsumoto [50], Sanae Tsuda [52],... Ở Việt Nam, gần với
đề tài nghiên cứu của chúng tơi cũng có một số cơng trình như [16], [34]. Đó
là luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Nguyễn Thị Hằng Nga [16] với đề tài
“Tìm hiểu một số đặc điểm ngơn ngữ - văn hoá ứng xử thể hiện trong hành
vi từ chối của tiếng Nhật (liên hệ với tiếng Việt)” . Như có thể thấy, đối
tượng khảo sát của chúng tơi khác với đối tượng khảo sát của Nguyễn Thị
Hằng Nga ở những điểm sau. Thứ nhất, chúng tôi khảo sát cả hành vi đề
nghị và từ chối chứ không phải chỉ hành vi từ chối. Thứ hai, chúng tôi chỉ
tập trung vào khảo sát phương thức lịch sự gián tiếp của tiếng Nhật. Khác
với Nguyễn Thị Hằng Nga, chúng tôi coi gián tiếp trong hành vi đề nghị và
từ chối bao gồm cả hiển ngôn và một số biểu hiện hàm ngơn như ngập
ngừng, gián đoạn trong chuỗi lời nói và im lặng hồn tồn.
Một cơng trình khác cũng được chúng tơi tham khảo nhiều là bài viết
của Hồng Anh Thi với nhan đề “Bàn về tính gián tiếp và lịch sự trong giao
tiếp tiếng Nhật” [34]. Phải nói rằng đây là cơng trình đầu tiên đề cập đến bản
chất của gián tiếp trong tiếng Nhật với tư cách là một phương tiện lịch sự.
Tác giả đã chỉ ra sự khác biệt mang tính bản chất của gián tiếp tiếng Nhật so
với quan niệm trong thuyết lịch sự của Brown và Levinson.

Tuy nhiên, cơng trình này đề cập đến gián tiếp nói chung, chứ khơng
tập trung vào vấn đề gián tiếp trong cặp hành động đề nghị-từ chối. Hơn nữa,
tác giả cũng không đưa ra danh sách các biểu hiện gián tiếp của tiếng Nhật,
một điều hữu ích cho nhiều người dạy và học tiếng Nhật. Và như vậy, có thể
nói cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề gián tiếp và
lịch sự trong hành vi đề nghị và từ chối của tiếng Nhật, cũng như so sánh nó

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


với tiếng Việt để làm rõ tương đồng và khác biệt văn hóa. Vấn đề cịn bỏ
ngỏ này đã trở thành mục đích trong nghiên cứu này chúng tơi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phát ngơn có chứa hành
động đề nghị và từ chối trong tiếng Nhật. Để nhận diện và phân tích các phát
ngơn này, chúng tơi khơng xem xét lời đề nghị và từ chối như là một phát
ngơn riêng lẻ mà đặt nó trong một khn khổ lớn hơn, đó là đoạn thoại. Từ
những đoạn thoại, ta sẽ thấy rõ hơn tính lịch sự và gián tiếp qua hành vi đề
nghị và từ chối trong tiếng Nhật.
4. Mục đích và nội dung của luận văn
Mục đích của luận văn là phân tích tính lịch sự và gián tiếp qua hành
vi đề nghị và từ chối trong tiếng Nhật duới góc độ dụng học – văn hố
(cultural pragmatics). Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào giải
quyết ba nội dung cơ bản như sau:
a. Gián tiếp và lịch sự trong đề nghị và từ chối của tiếng Nhật
b. Gián tiếp - một cách thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật
c. Tính xã hội - bản chất của gián tiếp trong tiếng Nhật
5. Nhiệm vụ và Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan về lịch sự trong hành động ngôn
ngữ.
- Khảo sát phương thức đề nghị và từ chối của tiếng Nhật trong một số tác
phẩm văn học của Nhật Bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XX (có so sánh với
tiếng Việt)
- Phát hiện và miêu tả phương thức gián tiếp trong đề nghị và từ chối của
người Nhật qua các tác phẩm văn học đó.
- Để thực hiện các nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng các phương pháp so sánh
đối chiếu, phương pháp thống kê.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Đóng góp của luận văn
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã
phát triển không ngừng. Số lượng người Việt Nam học tiếng Nhật cũng như
số lượng người Nhật học tiêng Việt đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó những
nghiên cứu về tiếng Nhật nói chung và lịch sự trong tiếng Nhật nói riêng vẫn
cịn rất khiêm tốn. Vì vậy, nghiên cứu những biểu hiện ngơn ngữ của tính
lịch sự cũng như áp lực văn hố đối với lịch sự tiếng Nhật, góp phần phát
hiện những điểm tương đồng và khác biệt về ngơn ngữ cũng như văn hố
của hai ngơn ngữ đã trở nên cần thiết. Kết quả nghiên cứu của luận văn có
thể áp dụng để giảng dạy lý thuyết và dạy tiếng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ sở của lý thuyết.
Chương II: Gián tiếp và lịch sự trong tiếng Nhật.
Chương III: Những biểu hiện gián tiếp trong đề nghị và từ chối tiếng Nhật

(so sánh với tiếng Việt).

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Hội thoại và cấu trúc hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người.”
(V.I.Lênin). Giao tiếp bằng ngơn ngữ có nhiều hình thức như là giao tiếp
một chiều (còn gọi là độc thoại). Giao tiếp hai chiều hoặc nhiều hơn (còn gọi
là hội thoại). Trong xã hội loài người, giao tiếp hai chiều là cơ bản và phổ
biến nhất, gồm một người nói, một người người nghe và có sự phản hồi trở
lại. Trong cuộc thoại, khi có sự phản hồi thì vai trò của người tham gia cuộc
thoại cũng thay đổi. Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên
nghe mà G.Yule gọi là tương tác. Và như vậy, hội thoại là sự nỗ lực hợp tác
giữa các bên tham thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu [4, tr.15], các cuộc thoại có thể khác nhau ở nhiều
khía cạnh như thời gian, không gian, nơi chốn, số lượng người tham gia,
cương vị tư cách người tham gia, về tính chất cuộc thoại, vị thế giao tiếp, về
tính có đích hay khơng có đích, tính hình thức hay khơng hình thức... Những
yếu tố này không tách rời nhau mà liên kết với nhau tạo thành một khối
thống nhất hữu quan trong hội thoại, chi phối và điều hoà cuộc thoại để đạt
đến cái đích cuối cùng của mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định.
1.1.2. Các quy tắc hội thoại
Hội thoại diễn ra theo quy tắc nhất định. Bàn về quy tắc hội thoại,

Orecchioni đã chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
-Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời.
-Cácquy tắc chi phối cấu trúc hội thoại.
-Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luân phiên lượt lời là nguyên tắc của sự tương tác qua lại trong hội
thoại. Trong cuộc thoại, từng người nói một và khơng nói đồng thời. Người
nói ln phiên nhau, đó là lượt lời mà theo G.Yule [37, tr.136], lượt lời hoạt
động theo một hệ thống điều hành cục bộ, được hiểu theo lối quy ước giữa
thành viên trong một nhóm xã hội.
Về quy tắc chi phối hội thoại, theo Nguyễn Đức Dân (1998) [9, tr.
103] những phát ngôn trong một lượt lời là những hành vi hội thoại. Sự liên
kết giữa hai lượt lời là sự liên kết giữa hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp.
Rất nhiều loại phát ngơn trong hội thoại địi hỏi phải có sự hồi đáp riêng biệt
như hành vi chào yêu cầu có một lời chào đáp lại, hành vi đề nghị cần có
phản hồi hoặc chấp nhận hoặc từ chối, hành vi hỏi cần có câu trả lời... Một
hành vi ngơn ngữ xuất hiện có thể được chấp nhận hoặc từ chối. Tất nhiên,
người tham thoại cũng có thể lờ đi mà khơng có một biểu đạt ngơn ngữ nào.
Nhưng dù tuân theo hành vi dẫn nhập, từ chối hay lờ đi, người tham thoại
vẫn phải có chiến lược giao tiếp và phương tiện biểu đạt trong hành vi hồi
đáp của mình.
Quan hệ cá nhân giữa những người tham thoại cũng có tầm quan
trọng đặc biệt trong tương tác hội thoại. Đó là những nhân tố sẵn có trong
cuộc tương tác nhưng chúng nằm ngoài tương tác. Chúng liên quan tới quan
hệ thân – sơ, quan hệ vị thế xã hội, tuổi tác quyền lực... và được thể hiện

khác nhau ở cộng đồng người. Theo Nguyễn Đức Dân (1998) [9, tr.122],
quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ:
- Quan hệ ngang (quan hệ thân – sơ)
- Quan hệ dọc (quan hệ vị thế)
a. Quan hệ ngang:
Quan hệ ngang chỉ rõ mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa
những người tham gia giao tiếp. Mối quan hệ này có thể thay đổi và điều
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chỉnh trong quá trình hội thoại, từ sơ đến thân hoặc ngược lại. Hình thức có
thể đối xứng, hoặc phi đối xứng. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ ngang
như bằng lời nói, cử chỉ điệu bộ hoặc dấu hiệu bằng lời. Người nói có nhiều
cơng cụ để lựa chọn khi muốn thể hiên quan hệ hàng ngang này.
b. Quan hệ dọc
Quan hệ dọc là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành các vị thế trên
dưới trong giao tiếp. Quan hệ này được đánh dấu bằng yếu tố quyền lực.
Quan hệ này có tính chất tương đối và phụ thuộc vào những yếu tố khách
quan như cương vị xã hội, giới tính, tuổi tác... Những yếu tố khách quan này
tạo các vị thế khác nhau tuỳ theo quan niệm truyền thống văn hoá của mỗi
cộng đồng người. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế như bằng lời,
bằng cử chỉ hoặc điệu bộ... Hầu như mọi yếu tố trong hội thoại đều thể hiện
quan hệ vị thế. Những dấu hiệu bằng lời giống như ở quan hệ ngang, hệ
thống xưng hô, hệ thống đại từ, các hành vi ngôn ngữ, hành vi hội thoại...
đều thể hiện quan hệ vị thế, và điều này được thể hiện khác nhau ở từng
cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá. Do vậy, người tham gia giao tiếp cần hiểu và
nắm bắt được những quan niệm về vị thế giữa các dân tộc, giữa các nền văn
hố để có những hành vi ứng xử đúng đắn.

1.1.3. Cấu trúc hội thoại
1.1.3.1. Đoạn thoại
Hội thoại có những tổ chức nhất định mà đoạn thoại là một trong các
yếu tố của nó. Theo Đỗ Hữu Châu (2001) [4, tr.209], đoạn thoại là mảng
diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa
hoặc về ngữ dụng. Trong đoạn thoại, những người tham gia hội thoại nói về
một chủ đề duy nhất. Việc phân định đoạn thoại không dễ dàng bởi những
danh giới mơ hồ, đôi khi phải dựa vào trực cảm và võ đốn. Có thể ít nhiều
định hình đoạn thoại qua cấu trúc: đoạn mở thoại, đoạn thân thoại, đoạn
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thoại kết thúc. Đoạn thân thoại liên quan tới hình vi đề nghị và hành vi từ
chối là cặp trao – đáp có chứa phát ngơn đề nghị tiền vị và phát ngơn từ
chối. Ví dụ:
- Đây này, hộ tịch của con chuyển rồi. Ngày đi, chính con nhờ
người cắt, con nhớ không.
- Dạ, con nhớ. Nhưng trong khi làm thủ tục giấy tờ...
- Trong khi chờ thủ tục, giấy tờ con cứ đi đâu đó sau này nhà máy
người ta có trách nhiệm.
- Cậu định khơng cho con ở nhà?
- Trong nhà này chỉ có những người đăng ký mới được ở.
- Cậu cho con mượn hộ khẩu con đi đăng ký tạm trú.
- Trong đời cậu, chưa có một lần nào đưa hộ khẩu cho người khác
mượn.
- Cậu ơi, con chỉ xin cậu một lần này.
- Lần nào đối với cậu cũng thế. Đời cậu chưa bao giờ nói lần thứ
hai để thay đổi những ý định của mình.

( 17, tr.120)
Chủ đề duy nhất của cuộc thoại là việc hỏi mượn sổ hộ khẩu và thái
độ từ chối của người cha.
1.1.3.2. Ngữ cảnh
Hội thoại bao giờ cũng xảy ra trong một ngữ cảnh nhất định. Các nhân
tố tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh. Cách thức
đề nghị và từ chối trong hội thoại được xuất hiện trong những ngữ cảnh
được xác định. Ngữ cảnh bao gồm các tình huống ngơn ngữ và ngữ cảnh tự
nhiên xung quanh, đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các khía
cạnh liên quan như quan hệ thân – sơ, địa điểm, thời gian nơi diễn ra cuộc
thoại, nội dung của cuộc thoại có chứa hành vi đề nghị và từ chối có liên
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quan... Tất cả những yếu tố được gọi là ngữ cảnh ấy cùng tham dự vào cuộc
thoại, quy định cách thức tiến hành cuộc thoại.
1.1.3.3. Lượt lời
Đây là sự tương tác qua lại trong hội thoại. Trong cuộc thoại người
nói sẽ luân phiên nhau. Vai người nói sẽ thường xuyên thay đổi, và lượt lời
thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Hai lượt lời có quan
hệ chặt chẽ, liên kết mật thiết tạo thành cặp thoại. Lượt lời có chứa các hành
vi, trong đó có hành vi đề nghị và hành vi từ chối. Các lượt lời trong cuộc
thoại phải bảo đảm tính thống nhất nội dung phục vụ cho sự phát triển vấn
đề, hướng tới đích của cuộc thoại là điều kiện cho cuộc thoại thành cơng.
Trong ví dụ nêu trên, hai nhân vật tham thoại liên kết chặt chẽ và lượt lời với
nội dung thống nhất: hỏi – trả lời, đề nghị - từ chối, nhờ vả - khước từ...
1.2. Hành vi ngôn ngữ
Việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của

lồi người đã được các nhà ngơn ngữ học bắt đầu chú ý từ nhiều thập kỷ
trước. Trong đó có J.L.Austin, một nhà triết học người Anh ở trường đại học
Harvard (Mỹ) đã trình bày 12 chuyên đề. Năm 1962 , những chuyên đề này
đã được tập hợp lại xuất bản thành sách có nhan đề “How to do things with
word”. Có nhiều cách dịch như là “Hành động như thế nào bằng lời nói” hay
“Nói tức là hành động”. Đồng thời cũng xuất hiện một số thuật ngữ khác
nhau như: hành động lời nói, hành động ngôn từ, hành động ngôn ngữ...
Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ : “Hành động ngôn ngữ”.
Austin đã đưa ra tiêu chí phân biệt sự khác nhau trong cùng một hành
vi ngôn ngữ, hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn lời. Austin đã
điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói mà trước
đây F.D.Saussure đã phân biệt:

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hành vi ở lời (illocutionary act) là những hành động người nói thực
hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc về
ngơn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với
chúng ở người nhận. Hành vi tạo lời (locutionnary act) là hành vi sử dụng
các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu... để tạo
ra được một phát ngơn về hình thức nội dung. Hành vi mượn lời
(perlocutionary act) là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ để gây ra
một hiệu quả ngồi ngơn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính
người nói. [4, tr.88-89]
1.3. Tính gián tiếp trong thuyết lịch sự
1.3.1. Định nghĩa lịch sự
Theo J.Thomas, phép lịch sự được xem như là một (hay một loạt

chiến lược) được người nói dùng để hồn thành một số mục đích như thiết
lập hoặc duy trì những quan hệ hài hồ. (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4,
tr.257])
Theo Lakoff thì lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự
xung đột trong diễn ngôn. Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là
làm cho cuộc tương tác được thuận lợi. (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4,
tr.258])
Theo Leech phép lịch sự có các chức năng như giữ gìn sự cân bằng xã
hội và quan hệ bạn bè, những quan hệ này khiến chúng ta có tin rằng người
đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta. (Dẫn lại của
Đỗ Hữu Châu [4, tr.261])
Theo C.K Orecchioni, phép lịch sự liên quan đến tất cả các phương
diện của diễn ngôn. Tức là:
1. Bị chi phối bởi các quy tắc.
2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Có chức năng giữ gìn tính chất hài hồ quan hệ đó.
Lịch sự cũng bao gồm cả khơng lịch sự như G.M.Green thì viết: “Những
người tham gia hội thoại có thể chọn cách cư xử sự lịch sự, tránh cục cằn thơ
lỗ. Họ có thể chọn cách cư sử tuỳ thích khơng đếm xỉa đến tình cảm và
nguyện vọng của người khác. Họ cịn có thể dựa vào những hiểu biết của
mình về quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn thô lỗ một cách cố ý.” (Dẫn lại của
Đỗ Hữu Châu [4, tr.264])
Brown và Levinson đưa ra định nghĩa về lịch sự dựa trên khái niệm
thể diện (face), đó là “hình ảnh -về -ta cộng đồng mà mỗi thành viên muốn
mình có được”. Thể diện gồm thể diện âm tính và thể diện dương tính. (Dẫn

lại của Đỗ Hữu Châu [4, tr.263])
Vậy , lịch sự theo cách hiểu của chúng tơi đó là cách sử dụng hành
động ngôn ngữ sao cho giữ được mối quan hệ hài hoà, giảm thiểu được sự
xung đột trong các cuộc thoại.
1.3.2. Các thuyết về lịch sự
R.Lakoff nêu lên ba loại quy tắc lịch sự. Đó là quy tắc khơng được áp
đặt, quy tắc dành cho người đối thoại lựa chọn, quy tắc khuyến khích tình
cảm bạn bè. (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4, tr.257])
Quy tắc khơng được áp đặt thích hợp với những ngữ cảnh trong đó
giữa những người tham gia tương tác có những khác biệt được nhận biết về
quyền lực và cương vị như giữa sinh viên và chủ nhiệm khoa, giữa cơng
nhân và ơng phó giám đốc nhà máy phụ trách tổ chức. Áp đặt đối với người
nghe (H) có nghĩa là làm cho H khơng thể hành động theo H muốn. Khơng
áp đặt có nghĩa là không ngăn cản H hành động theo ý muốn của mình.
Người nói (S) lịch sự theo quy tắc này sẽ tránh, làm dịu bớt, hoặc xin phép,
xin lỗi H khi buộc người đối thoại H phải làm điều mà H không muốn làm,

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tránh cả những hành động khiến H xao lãng điều H đang làm hay đang nghĩ
tới khi S nói với H
Quy tắc dành cho người đối thoại sự lựa chọn thích hợp với những
ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị gần tương
đương với nhau nhưng khơng gần gũi về quan hệ xã hội, thí dụ giữa thương
nhân và khách hàng mới, giữa hai người khơng quen biết nhau trong phịng
bệnh. Dành cho sự lựa chọn có nghĩa là bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời
thỉnh cầu của mình có thể khơng được biết đến mà không bị bác bỏ hay từ

chối. Nói chung, nếu S muốn thuyết phục người nghe theo mơt quan điểm
hay về một cơng việc nào đó thì S sẽ nói sao cho H khơng buộc phải nhận ra
ý định của S. Những điều S khẳng định hay thỉnh cầu đều rào đón hoặc nói
theo lối hàm ẩn. (Theo Đỗ Hữu Châu [4, tr.258])
Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè thích hợp với bạn bè gần gũi
hoặc thực sự thân mật với nhau. Theo quy tắc này thì “Đã là bạn bè với nhau
thì khơng có gì phải giấu giếm nhau nữa cả”. Nói chung, trong phép lịch sự
này, người ta không phải “uốn lưỡi”. Nguyên tắc chi phối ở đây không phải
là chỉ dừng ở chỗ tỏ ra quan tâm thực sự lẫn nhau mà còn tỏ ra săn sóc nhau,
tin cậy nhau bằng cách “thổ lộ hết tâm can với nahu”, bộc lộ hết mọi chi tiết
của cuộc sống, kinh nghiệm, cảm xúc…của mõi người đối với nhau. Những
người đối thoại theo phép lịch sự này thường dùng các từ xưng hô thân
thuộc, kể cả các biệt danh, những lời chửi thề.
Khác với quy tắc lịch sự của Lakoff, quy tắc lịch sự của Leech dựa
trên hai khái niệm tổn thất (cost) và lợi ích (benefit), một siêu nguyên tắc
(như nguyên tắc cộng tác), các phương châm và tiểu phương châm. Siêu
nguyên tắc lịch sự của Leech bao gồm sáu phương châm lịch sự lớn và một
số phương châm phụ khác. (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4, tr.261]). Các
phương châm cụ thể đó là:
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(1) Phương châm khéo léo
a. Giảm thiểu tổn thất cho người (other)
b. Tăng tối đa lợi ích cho người
(2) Phương châm rộng rãi
a. Giảm thiểu lợi ích cho ta (self)
b. Tăng tối đa tổn thất cho ta

(3) Phương châm tán thưởng
a. Giảm thiểu sự chê bai đối với người
b. Tăng tối đa khen gợi người
(4) Phương châm khiêm tốn
a. Giảm thiểu khen ngợi ta
b. Tăng tối đa sự chê bai ta
(5) Phương châm tán đồng
a. Giảm thiểu sự bất đồng giữa người và ta
b. Tăng tối đa sự đồng ý giữa người và ta
(6) Phương châm thiện cảm
a. Giảm thiểu ác cảm giữa người và ta
b. Tăng tối đa thiện cảm giữa người và ta
Theo Leech, những phương châm trên có tính chun dụng đối với
những hành vi ở lời nhất định. Mức độ lịch sự của một hành vi ở lời theo
Leech phụ thuộc vào ba nhân tố. Thứ nhất là phụ thuộc vào bản chất của
hành vi đó. Thứ hai là phụ thuộc vào hình thức ngơn từ thể hiện hành vi đó.
Thứ ba là tuỳ theo mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu
khiến. (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4, tr.262])
Brown và Levinson xây dựng lý thuyết lịch sự trên khái niệm thể diện.
Thể diện được Brown và Levinson định nghĩa là: “hình ảnh- về -ta cơng

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cộng mà mỗi thành viên trong xã hội muốn mình có được”. Thể diện lại gồm
hai phương diện: thể diện âm tính và thể diện dương tính. [4, tr.263]
“Thể diện âm tính là mong muốn khơng bị can thiệp, mong muốn
được hành động tự do theo như mình đã lựa chọn.”(J.Thomas), nó là “nhu

cầu được độc lập, tự do trong hành động, khơng bị người khác áp
đặt.”(G.Yule, tr.121), nó bao gồm “quyền tự do hành động mà không bị can
thiệp.” (G.M. Green) (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4, tr.264]
Thể diện dương tính là cái “được phản ánh trong ý muốn mình được
ưa thích, tán thưởng, tơn trọng, đánh giá cao”(J.Thomas), là “sự thoả mãn
khi một giá trị của mình được tán thưởng”(G.M.Green). G.Yule giải thích cụ
thể hơn: “Thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận,
thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của
cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng
được người khác chia sẻ. Nói đơn giản thì thể diện âm tính là nhu cầu được
độc lập, cịn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thơng với người khác.”
[37, tr.121]
Trong tương tác bằng lời và không bằng lời chúng ta phải thực hiện
những hành động, những hành vi ngôn ngữ nhất định. Đại bộ phận những
hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện. Brown và
Levinson gọi chúng là các hành vi đe doạ thể diện –Face Threatening Acts,
viết tắt là FTA. [4, tr.273-275]. Có những hành vi:
- Đe doạ thể diện âm tính của người thực hiện nó như hành vi tặng
biếu, hứa hẹn.
- Đe doạ thể diện dương tính của người thực hiện như thú nhận, cám
ơn, xin lỗi, tự phê bình…
- Đe doạ thể diện âm tính của người tiếp nhận. Đó là những hành vi
phi lời như vi phạm khơng gian, sờ mó khơng được phép, nhìn uy hiếp
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người ta, gây ồn ào, phun mùi khói thuốc lá… Những hành vi ngơn ngữ như
khun nhủ, dặn dị, chỉ vẽ quá mức, những câu hỏi tò mò vào đời tư của

người ta, nói chặn, nói leo, ngắt lời.
Đe doạ thể diện dương tính của người tiếp nhận như phê bình, chê bai,
chế giễu…
Theo Brown và Levinson thì bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng tiềm
tàng hiệu lực đe dọa thể diện nên hai ông đã tập hợp các chiến lược lịch sự
khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ thành năm siêu hay tổng chiến lược và
được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Ít hơn

1 Nói khơng bù
đắp
2 Lịch sự dương tính

Nói trắng
Thực hiện
FTA

Nói có bù đắp
4 Nói kín

3 Lịch sự âm tính

5 Khơng thực
hiện FTA

Nhiều hơn

(Sơ đồ năm siêu chiến lược lịch sự của Brown và Levinson -1987)
Hội thoại là thực hiện các hành vi ở lời, mà hành vi ở lời đều tiềm ẩn
khả năng đe doạ thể diện cho nên lịch sự trong giao tiếp chủ yếu là sự điều

phối các thể diện bằng các hành vi ngơn ngữ.Vì thế người nói phải tính tốn
được các mức độ hiệu lực đe doạ thể diện của hành vi ở lời mình định nói để
từ đó tìm cách giảm nhẹ nó. Mức độ đe doạ thể diện của một hành vi ngôn
ngữ theo Brown và Levinson được đánh giá theo thông số: quyền lực,
khoảng cách và mức độ trầm trọng của các hành vi đe doạ thể diện. Đánh giá
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được đúng mức độ hiệu lực đe doạ thể diện rồi, người nói sẽ quyết định lựa
chọn chiến lược lịch sự nào là thích hợp nhất với quan hệ liên cá nhân, với
mục đích của cuộc hội thoại. Do đó, Brown và Levinson đã đưa ra khái niệm
lịch sự âm tính và lịch sự dương tính.
Phép lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của đối
tác. Phép lịch sự dương tính là phép lịch sự hướng vào thể diện dương tính
của người tiếp nhận. Nói cụ thể hơn, phép lịch sự âm tính có tính né tránh,
có nghĩa là tránh khơng dùng những hành vi đe doạ thể diện hoặc bù đắp,
giảm nhẹ hiệu lực của các hành vi đe doạ thể diện khi không thể không dùng
chúng.
Các biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện
các hành vi đe dọa thể diện FTA được Brown và Levinson gọi là các biện
pháp dịu hố (Softenners). Theo hai ơng, biện pháp dịu hoá là biện pháp
giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người nghe. Chúng bao gồm:
a. Các biện pháp thay thế cho cho các hành vi đe dọa thể diện (FTA)
- Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
- Các biện pháp hình thái học ở các ngơn ngữ biến hình như các lối
nói điều kiện (conditionnel), thời q khứ chưa hoàn thành (imparfait) trong
tiếng Pháp.
- Các phương tiện tu từ như nói giảm, nói vịng v.v… Các phép phủ

định lịch sự như: khơng sớm lắm đâu, khơng lấy gì làm, không phải là thông
minh cho lắm v.v…
b. Các biện pháp đi kèm.
- Các công thức đi kèm thường dùng trong câu cầu khiến như: làm ơn,
làm phiền, cảm phiền, giúp cho, hộ, hộ cho v.v…
- Giảm thiểu hiệu quả xấu bằng cách nói: một ít, một chút, một lát,
chút xíu thơi, chẳng là bao đâu v.v…
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tình thái hố như: tơi nghĩ rằng, tơi thấy rằng, có lẽ là, theo tơi nghĩ
v.v…
- Biện pháp “tháo ngịi nổ”: Dùng trong trường hợp dự đốn rằng
hành vi sắp thực hiện có thể gây hiệu quả xấu cho người nghe, khi đó có thể
nói trước cho người nghe hiệu quả xấu đó như:
Tơi rất băn khoăn phải phiền anh nhưng…
Mình biết cậu khơng muốn rời cái băng đó ra một phút nhưng…
- Những yếu tố vuốt ve: Đây là cách nói nêu ra những ưu điểm của
người nhận trước khi đưa ra hành động đe dọa thể diện. Ví dụ như:
Anh bạn thủ khoa tốn của tớ ơi, giảng hộ tớ bài toán này với.
Cậu sẽ rất tuyệt vời nếu cậu ra phô tô hộ tớ cuốn này.
Phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể
diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của đối tác. Phép
lịch sự dương tính cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện cho người nói, là cách
người nói tìm cách gia tăng thể diện cho mình bằng cách cố ý nêu bật mục
đích làm cho đối tác nhận biết rằng người đó có cùng mục đích giao tiếp hội
thoại như mình, hoặc dùng những từ ngữ thể hiện thân tình như từ xưng hơ
thân mật, những từ ngữ như đã nói suồng sã… Bằng cách xử sự như vậy,

người nói nghĩ rằng sẽ tạo lập được sự liên thơng với đối tác.
Vì lịch sự dương tính nhằm thoả mãn nhu cầu thể diện dương tính của
người nhận FTA và cả người nói ra FTA cho nên các biện pháp ngôn ngữ
thể hiện nó ở FTA chủ yếu là nhằm tơn vinh thể diện của người nghe và cả
người nói nên có thể quy các biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự
dương tính khi thực hiện FTA thành hai nhóm:
Thứ nhất: dùng các hành vi tôn vinh thể diện người nhận như các biện
pháp vuốt ve, xin lỗi, xin phép v.v…

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ hai: dùng các yếu tố ngôn ngữ nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm
xã hội giữa người nói và người nhận. (Dẫn lại của Đỗ Hữu Châu [4, tr.279])
Xét về ngơn từ thì dường như ngơn ngữ nào cũng có những biểu hiện
của lịch sự dương tính và lịch sự âm tính, tuy rằng những biểu hiện này
khơng đồng đều: có ngơn ngữ sử dụng nhiều phương tiện lịch sự dương tính
và ngược lại. Và nếu vậy, thuyết phổ niệm lịch sự (universal politeness
theory) của Brown và Levinson sẽ mang tính đúng đắn tuyệt đối. Tuy nhiên,
thực tế là khi đem lí thuyết lịch sự áp dụng để nghiên cứu các ngơn ngữ cụ
thể thì lại có nhiều vấn đề nảy sinh. Đó cũng là lí do chúng tơi tiến hành
khảo sát gián tiếp và lịch sự trong tiếng Nhật.
1.3.3. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp do Searle đưa ra vào năm 1969
và được phát triển trong cơng trình “Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp”. Searle
đã đưa ra định nghĩa: “Một hành vi tạo lời được thực hiện gián tiếp qua một
hành vi tạo lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp”. (dẫn lại của
Nguyễn Đức Dân [9, tr.59])

Theo Nguyễn Đức Dân [9, tr.60], hiện tượng người giao tiếp sử dụng
trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời
khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi theo lối gián tiếp. Một hành vi
sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở
lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn
ngữ và ngồi ngơn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một
hành vi khác.
Ví dụ: Chị gái của Ken nói chuyện với Ken.
- Ano hito, mikonde toshiwa kenchan to onajitoshiyo.
「あの人、未婚で年は建ちゃんと同じ年よ」

(Người đó chưa kêt hơn, bằng tuổi với Ken đấy)
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×