ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------
VŨ THỊ HỒNG
THÔNG ĐIỆP BẰNG ẢNH BÁO CHÍ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội - 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------
VŨ THỊ HỒNG
THÔNG ĐIỆP BẰNG ẢNH BÁO CHÍ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2016
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 320101
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Hà Huy Phƣợng
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của PGS,TS. Hà Huy Phượng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Các số liệu
nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm
về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả trân trọng cảm ơn quý
thầy cơ giáo trong Khoa Báo chí - Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên
cứu đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Trân trọng cảm ơn PGS,TS. Hà Huy Phượng đã hướng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn gia đình, các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ tác
giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn
thạc sĩ một cách hồn chỉnh.
Trong q trình thực hiện, tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn thật tốt.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ dẫn chân
thành của quý thầy, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện
luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
Chƣơng 1. THÔNG ĐIỆP BẰNG ẢNH BÁO CHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CƠ BẢN .......................................................................................................16
1.1. Các khái niệm ................................................................................................ 16
1.2. Đặc điểm và vai trò của thơng điệp bằng ảnh báo chí ................................... 19
1.3. Những u cầu đối với thơng điệp bằng ảnh báo chí .................................... 21
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 28
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP BẰNG ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO
TUỔI TRẺ NĂM 2016 ............................................................................................29
2.1. Tổng quan về báo Tuổi trẻ ............................................................................. 29
2.2. Tần suất sử dụng thơng điệp bằng ảnh báo chí trên báo Tuổi trẻ ........................ 30
2.3. Đánh giá thông điệp bằng ảnh trên báo Tuổi trẻ và nguyên nhân ảnh hưởng 65
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 75
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI THƠNG ĐIỆP BẰNG
ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ .............................................................76
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với thơng điệp bằng ảnh báo chí trên Báo Tuổi trẻ .... 76
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thông điệp bằng ảnh trên báo Tuổi Trẻ ........... 80
3.3. Một số khuyến nghị khoa học ........................................................................ 83
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................99
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC BIỂU BẢNG, HÌNH ẢNH
BIỂU BẢNG
BIỂU ĐỒ
TÊN DANH MỤC
TRANG
Biểu đồ 2.1
Khảo sát các tác phẩm báo chí trên báo Tuổi trẻ
31
online
Biểu đồ 2.2
Khảo sát thơng điệp bằng hình ảnh trên báo in
Tuổi trẻ
31
Biểu đồ 2.3
Kết quả khảo sát cho câu hỏi “Anh/Chị có thói
71
quen đọc bài viết trước hay xem hình ảnh trong
bài trước?”
Biểu đồ 2.4
Khảo sát cơng chúng cho câu hỏi “Anh/Chị đánh
giá như thế nào về tính thơng tin của ảnh báo chí
trên báo Tuổi Trẻ”
72
HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH
TÊN DANH MỤC
TRANG
Hình 2.1
Ảnh tin “Tặng hoa cho tài xế xe buýt”
32
Hình 2.2
Ảnh tin “Xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chủ tịch Quốc hội”
33
Hình 2.3
Ảnh tin “Sàn Art tạm thời ngừng hoạt động”
35
Hình 2.4
Hình ảnh trong bài “Vụ Formosa, sao Quốc hội
chưa vào cuộc?"
36
Hình 2.5
Ảnh trong bài “Xử lý hướng dẫn viên Trung Quốc
“chui” thế nào?”
37
Hình 2.6
Ảnh trong bài “Phải chấn chỉnh để có những Tiến
sĩ thực tài”
38
Hình 2.7
Bài viết “Ơng Võ Kim Cự: Nếu khơng có sự cố,
39
Formosa tạo nguồn thu lớn”
Hình 2.8
Ảnh trong bài “Cuộc chiến vì lẽ phải của Bơng
hồng thép Hàn Ni”
40
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hình 2.9
Bài viết “Sự cố thủy điện sơng Bung 2: Nước chưa
41
cao, van đã vỡ”
Hình 2.10
Bài viết “Trưng dụng tài sản của dân, đã thấy trái
luật lại lo lạm quyền”
42
Hình 2.11
Bài viết “Bắt đầu đập bỏ Thương xá Tax để xây
cao ốc”
43
Hình 2.12
Bài viết “Vẽ ký ức tuổi thơ bằng... thức ăn”
44
Hình 2.13
Ảnh tin “Chở trẻ quá nguy hiểm”
45
Hình 2.14
Ảnh tin “Đổ rác thải, xả bẩn lấp nền đường”
45
Hình 2.15
Tin “Khơng có đường dẫn lên cầu”
46
Hình 2.16
Ảnh bài “Thực phẩm bán chạy, hoa kiểng ế ẩm”
47
Hình 2.17
Ảnh bài “Giúp cơng nhân nắm vững luật”
48
Hình 2.18
Ảnh bài “Nha Trang ngồn ngang sau lũ lớn”
48
Hình 2.19
Ảnh bài “Xây dựng lại quy trình kiểm tra cây
49
xanh”
Hình 2.20
Ảnh bài “Rượu bia, thuốc lá kéo “lùi” thanh
niên Việt Nam”
50
Hình 2.21
Ảnh bài “Băng rơn treo nhiều nhưng ít người đọc”
51
Hình 2.22
Ảnh bài “Trắng đêm ngăn thịt bẩn ra chợ”
52
Hình 2.23
Ảnh bài “Ngạt khí lị vơi, 8 người chết”
53
Hình 2.24
Ảnh bài “Đội thanh niên xung kích nơi biên ải”
53
Hình 2.25
Ảnh bài “Formosa súc xả đường ống khơng thơng
báo”
54
Hình 2.26
Ảnh bài “Những đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện Đắk
Lắk”
55
Hình 2.27
Ảnh bài “Dọn lại trường sau lũ”
56
Hình 2.28
Ảnh bài “Gượng dậy sau lũ”
57
Hình 2.29
Ảnh bài “Khốn khổ vì giá rét”
58
Hình 2.30
Ảnh bài “Phi cơng Nguyễn Hữu Cường tiến triển
tốt”
59
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hình 2.31
Ảnh bài “Sở GTVT nói bất ngờ về vụ thanh tra
60
nhận “bảo kê” tiền tỉ”.
Hình 2.32
Ảnh bài “Chuyện của Lợi...điên”
61
Hình 2.33
Ảnh bài “Căng mình mưu sinh dưới trời nắng như
đổ lửa”
62
Hình 2.34
Ảnh bài “Cùng thiếu tướng đi kiểm tra phịng
khơng - khơng qn”
63
Hình 2.35
Ảnh bài “Thức ăn đường phố: Làm sao để sạch?”
64
Hình 2.36
Ảnh bài “2016 và những sự kiện khó qn”
65
Hình 2.37
Ảnh bài “Khơi thơng tiềm năng kinh tế vùng phên
69
giậu”
Hình 2.38
Ảnh bài “Kéo co, một nghệ thuật trình diễn dân
69
gian đặc sắc”
Hình 2.39
Ảnh bài “Bưởi thúng trúng giá, bưởi da xanh dội
chợ”
70
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ảnh báo chí xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, tuy ra đời muộn hơn nhiều so với
các thể loại báo chí khác, nhưng nó vẫn khẳng định được vị trí quan trọng của mình
và đã trở thành một phần khơng thể thiếu trên các sản phẩm báo chí. Nó đóng góp
quan trọng cho việc cung cấp thơng tin một cách tồn diện, sống động như một
kênh thông tin quan trọng và hiệu quả.
Ảnh báo chí xuất hiện ở Việt Nam tương đối sớm, hơn ba phần tư thế kỷ qua,
nhiếp ảnh Việt Nam phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng, cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu. Hàng vạn bức ảnh đã trở thành những tài liệu qúy báu, gắn liền với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
Đặc biệt là trong thời đại phát triển thông tin đại chúng như ngày nay, độc giả
khơng có nhiều thời gian để đọc từ đầu đến cuối tờ báo nhằm tiếp nhận thơng tin
theo cách truyền thống. Vì vậy, ảnh báo chí được sử dụng như một vũ khí xung kích
hàng đầu đáp ứng nhu cầu “xem nhanh, hiểu nhanh” của báo chí hiện đại và đã trở
thành một yếu tố quyết định để đánh giá chất lượng một tác phẩm báo chí. Từ
những bức ảnh ban đầu, được sử dụng trên báo chí như “một hình thức tài liệu sống
thay cho tranh minh hoạ”. Hiện nay, ảnh báo chí được coi một thể loại độc lập với
đặc trưng thông tin bằng ảnh, được sử dụng phổ biến ở cả báo in và báo mạng điện
tử. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ, trong khoảng
10 năm trở lại đây, các câu chuyện bằng ảnh, các phóng sự ảnh xuất hiện ngày càng
nhiều hơn, dày hơn, nội dung phong phú, hấp dẫn hơn nhiều so với trước kia.
Ảnh chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người đọc, bổ sung độ tin
cậy cho thơng tin bài viết. Hình ảnh giúp bổ sung thơng tin cho bài viết, giúp bài
viết trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Với một bộ ảnh kèm theo chú thích rõ ràng
có thể đứng riêng thành một tác phẩm.
Với một bộ ảnh kèm theo chú thích rõ ràng có thể đứng riêng thành một tác
phẩm. Sử dụng hình ảnh sẽ có được lợi thế tự nhiên, thích hợp, giúp cho độc giả dễ
dàng nhớ nhiều thông tin hơn.
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Cùng viết về một sự kiện, nhưng những tác phẩm báo chí có hình ảnh tại hiện
trường, ảnh nhân vật trong bài báo hoặc ảnh minh họa cũng thu hút độc giả nhiều
hơn, nhìn bắt mắt, ấn tượng và dễ tiếp nhận thơng tin hơn.
Vì vậy, sử dụng hình ảnh sẽ có được lợi thế tự nhiên, thích hợp, giúp cho độc
giả dễ dàng nhớ nhiều thông tin hơn. Cho nên, có thể thấy ảnh hiện đang chiếm một
vị trí và kích thước khá lớn trên trang báo.
Ngược lại, nếu khơng có ảnh thì một bài viết về các vấn đề, hay một sự kiện nào
đó sẽ gây tâm lý nhàm chán, khơng có sự thuyết phục, độ tin cậy khơng cao. Vì thế,
hình ảnh trên mỗi tin, bài đều có một vai trị vơ cùng quan trọng trong trang báo.
Tuy nhiên, có một thực tế là mặc dù có tỷ lệ sử dụng cao, nhưng cách sử dụng
ảnh trên nhiều trang báo mạng ở Việt Nam vẫn còn nặng tính minh hoạ, chưa chú
trọng đến nội dung ảnh. Theo Nhà báo Hồi Linh – Trưởng phịng Ảnh, Báo Tuổi
Trẻ thì: “Ảnh báo chí Việt Nam nói chung chưa thực sự phát huy được thế mạnh
của mình, chúng ta đang thiếu đi có tính độc lập, tính sáng tạo, ít ảnh bám sát đời
sống phản ánh về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, chưa thực sự có tính thuyết
phục và truyền cảm hứng trên các phương tiện truyền thông đại chúng”.
Đáng lưu ý hơn là xung quanh vấn đề ảnh vẫn còn rất nhiều những “hạt sạn” mà
những tịa soạn báo cố ý hoặc vơ ý đưa vào “góp phần” hạ thấp vai trị của báo chí.
Những hạn chế này của ảnh báo chí xuất hiện phần nhiều trên báo mạng điện tử với
đặc thù là cần liên tục cập nhật thông tin nên việc kiểm duyệt chưa thực sự chặt chẽ. Có
rất nhiều ảnh phản cảm được đưa vào với mục đích “câu view”. Cách sử dụng ảnh như
vậy đã làm cho độc giả “bội thực” và thấy mình khơng được tơn trọng.
Trong thực tế hoạt động báo chí, Báo Tuổi Trẻ là một trong những cơ quan
báo chí đầu tiên tại Việt Nam thành lập một phịng chun mơn riêng về ảnh và
được đánh giá là tờ báo thị trường có nhiều tác phẩm ảnh báo chí giá trị, tạo được
ấn tượng sâu sắc trong lịng công chúng, đáp ứng được nhu cầu thông tin, hấp dẫn
độc giả.
Vậy thực trạng sử dụng ảnh báo chí ở Việt Nam ra sao? Một bức ảnh được coi
là ảnh báo chí thì cần đạt được những tiêu chí nào? Sử dụng ảnh báo chí như thế
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nào để đạt hiệu quả truyền thông được coi là những vấn đề mn thưở của ảnh báo
chí Việt Nam. Hiện trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu
khoa học về cách sử dụng ảnh báo chí, nhưng chưa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu độc lập và sâu sắc về thực trạng và thơng điệp của ảnh báo chí trên báo
Tuổi Trẻ. Do vậy, trong luận văn này, tác giả đã chọn đề tài Thơng điệp của ảnh
báo chí trên báo Tuổi trẻ năm 2016 để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Cuốn sách “Ảnh báo chí” của tác giả Brian Horton được dịch sang tiếng Việt
bởi Trần Đức Tài theo nguyên bản Anh ngữ: “Asscociated Press Guide to
Photojournalism”. Cuốn sách được Nhà xuất bản Thông tấn xuất bản vào năm
2013. Theo đánh giá của người dịch, “Cuốn sách này không phải là cẩm nang về kỹ
thuật nhiếp ảnh, cách vận hành máy ảnh, đo sáng, bố cục hình ảnh… - những điều
đó đã có nhiều sách khác đề cập đến. Cuốn sách này nói về tinh hoa của nhiếp ảnh,
về tiến trình tư duy của nhà nhiếp ảnh và người biên tập ảnh trong việc tìm kiếm
mục tiêu khó nắm bắt nhất của ảnh báo chí: một bức ảnh tốt hàm chứa một lượng
thông tin giúp người xem hiểu biết thêm đôi điều về thế giới xung quanh. Nói cách
khác, cuốn sách này nói về những gì chứa đựng trong hình ảnh. Muốn có được bức
ảnh biết tường thuật thì nhà nhiếp ảnh phải biết phát hiện câu chuyện trong cái nhìn
của mình”. Ở đây, tác giả sẽ dẫn dắt bạn đọc đi theo tiến trình tư duy của những nhà
nhiếp ảnh đã từng xoay xở với đủ loại công tác khác nhau, phải mất cả đời mới học
được điều đó. “Nhìn thấy câu chuyện” là một kỹ năng quý giá để cung cấp cho
người xem những nội dung ý nghĩa. Qua một bức ảnh có thể giúp người xem thấy
được một câu chuyện có nghĩa, đó là một bức ảnh thành cơng. Ở đây, phải xác định
rõ sức mạnh và đặc trưng của ảnh báo chí chủ yếu là tính thơng tin. Vì thế, một bức
ảnh báo chí phải kể một câu chuyện hay nhiều câu chuyện là tốt nhất bằng hình ảnh.
Nếu đó là một sự kiện tức thì xảy ra địi hỏi phóng viên phải bấm máy ngay thì các
yếu tố thuộc về bố cục và tạo hình ở đây sẽ tùy thuộc vào phản xạ đã “ăn” vào máu
người chụp. Tuy nhiên, một bức ảnh ghi lại được một sự kiện nổi bật thì có thể chấp
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nhận phạm lỗi (kể cả sơ đẳng) về tạo hình như cột điện rơi vào đầu… nếu hành
động xảy ra trong tích tắc. Trong trường hợp này có ảnh mới là quan trọng, bức ảnh
không cần đẹp mà cần thông tin.
Trên thế giới, cũng đã có một số nghiên cứu ít nhiều liên quan tới đề tài này.
Đáng chú ý là cuốn sách “Flash Journalism: How to Create Multimedia News
Packages” của nữ nhà báo, giảng viên người Mỹ Mindy MCAdams. Trong đó, tác
giả trình bày về khả năng ứng dụng phóng sự ảnh báo mạng điện tử với phần mềm
Flash và hướng dẫn thực hiện một số dạng phóng sự ảnh báo mạng điện tử bằng
phần mềm này. Một số bài hướng dẫn trên website của trường Đại học Berkele
(multimedia.journalism.berkeley.edu) cho thấy quy trình sáng tạo tác phẩm phóng
sự ảnh báo mạng điện tử. Các bài viết trên website của Viện Poynter (pointer.org)
cung cấp những yếu tố cần thiết để thực hiện và làm rõ vai trò to lớn của phóng sự
ảnh báo mạng điện tử.
Bên cạnh đó cịn có một số cuốn sách tiêu biểu như: “Nhiếp ảnh và Báo chí
hiện đại” của B.Jodorop; V.zachejeva; A.Vactanop; A.Kennen; M.Kagar;
J.Schlevoigt; G.Tsudakop, TTXVN, Hà Nội (1987); “Nhiếp ảnh báo chí” của Peti
Tausk, NXB Thông Tấn Hà Nội (1985); “Suy nghĩ về nhiếp ảnh” của BécTon Bailo
(Đức), Nxb Văn hóa (2003); “Sổ tay thiết kế báo” (bản dịch Tiếng Việt) của tác giả
Tim Harrower.
Ngồi ra, cịn có những bài báo, bài viết của những giảng viên đại học báo chí,
phóng viên ảnh, biên tập viên ảnh của nhiều báo trên thế giới chia sẻ kinh nghiệm
về phóng sự ảnh báo mạng điện tử.
2.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay đã có khá nhiều các cuốn sách , tài liệu bàn về ảnh và
báo chí.
Về nhiếp ảnh, đầu tiên phải kể đến cuốn “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới” xuất bản
năm 1999 tại Nxb Văn hóa - Thơng tin Hà Nội do tác giả Trần Mạnh Thường viết
nhân dịp kỷ niệm 160 năm (1839-1999) nền nhiếp ảnh thế giới, đã phân tích cụ thể
từng giai đoạn phát triển loại hình nghệ thuật này. Và nhiếp ảnh Việt nam cũng khởi
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nguồn chỉ sau đó 30 năm với người khởi xướng là cụ Đặng Huy Trứ. Từ đó đến
nay, nền nhiếp ảnh đã giành được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Năm 2005, tác giả Bùi Minh Sơn đã cho ra đời cuốn sách “Đường vào nghệ
thuật nhiếp ảnh”, chia làm 2 tập: Tập 1 chủ yếu về phần ngơn ngữ hình ảnh, tập 2
thiên về những kỹ năng sáng tác. Đây là cuốn sách tích lũy những kiến thức, kinh
nghiệm qua quá trình lăn lộn cùng nghệ thuật nhiếp ảnh, được tinh lược lại dựa trên
phương thức lý thuyết ứng dụng và trực quan thị giác, đó là một ấn phẩm đẹp và dễ
hiểu, có ý nghĩa quan trọng, đóng góp cho sự phát triển của phong trào nhiếp ảnh
nghệ thuật.
Về Báo chí, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính đã xuất bản cuốn “Báo mạng
điện tử - Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, nhưng cuốn
sách này cũng chưa có mục đề cập riêng đến vấn đề ảnh báo chí trên loại hình báo chí.
Bên cạnh đó, riêng ở Thơng tấn xã Việt Nam, những năm qua đã có hàng chục
tài liệu, sách tham khảo đề cập đến ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu đến việc sử dụng ảnh
báo chí trên loại hình báo mạng điện tử.
Tại Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có bộ giáo trình về
Ảnh báo chí, song các giáo trình này chủ yếu đề cập đến ảnh trong báo in chứ chưa
có phần nói về ảnh trên báo điện tử, một loại hình báo chí với những tính chất, đặc
điểm rất khác biệt với báo chí truyền thống.
Về các cơng trình nghiên cứu khoa học nhƣ khóa luận, luận văn, luận án:
Trong những năm qua, cũng đã có một số luận văn, khóa luận đề cập đến ảnh
báo chí trên các loại hình báo chí.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Đặng Quốc Nam (K24, bảo vệ năm 2008)
có tiêu đề “Phóng sự ảnh báo mạng điện tử trong xu thế đa phương tiện”. Đề tài
nghiên cứu này của tác giả đã tổng hợp và đưa ra khái niệm về phóng sự ảnh đa
phương tiện. “Đó là sự tích hợp của thể loại phóng sự ảnh với ít nhất một yếu tố
truyền thông hiện đại như âm thanh, ảnh động, video hay tương tác trong môi
trường báo mạng điện tử. Trong phóng sự ảnh đa phương tiện, ảnh ln giữ vị trí
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
trung tâm và nhất thiết phải được thuyết minh. Tác giả khóa luận cũng khẳng định
phóng sự ảnh đa phương tiện đã đem đến cho công chúng “một phương thức truyền
tải thơng tin hồn tồn mới, hấp dẫn, hiệu quả và để lại dấu ấn sâu đậm”. Phóng sự
ảnh đa phương tiện là thể loại chỉ xuất hiện trên báo mạng điện tử và phát huy được
tối đa những thế mạnh của loại hình báo chí này. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã nêu
ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả ứng dụng phóng sự ảnh đa
phương tiện ở nước ta.
Ngồi ra, cịn có nhiều luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài như:
Năm 2004, tác giả Vũ Huyền Nga, Học viện Báo chí và Tun truyền đã
nghiên cứu “Phóng sự ảnh và ảnh phóng sự trên báo in
(Khảo sát trên các tờ báo
Tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam từ tháng 1/2000 đến tháng 1/2004)”. Luận
văn đã nghiên cứu và đánh giá sự phát triển của thể loại phóng sự ảnh trong tình
hình phát triển chung của báo chí Việt Nam.
Năm 2011, tác giả Lê Minh Yến, Học viện Báo chí và Tun Truyền, Hà Nội
đã có luận văn thạc sĩ với đề tài “Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay (khảo sát các báo Vietnamnet , Dantri, VnExpress từ tháng
1/2011 đến tháng 9/2011). Luận văn đã tiến hành phân tích việc sử dụng ảnh báo
chí qua cách lựa chọn sử dụng ảnh và đánh giá hiệu quả tác động, từ đó đề xuất
những tiêu chí trong việc sử dụng ảnh báo chí trên báo điện tử.
Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Đóa, Khoa Báo chí và Truyền thơng, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nghiên cứu đề tài “Ảnh báo chí
trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát các báo mạng điện tử:
VnExpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn, Vietnamplus.vn từ 01/6/2011 đến
01/6/2012)”.
Năm 2012, tác giả Phạm Thị Lê Hoa có nghiên cứu luận văn “Tổ chức nội
dung và trình bày bản tin - ảnh dân tộc miền núi khu vực Tây Nguyên”, khảo sát bản
tin - ảnh các báo Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông từ tháng
6/2011 đến tháng 6/2012. Luận văn đi vào phân tích sâu việc trình bày và tổ chức
nội dung trên báo in để làm sao có thể thực sự thu hút được độc giả. Theo đó, những
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
tác phẩm ảnh báo chí là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của một tờ báo,
không những giúp độc giả nhận thức nhanh được sự kiện mà cịn là phương thức
truyền thơng hiệu quả đến các đối tượng là đồng bào dân tộc sử dụng ngôn ngữ
khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế là chính những người làm báo chưa thực sự thấy
rõ được vai trò của loại hình báo chí này, hoặc cũng một phần do năng lực còn hạn
chế nên kỹ năng chụp ảnh, bố cục ảnh và cách trình bày chưa tốt. Từ đây chỉ ra
những nguyên nhân, hạn chế và giải pháp để nâng cao chất lượng tác phẩm. Theo
đó, phải có sự phối hợp và thay đổi đồng bộ từ các cấp quản lý, lãnh đạo cơ quan
báo chí đến cả bộ phận biên tập, phóng viên và cộng tác viên.
Năm 2015, tác giả Đinh Thị Phượng, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng có luận văn nghiên cứu “Vấn đề xử lý
ảnh báo chí trên điện thoại di động” (khảo sát trên 3 phiên bản di động của báo
điện tử Dân trí, Thanh niên và Vietnam Plus). Luận văn đã làm rõ vai trị của ảnh
báo chí đối với chí nói chung và báo điện tử cho điện thoại di động nói riêng, đồng
thời phân tích thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động
và đưa ra các giải pháp nằm nâng cao chất lượng ảnh báo chí cho loại hình này.
Năm 2015, tác giả Phạm Thị Mai Liên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có
luận văn nghiên cứu “Tổ chức ảnh báo chí trên nhật báo ở Việt Nam hiện nay”.
Luận văn tập trung làm rõ vai trị của ảnh báo chí trong việc cấu thành nội dung và
hình thành diện mạo của một sản phẩm nhật báo. Đồng thời chỉ ra ba nguyên tắc cơ
bản về tổ chức ảnh trên nhật báo và xây dựng quy trình tổ chức ảnh báo chí trên
nhật báo với 5 bước cơ bản. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích làm rõ những thành
cơng và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, của thực trạng tổ chức
ảnh trên nhật báo hiện nay. Từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng tổ
chức ảnh trên nhật báo.
Luận văn “Ảnh trên báo Đảng địa phương các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long” hiện nay do tác giả Đặng Thị Mỹ Hạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
thực hiện năm 2015, đã tiến hành khảo sát thói quen tiếp nhận thơng tin của bạn đọc
trên các tờ báo phổ biến và báo Đảng địa phương, cũng như làm rõ những ưu,
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
khuyết điểm của ảnh đăng trên các báo này. Từ đó cho thấy, chất lượng ảnh trên báo
Đảng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, hình thức thể hiện đơn điệu, nội
dung nghèo nàn, chủ yếu là ảnh hội nghị, ảnh lãnh đạo chứ chưa có nhiều ảnh gắn
liền với cuộc sống và người lao động. Bên cạnh đó, cịn nhiều ảnh bố cục chưa hợp
lý, cơng tác biên tập ảnh khá dễ dãi với tâm lý “chọn ảnh đăng để lấp đầy”...Qua
đây, luận văn cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng ảnh
trên báo Đảng nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.
Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Mai Loan, Học viện Báo chí và Tun truyền
có luận văn “Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”,
tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ các khái niệm cũng như thực trạng sử dụng
hình ảnh trẻ em trên các báo Vietnamnet, VietnamPlus, Thiếu niên Tiền Phong
online. Từ đó, đánh giá những thành cơng, hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng sử dụng hình ảnh trẻ em trên các báo Vietnamnet, VietnamPlus,
Thiếu niên Tiền Phong online nói riêng và báo điện tử Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, cịn có một số bài báo khoa học nổi bật khác nghiên cứu về ảnh
báo chí như:
-
Bài “Phóng sự ảnh và việc sử dụng phóng sự ảnh trên báo ”, tác giả Phan Ái,
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thơng, số tháng 7/2008
-
Bài “Nâng cao chất lượng ảnh báo chí - Sự đòi hỏi bức thiết hiện nay”, tác
giả Phạm Tài Nguyên , Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thơng , số tháng
11/2008.
Tuy nhiên, cũng chưa có phân tích cụ thể nào về ảnh báo chí trên báo Tuổi
trẻ điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm xây dựng khung lý thuyết về thông điệp bằng
ảnh báo chí, đồng thời chỉ ra được thực trạng thơng điệp bằng ảnh báo chí trên báo
Tuổi trẻ qua khảo sát báo Tuổi trẻ. Từ đó, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm
cải thiện chết lượng thông điệp bằng ảnh báo chí trên báo Tuổi trẻ.
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thơng điệp bằng ảnh
báo chí.
- Khảo sát hoạt động thực trạng thông điệp bằng ảnh báo chí trên báo Tuổi
trẻ để rút ra các kết luận và chứng cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan vấn đề
nghiên cứu, khảo sát.
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với lãnh đạo cơ quan báo chí, ban
biên tập để nâng cao hiệu quả sử dụng thông điệp ảnh báo chí để truyền tải thơng tin
tới độc giả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thông điệp bằng ảnh báo chí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thơng điệp bằng ảnh báo chí qua khảo sát báo Tuổi
trẻ (báo điện tử và báo in). Cụ thể, chọn mẫu khảo sát một số trường hợp tiêu biểu
truyền thông bằng ảnh báo chí đem nhiều lại hiệu quả trên các sản phẩm Báo Tuổi
trẻ. Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận về báo
chí - truyền thơng và các ngành khoa học liên quan, cụ thể:
Lý thuyết truyền thơng đại chúng.
Lý thuyết truyền thơng hình ảnh và ảnh báo chí.
Lý thuyết báo chí học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để phục vụ
công tác nghiên cứu luận văn như sau:
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm, tra cứu, đọc, dẫn nguồn các
tài liệu liên quan đến đề tài nhằm xây dựng khung lý thuyết cho luận văn.
- Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài sẽ phân tích sâu cách sử dụng hình
ảnh để truyền tải nội dung thông tin tới bạn đọc của báo điện tử Tuổi Trẻ. Qua đó
chỉ rõ ưu, nhược điểm những bức ảnh này và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả
truyền tải thông tin.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi an két: Tác giả sử dụng phương pháp
này để khảo sát công chúng về hiệu quả truyền thông thông điệp của ảnh báo chí
trên báo Tuổi Trẻ năm 2016. Cụ thể, tác giả lập bảng hỏi và phát ra 200 phiếu các
đối tượng ngẫu nhiên như người dân, sinh viên, cơng chức, người làm việc văn
phịng, người làm trong lĩnh vực tài chính kế tốn và cả một số nhà báo, phóng viên
ở các tịa soạn… để thu thập ý kiến. Mục đích sử dụng phương pháp này cũng để có
được kết quả định tính và định lượng, mang tính khách quan liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của tác giả.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn lãnh
đạo báo Tuổi trẻ, Ban Thư ký biên tập, biên tập viên và phóng viên, cộng tác viên.
Đồng thời, cũng phỏng vấn một số chuyên gia về tầm quan trọng và thực trạng sử
dụng hình ảnh để truyền tải thơng điệp của báo Tuổi trẻ đến độc giả. Đồng thời đưa
ra đánh giá chung hiệu quả của thông điệp trên báo điện tử Tuổi trẻ. Các biên bản
phỏng vấn sâu được minh chứng trong phần Phụ lục.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là tài liệu tham khảo về lý luận tại các cơ sở đào tạo báo chí –
truyền thơng ở Việt Nam hiện nay về vấn đề thơng điệp bằng ảnh báo chí.
6.2. Giá trị thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo về thực tiễn tại các cơ quan báo chí – truyền
thơng ở Việt Nam hiện nay về vấn đề thông điệp bằng ảnh báo chí.
14
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của
luận văn gồm có 3 chương, 9 tiết, 19 tiểu tiết, cụ thể như sau:
- Chương 1: Thông điệp bằng ảnh báo chí - những vấn đề lý luận cơ bản.
- Chương 2: Thực trạng thông điệp bằng ảnh báo chí trên báo Tuổi trẻ năm 2016.
- Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị đối với thông điệp bằng ảnh báo chí trên báo
Tuổi trẻ.
15
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Chƣơng 1
THƠNG ĐIỆP BẰNG ẢNH BÁO CHÍ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm “thông điệp”
Thông điệp (Message) là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát
(người mang nội dung thông tin) đến đối tượng tiếp nhận (cá nhân hoặc tập thể),
được lưu lại trong tâm trí người nhận tin, giúp duy trì hay làm thay đổi nhận thức,
cảm xúc và hành vi của đối tượng tiếp nhận. Đây là yếu tố thứ 2, đóng vai trị quan
trọng trong q trình truyền thơng.
Theo cuốn “Cơ sở Lý luận báo chí và truyền thơng” thì:
“Thơng điệp có thể bằng tín hiệu, kí hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên
khơng trung hoặc bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và được trình
bày ra một cách ý nghĩa. Điều quan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng
thứ ngôn ngữ mà người cung cấp (nguồn) và người tiếp nhận đều hiểu được. Có
thể là ngơn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong
khoa học kỹ thuật, hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật …Bằng bất cứ cách nào, một
ý nghĩa nào đó thì cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữ hiểu được trong truyền
thông” [15, T.14]
Thông điệp trong truyền thông phải qua các bước mã hóa, truyền đi, tiếp
nhận và giải mã. Mỗi thông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người tiếp nhận
thường giảm độ chính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng thêm sức mạnh cho
thơng điệp.
Mỗi thơng điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức
mạnh, hiệu quả của nó khi người tiếp nhận có thơng tin phản hồi. Thơng điệp gồm
2 loại: Thơng điệp muốn truyền đạt và thông điệp nhận được. Thông điệp muốn
truyền đạt chính là những ý tưởng, cảm xúc mà người phát muốn cho người nhận
biết và hiểu chính xác. Tùy hồn cảnh, khả năng, trình độ, khả năng truyền đạt của
từng người rất khác nhau. Thông điệp nhận được là điều mà người nhận nghe,
16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
thấy, sờ, ngửi hay nếm và giải mã. Do sự khác biệt về nhân cách, khả năng, kinh
nghiệm, trình độ của người phát và người nhận, sự khác biệt giữa thơng điệp muốn
truyền đạt có sự khác nhau. Thơng điệp được truyền đi thông qua ngôn từ, chữ
viết, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian và thời gian. Thơng
điệp khơng thể khơng có thơng tin. Thông điệp và thông tin luôn đi kèm với nhau.
Nếu như thơng điệp là cái bản chất thì thơng tin là vỏ bao bọc bản chất đó. Thơng
tin càng cụ thể chi tiết, thơng điệp có được càng dễ hiểu.
1.1.2. Khái niệm “ảnh báo chí” và “thơng điệp bằng ảnh báo chí”
- Ảnh báo chí
Ở Hamburg do một nhiếp ảnh người Đức thể hiện. Nhưng mãi đến cuối thể
kỷ XIX, những bức ảnh thời sự phản ánh sinh động tâm tư, cuộc sống của con
người mới xuất hiện trên những tờ báo và tạp chí. Từ đó đến nay, ảnh ln có mặt
trên báo in và có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ thông tin toàn
diện của các tờ báo.
Khai sinh từ năm 1842, trải qua 170 năm, ảnh báo chí khơng ngừng hồn
thiện và phát triển. Tuy nhiên, trong giới lý luận và thực tiễn ảnh báo chí của VN
hiện nay vẫn cịn tồn tại nhiều khái niệm thiếu nhất quán về loại hình báo chí này.
Tác giả Brian Horton trong cuốn “Ảnh báo chí” cho rằng: “Ảnh báo chí kể
lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi nhận một
khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnh đúc kết câu
chuyện” [34, tr. 17].
Ở Việt Nam, năm 1999, trong hội thảo của Câu lạc bộ Ảnh báo chí, Hội nhà
báo Việt Nam tổ chức có nêu ra khái niệm về ảnh báo chí như sau: “Ảnh báo chí là
một loại hình báo chí có chức năng phản ánh, cung cấp thơng tin mới, sự việc mới
một cách độc lập, có vai trị trong việc ca ngợi con người mới với những hành động
đẹp, điển hình, có khả năng phê phán những thiếu sót, phát hiện và phân tích những
hiện tượng tiêu cực”.
Năm 2006, trong cuốn “Cơ sở Lý luận ảnh báo chí”, tác giả Nguyễn Tiến
Mão cũng nêu khái niệm Ảnh báo chí: “Ảnh báo chí là một trong những hình
17
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
thức của thơng tin báo chí, thơng qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn cua
đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm
mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ
nhất định” [02, tr. 39].
Cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in” của tác giả Hà Huy
Phượng cho rằng ảnh báo chí “là những bức ảnh có nội dung thông tin diễn tả thời
sự, khách quan, chân thực các sự kiện, vấn đề của hiện thực bằng hình ảnh và đạt
các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật”[44, tr. 74].
Tác giả Phạm Thành Hưng định nghĩa về ảnh báo chí trong cuốn “Thuật ngữ
báo chí - truyền thơng” như sau: “Ảnh báo chí là một loại hình thông tin thị giác,
một thành tố quan trọng đặc biệt của báo in, tạp chí in và báo điện tử. Do tác động
bằng con đường thị giác trực tiếp, ghi nhận sự việc cụ thể qua kỹ thuật sử dụng ánh
sáng trong khơng gian ba chiều, ảnh báo chí thường đem lại cho người xem cảm
giác là sự vật được mơ tả, ghi nhận chính xác hơn, đáng tin hơn lời lẽ, ngôn từ của
người viết báo”[28, tr. 9].
Tác giả Hồng Hịa trong “Nội san nghiệp vụ báo chí” của Thơng tấn xã Việt
Nam cho rằng: “Ảnh báo chí là những tấm ảnh có khả năng kết hợp với chú thích
ngắn gọn cấu thành một tin hồn chỉnh, cung cấp một lượng thơng tin nhất định và
được một tin hồn chỉnh”. Theo quan điểm này, một bức ảnh báo chí ln có giá trị
sử dụng của tự thân nó. Khơng chỉ đi kèm, bổ sung cho bài viết, mà bản thân một
bức ảnh báo chí có thể trở thành một tin tức hồn chỉnh (cùng với chú thích ngắn
gọn). [14, Tr. 9]
Qua đây, có thể thấy, ảnh báo chí trước tiên phải đảm bảo tính chính trị, tính
chân thực, tính thời sự, tính đại chúng và giá trị tài liệu của ảnh. Thứ hai, ảnh báo
chí phải được xã hội hóa - tức là sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trên cơ sở của những ý kiến, quan niệm kể trên, trong luận văn này, chúng
tôi sử dụng khái niệm về ảnh báo chí trong cuốn Cơ sở Lý luận ảnh báo chí, của tác
giả Nguyễn Tiến Mão: “Ảnh báo chí là một trong những hình thức của thơng tin
báo chí, thơng qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn cua đời sống xã hội, bằng
18
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một
lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định” [38, tr. 39].
Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ảnh báo
chí được sử dụng phong phú về số lượng trên báo in, báo trực tuyến.
- Thơng điệp bằng ảnh báo chí
Theo định nghĩa thơng điệp đã được đưa ra ở phần trên, thì chúng ta có thể
hiểu thơng điệp bằng ảnh báo chí chính là cách truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ
phi văn tự. Nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát, sau đó sẽ mã hóa bằng
hình ảnh và gửi đến đối tượng tiếp nhận, giúp duy trì hay làm thay đổi nhận thức,
cảm xúc và hành vi của đối tượng tiếp nhận. Đây là yếu tố thứ 2, đóng vai trị quan
trọng trong q trình truyền thơng.
Theo cuốn “Cơ sở Lý luận báo chí và truyền thơng” thì thơng điệp có thể
bằng tín hiệu, kí hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên khơng trung hoặc bất cứ
tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và được trình bày ra một cách ý nghĩa.
1.2. Đặc điểm và vai trị của thơng điệp bằng ảnh báo chí
1.2.1. Đặc điểm của thơng điệp bằng ảnh báo chí
Tận dụng ưu thế của nghệ thuật nhiếp ảnh như tính ghi hình trực tiếp, ra đời
nhanh và gây ấn tượng sâu sắc, những người làm báo chí đã sử dụng máy ảnh như
một phương tiện thơng tin hữu hiệu. Ngồi những đặc trưng của nghệ thuật nhiếp
ảnh, ảnh báo chí cịn mang một số đặc trưng có tính xã hội rõ rệt.
Thứ nhất, ảnh báo chí là thơng tin bằng hình ảnh, mang đến cho công chúng
những thông tin tương đối trọn vẹn về một sự kiện hoặc vấn đề nào đó đã và đang
diễn ra, có thể phần nào trả lời các câu hỏi cơ bản: Ai? Cái gì? Ở đâu? Vì sao? Như
thế nào? Yếu tố thơng tin sẽ mang đến cho độc giả những thông số, sự nhận biết,
những cứ liệu xác định về cuộc sống, con người, sự kiện đang diễn ra trước sự
chứng kiến của nhà báo và tái hiện bằng hình ảnh trong tác phẩm. Lượng thơng tin
được chuyển tải qua nội dung lẫn hình thức thể hiện của bức ảnh, qua hình ảnh và
ngơn ngữ của bài báo. Đối với ảnh báo chí, yếu tố thơng tin mang tính trực tiếp và
được thể hiện ở ngay tầng nhận thức thứ nhất.
19
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Thứ hai, ảnh báo chí là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận.
Hai yếu tố này được thể hiện chặt chẽ và tập trung nhất ở thể loại ảnh báo chí. Với
các loại ảnh sáng tác khác, mục đích của tác giả thường là miêu tả cái đẹp trên một
mặt nào đó của đối tượng hoặc khai thác giá trị nhân văn của đối tượng đó, khơng
nhấn mạnh nhiều về mặt thơng tin nhưng người xem được dẫn dẵn đến với ý tưởng
độc đáo, khơng có nhiều tính nghị luận. Đối với ảnh báo chí, mục đích là sự phản
ánh hiện tượng nên yếu tố thông tin và nghị luận luôn gắn kết chặt chẽ ngay trong
bản thân sự kiện, nhân vật hay hiện tượng.
Thứ ba, tính chân thật hay cịn gọi tính hiện thực là một trong những đặc
trưng quan trọng nhất của ảnh báo chí, đặc biệt hiện nay, khi mà kỹ thuật số ngày
càng hoàn thiện, phần mềm photoshop đã đạt được trình độ tinh xảo, tính chân
thật trong ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng càng đóng vai trị trọng yếu.
Ngồi ra, ảnh báo chí cịn có tính tài liệu. Đây chính là hạt nhân của sự việc,
hiện tượng. Nếu thiếu đặc trưng này, ảnh báo chí chỉ là những tấm hình vơ hồn. Tuy
nhiên, tính tài liệu cũng phải được đặt trong mối quan hệ với tính thẩm mỹ của bức
ảnh, hịa quyện với tính nghệ thuật.
1.2.2. Vai trị của thơng điệp bằng ảnh báo chí
Xã hội càng phát triển, nhịp sống càng nhanh hơn, mở báo ra công chúng
thường xem ảnh nhiều hơn là đọc chữ. Chính vì thế, vai trị của thơng điệp bằng ảnh
báo chí rất quan trọng.
Cùng với các loại hình báo viết, phát thanh, truyền hình, ngay từ khi ra
đời, nhiếp ảnh báo chí đã có những ưu thế đặc biệt trong việc truyền tải và
truyền bá thông tin đến công chúng. Báo chí sử dụng nhiếp ảnh làm phương
tiện thơng tin, miêu tả, bình luận bởi tính xác thực trực tiếp và nhanh chóng.
Khi xem một bức ảnh báo chí, độc giả được sống cùng sự kiện, trực tiếp chứng
kiến sự kiện, sự việc mà không phải bỏ ra nhiều công sức. Mặc dù khơng nhìn
thấy đối tượng trực tiếp nhưng nhờ có tính chất hình ảnh mà độc giả có thể
nhận thức được đối tượng đang làm gì, làm như thế nào một cách khá chính xác
và khách quan.
20
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Ảnh báo chí là một phương tiện thơng tin trực giác tác động trực tiếp vào
cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng quần chúng nhân dân. Sự kết hợp giữa nội
dung ngữ nghĩa và nội dung thẩm mỹ của ảnh là yếu tố quyết định cho việc tuyên
truyền thông tin bằng thị giác, mang lại ảnh hưởng nhất định tới dư luận xã hội.
Ảnh báo chí góp phần tái hiện, khám phá và phổ biến cái đẹp, đưa cái đẹp tới cơng
chúng, giúp cho họ có một tâm hồn thanh cao, trong sáng và nhân văn hơn.
Trong quan hệ xã hội, quan hệ với cộng đồng, ảnh báo chí cịn có khả năng
vượt qua những hàng rào về ngơn ngữ, chủng tộc để đi đến một tri thức, góp phần
nâng cao hiểu biết cho độc giả. Chiếc máy ảnh gắn bó mật thiết và trở thành biểu
tượng của một người phóng viên.
Ảnh báo chí tham gia hướng dẫn dư luận xã hội bằng cách làm chuyển biến
hoặc thay đổi nhận thức của con người theo chiều hướng tích cực. Với khả năng ghi
trực tiếp, tạo hình trong một thời điểm nhất định, ảnh báo chí có khả năng rất lớn
trong việc phản ánh sức vận động của đối tượng, sự kiện, tác động kịp thời vào
đông đảo quần chúng nhân dân lao động nhằm tạo nên sự định hướng xã hội tích
cực. Bằng cảm quan và sự nhận thức sâu sắc vấn đề cần phản ánh, nhà báo phải chỉ
ra cho mọi người thấy cái gì cần làm, nên làm hay cần tránh, nên tránh.
1.3. Những yêu cầu đối với thơng điệp bằng ảnh báo chí
1.3.1. Những u cầu chung
Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, tỷ lệ sử dụng ảnh trên các báo
khá cao, đặc biệt là báo điện tử. Tuy nhiên, hầu hết ảnh đăng báo của chúng ta
hiện nay là ảnh kèm theo tin, bài, có tính chất bổ trợ trực quan, minh hoạ cho tin,
bài chứ chưa có nhiều những tác phẩm ảnh báo chí độc lập, có sức nặng như tiềm
năng của loại hình báo chí này. Để thơng điệp bằng ảnh báo chí đạt hiệu quả
truyền thơng, một số tiêu chí chung được đặt ra đối với ảnh báo chí trong giai
đoạn hiện nay.
Về mặt nội dung, tiêu chí của ảnh báo chí là phải có nội dung rõ ràng, phải
trả lời được những thơng tin cơ bản của báo chí như: ai, cái gì, ở đâu, bao giờ và
như thế nào?
21
LUAN VAN CHAT LUONG download : add