Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÌM HIỂU VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.29 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài thảo luận
TÌM HIỂU VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC
VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM

Nhóm thực hiện:
07
Lớp học phần:
2260HCMI0131
Giảng viên hướng
dẫn:

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC


3

LỜI MỞ ĐẦU
“Tráng sĩ không bơi qua sông
Tráng sĩ đi bằng đường không
Tráng sĩ đi bằng xe khách
Tráng sĩ lên đường lịng hề mênh mơng, mênh mơng”
(“Hành tráng sĩ mới”)


Trên đây là những câu thơ của tác giả Phạm Sỹ Sáu về những người chiến sĩ đã
tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chiến tranh biên giới
Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Campuchia Dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân
Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc
Việt Nam trong những năm 1975–1978.
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt
Nam và nhân dân Campuchia có chung khát vọng được sống trong hịa bình, độc lập,
tự do để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh,
thịnh vượng. Thế nhưng ngay sau khi lên cầm quyền ở Campuchia vào tháng 4-1975,
tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary đã phản bội lại nhân dân Campuchia thi hành hàng loạt
chính sách đối nội, đối ngoại cực kỳ phản động, hiếu chiến và tàn bạo. Ở trong nước,
chúng tước đoạt quyền tự do, dân chủ của nhân dân, biến họ thành những người nơ lệ;
thi hành chính sách diệt chủng đối với trí thức, tơn giáo, người dân tộc thiểu số, Việt
kiều và đảng viên, công chức, binh lính khơng đi theo đường lối phản động của
chúng...
Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của
nhân dân, Đảng, Nhà nước ta một mặt chỉ đạo các quân khu, địa phương, đơn vị tăng
cường chuẩn bị lực lượng và thế trận, kiên quyết đập tan các cuộc tiến công xâm lược
của địch; mặt khác, kiên trì chủ trương xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị,
tìm cách cứu vãn hịa bình, nhiều lần đề nghị đàm phán với Chính phủ Campuchia Dân
chủ nhằm giải quyết những bất đồng. Song, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary không những
cự tuyệt, khước từ mọi thiện chí của ta mà cịn đẩy mạnh hoạt động chống phá, xâm
lược Việt Nam. Được nước ngoài hỗ trợ về vũ khí, trang bị và cố vấn qn sự, tập
đồn Pol Pot-Ieng Sary ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Cuối năm 1978, chúng huy động
10 sư đồn cùng vũ khí, trang bị, kỹ thuật về biên giới Tây Nam Việt Nam, chuẩn bị
cho cuộc tổng tiến công xâm lược nước ta.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về cuộc chiến tranh này, nhóm 7 đã lựa chọn đề
tài “Tìm hiểu về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc và rút ra bài học
kinh nghiệm cho lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam”.



4

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC CHIẾN TRANH
1.1 Bối cảnh cuộc chiến tranh
1.1.1 Tập đồn Pơn Pốt đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước
Việt Nam – Campuchia, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và xâm lược
biên giới Tây Nam của Việt Nam
Từ lâu, nhân dân Việt Nam – Campuchia đã xây dựng tình hữu nghị, đồn kết
cùng chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy
nhiên, do bị các thế lực phản động, thù địch nước ngồi kích động, lợi dụng, từ những
năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ (1970 -1975), quân Pôn Pốt đã tiến hành một số
vụ tiến công, bắt cóc giết hại cán bộ, bộ đội Việt Nam hoạt động ở chiến trường
Campuchia, đồng thời gây chia rẽ nội bộ những người cộng sản Campuchia. Chỉ tính
riêng 6 tháng đầu năm 1973, quân Pôn Pốt gây ra 102 vụ, sát hại và làm bị thương 103
bộ đội Việt Nam, cướp hàng chục tấn lương thực và vũ khí.
Thực hiện âm mưu chiến lược phá hoại mối quan hệ liên minh đoàn kết chiến
đấu giữa 3 nước Campuchia - Việt Nam - Lào nói chung và giữa hai nước Việt Nam Campuchia nói riêng; tháng 4/1975, sau khi lên nắm quyền, tập đồn Pơn Pốt đã phản
bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn
kết, hữu nghị của nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và
xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam, cụ thể:
- Ở trong nước, chúng phạm sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, thực thi chính sách
diệt chủng tàn khốc, cưỡng bức lao động khổ sai, tra tấn hành hạ dã man người dân
Campuchia; biến trường học, nhà chùa thành nhà tù, khắp mọi nơi đầy những hố chôn
người tập thể,… Chỉ trong 3 năm 8 tháng và 20 ngày, (từ tháng 4 năm 1975 đến cuối
năm 1978), chế độ Pôn Pốt đã giết hại gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội, xóa bỏ
mọi cơ sở xã hội, xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất cơng nghiệp và thủ cơng nghiệp,

xóa bỏ quan hệ tiền tệ, buôn bán và đẩy Campuchia đứng trước thảm họa diệt vong.
Chế độ hà khắc ban hành đã trùm lên đất nước Campuchia đau thương: “Không tự do
đi lại, không tự do hội họp, không tự do ngơn luận, khơng tự do tín ngưỡng, khơng tự
do học hành, không tự do hôn nhân, không bệnh viện, không tiêu tiền, không buôn
bán, không chùa chiền... và không có cả nước mắt để khóc trước cảnh đau thương của
dân tộc. Chỉ còn căm thù và uất hận”
- Đối với Việt Nam, được các thế lực phản động nước ngồi hậu thuẫn, tập đồn
phản động Pơn Pốt chủ trương phá nát mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống
lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia; ra sức vu khống Việt Nam, kích động tư tưởng
dân tộc hẹp hịi; kích động xét lại quan hệ hai nước, địi hoạch định lại biên giới Việt
Nam - Campuchia, vô cớ coi Việt Nam là kẻ thù số 1 và tiến hành hàng loạt những
cuộc xâm lấn biên giới, giết hại dân thường.
Năm 1975, khi đất nước Việt Nam vừa thống nhất, Pôn Pốt đã cho quân xâm
lược các đảo, biên giới đất liền Tây Nam nước ta. Ngày 03/5/1975, chúng đánh chiếm


5

đảo Phú Quốc; ngày 10/5/1975, chúng lại tiếp tục đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt và giết
hơn 500 dân thường. Trên đất liền, chúng khiêu khích bộ đội biên phịng ta, cho dân di
dời cột mốc biên giới ở một số điểm thuộc các tỉnh Tây Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk.
Tháng 10/1975, chúng xâm nhập khu vực Pa Chàm (Lỗ Cồ), xâm canh các khu vực
Mộc Bài, Khuốc, Vạt Sa, Tà Nốt, Tà Bạt. Cuối năm 1975 đầu năm 1976, quân Pôn Pốt
bất ngờ tiến hành một số vụ xâm nhập vào sâu lãnh thổ Việt Nam, có nơi trên 10km
như ở vùng sông Sa Thầy (Gia Lai, Kon Tum), gây ra tội ác với nhân dân Việt Nam.
Tháng 01/1976, Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Campuchia (do Pơn Pốt
làm Bí thư) xác định: “Tai họa nhất cần phải chú ý là Việt Nam…”. Trong thời gian
này, được sự giúp đỡ từ bên ngồi, Pơn Pốt càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự phá
hoại ta ở vùng biên giới Tây Nam. Cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1976, qn Pơn Pốt
khiêu khích hai đồn biên phòng số 7 và số 8 ở Bu Prăng (Đắk Lắk). Cuối năm 1976,

chúng tăng cường các hoạt động khiêu khích, lấn chiếm ở vùng biên giới Tây Nam
nước ta. Trên địa bàn Quân khu 7, chúng gây ra 280 vụ khiêu khích, lấn chiếm 20
điểm trên biên giới. Ở địa bàn Quân khu 5 và Quân khu 9, các vụ xâm lấn ngày càng
tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đi đôi với hành động xâm lược, tập đồn Pơn Pốt ra sức tun truyền, bơi nhọ
hình ảnh Việt Nam, kích động tâm lý chống Việt Nam, coi Việt Nam là “kẻ thù truyền
kiếp”, “kẻ thù số 1”. Lấy cớ làm sạch nội bộ, chúng tiến hành phân loại dân, thực hiện
nhiều cuộc thanh trừng đẫm máu, trong đó tập trung vào số cán bộ trước đây được đào
tạo ở Việt Nam. Cùng với các hoạt động khiêu khích, xâm lược thơ bạo đến biên giới
Tây Nam của Việt Nam, trong 2 năm (từ 30/4/1975 đến 30/4/1977), Pôn Pốt đã ráo riết
chuẩn bị chiến tranh. Chúng phân chia lại đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy chính
quyền thôn, xã, huyện, tỉnh theo kiểu quân sự, thanh trừng những người chống đối,
kích động tâm lý chống Việt Nam; xây dựng lực lượng, phát triển quân chủ lực từ 7 sư
đồn khi mới giải phóng lên 12 sư đồn quân chính quy với đầy đủ thành phần binh
chủng, hàng vạn quân địa phương, trong đó điều động 41% quân số và trang thiết bị áp
sát biên giới Việt Nam. Trong hai tháng 3 và 4/1977, quân Pôn Pốt liên tiếp mở nhiều
cuộc hành quân diễn tập dọc biên giới với nước ta dưới danh nghĩa “phòng thủ khu
vực”, “bảo đảm an ninh nội địa”, nhưng thực chất đó là các cuộc điều quân ra biên
giới. Pôn Pốt tuyên bố: “Mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia là mâu thuẫn chiến lược
sống cịn, khơng thể điều hịa được, cũng khơng thể giải quyết bằng thương lượng mà
phải dùng biện pháp quân sự”. Cuối tháng 4/1977, Pôn Pốt điều động 5 sư đoàn và
hàng trăm khẩu pháo, xe tăng áp sát biên giới Việt Nam, thực hiện âm mưu xâm lược
quy mô lớn vào lãnh thổ vùng biên giới Tây Nam của nước ta.
Đêm ngày 30/4/1977, lợi dụng lúc quân và dân ta kỷ niệm hai năm ngày giải
phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước, tập đồn Pơn Pốt đã mở cuộc tiến
cơng trên tồn tuyến biên giới tỉnh An Giang, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm
lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.
1.1.2 Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam buộc phải đứng lên thực
hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan hành động xâm lược của kẻ thù,
bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia đánh đổ chế

độ diệt chủng Pôn Pốt


6

Sau chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam tha thiết mong muốn hịa bình để
khơi phục và phát triển đất nước. Chúng ta đã thực hiện chủ trương giảm quân thường
trực kể cả các quân khu ở phía Nam để tập trung cho nhiệm vụ hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục và xây dựng, phát triển đất nước.
Trước hành động khiêu khích, xâm phạm biên giới Tây Nam Việt Nam của quân
Pôn Pốt, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm mong muốn Việt Nam và
Campuchia đàm phán ký kết hiệp ước về biên giới giữa hai nước trên tinh thần tơn
trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của nhau, tiếp tục phát triển tình đoàn kết,
hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Chúng ta thực hiện nghiêm các thỏa thuận tại cuộc
gặp mặt đại diện Việt Nam và Campuchia tại Phnôm Pênh diễn ra vào tháng 4/1976.
Kiên trì chủ trương xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị với
Campuchia, Qn ủy Trung ương Đảng ta đã chỉ thị cho các quân khu, tỉnh có đường
biên giới với Campuchia tăng cường đồn kết với nhân dân Campuchia, tránh mọi sự
khiêu khích. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tháng 12/1976, Đảng,
Nhà nước Việt Nam tiếp tục khẳng định lập trường của mình: “Ra sức bảo vệ và phát
triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và Campuchia,
tăng cường tình đồn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và sự giúp đỡ lẫn
nhau về mọi mặt giữa nước ta với hai nước anh em trên ngun tắc hồn tồn bình
đẳng, tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau; tơn trọng lợi ích của
nhau, làm cho ba nước vốn gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ
mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì độc lập và
phồn vinh của mỗi nước”.
Bất chấp mọi nỗ lực ngoại giao hịa bình của Việt Nam, tập đồn Pơn Pốt ra sức
tun truyền xun tạc lịch sử, chủ động gây ra các vụ xung đột, lấn chiếm biên giới
Tây Nam Việt Nam; huy động phần lớn sức mạnh quân sự, hàng chục sư đoàn chủ lực

và nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây
Nam Việt Nam. Đi đến đâu, chúng tàn phá làng mạc, giết hại dã man người dân, kể cả
người già, phụ nữ, trẻ em Việt Nam.
Những hành động xâm lược và diệt chủng tàn bạo của tập đồn Pơn Pốt là khơng
thể dung tha. Đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước
Campuchia, của nhân dân Campuchia, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt
Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và thiêng liêng của mình để bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; đồng
thời cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng,
giúp đỡ những người cách mạng chân chính Campuchia làm lại cuộc cách mạng đã bị
phản bội.
1.2 Nguyên nhân của cuộc chiến tranh
1.2.1 Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam xuất phát từ nguyên nhân
của các hoạt động quân sự của Khmer Đỏ tấn công vào Việt Nam, giết hại người dân
vô tội và tàn phá làng mạc Việt Nam.


7

Với Việt Nam, Pol Pot ra sức vu khống: “Việt Nam xâm lược, cướp đất, cướp
đảo… của Campuchia”. Chúng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, giết nhiều kiều
bào Việt Nam; đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam-Campuchia. Pol Pot tuyên bố
Việt Nam là “kẻ thù truyền kiếp”, “kẻ thù số 1”, là “tai họa lớn nhất” của dân tộc
Campuchia… Ngay sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng, chúng tấn cơng đảo Phú
Quốc (ngày 3-5-1975); tấn cơng đảo Thổ Chu (ngày 10-5-1975). Tại đây, chúng bắt và
giết hơn 500 dân thường. Trên đất liền, chúng khiêu khích, tập kích vào bộ đội biên
phịng, tự tiện di dời cột mốc biên giới ở các tỉnh: Tây Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk…
Cuộc chiến tranh này đã được chính quyền Pol Pot chuẩn bị bài bản với tham
vọng có thể giành được chiến thắng. Chúng phát triển quân chủ lực từ 7 sư đồn khi

mới giải phóng lên 12 sư đồn qn chính quy với đầy đủ thành phần, binh chủng.
Cuối tháng 4-1977, Pol Pot điều động 5 sư đoàn và hàng trăm khẩu pháo, xe tăng áp
sát biên giới Việt Nam-thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ
vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam.
Những số liệu được thống kê dưới đây thể hiện rõ tội ác của Khmer Đỏ dành cho
nước ta:
- Đầu tiên, Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ
Chu, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương và mất tích ở Tây
Ninh, nã pháo vào Châu Đốc – An Giang, cầm dao quắm qua biên giới cắt đầu dân ta,
rồi cắt đầu cả dân Campuchia rồi vu oan là bộ đội của ta làm.
- Tiếp theo là một vụ thảm sát tên là Ba Chúc ở huyện Tri Tôn - An Giang. Nơi
hơn 3000 người dân thường vô tội của ta bị Khmer Đỏ giết chết. Thống kê tất cả: Từ
1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các
cuộc tấn công dọc biên giới.
Mặc dù như vậy, chúng ta vẫn cố gắng đàm phán trong hịa bình. Cụ thể, Bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cố gắng đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối
đàm phán, Trung Quốc ở giữa khơng chịu làm trung gian hịa giải, cịn Liên Hợp Quốc
làm lơ trước các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của
Khmer Đỏ.
Khơng ai ở cạnh ta, cịn xương máu đồng bào thì đổ mỗi ngày và sẽ khơng dừng
lại vì Pơn Pốt từng viết câu này nghị quyết của họ: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục,
mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm.
Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt
Nam".
Khơng chỉ vậy, chúng cịn tàn sát rất nhiều người dân Campuchia vô tôi. Theo
nhiều tài liệu và chứng cứ còn lại, trong 3 năm (từ tháng 4-1975 đến cuối năm 1978),
chính quyền Pol Pot đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, xã hội hoang dã: Hủy
bỏ tất cả quyền con người, quyền công dân-từ quyền sống đến các quyền tự do tối
thiểu. Để làm “trong sạch dân cư”, chúng đã thực hiện chính sách giết hàng triệu người
một cách dã man (đập chết bằng cuốc, xẻng, mổ bụng, moi gan... ). Gần 3 triệu người

Campuchia đã bị giết chỉ trong gần 3 năm. Chúng xóa bỏ mọi cơ sở xã hội của một


8

nền văn minh (như xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất cơng nghiệp và thủ cơng nghiệp,
xóa bỏ quan hệ hàng hóa-tiền tệ) đẩy cả dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt vong,
đồng thời xóa sổ cả nền văn hóa, văn minh của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm.
1.2.2 Nguyên nhân bên trong
Để đi tìm nguyên nhân chiến tranh của cuộc chiến này một cách cốt lõi nhất,
chúng ta phải lật lại cả một quá trình lịch sử vơ cùng lớn. Bắt đầu có lẽ phải kể từ khi
chúa Nguyễn Hoàng sợ anh rể Trịnh Kiểm giết hại mà nghe lời của Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm chạy vào trong Nam. Tại đây, các đời chúa Nguyễn đã mở rộng
lãnh thổ dần về phía Nam, và phần lãnh thổ được mở rộng ấy chính là Champa của
miền Nam Trung Bộ hôm nay và một phần của đế quốc Khmer tức Nam Bộ (bao gồm
cả Sài Gòn) ngày nay. Cuộc trường chinh “Từ độ mang gươm đi mở cõi / Ngàn năm
thương nhớ đất Thăng Long” ấy được vua Gia Long Nguyễn Ánh hoàn thiện toàn bộ
vào năm 1802, tạo ra diện mạo hình chữ S hiện tại, và được vua Minh Mạng đưa lên
một tầm mới, khi khiến cho Campuchia trở thành một quốc gia bị lệ thuộc vào đế quốc
Đại Nam của nước ta khi đó. Vào thế kỷ thứ 19, Trương Minh Giảng – vị tướng đầu
tiên của Việt Nam đóng qn tại thủ đơ Phnom Penh của Campuchia.
Dựa vào chi tiết lịch sử đó, ngày 6/1/1979, khi sư đoàn 2, sư đoàn 7 và sư đoàn 9
đánh thẳng vào Phnom Penh để giải cứu Hồng thân Sihanouk, đó mới là lần thứ 2 sau
lần đầu tiên quân đội Đại Việt có mặt ở Phnom Penh.
Khi Pháp tiến vào Việt Nam, số phận của Việt Nam, Lào, Campuchia cùng nhau
trở thành thuộc địa, gọi là xứ Đông Dương hay là Liên Bang Đông Dương đặt dưới sự
kiểm sốt của tồn quyền Pháp.
Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chấm
dứt tình trạng thuộc địa trên Đơng Dương. Lào, Campuchia cũng từ chiến thắng ấy mà
giành được độc lập với 2 quốc gia riêng biệt. Nhưng người Campuchia với giấc mộng

về một đế quốc Khmer vĩ đại năm nào vẫn luôn nhớ về vùng đất tổ tiên của họ đã bị
các chúa Nguyễn lấy đi vào cuối thế kỷ 19, và đây chính là nguyên nhân cốt lõi cho
chiến tranh ở biên giới Tây Nam. Bởi Trung Quốc đã dùng chính lá bài lịch sử này để
tuyên truyền cho Khmer Đỏ rằng Việt Nam xấu xa, rồi từ đó họ tấn công An Giang,
Phú Quốc, Thổ Chu, và Tây Ninh hại chết mấy ngàn người Việt Nam ở biên giới. Đẩy
Việt Nam đến thế không thể không nổ súng.
Ngày 18/4/1975, ngay sau khi Khmer Đỏ chiếm được thành phố Ta Keo. Seoun,
con rể của Ta Mok, tư lệnh quân đội Khmer Đỏ, tuyên bố: “Chúng ta phải đánh Việt
Nam vì mười tám tỉnh của chúng ta, kể cả Prey Nokor (Sài Gịn) đang ở đó”. Vậy tại
sao Trung Quốc lại muốn Campuchia đánh Việt Nam? Lý do của cuộc chiến tranh biên
giới Tây Nam bây giờ nằm ở thời kỳ hiện đại: mâu thuẫn giữa hai Đảng cộng sản Liên
Xô và Trung Quố và mối quan hệ ngàn năm của Việt Nam - Trung Quốc.
Vấn đề chiến tranh biên giới Tây Nam khơng đơn giản là vì Trung Quốc muốn
gây sự với Việt Nam các vấn đề Biển Đông hay biên giới mà vì vấn đề đồng minh
cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô của Bắc Kinh. Mâu thuẫn Xô – Trung là mâu thuẫn
ý thức hệ giữa Stalin và Mao Trạch Đông. Liên Xô xác định giai cấp công nhân thành


9

thị là giai cấp chủ chốt, cịn Mao Trạch Đơng chọn lựa giai cấp nông dân là chủ đạo.
Suy nghĩ của Bắc Kinh là luôn cố gắng “hất chân” Moskva để giành lấy vai trò lãnh
đạo phong trào cộng sản thế giới. Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng lãnh đạo của 2
siêu cường cộng sản này, họ yêu cầu các nước cộng sản nhỏ hơn phải lựa chọn hoặc
theo họ hoặc theo kẻ kia.
Theo đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nghiêng về Liên Xô nhiều hơn trong khi
Đảng Cộng Sản Campuchia - Khmer Đỏ đã chọn Trung Quốc.
Trung Quốc khơng chấp nhận điều đó, họ đánh giá Việt Nam “vong ân bội
nghĩa”, khi suốt chiều dài chiến tranh Việt Nam cho đến ngày 30/4/1975, Việt Nam
nhận hoàn toàn sự viện trợ từ vũ khí cho đến lương thực của Trung Quốc. Việt Nam

quá sớm phủ nhận Trung Quốc. Và Trung Quốc dùng Campuchia làm lá bài phá hoại
kẹp 2 đầu Việt Nam.
Trước khi tướng Lê Trọng Tấn với chiếc áo bào đẫm thuốc súng bước vào thủ đơ
Sài Gịn ngày 30/4/1975, tướng Dương Văn Minh – tổng thống cuối cùng của Miền
Nam Việt Nam, nhận được điện đàm từ Bắc Kinh, theo đó nếu như VNCH chấp nhận
đi theo Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ tác động để ngăn bước tiến Miền Bắc đang siết
chặt Sài Gịn. Ơng Dương Văn Minh, với suy nghĩ của người Việt Nam chân chính, đã
từ chối.
Bắc Kinh tuyên truyền cho đồng minh của mình là Campuchia biết về sự nguy
hại của Việt Nam, Việt Nam là kẻ xâm lược, Việt Nam là kẻ thù cướp đất của lịch sử
đế quốc Khmer. Cùng với đó là mâu thuẫn âm ỉ mà Pol Pot đã nhắm vào Hà Nội từ
trước đó, khi Hà Nội nhiều lần ủng hộ đối thủ của ông ta là ông hồng Sihanouk.
Khmer Đỏ tiến hành cuộc tấn cơng ở biên giới, khi mọi việc vượt quá sức chịu
đựng của Hà Nội thì chiến tranh nổ ra. Việt Nam tấn cơng Campuchia của chính quyền
Pol Pot do Trung Quốc hậu thuẫn. Trung Quốc xem đó là hành động “vuốt mặt khơng
nể mũi”. Và họ có cái cớ đường đường chính chính để đưa quân đánh xuống Việt
Nam.
Nguyên nhân của cuộc chiến này, cốt lõi của cuộc chiến này vốn bắt đầu từ hai
nguyên nhân lịch sử Đại Việt – Khmer và mâu thuẫn Xơ – Trung, cùng mối quan hệ
“nghìn năm” của Việt Nam và Trung Quốc. Nguyên nhân cuộc chiến tranh này khơng
đơn thuần là vì Campuchia tấn cơng vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và
đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.


10

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH TÂY NAM
2.1 Diễn biến cuộc chiến tranh
2.1.1 Giai đoạn 1 (từ ngày 30/4/1977 đến ngày 05/01/1978) của chiến tranh biên
giới Tây Nam

Mở đầu cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Pôn Pốt tiến hành ba cuộc tiến công
quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 30/4/1977, chúng đánh vào 14 trong số 16 xã biên giới thuộc tỉnh An
Giang, tàn phá các bản làng, trường học, cơ sở sản xuất, những nơi đông dân cư ở sát
biên giới và sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Các cuộc tiến cơng và pháo kích của qn
Pơn Pốt đã khiến An Giang chìm trong bể máu. Tính đến ngày 19/5/1977, qn Pơn
Pốt đã giết chết 222 người và làm 614 người dân Việt Nam bị thương, phá nhiều nhà
cửa, tài sản của nhân dân….
Trước hành động xâm lược trắng trợn, giết dân thường dã man của qn Pơn Pốt,
các lực lượng biên phịng và dân qn, du kích các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Gia, Nhân
Hưng… đã anh dũng chiến đấu, ngăn chặn địch. Quân đội Việt Nam đã sử dụng 1
trung đoàn (thuộc Sư đoàn 301), 1 trung đoàn tàu thuyền và 2 tiểu đoàn địa phương An
Giang đánh trả, diệt 300 tên, buộc quân Pôn Pốt rút về bên kia biên giới.
Ngày 23/5/1977, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho lực lượng vũ trang ở phía
Nam: “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta, không dung thứ bất cứ sự xâm lấn
nào của lực lượng khiêu khích, phản động Campuchia vào lãnh thổ ta; đồng thời tôn
trọng chủ quyền lãnh thổ của Campuchia. Tìm mọi cách làm nhụt tinh thần của bọn
khiêu khích. Tuyên truyền vận động nhân dân bạn và tranh thủ sự đồng tình của dư
luận, tạo điều kiện ổn định một bước biên giới với Campuchia. Đập tan âm mưu chia
rẽ các nước anh em trên bán đảo Đông Dương”.
Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương, các đơn vị Quân khu 5, Quân khu 7,
Quân khu 9, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 tổ chức điều chỉnh lực lượng, phương tiện,
xây dựng phương án, sẵn sàng chiến đấu; các binh chủng Công binh, Pháo binh triển
khai một số đơn vị sẵn sàng đánh địch ở các hướng; mạng thông tin liên lạc từ quân
khu tới các đồn, chốt biên phòng được tăng cường thêm lực lượng và phương tiện.
Từ ngày 25/9/1977, quân Pôn Pốt tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa
phương mở cuộc tiến công lớn thứ hai sang địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang,
Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh, gây nhiều tội ác đối với nhân dân Việt
Nam. Riêng ở ba xã thuộc các huyện Tân Biên, Bến Cầu (Tây Ninh), quân Pôn Pốt đã
tàn sát trên 1.000 người dân thường thuộc huyện Tân Biên, Bến Cầu (Tây Ninh).

Trong điều kiện ta chưa tổ chức được tuyến phòng thủ biên giới vững chắc, Bộ
Tổng Tham mưu quyết định sử dụng một lực lượng cơ động chủ lực của Bộ đánh lui
các cuộc tiến công của địch ở nhiều khu vực trên biên giới, giành lại những khu vực bị
lấn chiếm. Do điều kiện thời gian gấp, ta không tổ chức thành các chiến dịch tiến công
hay phản công mà tổ chức lực lượng cơ động quy mô chiến dịch, chiến lược tiến công,
phản công trên các hướng. Trong đó, sử dụng Qn đồn 4 (thiếu) phối hợp với lực
lượng vũ trang Quân khu 7, tiến công tiêu diệt địch trên hướng Đường số 1; cụm Sư
đoàn 10 (Quân đoàn 3) và Sư đoàn 5 (Quân khu 7) tiến công địch trên hướng Xa Mát,
hai cụm lực lượng này đồng thời mở cuộc tiến công đầu tiên sang đất Campuchia, đẩy
lùi các đợt tiến công của địch trên hướng Tây Ninh, sau đó lui về củng cố lực lượng.
Phát hiện ta đã lui quân về phía sau, ngày 15/11/1977, quân Pôn Pốt lại mở cuộc
tiến công mới nhằm đánh chiếm thị xã Tây Ninh.
Ngày 5/12/1977 đến 05/01/1978, Bộ Tổng Tham mưu đã sử dụng lực lượng cơ
động chiến lược của Bộ (Quân đoàn 3, Quân đoàn 4) phối hợp với các sư đoàn chủ lực


11

của Quân khu 7, Quân khu 9 (gồm 08 sư đồn) mở đợt phản cơng đồng thời trên các
hướng Đường số 7, Đường số 1, Đường số 13, đuổi quân Pơn Pốt ra khỏi biên giới và
truy kích sâu vào đất Campuchia 20 km - 30 km; đánh chiếm các bàn đạp tiến công
của địch và dừng lại ở Mimốt, một số điểm trên Đường số 7, vùng Mỏ Vẹt trên Đường
số 1,… đánh thiệt hại 05 sư đoàn, làm thất bại kế hoạch đánh chiếm thị xã Tây Ninh
của địch.
Sau đó, tập đồn Pơn Pốt thực hiện thủ đoạn “vừa ăn cướp, vừa la làng”, đưa
chiến tranh biên giới Tây Nam ra trước dư luận thế giới, vu khống Quân đội Việt Nam
xâm lược Campuchia nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.
Đáp lại lời vu khống trên, ngày 31/12/1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về
vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, nêu rõ lập trường và nguyên tắc của ta là:
Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ mình; ln ln tơn trọng

độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Campuchia; vạch trần âm mưu thủ đoạn
và những tội ác man rợ của tập đồn Pơn Pốt đối với đồng bào ta ở các tỉnh vùng biên
giới Tây Nam.
Tinh thần xây dựng, lập trường chính nghĩa của Đảng, Nhà nước ta mong muốn
giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia thông qua đàm phán
hịa bình, tơn trọng lẫn nhau được dư luận thế giới đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, mọi
nỗ lực ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới của Chính phủ ta
đều bị tập đồn Pôn Pốt từ chối. Chúng tiếp tục phát động chiến tranh xâm lược biên
giới Tây Nam nước ta.
2.1.2 Giai đoạn 2 (từ ngày 06/01/1978 đến ngày 07/01/1979) của chiến tranh biên
giới Tây Nam
Tập đồn phản động Pơn Pốt xâm lược trên tồn tuyến biên giới Tây Nam, Qn
tình nguyện Việt Nam mở cuộc tổng phản công và cùng quân dân Campuchia tiến
công đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
Dù bị đánh cho tơi tả nhưng do vẫn được hỗ trợ về vũ khí, trang bị và cố vấn
quân sự từ bên ngồi, qn Pơn Pốt tiếp tục chuẩn bị lực lượng, tập trung quân về biên
giới Việt Nam. Tháng 1/1978, Pơn Pốt đưa thêm 2 sư đồn ra biên giới, tiếp tục gây
xung đột, liên tục tấn công lấn chiếm, bắn pháo và những nơi đông dân cư, gây nhiều
tội ác với đồng bào ta.
Sau khi có Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về bảo vệ biên giới Tây Nam, ta
gấp rút điều chỉnh, thay thế, ổn định các trung đoàn bộ đội địa phương của tỉnh, các sư
đoàn chủ lực của quân khu và sử dụng một bộ phận cơ động của Bộ vào chiến đấu để
bảo vệ các trọng điểm: Hà Tiên, Châu Đốc, Tây Ninh, v.v. Bộ Tổng Tham mưu điều
Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) và Sư đoàn 10 của Quân đoàn 3 thay thế lực lượng Qn
khu 7, đánh địch từ phía Đơng Bãi Bầu đến Tà Nốt, ngã ba sông Cự. Trên hướng trọng
điểm Quân khu 9, Bộ Tổng Tham mưu điều Trung đoàn 270 và Đại đội Pháo binh của
Sư đoàn 341 tác chiến ở Hà Tiên; Trung đoàn 141, Trung đoàn Pháo binh 210 (thiếu)
và Đại đội Thiết giáp của Sư đoàn 7 xuống tác chiến ở An Giang. Đồng thời, chỉ đạo,
gấp rút tổ chức củng cố lại các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ xã, ấp, buôn
làng; phối hợp với các đơn vị công an vũ trang, củng cố hệ thống công sự, trận địa,

hàng rào, vật cản, giành lại thế chủ động, ngăn chặn, khống chế xâm nhập của địch,
bảo vệ nhân dân, ổn định tình hình an ninh, trật tự biên giới, sẵn sàng đánh địch và ra
lệnh cho các đơn vị ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nâng cao cảnh giác, thực
hiện phịng ngự tích cực để hỗ trợ cho Đảng, Nhà nước ta thực hiện đấu tranh chính trị
và ngoại giao.


12

Ngày 05/01/1978, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên
bố ba điểm:
- Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang cách biên giới 5km;
- Hội đàm tiến tới ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, ký hiệp ước về biên
giới;
- Thỏa thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm thông lệ quốc tế và giám sát
quốc tế.
Phớt lờ thiện chí và các nỗ lực ngoại giao của ta, quân Pôn Pốt tiếp tục huy động
lực lượng áp sát biên giới và cho quân tiến công, xâm nhập nhiều điểm trên địa phận
nước ta; lực lượng của ta đã kiên quyết đánh trả, giành lại các khu vực bị lấn chiếm.
Từ ngày 26/3/1978, các đơn vị của Quân đội ta chuyển sang tiến công, đẩy quân
Pôn Pốt lùi xa dần biên giới và dồn đối phương vào thế bị động, đối phó. Địn phản
cơng quyết liệt của Việt Nam trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao đã
đẩy qn Pơn Pốt vào tình thế khó khăn và tác động lớn đến hình hình chính trị nội bộ
Campuchia; đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho phong trào nổi dậy của các lực lượng cách
mạng Campuchia phát triển, đỉnh cao là cuộc nổi dậy từ ngày 26/5/1978 ở Quân khu
Đông, làm suy yếu một bộ phận lực lượng quân Pôn Pốt. Lực lượng cách mạng
Campuchia đã lập được những khu căn cứ du kích có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt,
nhất là những khu căn cứ gần Việt Nam, từng bước hình thành sự chỉ đạo thống nhất.
Ngày 15/6/1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp bàn về chống lại cuộc
chiến tranh biên giới Tây Nam và tình hình căng thẳng ở biên giới phía Bắc, trong đó

quyết định phát động chiến tranh nhân dân, kiên quyết phản công và tiến công địch
một cách chủ động, liên tục bằng mọi lực lượng, với các quy mô nhỏ, vừa và lớn, đánh
địch cả trong và ngoài biên giới, tiêu diệt, tiêu hao và làm tan rã một bộ phận quan
trọng sinh lực địch.
Sau cuộc nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia ở Quân khu Đông ngày
26/5/1978, quân Pôn Pốt vừa ráo riết thanh trừng nội bộ, vừa phải đối phó với lực
lượng cách mạng Campuchia vẫn đang tiếp tục hoạt động ở nhiều nơi. Để hỗ trợ cho
lực lượng cách mạng Campuchia tồn tại và phát triển, tạo thế cho hoạt động của ta vào
mùa khô 1979, từ ngày 14/6 đến ngày 30/9/1978, ta sử dụng Quân đoàn 3, Quân đoàn
4 và 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 7), 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 5) mở tiếp đợt tiến
công lớn trên các hướng đường 1, đường 7, vùng giáp biên giới Tây Ninh và đường 19
kéo dài nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tiến tới làm suy yếu một
bước lực lượng qn Pơn Pốt.
Do bị bất ngờ hồn tồn về thời gian, quy mơ và phương thức hoạt động của ta,
quân Pôn Pốt rơi vào thế bị động, ngay ngày đầu đã bị ta đánh thiệt hại và tê liệt một
số sư đồn. Cuộc tiến cơng của ta đã hỗ trợ kịp thời cho lực lượng cách mạng
Campuchia ở Quân khu Đông, buộc quân Pôn Pốt bị động đối phó trên cả hai mặt trận
biên giới và nội địa. Ở nhiều khu vực quan trọng, lực lượng nổi dậy đã lập được căn
cứ, dựa vào dân để phát triển lực lượng. Phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia
trong đợt tiến cơng này, ta loại khỏi vịng chiến đấu 6 sư đoàn, làm suy yếu nghiêm
trọng lực lượng chủ lực quân Pôn Pốt, đẩy lùi hầu hết quân Pôn Pốt ra khỏi đất Việt
Nam.
Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11/1978, Việt Nam đã giúp lực lượng vũ
trang cách mạng Campuchia phát triển được 15 tiểu đoàn, 5 khung tiểu đồn, 24 đội
cơng tác, xây dựng được các tổ chức đảng, chuẩn bị thành lập mặt trận và bộ máy lãnh
đạo. Với sự giúp đỡ của Việt Nam, ngày 02/12/1978, tại vùng giải phóng thuộc xã
Chơng Th’nu, huyện Snuol, tỉnh Kratié (Campuchia), Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu


13


nước Campuchia ra mắt nhân dân Campuchia, công bố cương lĩnh cách mạng 11 điểm,
trong đó nêu rõ quyết tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước nổi dậy đánh đổ
tập đồn phản động Pơn Pốt, xóa bỏ chế độ diệt chủng tàn ác, thiết lập chế độ dân chủ
nhân dân; khẳng định tăng cường tình đồn kết với nhân dân Việt Nam và nhân dân
yêu chuộng hòa bình, cơng lý trên thế giới; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức
quốc tế giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia.
Phát hiện qn Pơn Pốt có ý định tập trung 5 sư đồn và 4 trung đồn tiến cơng
đánh chiếm Tây Ninh, sau đó sẽ mở rộng địa bàn đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam, ngày
06 và 07 tháng 12/1978, Bộ Chính trị và Qn ủy Trung ương thơng qua quyết tâm
tổng phản công – tiến công chiến lược tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh
bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ lực lượng vũ trang
cách mạng Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đồn Pơn Pốt diệt chủng, giành chính
quyền về tay nhân dân.
Phát hiện sự chuẩn bị của ta, quân Pôn Pốt tập trung phần lớn lực lượng chủ lực
bố trí dọc biên giới với Việt Nam, tồn bộ phía sau hầu như trống rỗng. Ngày
23/12/1978, quân Pôn Pốt huy động 10 trong số 19 sư đồn đang bố trí ở biên giới mở
cuộc tiến cơng trên tồn tuyến biên giới Tây Nam nước ta.
Trước hành động xâm lược của quân Pôn Pốt và đáp lời kêu gọi khẩn thiết của
Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện
Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phản công
– tiến cơng trên tồn tuyến biên giới.
Cuối tháng 12/1978, tồn bộ hệ thống phịng thủ vịng ngồi của qn Pơn Pốt bị
phá vỡ. Đến ngày 31/12/1978, quân và dân ta đã hồn thành nhiệm vụ đánh đuổi qn
Pơn Pốt, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm.
Ngày 02/01/1979, ba cụm quân chủ lực của Pơn Pốt, mỗi cụm 5 sư đồn, án ngữ
các trục đường tiến về Phnôm Pênh (đường 1, đường 7 và đường 2) cơ bản bị tiêu diệt
và tan rã. Ngày 05 và 06 tháng 01/1979, trên tất cả các hướng, qn Pơn Pốt khơng cản
được Qn tình nguyện Việt Nam truy kích và tiến sát Thủ đơ Phnơm Pênh.
Ngày 06/01/1979, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt

trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia bắt đầu cuộc tổng cơng kích vào Thủ đơ
Phnơm Pênh. Sau 2 ngày tổng cơng kích, ngày 07/01/1979, Thủ đơ Phnơm Pênh hồn
tồn được giải phóng.
Ngày 08/01/1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và
ra tuyên bố: Xóa bỏ hồn tồn chế độ diệt chủng của tập đồn Pơn Pốt, thành lập chế
độ Cộng hịa nhân dân Campuchia. Việt Nam cùng nhiều nước đã công nhận nước
Cộng hòa nhân dân Campuchia.
2.2 Kết quả của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
Thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã đập tan
âm mưu, thủ đoạn thâm độc của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary và các thế lực phản động
quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xóa bỏ
chính quyền phản động Pol Pot-Ieng Sary, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi bờ vực
của thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ
nguyên độc lập, tự do thật sự; chặn đứng mưu đồ chia rẽ truyền thống đồn kết lâu đời
của ba nước Đơng Dương.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được sự
giúp đỡ, phối hợp và hỗ trợ giữa quân Việt Nam và Campuchia đã đập tan được chính
quyền phản động Pôn Pốt từ trung ương đến cơ sở.


14

Chiến thắng ngày 7-1-1979 là thắng lợi chung của nhân dân hai nước Việt Nam
và Campuchia; thắng lợi của tinh thần quốc tế cao cả, sự giúp đỡ vô tư, chí nghĩa, chí
tình của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhân dân
Campuchia. Quan hệ Việt Nam-Campuchia chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ phát
triển hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước dựa trên ngun tắc hịa bình, tơn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, vì sự phát triển và phồn vinh
của mỗi nước. Đồng thời góp phần giữ vững hịa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam
Á và trên thế giới; vạch trần bản chất phản động của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary, cảnh

báo cho nhân loại nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa diệt chủng, chủ ng hĩa phát xít mới.
Từ ngày 23/12/1978 đến 17/01/1979, tồn bộ đất nước Campuchia được giải
phóng; phần lớn lực lượng Pôn Pốt bị tiêu diệt và tan rã, số còn lại lẩn trốn vào rừng
trên tuyến biên giới phía Tây, Tây Bắc Campuchia. Qn tình nguyện Việt Nam cùng
với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã tiêu diệt và làm tan rã 18 sư đồn
qn Pơn Pốt, diệt 12 nghìn tên, bắt 8.800 tên, gọi hàng 3.200 tên và làm tan rã tại chỗ
44 nghìn tên; giải phóng trên 4 triệu dân Campuchia, thu hồi tồn bộ cơ sở vật chất và
phương tiện kỹ thuật quân sự của quân Pôn Pốt; đập tan bộ máy thống trị của tập đồn
phản động Pơn Pốt từ trung ương đến cơ sở.
Trong thời gian gần hai năm chiến tranh, qn Pơn Pốt giết hại và bắt hơn 30
nghìn dân thường tại các xã biên giới của Việt Nam, 400 nghìn người dân mất nhà cửa,
trên 3 nghìn nhà bị bỏ hoang; nhiều nhà thờ, trường học, chùa chiền bị chúng đốt phá.
2.3. Ý nghĩa của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân,
dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng có ý nghĩa lớn lao không chỉ với Việt
Nam và Campuchia mà với cả khu vực cũng như thế giới:
- Đối với Việt Nam:
+ Khẳng định nhân dân Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng, sẵn sàng đập tan bất kỳ âm mưa và hành động
chống phá nào của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Giữ vững biên
cương và chủ quyền quốc gia lãnh thổ, bảo vệ vững chắc đất đai và cuộc sống hịa
bình cho nhân dân vùng biên giới Tây Nam, lập lại sự ổn định và trật tự vùng biên giới
+ Thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ truyền thống gắn bó thuỷ
chung, lâu đời, sự giúp đỡ trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, qn
đội và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia
+ Chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979) đã chứng tỏ sức mạnh chính nghĩa
của dân tộc Việt Nam sẵn sàng đánh bại quân Khmer Đỏ xâm lược và không ngại hy
sinh mất mát để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Từ trong cuộc

chiến tranh vệ quốc đó đã thể hiện quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ. Trong gần 4 năm tiến công đánh bại quân Khmer Đỏ xâm lược và
10 năm sau (1979-1989) đó thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp dân tộc Campuchia
hồi sinh là minh chứng sống động hùng hồn nhất không thể phủ nhận tính chính nghĩa
của cuộc chiến tranh vệ quốc mà quân dân Việt Nam tiến hành ở biên giới Tây Nam
Tổ quốc
+ Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã để lại nhiều
bài học kinh nghiêm quý trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN hiện nay:


15

Một là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời
phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù;
● Hai là, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân (QPTD ) vững mạnh, nhất là ở
những địa bàn chiến lược trọng điểm, biên giới, hải đảo;
● Ba là, chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao;
● Bốn là, nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực, tăng cường hợp tác, đối
ngoại quốc phòng với các nước, nhất là các nước láng giềng;
- Đối với nhân dân Campuchia:
+ Xóa bỏ hồn tồn chế độ diệt chủng của tập đồn Pơn Pốt, thành lập chế độ
Cơng hịa nhân dân Campuchia
+ Cứu nhân dân Campuchia ra khỏi thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được
sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự, hồi sinh đất nước
và dân tộc, xây dựng cuộc sống hịa bình, tươi đẹp
+ Giúp Campuchia gây dựng lại lực lượng cách mạng, khép lại trang sử đen tối,
đau thương của dân tộc Campuchia, mở ra quá trình giúp bạn làm lại cuộc cách mạng,
thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và phát triển đất nước Campuchia.

- Đối với quốc tế:
+ Thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự thủy chung, trọn nghĩa
vẹn tình giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia
+ Đưa quan hệ hai nước chuyển sang thời kì hồi phục, vun đắp tình đồn kết hữu
nghị truyền thống và hợp tác tồn diện dựa trên ngun tắc hịa bình, tơn trọng, độc
lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau vì
sự phát triển phồn vinh của mỗi nước
+ Góp phần giữ vững hịa bình, ổn định ở khu vực Đơng Nam Á và trên thế giới
+ Đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chế độ
độc tài và cảnh báo nhân loại cảnh giác trước nguy cơ cơ của chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi và chủ nghĩa phát xít mới.
Hơn 40 năm qua kể từ sau chiến thắng ngày 7-1-1979, mối quan hệ hữu nghị,
hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày
công vun đắp, đang không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích
thiết thực cho hai nước, vì hịa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.



16

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM
3.1. Chính sách đối ngoại của nhà nước ta (1975-1979)
Giai đoạn đầu sau thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam rơi vào tình thế bị
bao vây, cơ lập, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến sâu sắc. Những
năm đầu sau chiến tranh, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục
nước, nhất là các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất của
nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến
tranh. Đến năm 1975, căng thẳng bắt đầu phát triển vì Bắc Kinh ngày càng coi Việt
Nam là công cụ của Liên Xô để bao vây Trung Quốc. Trong khi đó, hỗ trợ ngày càng

tăng của Bắc Kinh đối với chính quyền Khmer Đỏ đã khiến Việt Nam nghi ngờ về
động cơ của Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi đáng kể, sau khi Hà Nội thiết lập lệnh
cấm tháng 3/1978 về thương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồng
Hoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn công Khmer Đỏ để bảo vệ chủ quyền quốc gia
(12/1978). Đó là nguyên nhân trực tiếp (cái cớ) để Trung Quốc phát động cuộc xâm
lược biên giới Việt Nam (2/1979). Phải đối mặt với việc cắt đứt viện trợ của Trung
Quốc và quan hệ quốc tế căng thẳng, Việt Nam thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Liên
Xô bằng cách tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (6/1978), ký Hiệp ước với Liên
Xơ (11/1978).
Đối với Mỹ, vì vẫn cịn tư duy, ý thức hệ nặng nề từ chiến tranh (coi cộng sản là
anh em, tư bản là thù địch) nên trong giai đoạn này, các nỗ lực bình thường hóa quan
hệ Việt - Mỹ chưa có gì tiến triển. Chủ yếu lúc này quan hệ 2 nước xung quanh vấn đề
MIA (người Mỹ mất tích). Mỹ đàm phán với Việt Nam với điều kiện tìm được tất cả
hài cốt lính Mỹ. Việt Nam thì muốn Mỹ bồi thường cho chiến tranh. Hai nước khơng
tìm được tiếng nói chung. 1977-1978, cả hai phía nỗ lực thúc đẩy bình thường hóa
quan hệ. Tuy nhiên, Việt Nam có sự điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn bày tỏ ý muốn
bình thường hóa với Mỹ, ngược lại, chính sách của Mỹ lúc mới đầu năm 1977 từ
nhượng bộ thì càng ngày càng cứng rắn hơn, gần với chính sách của thời kỳ 19751976 trước đó.
Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là “Ra sức
tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương
chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Trong
quan hệ với các nước, Đại hội VI chủ trương củng cố và tăng cường tình đồn kết
chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển
mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển quan
hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình
thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình
đẳng và cùng có lợi.
Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại
như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô – coi quan hệ với

Liên Xơ là hịn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu
ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang


17

diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đơng Nam Á hồ bình, tự
do, trung lập và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Đại hội lần thứ V của Đảng xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt
trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực
hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.
Về quan hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác tồn
diện với Liên Xơ là ngun tắc, là chiến lược và ln ln là hịn đá tảng trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia
có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy
cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại,
nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hồ bình và ổn định; chủ trương khơi
phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các ngun tắc cùng tồn tại hồ
bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh
tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước khơng phân biệt chế độ chính trị.
Ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này là xây dựng quan
hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường
đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước
không liên kết và các nước đang phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các
thế lực thù địch.
3.2 Bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam
Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã giúp Đảng và quân dân ta rút ra nhiều bài
học cảnh giác quốc tế hết sức sâu sắc:
Thứ nhất, ln thực hiện chủ trương hịa bình, đàm phán khi có mâu thuẫn xảy
ra nhưng khi khơng thể giải quyết bằng hịa bình, đàm phán thì sẵn sàng cương quyết

đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ, tự do của dân tộc và không phụ thuộc hay trông
chờ vào sự giúp đỡ của bất kỳ quốc gia nào.
Việt Nam là một đất nước u chuộng hịa bình và ln có trách nhiệm với nền
hịa bình thế giới. Vì vậy, từ bao đời nay, mọi sự tranh chấp quốc tế, Việt Nam đều
chọn trước tiên là giải pháp đấu tranh hịa bình theo luật pháp quốc tế, chủ yếu qua
đàm phán hoặc xây dựng các hiệp ước, hiệp định hữu nghị và hợp tác. Tuy nhiên, khi
cần thì ta sẵn sàng đấu tranh cương quyết theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, lấy
sức ta để lo cho ta, không lệ thuộc và trông chờ vào sự cảm thông hay giúp đỡ của
nước khác.
Thứ hai, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm bắt tình hình, kịp thời
phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù, các thế lực thù địch
hay những kẻ ảo tưởng với chiêu bài chủ nghĩa dân tộc.
Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ từ năm 1970, tập đoàn Pol
Pot đã tỏ rõ thái độ chống Việt Nam, ra sức xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam,
kích động thù hằn dân tộc, địi hoạch định lại biên giới, coi Việt Nam là “kẻ thù số
một”. Chúng đã thực hiện nhiều cuộc bắt bớ, thủ tiêu cán bộ Việt Nam và đảng viên
cộng sản Campuchia thân Việt Nam. Sau thắng lợi 1975, do nhiều nguyên nhân chủ
quan lẫn khách quan, ta chưa kịp thời đánh giá đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của
kẻ thù. Vì thế, thời gian đầu, ta đã bị động, bất ngờ trong việc xác định đối tượng tác
chiến, gặp khó khăn trước các đợt tiến cơng xâm lấn của quân Khmer Đỏ. Đây là điều
hết sức đáng tiếc và là bài học xương máu trong công tác đối ngoại và quốc phịng của
ta khi đó.
Ngày nay, Tồn Đảng, tồn dân và tồn qn phải tích cực qn triệt và triển khai
thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung


18

ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chiến lược quốc
phịng, chiến lược quân sự Việt Nam, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian

mạng, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên
giới trên đất liền, trên biển, trên khơng và trong lịng đất. Xây dựng và nâng cao sức
mạnh bảo vệ, tự bảo vệ của các cấp, các ngành, địa phương về mọi mặt, trước hết là về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tồn qn, nhất là các đơn vị đóng quân ở vùng biên
giới, biển, đảo phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, duy trì
nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu. Cơ quan quân sự địa phương các cấp phải phối hợp
với lực lượng công an, biên phịng tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh
đạo, chỉ đạo cơng tác qn sự, quốc phịng và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội trên địa
bàn.
Thứ ba, xây dựng thế trận tác chiến phòng thủ khu vực vững chắc, liên hồn,
linh hoạt, có chiều sâu để sẵn sàng đánh bại bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào.
Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, quân Pơn Pốt tiến cơng trên tồn tuyến
biên giới vào những địa bàn trọng điểm, có thời điểm chúng thọc sâu vào lãnh thổ
nước ta đến 20km. Do lực lượng, thế trận tại chỗ của ta có nơi mỏng, yếu, sở hở, chưa
kịp thời điều chỉnh dẫn đến những tổn thất về người và tài sản. Vì vậy, việc xây dựng
thế trận tác chiến phòng thủ khu vực vững chắc, liên hồn, hiểm hóc, linh hoạt có
chiều sâu, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với tiến cơng của địch là việc làm cần thiết.
Hiện nay, trên cơ sở dự kiến về địch và các tình huống, phương án tác chiến được
giao, các đơn vị cần chủ động chuẩn bị chiến trường về mặt thế trận, thiết bị chiến
trường. Việc xây dựng thế trận tác chiến phải đặt trong tổng thể thế trận khu vực
phòng thủ tỉnh, thành phố đã được chuẩn bị trước từ thời bình. Từ kết quả, kinh
nghiệm đã đạt được, các quân khu, địa phương tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 28NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng khu vực phòng thủ, đảm bảo “xã giữ vững xã,
huyện giữ vững huyện, tỉnh giữ vững tỉnh”. Theo đó, cần đẩy mạnh kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực, từng bước quy hoạch, xây dựng thế trận quân
sự, trọng tâm là: căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu, chốt chiến dịch, đường cơ
động, cơng trình phịng thủ, trận địa làm sẵn, hình thành thế trận phịng thủ, phịng ngự
vững chắc, thế tiến công linh hoạt, thế đánh rộng khắp, kết hợp chặt chẽ giữa tại chỗ
và cơ động trên từng địa bàn, hướng, khu vực, nhất là trên các địa bàn chiến lược,
trọng điểm. Trong điều kiện mới của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, việc xây
dựng thế trận phải đảm bảo rộng khắp, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, liên kết chặt

chẽ các căn cứ chiến đấu, cơng trình phịng thủ với làng, xã chiến đấu, đáp ứng yêu
cầu bám trụ, tác chiến rộng khắp của lực lượng vũ trang địa phương, nhằm căng kéo,
giam chân địch, buộc địch sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện cho
các binh đoàn chủ lực cơ động mở các chiến dịch, đánh trận then chốt, then chốt quyết
định tiêu diệt địch.
Thứ tư, điều chỉnh lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng thế trận
quân sự hợp lý, chặt chẽ, vững chắc, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, mặc dù lúc đầu ta còn gặp lúng túng,
đối phó bị động do chưa đánh giá đúng âm mưu, bản chất của địch, chậm xác định đối
tượng tác chiến, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ quốc
phịng, các qn khu phía Nam đã có sự điều chỉnh lực lượng hợp lý, tạo thế trận bảo
vệ biên giới liên hoàn, vững chắc, có sự gắn kết chặt chẽ giữa lực lượng ba thứ quân,
tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân vùng biên giới, chủ động cả trong phản công và
tiến công tiêu diệt địch.


19

Hiện nay, trên cơ sở thế bố trí chiến lược phòng thủ chung của đất nước và khu
vực phòng thủ tỉnh, thành phố đã được xây dựng, cần tập trung bố trí thế trận quân sự
hợp lý, chặt chẽ, tạo ra thế trận liên hoàn, vững chắc, bảo đảm cho hoạt động tác chiến
của bộ đội chủ lực trong tác chiến chiến lược, chiến dịch và các hoạt động khác đạt
mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Quân đội nhân dân phải được tổ chức theo hướng tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu hợp
lý giữa các quân chủng, binh chủng, giữa lực lượng thường trực và dự bị động viên, bộ
đội chủ lực và bộ đội địa phương. Trên cơ sở đó, điều chỉnh thế bố trí lực lượng trên
các vùng, miền, nhất là khu vực có tầm chiến lược quan trọng; tổ chức, sử dụng lực
lượng tại chỗ linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng và loại hình tác chiến;
nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức, sử dụng lực lượng cơ động chiến lược trong
tình hình mới.

Thứ năm, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và quốc tế,
giúp đỡ và san sẻ những khó khăn, hợp tác cùng phát triển chia sẻ hài hịa lợi ích
nhưng vẫn phải dựa trên ngun tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của mình, khơng để bất cứ quốc gia nào xâm phạm đến độc lập chủ quyền
dân tộc của Việt Nam.
Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Việt Nam nỗ lực, tăng cường thiết
lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới đặc biệt là
với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc (1950), Liên Xô (1950),
Cam-pu-chia (1967), Lào (1962), Cu-ba (1960), tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế
(6/1978), ký Hiệp ước với Liên Xô (11/1978).
Củng cố thêm sức mạnh, niềm tin vào tư tưởng đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa; tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế
nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Cùng với đó là đồn kết, giúp đỡ
nhau cùng phát triển. Thế nhưng, trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, năm
1975, căng thẳng bắt đầu phát triển vì Bắc Kinh ngày càng coi Việt Nam là công cụ
của Liên Xô để bao vây Trung Quốc. Trong khi đó, hỗ trợ ngày càng tăng của Bắc
Kinh đối với chính quyền Khmer Đỏ đã khiến Việt Nam nghi ngờ về động cơ của
Trung Quốc.Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi đáng kể, sau khi Hà Nội thiết lập
lệnh cấm tháng 3/1978 về thương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng
đồng Hoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn công Khmer Đỏ để bảo vệ chủ quyền quốc gia
(12/1978).
Thêm một minh chứng cho chính sách đối ngoại mềm dẻo thiết lập quan hệ ngoại
giao với các nước nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc
không để bất kỳ quốc gia nào xâm phạm đến lãnh thổ. Ngày 2-5-2014, giàn khoan Hải
Dương 981 được Trung Quốc đưa đến khu vực biển cách đảo Tri Tơn thuộc quần đảo
Hồng Sa (huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng của Việt Nam) 17 hải lý (khoảng 30
km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý
Sơn (tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đơng. Vị trí mà Trung
Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm
lục địa của Việt Nam. Ngay khi xảy ra vụ việc, phía Việt Nam đã thực hiện nhiều biện

pháp quyết liệt để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình, như cử nhiều tàu
bao gồm tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư tới các khu vực gần giàn khoan, tổ chức bảo
vệ các tàu cá của ngư dân Việt Nam bị các tàu của Trung Quốc đâm va, đánh chìm,
cướp tài sản; hai bên đã có nhiều cuộc làm việc để giải quyết vấn đề trên cơ sở hịa
bình; trao cơng hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ
tống… Do sự đấu tranh quyết liệt của phía Việt Nam trên nhiều phương tiện và mặt


20

trận, sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, ngày 16-7-2014, toàn bộ tàu của
Trung Quốc cùng với giàn khoan đã rút khỏi khu vực hạ đặt và di chuyển về phía đảo
Hải Nam.
Đại hội Đảng tồn quốc thứ XIII cũng tiếp tục xác định nhiệm vụ đối ngoại là
“Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu
giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước, nâng cao đời sống Nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ
Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất
nước và góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới”.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, cơng tác đối
ngoại quốc phịng là một trong những trụ cột để củng cố, tăng cường quan hệ với các
nước láng giềng, nước lớn, các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và các nước trên thế giới; là kênh quan trọng, hiệu quả, góp phần bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi
ích quốc gia, dân tộc, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước, của Quân đội trên trường
quốc tế. Để nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả của cơng tác đối ngoại quốc phịng,
chúng ta cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
số 806-NQ/QUTW, ngày 31-12-2013, của Quân ủy Trung ương, “Về hội nhập quốc tế

và đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Thống nhất mục
tiêu nhất quán và xuyên suốt của hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng là bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc từ sớm, từ
xa, giữ vững ổn định chính trị, tạo mơi trường hịa bình và tạo điều kiện thuận lợi cho
các lĩnh vực khác hội nhập quốc tế để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Trong tổ chức thực hiện, cơng tác đối ngoại quốc phịng cần qn triệt và thực
hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo có tính ngun tắc trong đường lối đối ngoại
của Đảng, đó là: giữ vững độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ; với phương châm: tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, “vừa hợp
tác, vừa đấu tranh”. Tiếp tục đưa công tác đối ngoại quốc phòng đi vào chiều sâu, bền
vững, trong đó ưu tiên hợp tác với các nước láng giềng, có chung đường biên giới, các
nước trong khu vực, phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước lớn, tăng cường quan
hệ với các nước bạn bè truyền thống và các nước công nghiệp phát triển, nhằm hướng
tới mục tiêu cao nhất là tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc.
3.3 Bình luận sự việc lịch sử Quân đội tình nguyện Việt Nam sang Campuchia
giúp đỡ
Việc mà quân đội tình nguyện Việt Nam sang Campuchia giúp đỡ đã dậy lên
nhiều tranh cãi:
- Trước hết là những lý do phản đối, coi hành động đó là khơng hợp lý vì:
Thứ nhất là, khi đó Việt Nam mới vừa trải qua chiến tranh, đất nước cịn đang rất
khó khăn về mọi mặt, tổn thất nhiều về người và tài sản. Nền kinh tế vẫn còn nghèo
nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài.


21

Tình hình xã hội cũng chưa được cải thiện, cuộc sống người dân cịn rất khó khăn,
bệnh dịch tràn lan. Lực lượng quân sự đã bị thiệt hại rất lớn cả về con người và tài sản

và chưa thể khôi phục ngay. Điều kiện cịn rất khó khăn để có thể tiếp tục chiến đấu.
Hơn nữa sau nhiều năm dòng dã kháng chiến nay hịa bình độc lập được giành lại thì
các chiến sĩ của chúng ta được về với gia đình song lại được kêu gọi đứng lên chiến
đấu giành lại độc lập cho nước bạn điều này làm cho tinh thần của các chiến sĩ không
được đẩy lên cao trào, bị đắn đo.
Thứ hai là, hành động này lại bị thế giới hiểu nhầm là “Việt Nam đưa quân sang
xâm lược Campuchia” làm cho Việt Nam mất đi uy tín trên trường quốc tế, bị thế giới
chỉ trích, quay lưng lại với Việt Nam, khiến Việt Nam bị bao vây cấm vận. Đối với
một đất nước vừa trải qua chiến tranh, đang trong q trình xây dựng, khơi phục lại đất
nước thì điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến q trình khơi phục lại
đất nước. Bước đi này được coi là quá mạo hiểm và liều lĩnh trong hoàn cảnh nước ta
lúc bấy giờ.
- Bên cạnh đó thì việc chúng ta mang qn tình nguyện sang Campuchia giúp đỡ
nước bạn là chính đáng và cần thiết:
Việt Nam là một nước giàu tình cảm luôn quý trọng, tôn trọng các nước, đặc biệt
là với các nước láng giềng cùng trên bán đảo Đông Dương trong đó có Campuchia.
Chính vì thế mà khi nhận được yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước
Campuchia, từ ngày 26/12/1978 quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ tổng tiến công
đánh đổ bọn diệt chủng Pôn Pốt vào ngày 7/1/1979. Hành động đó của Việt Nam là
chính nghĩa và xuất phát từ trách nhiệm quốc tế, tình láng giềng và cũng là nhu cầu tự
vệ chính đáng được ghi nhận trong điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc, đã được nhân
dân Campuchia và thế giới ghi nhận.
Tiếp đến, bọn Pôn Pốt rất độc ác, người dân bị ép lao động đến kiệt sức trong
điều kiện hà khắc, ăn rồi lại làm, uống rồi lại tiếp tục công việc không nghỉ, Chỉ trong
1 nhà tù ở Phnom Penh, vốn từng là một trường học, Khmer Đỏ giam cầm 17.000
người, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ. Nhiều người trong đó bị tra tấn và giết hại, làm
cho nhân dân Campuchia sống trong địa ngục. Tháng 6-1977, lãnh đạo Khmer Đỏ ra
nghị quyết coi Việt Nam “là kẻ thù số một, kẻ thù vĩnh cửu” của Campuchia và từ đây,
chúng ngang nhiên mở rộng xung đột thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Dựa
vào những điều này thì Việt Nam chúng ta bắt buộc phải chiến đấu với bọn Pơn Pốt,

triệt để xóa bỏ qn đội Pơn Pốt để mang lại độc lập cho nhân dân chúng ta, loại bỏ
mối đe dọa xâm lược sau này.
Trước nhiều luồng ý kiến như vậy nhưng Đảng ta vẫn quyết định cho quân đội
Việt nam sang giúp đỡ Campuchia chống lại quân Pôn Pốt. Và cho đến ngày nay, hành
động này vẫn cịn gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên nhóm lại cho rằng hành động này của
Đảng ta là sáng suốt và chính đáng vì đánh qn Pơn Pốt khơng chỉ là giúp đỡ đất
nước láng giềng Campuchia mà còn là tự vệ chính đánh, diệt bỏ tận gốc mối đe dọa
xâm lược sau này.


22

KẾT LUẬN
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1975-1978 là một trong
hai mươi ba cuộc chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam,
chính nghĩa và tất thắng. Bởi đó vẫn là chiến tranh Nhân dân với nghệ thuật quân sự
truyền thống theo lối đánh dựa vào thế núi sông bờ cõi để làm chủ chiến trường, tiêu
diệt sinh lực địch, giữ gìn từng tấc đất giang sơn Tổ quốc cả đất liền và biển đảo.
Thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc có ý nghĩa
rất to lớn đối với Việt Nam vì cuộc chiến tranh đã một lần nữa khẳng định nhân dân
Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
trong sáng, sẵn sàng đập tan bất kỳ âm mưu và hành động chống phá nào của các thế
lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
đồng thời thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ truyền thống gắn bó thủy
chung, lâu đời, sự giúp đỡ trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, Qn
đội và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia.
Cuộc chiến tranh cũng để lại nhiều bài học về đối ngoại đắt giá cho Việt Nam,
trong đó phải kể đến nắm bắt tình hình của thế giới và khu vực, nâng cao tinh thần hữu
nghị với các nước khu vực và trên thế giới, luôn cập nhật và dự báo các xu hướng quan
hệ quốc tế và luôn giữ trạng thái chủ động chuẩn bị về mọi mặt để chống lại các thế

lực thù địch có mục đích xấu.
Với truyền thống chống giặc lâu đời kết hợp với những bài học kinh nghiệm từ
các cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam ta sẽ ln hướng đến việc xây dựng và giữ
gìn một độc lập dân tộc lâu dài và bền vững.


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật: Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản

Việt Nam, Hà Nội, 2021
2. Ánh Dương: Toàn bộ diễn biến chiến tranh biên giới Tây Nam, 2019. Từ

/>3. Báo điện tử Nghệ An: Bài học từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc,

2022, từ />4. Báo điện tử Quân khu 5: Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc chiến vệ

Quốc lớn của dân tộc, 2021, từ />5. Báo điện tử Quân đội Nhân dân Việt Nam: Chiến thắng chiến tranh bảo vệ

Tổ quốc ở biên giới Tây Nam: Bài học cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất
nước, 2018, Từ />6. Tạp chí Quốc phịng Tồn dân: Nghệ thuật sử dụng lực lượng trong cuộc

chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, 2020, Từ


24

/>7. Tạp chí Ban tuyên giáo Trung Ương: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40


năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc,
2018, từ />8. ThS Hồng Thị Thúy: Chính sách đối ngoại giai đoạn 1976-1986 và những

bài học kinh nghiệm, 2018, Từ
/>9. TS Hồ Việt Hùng: Chính sách đối ngoại gây căng thẳng của nhà nước

Campuchia dân chủ và những nỗ lực giải quyết hịa bình của Việt Nam giai
đoạn 1975-1979, 2022, từ />


×