Dạng đề chi tiết
Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ qua hai
đoạn văn.
I/Mở bài
Có người từng đưa ra một nhận xét tinh tế: “Câu chuyện vợ nhặt đầy bóng tối
nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”, và cũng phải chăng những tia
sáng ấm lòng ấy là tình yêu thương, là sự sống mãnh liệt và khát khao hạnh phúc của
các nhân vật khi bị đẩy đến bước đường cùng. Bằng sự quan sát tinh tế và tấm lòng
đồng cảm sâu sắc Kim Lân đã khiến người đọc thực sự xúc động khi xây dựng thành
công truyện ngắn Vợ Nhặt với những chi tiết nghệ thuật giàu sức nặng: Linh hồn của
tác phẩm được kết tinh đậm nét trong hai chi tiết được coi là điểm sáng nghệ thuật là
chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ.
II/ Thân bài
1.Giới thiệu khái qt:
-Tập “Con chó xấu xí” (1962). Tác phẩm là bài ca ca ngợi sự sống tình người và
khát khao hướng về tổ ấm gia đình. Tư tưởng ấy được gửi gắm qua những hạt bụi
vàng của tác phẩm là các chi tiết nghệ thuật.
a)K/n chi tiết
Chi tiết được coi là tiểu tiết của tác phẩm, đó có thể là một hành động, một cử chỉ,
một lời nói của con người hoặc đặc tính của sự vật.
b)Vai trò
-Macxigoocki từng cho rằng “Chi tiết miêu tả làm nên nhà văn lớn”. Thật vậy, nếu
thơ cuốn hút người đọc bằng ngơn từ thì truyện ngắn lại bằng chi tiết, nơi kết tinh tư
tưởng chủ đề và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Thành cơng của nhà văn chính là việc
tìm tịi, sáng tạo chi tiết và thổi bùng lên chủ đề.
-Theo cách hiểu thì chi tiết nụ cười của Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ đã
hịan thành được thứ đó.
3.Phân tích
*Chi tiết nụ cười:
Truyện kể về nhân vật Tràng - một nhân vật của tác phẩm, là một anh chàng nông
dân thô kệch nhưng bỗng dưng nhặt được vợ trong thảm cảnh ngày đói. Sự kiện này
đã tác động mạnh mẽ đến một loạt những thay đổi trong hành động, cử chỉ và trong đó
có nụ cười của Tràng. Hình ảnh nụ cười được nhắc nhiều lần nhưng gây ấn tượng nhất
là bối cảnh đường về xóm ngụ cư, dẫu chị vợ nhặt vờ “Tủm tỉm cười, mặt phấn phớ,
hai mắt sáng lấp lánh”.
Đây là một chi tiết khá hấp dẫn. Nụ cười trước hết là biểu hiện một trạng thái vui
sướng, hân hoan đang dâng trào trong Tràng. Cảm xúc ấy diễn cụ thể trực tiếp trên nét
mặt, cử chỉ của Tràng. Việc có người theo về làm vợ trong thâm cảnh ngày đói đã
khiến chàng băn khoăn “…” . Nhưng nỗi lo ấy tan đi rất nhanh để nhường chỗ cho
niềm vui. Đây chính là minh chứng cho thấy một chàng trai nơng dân thô kệch, chất
phác, đơn giản. Sự chân thật này cũng làm nên sức hấp dẫn cho nhân vật.
Đặc biệt khi cái đói đã hiện hình “…” thì nụ cười của Tràng đã xua được cảm giác
ngột ngạt bế tắc đưa như cơn gió mát lành dịu đi căng thẳng của người đó. Nó thể hiện
cái nhìn lạc quan, niềm hy vọng và hơn hết là niềm khao khát hướng về sự sống hạnh
phúc và tổ ấm gia đình. Dường như chính tình u thương đã đem lại niềm vui hạnh
phúc, nụ cười cho con người.
*Chi tiết giọt nước mắt:
Bên cạnh việc khắc họa tâm lý của Tràng qua hình ảnh nụ cười, Kim Lân cũng
dành những câu văn xúc động để nói về bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. Ban đầu
khi chứng kiến sự xuất hiện của chị vợ nhặt bà cụ Tứ tỏ ra rất ngạc nhiên tới sửng sốt.
Nhưng qua lời giới thiệu của Tràng và khi hiểu ra thì ở bà cụ Tứ dâng trào nhiều cảm
xúc “Người ta dựng vợ gả chồng là vào lúc…” nhưng chưa nghĩ được hết, câu thơ
“hai kĩ mắt kèm nhèm của bà cụ Tứ rỉ xuống hai dòng nước mắt”
Giọt nước mắt của bà cụ Tứ đem đến những thông điệp đầy ý nghĩa. Trước hết nó
tái ngộ cảnh bi đát của người mẹ nông dân nghèo khốn khổ. Việc con lấy vợ là sự kiện
trọng đại của đời người, là niềm vui lớn lao nhưng thảm cảnh ngày đói và sự trải
nghiệm của cả một đời đói khát khiến bà xót xa, tủi thân tủi phận cho chính mình.
Giọt nước mắt khổ đau ấy như lời kết án đanh thép tội ác của thực dân Pháp và phát
xít Nhật đẩy con người đến cùng cực.
Nhưng sâu xa hơn và xúc động nhất là giọt nước mắt lại chứa đựng tấm lòng yêu
thương con của người mẹ. Dường như trái tim của người mẹ ấy đang rung lên những
nhịp đập đau đớn vì thương vơ hạn cậu con trai tội nghiệp của mình. Nó khiến người
đọc nhớ về giọt nước mắt nồng nàn đắng cay của người cha nghèo trong truyện ngắn
“một đám cưới” của Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến từng nói “Tuổi già hạt lệ như
sương” nên giọt nước mắt của người mẹ gần đất xa trời ấy là những tình cảm sâu đậm
nhất, cháy bỏng nhất khiến trái tim người đọc tan chảy.
4.Đánh giá
a)ND, NT
Có thể nói chi tiết giọt nước mắt và nụ cười là biểu hiện của hai trạng thái cảm xúc
đối lập nhau nhưng cùng làm tỏa sáng hai tầng nghĩa sâu xa:
+)Là tín hiệu hé mở về cuộc đời mới.
+)Làm sáng lên lấp lánh vẻ đẹp tính cách nhân vật đó là khát khao hạnh phúc và tổ
ấm gia đình.
+)Với ý nghĩa đó hai chi tiết đã làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm cũng như giá
trị hiện thực và nhân đạo.
+)Điều đặc biệt đây là chi tiết giàu sức nặng nghệ thuật, là tấm bản lề góp phần vào
kết cấu cốt truyện, xây dựng TH truyện…
b)Thái độ, tình cảm nhà văn
Qua hai chi tiết này người đọc thấy được sự đồng cảm, thấu hiểu của Kim Lân
cũng như sự trân trọng, ngợi ca mà ơng dành cho nhân vật. Đó chính là chiều sâu nhân
đạo trong ngòi bút của Kim Lân.
Lựa chọn chi tiết, Kim Lân khẳng định được tài năng nghệ thuật, óc quan sát tinh tế,
nhạy bén và đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn từ.
Chi tiết tiếng sáo và tiếng vó ngựa (VCAP)
I.Mở bài:
TB là mảnh hồn thiêng của sông núi, là miền đất hứa sản sinh ra năng lượng dồi
dào để truyền cảm hứng mãnh liệt cho người nghệ sĩ để viết nên những trang thơ,
trong văn lấp lánh. Người mẹ của hồn thơ ấy đã thả vào bao hồn thơ đẹp của CLV, đã
lấp lánh chất vàng mười trong NLĐSĐ của NT và phả vào trang văn của Tố Hữu với
sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người nơi đây, đó là vẻ đẹp của nhân vật Mị. Số
phận và vẻ đẹp của Mị kết tinh đậm nét qua hai chi tiết tiếng sáo và tiếng chân ngựa
trong đêm tình mùa xuân “…”.
II.Thân bài
1)Giới thiệu KQ
Vợ chồng A Phủ được trích từ tập “truyện Tây Bắc” (1952) là kết quả chuyến đi
thực tế của Tố Hữu lên vùng cao Tây Bắc. Tác phẩm là bài ca ca ngợi sức sống tiềm
tàng mãnh liệt của người lao động vùng cao ngay cả khi họ đã bị vùi dập. Vẻ đẹp ấy,
sức sống ấy lan tỏa trong tồn thiên truyện và đóng lại sâu sắc ở nhân vật Mị.
2)Chi tiết
a)K/n
Chi tiết được coi là tiểu tiết của tác phẩm, có thể hiểu là một hành động, một lời
nói, một cử chỉ của nhân vật hay một đặc tính của sự vật... Chi tiết nghệ thuật được
coi là con mắt giúp ta nhìn thấu suốt đối tượng bởi chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn,
chi tiết có sức nặng nghệ thuật bởi nói là nơi gửi gắm ý đồ nghệ thuật và tư tưởng chủ
đề. Sứ mệnh của nhà văn là tìm tịi, sáng tạo các chi tiết được coi là hạt bụi vàng của
tác phẩm. Với ý niệm đó, Tố Hữu đã khắc sâu trong tâm hồn người đọc hình tượng
nhân vật Mị với nhiều chi tiết giàu sức gợi và trước hết là chi tiết âm thanh tiếng sáo.
*Chi tiết tiếng sáo:
Mị từng là cô gái trẻ đẹp, yêu lao động nhưng khi bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà
thống lĩnh Mị đã hồn tồn bị nơ lệ hóa đến tê liệt về thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng tất
cả đã thay đổi vào thời khắc kỳ diệu đó là khơng khí náo nức, tưng bừng của lễ hội
mùa xuân Tây Bắc. Ý niệm về thời gian đánh thức, Mị sống lại với một thời tuổi trẻ
mê say ngọt ngào. Trở về với hiện tại, Mị ý thức sâu sắc về giá trị của bản thân, cảm
xúc vui sướng, Mị nhận ra sự vô lý bất công và ý nghĩ về cái chết một lần nữa ập đến.
Nhưng tiếng sáo đã kéo Mị về với thực tại, Mị bừng dậy với một chuỗi hành động
quyết liệt nhưng chính lúc đó, mẹ bị vùi dập phũ phàng. Và lúc này, âm thanh tiếng
sáo một lần nữa vút lên.
Đây không phải là lần đầu tiên tiếng sáo vang trong suốt đêm tình mùa xuân, tiếng
sáo trở đi trở lại như một điệp khúc. Giờ đây trong bối cảnh đang bị trói ấy, âm thanh
tiếng sáo vút lên ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó khơng chỉ là một đặc trưng phong tục
tập quán mang đậm bản sắc vùng cao, hay là biểu hiện cho tài năng của Mị. Nếu
trước đó tiếng sáo là tác nhân phá tan lớp vỏ vô cảm đến tê liệt, mở toang cánh cửa
trái tim Mị, đánh thức cảm xúc, hồi ức, suy nghĩ và chuyển hóa. Còn trong thời khắc
này, âm thanh tiếng sáo đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất cho sự khát vọng sống,
khát khao tình yêu hạnh phúc. Nhà văn Tố Hữu đã từng nói: “Tiếng sáo kia ra quá tha
thiết, nó dìu hồn Mị bay lên trên hồn cảnh”. Thật vậy, tưởng chừng như sự ra tay tàn
độc của A Sử đã đập tan dập tắt ngọn lửa sống đang trỗi dậy trong lịng Mị. Nhưng
khơng, tiếng sáo một lần nữa hồi sinh trong tâm hồn Mị, lay động, nâng đỡ và thổi
bùng lên ở Mị một sự phản kháng âm thầm nhưng rất quyết liệt. Sợi dây trói buộc kia
chỉ cầm giữ thân xác Mị còn tâm hồn Mị thực sự đang thăng hoa cùng tiếng sáo gọi
bạn tình. Khi Mị vẫn cịn thả hồn theo những cuộc chơi là Mị đã giải thoát khỏi sự
cầm tù về tâm hồn. Men rượu nồng nàn, những giai điệu lời hát đắm say đã thôi thúc
khiến Mị vùng bước đi. Ba tiếng ấy thêm một lần nữa khẳng định sự bùng cháy của
niềm ham sống, khát sống. Nó gợi ta nhớ đến âm thanh tiếng chim hót ngồi kia vui
vẻ quá trong truyện ngắn Chí Phèo đã kéo chí ra khỏi vũng bùn tội lỗi của con quỷ dữ
làng Vũ Đại và giờ đây tâm hồn Mị cũng đang rung lên theo từng nhịp tiếng sáo với
sự hồi sinh mãnh liệt.
*Chi tiết tiếng chân ngựa:
Đối lập lại âm thanh tiếng chân ngựa lại là hình ảnh của cuộc sống thực tại đó là
hiện thực phũ phàng, cay đắng làm tan vỡ âm thanh tiếng sáo, kéo Mị trở về đối diện
với tình cảnh đáng thương, bi đát của mình. Âm thanh ấy khiến Mị cay đắng nhận ra
thân phận thực sự của mình “Mị thưởng thức…”. Rõ ràng Mị đã khơng dễ dàng chiến
thắng được hồn cảnh cũng như khơng tự giải thốt được cho chính mình. Nhưng
đáng trân trọng nhất là khi Mị tự nhận thức được giá trị chính mình tức là Mị thốt
khỏi trạng thái câm lặng tê liệt.
3)Đánh giá
Chi tiết âm thanh tiếng sáo và tiếng chân ngựa tuy đối lập nhau nhưng đều hợp
nghĩa để làm nên giá trị lớn lao:
+)Nói hé mở cho người đọc về số phận và tình cảnh đáng thương của Mị dưới ách
thống trị của phong kiến chúa đất và thực dân.
+)Nó là tín hiệu đẹp đẽ để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
+)Hai chi tiết này tựa như một tấm bản lề tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời nhân
vật tác động mạnh đến kết cấu tác phẩm và tâm lí nhân vật.