Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ
Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong nạn 12 sứ quân, xây dựng nền thống nhất quốc
gia. Năm sau, năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư. Thực ra Hoa Lư
thuở đó tuy giao thông thủy bộ cũng thuận lợi nhưng chưa phải là 1 trung tâm kinh tế
hoặc văn hóa lớn. Mói đó là 1 vùng núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc phòng giữ, tự
vệ về mặt quân sự hơn là hoạt động kinh tế. Và Đinh Bộ Lĩnh đã chọn nơi ấy làm kinh
đô.
Triếu Đinh rồi triều Lê sau 50 năm xây dựng chính quyền đã củng cố vững vàng chế độ
trung ương tập quyền, ổn định được đời sống chính trị. Nền kinh tế bước đầu phát triển.
Do không bị xáo trộn về chiến tranh nên sản xuất nông nghiệp được mở rộng (nhà nước
cũng khuyến khích nghề nông, vua Lê Đại Hành từng đích thân đi cày ruộng tịch điền ở
núi Đọi và núi Bàn Hải). Các nghề thủ công cổ truyền như nghề gốm, nghề dệt, nghề
đúc đồng cũng phát triển. Nhiều công trình đào kênh, khai sông để mở mang về giao
thông đường thủy - và cả để tưới nước, tiêu nước cho đồng ruộng - đựoc tiến hành, nhờ
đó thuyền bè qua lại giữa khoảng lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam được thuận
tiện. Những con đường bộ cũng được mở thêm, bồi đắp và trên những trục chính có đặt
hệ thống trạm dịch. Các con đường thủy bộ ấy thực sự đã tạo điều kiện cho mở rộng
thêm mối giao lưu kinh tế trong nước. Cho nên có thể nói rằng sang đời Lý (tức từ năm
1009) công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững
chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập.
Không thể tiếp tục đặt kinh đô, đầu não của quốc gia ở vùng núi non hiểm trở nên mùa
đông năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua thì mùa thu năm sau ông đã quyết định dời
kinh đô về thành Đại La. Ông ban bố một bài chiếu gọi là “Chiếu dời đô”(thiên đô
chiếu). Ông khẳng định kinh đo phải “chọn đóng ở nơi trung tam để mưu nghiệp lớn,
tính kế lâu dài cho con cháu đời sau” và nơi đó thì không thể nơi nào khác ngoài thành
Đại La, vì “ở vào trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở
giữa bốn phương Đông,Tây, Nam, Bắc, tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa hình
rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn
vật hết sức tốt tươi phồn thịnh, xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ
tụ hội quan yếu của bốn phương, là đô thành bậc nhất đáng đặt làm Kinh sư cho muôn
đời”.
Lý Công Uẩn thật có con mắt tinh đời và tầm nhìn xa rộng vì cho đến nay Hà Nội vẫn
giữ nguyên vị trí và tư thế mà ông đã nhìn ra từ đầu thế kỉ XI.
Nhưng cũng xin nêu một ý mọn là trong bái chiếu lịch sử đó Lý Công Uẩn có phê phán
2 triều Đinh-Lê là không biết dời đô để “muôn vật tiêu điều”, “vận số ngắn ngủi”, thì sự
phê phán đó có phần quá đáng. Thời thế Đinh Bộ Lĩnh và Lề Hoàn khác với thời Lý
Công Uẩn. Chính 50 năm mở ra nền chính thống của Đinh và Lê là cơ sở cho sự dời đô.
Nói cách khác, chính Đinh và Lê đã tạo những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự lựa
chọn kinh đô của họ Lý. Nhưng đó lại là chuyện khác. Xin trở lại lộ trình dời đô của vị
vua sáng tạo triều Lý.
Sử Toàn thư có ghi: “Mùa thu tháng bảy năm canh Tuất (1010) vua dời đô từ thành
Hoa Lư sang thành Đại La, thuyền tạm đỗ dười thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền
ngự, dó đó đổi gọi là thành Thăng Long”.
Như thế thì lần dời đô của vùa Lý đã đi theo đường thủy và đi vào cuối mùa hè. Chọn lộ
trình và thời điểm như vậy hẳn là ông lợi dụng mùa nước lên để không lo bị mắc cạn,
cũng như lợi dụng mùa gió nồm để buồm được no gió, đỡ nhiều công chèo chống.
Nhưng, ông và xa giá hoàng tộc, quan quân, tóm lại là bốc cả một triều đình ra Bắc theo
những nẻo đường nào? Đành là đường thủy nhưng sông nước ra sao? Gần đây trên báo
chí và một số cuộc hội thảo đã tững có những ý kiến về vấn đề này. Có một điều mọi
người nhất trí là chắc chắn đoàn thuyền ngự phải từ Thành Ngoại ra sông Hoàng
Long rồi ra sông Đáy, cụ thể là tới ngã ba Gián Khẩu. Tới đây mới nảy sinh những ý
kiến khác nhau về lộ trình dời đô. Có 4 giả thuyết:
1. Theo đường biển:
Một vài người nếu ý kiến là để phô trương thanh thế, đoàn thuyền ngự sẽ từ ngã ba
Gián Khẩu đi xuôi ra cửa sông Đáy tứ cửa Đại Ác (sau đổi ra là Đại An) rồi men theo
bờ biển ngược qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), đi dọc bờ biển Hải Hậu, Giao
Thủy tới cửa Ba Lạt rồi vào sông Hồng ngược lên Đại La.
2. Theo đường sông 1:
Một vài người đề xuất ý kiến là từ ngã ba Gián Khẩu, đoàn thuyền ngự cũng xuôi dòng
Đáy, nhưng đến Độc Bộ tức chỗ giao nhau giữa sông Đáy VÀ Sông Vị Hoàng (còn gọi
là sông Nam Định hoặc sông Đào) thì đi vào sông này, ngược lên nơi nay là thành phố
Nam Định rồi ra sông Hồng để lên Đại La.
3. Theo đường sông 2:
Có người lại nêu là từ Gián Khẩu thuyền ngự đi ngược lên tới nơi nay là Phủ Lý (chỗ
sông Đáy gặp sông Nhuệ) rồi theo sông Nhuệ mà ngược lên vùng Hà Liễu (Thường
Tín) thì rẽ vào sông Tô Lịch để lên Đại La.
4. Theo đường sông 3:
Là giả thuyết của tác giả, đề xuất lộ trình như sau: Gián Khẩu – Phủ Lý rẽ vào sông
Châu, ra sông Hồng ở bơi nay là xã Tắc Giang rồi ngược lên Đại La.
Dưới đây sẽ bàn về các giả thuyết trên.
1. Theo đường biển: nếu theo đường này thì lộ trình sẽ đòi hỏi rất nhiều ngày vì như
vậy là coi như đi trọng một đường vòng thúng, lại đầy nguy hiểm, thiếu an toàn,, ai tính
được những bất ngờ có thể gây tai nạn trên biển nhất là mùa mưa tháng 7. Một vị vua
sáng suốt, định liệu công việc như thần thì không bao giờ lại lãng phí thời gian và phiêu
lưu mạo hiểm như vậy. Vả lại đi dọc vùng hạ bạn tiêu sơ và ven biển thì có gì mà phô
trương.
2. Theo đường sông xuôi xuống Độc Bộ rồi rẽ sang sông Đào ra Nam Định thì vẫn
là đi vòng, nhất là dường như sông Đào sớm lắm cũng mới được đào vàơ đời Trần.
Song dù thời Lý đã có sông này thì đường vẫn là quá dài, hành trình cũng kehó dài, bất
lợi về hậu cần và ảnh hưởng đến tính an toàn của chuyến đi. Ngoài ra, lại là mùa nước
lên, gió nồm thổi mạnh, rất gây khó khăn cho đoàn thuyền từ Gián Khẩu đến Độc Bộ,
theo độ đo ngày nay dài tới 20 km, chèo bơi ngược gió cùng phải trọn một ngày trời.
3 Theo đường sông, ra tới Phủ Lý rồi theo sông Nhuệ, rẽ vào sông Tô lên Đại La.
Như vậy thì không phải đi vòng về phía nam như hai giả thuyết trên, song trong thực tế
khó có thể là con đường sông cho một đoàn thuyền ngự dời đô, cua quan, hoàng tộc,
binh sĩ… phải có tới hàng trăm chiếc thuyền là ít. Vì sông Nhuệ cho tới nay vẫn là con
sông nhỏ lại có nhiều khúc quanh co, ngay ngày nay vẫn còn có những đoạn cong vòng
thúng ở Viên Hoàng (Phú Xuyên), ở Liễu Viên (Thường Tín)… Cách đây ngàn năm
hẳn nhiều vòng cong hơn, sau này theo thời gian với hiện tượng cướp dòng, sông mới
tạm thẳng như hiện nay. Và cả sông Tô Lịch cũng vậy, thuở xưa có nhiều khúc uốn, sau
mới có việc cướp dòng, dòng cũ thành ra các hồ Linh Đàm (Thanh Trì), Thượng Thanh
(Thanh Oai). Ấy vậy mà nay sông Tô Lịch vẫn còn nhiều khúc cong nhất là đoạn sắp đổ
vào sông Nhuệ như từ Quang Liệt vòng xuống Ngọc Hồi rồi làm một hình vòng thúng
qua Thọ Am, Nội Am (Thanh Trì) đến Duyên Trường (Thường Tín) lại bẻ quặt ngang
sang Nhị Châu rồi lại làm một đường vòng thúng xuống Hà Liễu.
Nêu vài ý kiến để nói rằng dòng Nhuệ và dòng Tô đến nay còn quanh co khuát khúc
như thế huống chi ngàn năm xưa, các dòng chưa kịp cướp các khúc cong (như sông
Hồng đã cướp khúc cong Hồ Khẩu, để rớt lại Hồ Tây). Và nếu cơ bản hơn là thuở xưa,
ít ra là thế kỉ này, Lịch Đào Nguyên-một học giả Trung Quốc khoảng 515 – 526 đã soạn
một sách riêng về sông ngòi của Trung Quốc và các “thuộc địa” trong đó có Việt Nam,
tên là Thủy kinh chú. Thực ra ở sách này Lịch Đào Nguyên làm việc chú giải bộ Thủy
Kinh do Tạng Khảm soạn từ đời Hán. Thủy Kinh chú 40 tập thì ở tập 37 tác giả chú giải
về sông Diệp Du – tức sông Hồng với 5 nhánh chính, tất nhiên gọi bằng các tên như
sông phía Bắc, sông phía Tả, sông giữa, sông Dài… May có học giả Đào Duy Anh đã
nghiên cứu, so sánh các sách kim cổ Đông Tây và tìm ra đó là các sông Cà Lồ, sông
Thiếp, sông Đuống, sông Hồng và sông Đáy. Không có sông Nhuệ. Tức là khi đó sông
Nhuệ chưa đáng kể hoặc mới chỉ là những đoạn ngắn chưa nối liền với nhau.
4. Cho nên chúng tôi cho rằng lộ trình dời đô của Lý Công Uẩn phải là sông Đáy –
sông Châu – sông Hồng rồi kết thúc là sông Tô. Đó là một lộ trình ngắn nhất, an toàn
nhất.
Ngày ấy, kinh thành Hoa Lư có 2 khu vực Thành Ngoại ở phía Đông, nay gồm các làng
Yên Thượng, Yên Hạ, Yên Thành; Thành Nội ở phía Tây nay là làng Chi Phong. Con
ngòi Sào Khê quanh co lượn khúc nối kinh thành với sông Hoàng Long. Thực ra Hoa
Lư không chỉ là 1 căn cứ bộ binh mà còn là một căn cứ thủy quân. Có thể là đoàn
thuyền vua Lý xuất phát ngay ở khu Thành Ngoại, ở chính tại ghềnh Tháp nơi từ thuở
vua Đinh lính thủy thường tập trận. Theo dòng Sào Khê ra sông Hoàng Long chỉ cần
khoảng thời gian ăn xong một miếng trầu (tất nhiên ngày đó Sào Khê và Hoàng Long
chưa cạn và hẹp như ngày nay). Bến sông đó sau có chờ nên được gọi là bến chợ
Trường Yên. Tương truyền vào thời mà Hoa Lư còn là kinh đô thì bến này khá đông
vui, quanh bến có những địa điểm màấcc tên gọi sau này cũng thấy có ở Thăng Long:
Cầu Dền, Đình Ngang, chùa Một Cột…
Từ bến sông Hoàng Long, thuyền trở lại xuôi về Đông, tới ngã ba Gián Khẩu – chỗ
sông Hoàng Long hòa nước vào sông Đáy – thì thuyền đi vào Đáy và ngược dòng lên
hướng Bắc. Tháng 7 âm lịch, gió nồm nên đi ngược cũng không khó khăn gì. Tới chỗ
nay là thị xã Phủ Lý thì là ngã ba sông Châu. Thực ra thì đây phải là khu vực ngã tư
sông, bởi sông Đáy từ vùng chùa Hương chảy về thì đón nước sông Nhuệ từ phía cầu
Giẽ xuôi hòa nhập vào, đồng thời tách ra nhánh Châu Giang. Nước sông Châu là sông
Đáy, sông Nhuệ cung ứng. (Đây là viết theo mục “sông Châu” trong phần “Hà Nội” của
sách Đại Nam nhất thống chi. Song cũng sách này ở mục “sông Nhị” lại nói sông Nhị
đến Yên Lệnh tách ra một nhánh tức sông Châu. Như thế thì sông Châu nhận nước sông
Hông. Vấn đề này cần tìm hiểu thêm). Kể ra thì từ đây cũng có thể theo Sông Nhuệ lên
Đại La, nhưng như đã nói ở trên, sông Nhuệ nhỏ hơn sông Hồng, làm giảm tốc độ lộ
trình. Sông Hồng thì rộng rãi và thẳng tắp mà cả sông Châu thuở đó cũng khá rộng cho
nên theo sông Châu ra sông Hồng là hợp lẽ. Đoàn thuyền ngự đén ngã tư này đã đi vào
sông Châu.
Chỗ ngã tư này là nơi giáp ranh 3 đơn vị hành chính: phường Lương Khánh Thiện của
thị xã Phủ Lý, Thôn Ba của xã Phù Vân (huyện Kim Bảng) và xóm Bắc Sơn của xã
Châu Sơn (cũng của huỵen Kim Bảng). Châu Giang thì nay là con sông đang thoi thóp
thở vì nó không còn có thể gặp sông Hồng được. Trước đây thì sông Châu là một sông
cũng khá lớn, nay cứ quan sát những vạt ruộng 2 bên bờ sông sẽ thấy những nơi thấp
chính là một phần của dòng sông thời xưa, nhất là xem hai triền đê ở hai bên bờ sông
thì cách nhau khá xa, đủ chứng tỏ là có thời lòng sông Châu khá rộng. Sông chảy về
phía Đông, đổ ra sông Hồng, nhưng không chỉ một nhánh. Từ Phủ Lý đến nơi giáp ranh
xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên) và xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục) thì sông Châu
đúng là chỉ một nhánh. Nhưng từ đây sông tách làm 2: một nhánh chảy ngược lên phía
Bắc tới nơi giáp ranh hai xã Yên Nam và Trác Văn (Duy Tiên) thì quặt sang Đông, đổ
vào sông Hồng ở chỗ nay là xóm Tắc Giang, thôn Lỗ Hà, Xã Chuyên Ngoại, làm ranh
giới tự nhiên cho 2 huyện Duy Tiên – Lý Nhân; một nhánh từ xã Bĩnh Nghĩa chảy xuôi
về Đông Nam làm ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân để rồi đổ ra
sông Hồng ở xã Hòa Hậu (Lý Nhân). Nay nhánh sông phía bên trên đã bị con đê mới
đắp thời Pháp thuộc chặn lại. Song chỗ cửa sông cũ (chỗ gặp sông Hồng) còn khá mênh
mông.
Ở nhánh dưới thì cũng xây cống với trạm bơm Hữu Bị. Do vậy, sông Châu không ra tới
sông Hồng được nữa. Nhưng cách đây nghìn năm thì sự thông thương trên sông là tất
nhiên. Và thuyền nhà Lý đã theo sông Châu Giang ra sông Hồng có thể theo 1 trong 2
nhánh nói trên.
Thực ra sông Châu là một huyết mạch quan trọng, tính theo sông Đáy đây là con sông
đầu tiên nối sông Đáy với sông Hồng. Cũng theo Toàn thư năm 987, vua Lê Đại Hành
đi cày tịch điền ở núi Đọi thì rõ ràng là ông phải đi thuyền theo sông Đáy – sông Châu.
Năm 1044 khi Lý Thái Tông đi đánh Chiêm cũng từ Thăng Long ra cửa sông Đáy để ra
biển vào Nam. Khi về ông có qua Hoa Lư và có ngủ đêm lại ở hành cung Lý Nhân. Như
vậy hành trình của ông cũng là theo sông Đáy, sông Châu ra sông Hồng để lên
Từ đó có thể hiểu là thời Tiền Lê và thời Lý, dòng sông Châu là nẻo qua lại quen thuộc
giữa Hoa Lư và Đại La – Thăng Long.
Như vậy, sông Hoàng Long – sông Đáy – sông Châu – sông Hồng là lộ trình dời đô
của Lý Thái Tổ.
Nhưng đoàn thuyền ngự vào thành bằng nẻo nào? Toàn thư có ghi: “vua dời đô từ Hoa
Lư ra Đại La. Thuyền tạm đỗ dưới thành”. Chi Tiết “thuyền tạm đỗ dưới thành” hóa
ra lại cũng là vấn đề. Vì như vậy là đoàn thuyền ngự đỗ sát ngay dưới chân thành Đại
La. Mà thành Đại La không hề ở bên bờ sông Hồng, mà ở bên bờ sông Tô. Thành Đại
La coi như gần trùng với vị trí thành Nhà Nguyễn sau này mà nay ai cũng biết mặt Bắc
nhìn ra sông Tô (phố Quán Thánh chính là chạy dọc bờ sông Tô). Các cuộc khai quật
khảo cổ học trong các năm 2002 – 2003 ở khu 18 Hoàng Diệu đã có thêm những bằng
chứng là thành Đại La nằm cùng khu vực với thành Nhà Nguyễn. Vậy năm 1010 trọng
đại ấy, vùa Lý đã cho thuyền từ sông Hồng rẽ vào sông Tô, đến cửa Thành Đại La thì
mới lên bộ mà vào thành. Con sông Tô ngày ấy chắc chắn vẫn còn là “Sông Tô nước
chảy trong ngần/ Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa”.
Như vậy, sông Tô đã nối dài thêm một đoạn cho lộ tình dời đô của Lý Thái Tổ.
Theo sách "Hà Nội - cõi đất,con người" của Nguyễn Vinh Phúc