Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) vận dụng lý luận về sự hình thành uy tín của người giáo viên trong việc rèn luyện bản thân tại trường đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.87 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Chủ đề số: 14
Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về sự hình thành uy tín của người giáo viên
trong việc rèn luyện bản thân tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

HẢI DƯƠNG-2021

Tieu luan


MỤC LỤC

1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn chủ đề…………………………………………………………2
1.2. Ý nghĩa của chủ đề………………………………………………………..2
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1. Giới thiệu về uy tín………………………………………………………..3
2.1.1. Uy tín là gì?....................................................................................3
2.1.2. Thế nào là người giáo viên có uy tín?............................................4
2.2. Vai trị uy tín của người giáo viên………………………………………..4
2.2.1. Tầm quan trọng của uy tín..............................................................4
2.2.2. Vai trị uy tín của người giáo viên..................................................4
2.3. Con đường hình thành uy tín của người giáo viên...................................6
2.3.1. Nâng cao uy tín sư phạm của người giáo viên...............................6
2.3.2. Mở rộng: “Hiệu ứng Halo” và sự hình thành uy tín......................7


3. Kết luận:.........................................................................................................8
Phụ lục...............................................................................................................10
Tài liệu tham khảo............................................................................................11

1

Tieu luan


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn chủ đề
Nhà sư phạm dân chủ lỗi lạc người Nga K. D. Ushinsky đã từng cho rằng:
“Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất cho sự
phát triển tâm hồn non trẻ mà khơng có gì có thể thay thế được”. Trong thời đại
mà công nghệ 4.0 trở thành một phần của cuộc sống xã hội, máy móc dần thay
thế con người trong mọi lĩnh vực khác nhau để góp phần cải thiện đời sống thì
nghề giáo vẫn là một nghề khơng thể bị thay thế. Bởi vì công cụ lao động của
người giáo viên là nhân cách – thứ mà mọi máy móc khơng có được. “Sự gương
mẫu của người thầy giáo” – hay nói cách khác là uy tín của người giáo viên có
vai trị quan trọng trong việc định hình nên những học sinh khơng chỉ có hành
trang tri thức vững chắc trong cuộc sống, mà cịn có phẩm chất đạo đức cốt lõi
được thừa hưởng và cảm hóa từ chính sự gương mẫu ấy. Một nhà giáo có nhân
sinh quan sâu sắc và thế giới quan phong phú sẽ hình thành được uy tín cho
chính mình. Có thể nói rằng, một người giáo viên có uy tín sẽ là tượng đài lý
tưởng để học sinh noi theo, góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy,
việc hình thành uy tín sư phạm là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp giảng
dạy của một người giáo viên, và đó cũng là vấn đề thu hút được nhiều sự quan
tâm của bộ phận giáo dục hiện nay.
1.2. Ý nghĩa của chủ đề
Việc hiểu rõ về sự hình thành và nâng cao uy tín sư phạm sẽ định hình

phương hướng và kế hoạch phát triển năng lực và phẩm chất của mỗi người giáo
viên nói chung và bản thân nói riêng để từ đó góp phần vào sự nghiệp phát triển
nhân cách học sinh và nâng cao chất lực giáo dục của quốc gia.
2. Nội dung nghiên cứu
2

Tieu luan


2.1. Giới thiệu về uy tín
2.1.1. Uy tín là gì?
Có rất nhiều cách để định nghĩa “Uy tín”. Trong “Từ điển Tiếng Việt” của
Viện ngôn ngữ học do tác giả Hồng Phê chủ biên: “Uy tín” là một danh từ chỉ
“sự tín nhiệm và mến phục của mọi người”. Theo sách “Hướng dẫn học Tâm lý
học giáo dục”: “Nói đến uy tín là nói đến ảnh hưởng mà một cá nhân hay tổ
chức xã hội nào đó tạo ra đối với công chúng. Tuy nhiên, không phải ảnh hưởng
xã hội của cá nhân đều do uy tín tạo ra.”
- Ảnh hưởng có thể được tạo ra bởi quyền uy (vị thế hành chính, tài
chính, quan hệ) của cá nhân.Ví dụ, trong nền kinh tế - xã hội tư bản
chủ nghĩa ở các quốc gia, người có ưu thế về tài chính sẽ có ưu thế về
địa vị xã hội.
- Uy tín tạo ra ảnh hưởng thơng qua sự thừa nhận của xã hội và của tập
thể đối với phẩm chất và năng lực của cá nhân. Ví dụ, một nhân viên
có uy tín đối với khách hàng là một nhân viên được khách hàng tin
tưởng, yêu thích về tác phong làm việc và thái độ phục vụ tốt. Khi ấy,
người nhân viên kia đã được khách hàng thừa nhận về năng lực làm
việc của mình.
2.1.2. Thế nào là người giáo viên có uy tín?
“Người giáo viên có uy tín là người được học sinh, đồng nghiệp, phụ
huynh và cộng đồng thừa nhận và tôn trọng về nhân cách (phẩm chất và năng

lực nghề nghiệp), qua đó họ có ảnh hưởng lớn đối với học sinh, nhà trường và
cộng đồng”[1]. Hay nói cách khác, người giáo viên có uy tín là người nhận được
sự tín nhiệm, mến phục, tơn trọng của toàn thể những người xung quanh.

3

Tieu luan


2.2. Vai trị uy tín của người giáo viên
2.2.1. Tầm quan trọng của uy tín
Trong xã hội hiện nay, uy tín có ý nghĩa rất lớn. Uy tín khơng chỉ gây ảnh
hưởng đối với cuộc sống của từng cá nhân mà cịn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
Có thể thấy, uy tín tác động đến xã hội thơng qua tác động vào chính chủ thể
xây dựng uy tín.
Đối với cá nhân, uy tín giúp mỗi người thành cơng hơn trong việc xây
dựng các mối quan hệ và cung cấp cho con người nhiều cơ hội to lớn trong sự
nghiệp. Điều đó tạo điều kiện để cá nhân phát triển chính mình. Mỗi cá nhân uy
tín lại góp phần cống hiến vào sự phát triển và nền văn minh quốc gia.
Thông qua mơ hình “tháp nhu cầu Maslow”[2] của nhà tâm lý học
Abraham Maslow, uy tín đã giải quyết được hai nhu cầu cao nhất của con người
đó là “nhu cầu được tơn trọng” (Esteem) và “nhu cầu thể hiện mình” (Self –
actualization). Cá nhân uy tín sẽ có được sự tơn trọng của mọi người xung
quanh và có cơ hội để thể hiện những tài năng và phẩm chất nổi trội của bản
thân. Từ đó, họ sẽ càng có những động lực to lớn hơn để đóng góp cho sự phát
triển của xã hội.
2.2.2. Vai trị uy tín của người giáo viên
Uy tín của người giáo viên khơng chỉ là cơ hội để phát triển nghề nghiệp
hay động lực để cá nhân giáo viên nỗ lực hoàn thiện nhân cách bản thân, mà cịn
có ý nghĩa đặc biệt trong lao động sư phạm, bởi “sản phẩm của lao động sư

phạm là nhân cách của người học sinh”[1] – thứ được tạo ra bởi năng lực và
phẩm chất của người giáo viên.

4

Tieu luan


Một giáo viên có uy tín thực sự sẽ có năng lực nghề nghiệp xuất sắc:
những hiểu biết sâu rộng, cách truyền đạt bài giảng, tổ chức lớp học, … Từ đó,
giáo viên sẽ nhận được sự tin u, kính trọng, ngưỡng mộ và đánh giá cao của
học sinh. Đồng thời, uy tín của người giáo viên cịn được thể hiện thông qua
những phẩm chất đáng quý. Một người giáo viên có tấm lịng nhân ái, bao dung,
thấu hiểu, đồng cảm với học sinh và những người xung quanh thì sẽ có sức
mạnh to lớn để cảm hóa và thay đổi cuộc đời các em. Đặc biệt, học sinh có thể
chịu tác động mạnh mẽ từ nhân cách của người thầy, qua đó coi người thầy như
lý tưởng sống để các em học tập và phấn đấu noi theo. Người giáo viên uy tín
cịn đem lại ấn tượng tốt đẹp cho học sinh và kí ức về người đó có thể theo các
em đến suốt cuộc đời. Ta có thể lấy ví dụ trường hợp của cơ Nếp trong Tập 5
chương trình “Thầy cơ chúng ta đã thay đổi”[3], sau một thời gian can đảm thực
hiện các thử thách mà chương trình đưa ra để giải quyết vướng mắc trong cơng
tác giảng dạy, cơ Nếp đã tạo được uy tín cho mình: cơ tổ chức và điều khiển lớp
học như “một nhạc trưởng”, cơ tìm hiểu và vui vẻ chấp nhận khuyết điểm, ưu
điểm riêng của từng học sinh, cô cười nhiều, thân thiện và bao dung với học sinh
hơn. Điều đó đã rút ngắn khoảng cách giữa cơ và trị và khiến các em có thêm
hứng thú trong học tập, cảm thấy hâm mộ, gần gũi, yêu mến cô Nếp nhiều hơn.
Từ những ảnh hưởng tích cực đến học sinh, người giáo viên uy tín cũng
tác động đến phụ huynh và nhà trường. Đối với phụ huynh, người giáo viên uy
tín có được sự tín nhiệm, u mến của phụ huynh có thể dễ dàng trao đổi và hợp
tác trong việc quản lí, định hướng học tập của các em.Vẫn trong tập 5 về cô

Nếp, sau khi cải thiện bản thân, cô đã cố gắng để trao đổi về phương pháp giáo
dục đúng đắn với phụ huynh của em Hiếu: khơng sử dụng địn roi vì đó là một
thất bại của giáo dục. Việc cơ Nếp có uy tín sẽ giúp cho phụ huynh của các em
tin tưởng và hợp tác hơn. Đối với nhà trường, giáo viên uy tín có được sự tin
tưởng của lãnh đạo sẽ có cơ hội phát triển và truyền tải phương pháp giáo dục,
5

Tieu luan


qua đó cũng góp phần cải thiện chất lượng giáo dục toàn trường về cả mặt kiến
thức và đạo đức. Xa hơn, những đóng góp của người giáo viên uy tín có thể đại
diện cho cả nền giáo dục quốc gia, ví dụ điển hình là những giáo viên đại diện
nhận được giải thưởng “Giáo viên toàn cầu ( Global Teacher Prize)” được tổ
chức hàng năm.
2.3. Con đường hình thành uy tín người giáo viên
2.3.1. Nâng cao uy tín sư phạm của người giáo viên
Uy tín sư phạm của người giáo viên khơng tự nhiên mà có, nó được hình
thành và bồi dưỡng bằng cả một quá trình nỗ lực làm việc và rèn luyện nghề
nghiệp không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người giáo viên.
Để hình thành và giữ gìn uy tín cho chính mình, người giáo viên cần phải
rèn luyện những kĩ năng và phẩm chất như:
- Có tâm huyết đối với sự nghiệp “trồng người” của một nhà giáo; đối
xử với học sinh bằng tình yêu thương chân thành.
- “Tâm lý người mang tính chủ thể và mang bản chất văn hóa xã
hội”[1], vậy nên mỗi học sinh ở độ tuổi khác nhau, sống ở các môi
trường cùng hoản cảnh khác nhau, sẽ có tư duy khác nhau; vì thế cần
tơn trọng đặc điểm riêng của các em, khơng áp đặt cách suy nghĩ của
mình vào các em, đối xử công bằng, không thiên vị và không có thành
kiến đối với các em.

- Có tầm hiểu biết và kiến thức sâu rộng; có ý chí phấn đấu, nỗ lực vươn
lên và khao khát mở rộng tri thức, nâng cao trình độ chuyên nghiệp:
tiếp thu tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại, cải thiện các kĩ năng
mềm như giao tiếp, thuyết trình, …, kĩ năng cứng như sử dụng các
phần mềm, ứng dụng Công nghệ, ...
6

Tieu luan


- Có các phương pháp và kĩ năng sư phạm hiệu quả, sáng tạo; áp dụng
hiệu quả trong các giờ học để nâng cao hiệu suất giảng dạy của người
giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh: tổ chức hoạt động nhóm,
trị chơi, hoạt động ngồi giờ, …
- Có tác phong mơ phạm, mẫu mực mọi nơi, mọi lúc để làm tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
Bên cạnh những giáo viên hình thành uy tín sư phạm thơng qua nỗ lực
hồn thiện nhân cách bản thân, cịn có những giáo viên tạo “uy tín giả” thơng
qua các phương thức tiêu cực như đe dọa, trấn áp học sinh để các em nghe lời,
khoe khoang địa vị, thành tích, tài chính, tâng bốc những thứ bản thân khơng có,
chấp nhận và khuyến khích các hành vi nịnh nọt, đút lót, … Những ý đồ,
phương thức xây dựng uy tín khơng đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội như
trên sẽ không thể kéo dài được lâu, mặt khác còn gây ấn tượng xấu cho học sinh
và đánh mất sự tin tưởng của các em dành cho bản thân chính họ. Vì vậy, uy tín
sư phạm khơng được tạo dựng bởi những mánh khóe, chiêu trị trái chuẩn mực
đạo đức, mà phải được tạo dựng bởi nhân cách bên trong một người giáo viên.
2.3.2. Mở rộng: Hiệu ứng Halo và sự hình thành uy tín
“Hiệu ứng Halo (cịn gọi là Hiệu ứng hào quang) là một dạng thành kiến
nhận thức, theo đó, nhận thức của chúng ta về ai đó bị ảnh hưởng tích cực bởi ý
kiến của chúng ta về các đặc điểm liên quan khác của người đó”[4]. Một ví dụ

điển hình của “hiệu ứng Halo” đó là khi chúng ta gặp một người có sự hấp dẫn
về thể chất, ta sẽ có xu hướng gán cho họ những đặc điểm tích cực về phẩm
chất. Đây có thể được coi là lỗi nhận thức trong phán đoán. Ảnh hưởng của
“hiệu ứng Halo” trong giáo dục có thể xảy ra ở việc học sinh đưa ra những phán
đoán về tính cách của giáo viên từ những nhìn nhận về đặc điểm bên ngoài hoặc
một vài phẩm chất nhất định và ngược lại. Ví dụ, khi học sinh nhìn nhận một
7

Tieu luan


giáo viên có tính cách hay cười, thân thiện, học sinh đó sẽ có xu hướng gán ghép
thêm cho giáo viên nhiều tính cách tích cực khác như tốt bụng, hào phóng..
Tương tự, nếu ấn tượng về giáo viên của học sinh là ấn tượng tiêu cực, học sinh
sẽ có xu hướng gán ghép cho họ nhiều đặc điểm tiêu cực khác. “Hiệu ứng Halo”
có thể vừa là địn bẩy cho sự hình thành uy tín giáo viên, vừa là gọng kìm kiềm
hãm q trình hình thành đó. Vì vậy, để tránh cho bản thân bị “đánh lừa” bởi
hiệu ứng này trong việc tìm hiểu học sinh, người giáo viên cần tìm hiểu rõ đặc
điểm tâm lý của các em, không quy chụp và đánh giá chung thông qua việc nhìn
nhận một cách phiến diện. Việc tìm hiểu và xây dựng hình tượng một giáo viên
vui vẻ, hịa đồng và tận tâm đối với các em trên lớp thông qua cách thức biểu lộ
cảm xúc như mỉm cười, nói chuyện… sẽ yêu cầu nỗ lực lớn trong quá trình xây
dựng uy tín của giáo viên. Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả “hiệu ứng Halo”
trong việc hình thành uy tín khơng phải là tất cả, nó chỉ đóng vai trị nhỏ trong
sự tạo nên ấn tượng chung đối với học sinh, cịn q trình hình thành uy tín đều
phụ thuộc vào sự rèn luyện nhân cách đầy nỗ lực của người giáo viên.
3. Kết luận:
Với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực đáp ứng
đủ cả về tài và đức thì nghề giáo viên là nghề đóng góp lớn lao nhất trong cơng
cuộc xây dựng đội ngũ nhân lực ấy. Nhờ quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ

về năng lực, những phẩm chất nghề nghiệp ưu tú, người giáo viên sẽ tạo cho
chính mình uy tín sư phạm – tiền đề thuận lợi cho con đường tạo dựng nhân
cách của người học sinh. Một người giáo viên uy tín sẽ có phẩm chất đạo đức
đáng quý cùng năng lực làm việc chuyên môn cao. “Với nghề dạy học khơng thể
nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vơ hình và có lẽ vẫn cịn đó
đến 20 năm sau – theo triết gia giáo dục  Jacques Bazun”. Vì lẽ đó, người giáo
viên khi đi trên con đường tạo dựng uy tín khơng thể chỉ cần một ngày là thấy

8

Tieu luan


đích đến, mà con đường đó có thể trải dài đến cả chục năm. Mỗi người giáo viên
không chỉ là người cần hiểu bản thân, mà còn là người cần hiểu cả một thế hệ
tương lai của đất nước.
Hiện tại, với vai trò sinh viên năm nhất tại Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi
sẽ trải qua bốn năm rèn luyện phẩm chất và năng lực nghề nghiệp tại đây. Để
hoàn thành sứ mệnh xây dựng một thế hệ trẻ hồn thiện về nhân cách, tơi đã đề
ra cho mình nhiều phương án để rèn luyện trong các năm học tới với mục tiêu là
trở thành sinh viên ưu tú của trường. Với hình mẫu người giáo viên có năng lực
chuyên nghiệp, việc học tập tốt các môn chung, chuyên ngành rất quan trọng.
Tơi đã và đang tìm ra phương thức thích hợp nhất để học tập: lập kế hoạch học
tập, tránh xa các thiết bị điện tử khác ngoài thiết bị học tập, chuẩn bị bài và gạch
ý trước khi học, làm đề cương sau giờ học và ôn tập trước khi kiểm tra, đọc
nhiều tài liệu bổ sung... Bên cạnh đó, các kĩ năng mềm như thuyết trình, giao
tiếp, trao đổi bài với thầy cô, gắn kết và thấu hiểu mọi người..., cũng cần được
rèn luyện xuyên suốt. Năng lực tốt thôi là chưa đủ, tôi sẽ học tập và rèn luyện
những phẩm chất tốt đẹp: thế giới quan sâu sắc (thơng qua việc nhìn nhận thế
giới đa chiều), đạo đức nghề, cùng sự say mê và yêu thương mọi người xung

quanh (sẵn sàng giúp đỡ và cống hiến), ... Những phẩm chất ấy khơng tự nhiên
mà có, nó phụ thuộc vào cách tơi nhìn nhận và đối xử với cộng đồng nói chung
và học sinh nói riêng. Vì thế, việc tiếp thu những phẩm chất trên cịn nhờ vào
việc tôi học tập từ các thầy cô giáo trong trường – những người giáo viên đã đi
qua bao năm tháng thăng trầm của sự nghiệp ươm mầm trẻ. Tơi biết chặng
đường sắp tới sẽ có nhiều gian nan và thử thách, nhưng tôi luôn ở tâm thế sẵn
sàng đối mặt với chúng để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân – một sinh
viên uy tín của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9

Tieu luan


Phụ lục
[1] Tham khảo giáo trình Hướng dẫn học Tâm lí học giáo dục, Lê Minh Nguyệt,
Trần Quốc Thanh, Khúc Năng Toàn (Đồng chủ biên, 2021).
[2] Tháp nhu cầu Maslow:

[3] "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" là một series phim tài liệu để thay đổi giáo
viên trong 9 tháng bằng cách đưa ra các nhiệm vụ cùng sự tư vấn để giúp các
giáo viên trên toàn quốc tự nỗ lực thay đổi và vượt qua những thử thách mà họ
phải đối mặt trong sự nghiệp dạy học; mục tiêu của chương trình là "Cùng nhau
tạo nên một lớp học hạnh phúc". Tham khảo chương trình “Thầy cơ chúng ta đã
thay đổi” chiếu trên VTV7.
[4] Tham khảo bài viết Why the Halo Effect affects how we perceive others của
tác giả Ayesh Perera (2021).

10


Tieu luan


Tài liệu tham khảo
1. Lê Minh Nguyệt, Trần Quốc Thanh, Khúc Năng Toàn (Đồng chủ biên, 2021),
Hướng dẫn học Tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
2. Ayesh Perera (2021), Why the Halo Effect affects how we perceive others,
Website: Simply Psychology.
3. Abraham Maslow, A Theory of Human Motivation.
4. Ben Johnson (2018), What’s Your Teacher Reputation?, Website: Edutopia.

11

Tieu luan



×