Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

TÀI LIỆU ôn THI HS GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 103 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI HS GIỎI MÔN GDCD CẤP THPT

BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
- Là sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra
các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trị của sản xuất của cải vật chất:
- Sxccvc là cơ sở tồn tại của xã hội vì: Muốn tồn tại con người cần phải có cái ăn cái măc,
nhà ở, phương tiện đi lại...Muốn có được được nhứng thứ đó con người phải sản xuất. Nếu
ngừng sản xuất của cải vật chất XH sẽ không thể tồn tại
- Sx của cải vc quyết định mọi hoạt động của xã hội. Các hoạt động của con người rất đa
dạng như học tập, tham quan du lịch, vui chơi giải trí... muốn thực hiện được các hoạt động
này thì phải có của cải vật chất, nên SX CCVC quyết định mọi hoạt động xã hội.
Vì vậy : Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của tồn tại và phát triển của xã hội , xét đến cùng
quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của q trình SX
a. Sức lao động:
- Là tồn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sx.
- Phân biệt sức lao động với lao động: Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn
lao động là sưi tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
- Sức lao động gồm: thể lực và trí lực
- Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố của
tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
- Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt con người
với con vật. Là hoạt động tự giác, có ý thức, mục đính. Con vật chỉ mang tính bản năng.
b.Đối tượng lao động
- Là những yếu tố của TN mà lđ của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp
với mục đích của mình.
- Đối tượng lao động chia thành 2 loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.


VD: gỗ, quặng, tôm, cá...là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp khai thác.
+ Loại nhân tạo( loại đã qua tác động của lao động)
VD: sợi, sắt, thép, lúa gạo...) là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp chế biến.
c. Tư liệu lao động
- Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên
ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
- TLLĐ gồm 3 loại:

1

1


+ Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cày, cuốc, máy móc ...)
+ Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp ...)
+ Kết cấu hạ tầng của sx (đường xá, bến cảng, sân bay...)
→Công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, quyết định, thể hiện ở trình độ phát triển KT
– XH của một quốc gia. ( phân biệt các thời đại kinh tế là dựa vào công cụ lao động)
* Mối quan hệ giữa các yếu tố:
- Ba yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, Trong đó, SLĐ là quan trọng là yếu tố thuộc về
con người, xét đến cùng sự phát triển của đối tượng lao động ( loại nhân tạo) và tư liệu lao
động đề xuất phát từ sự sáng tạo của sức lao động. Cho nên Đảng nhà nước ta luôn chú
trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo tức là đầu tư cho con người và Đảng ta xác định đầu tư
cho con người là đầu tư cho phát triển, coi con người là yếu tố quyết định đối với sự phát
triển nhanh và bền vũng của đất nước.
Câu 3: Hãy cho biết vì sao Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu?
Hướng dẫn giải:
Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và cơng nghệ là quốc sách hàng
đầu vì:



Giáo dục đào tạo: có nhiều tri thức, dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề.



Khoa học và cơng nghệ: hiện đại hóa đất nước và theo kịp các nước tiên tiến khác.
Nước nhà phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

Giáo dục - đào tạo:
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì sức lao động giữ vai trị quan trọng hàng đầu.
Sức lao động mang tính sáng tạo và là nguồn lực không cạn kiệt. Xét về thực chất sự phát
triển của tư liệu sản xuất do sức lao động tạo nên. Giáo dục và đào tạo là quá trình tái tạo,
mở rộng sức lao động. Vì vậy Giáo dục và đào tạo sẽ bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao
sức lao động làm cho đất nước ngày càng phát triển.
Khoa học công nghệ:
Cách mạng khoa học kỹ thuật là một trong 3 cuộc cách mạng quan trọng ( nay là cuộc CM
4.0) . Cách mạng khoa học kỹ thuật giúp chúng ta chuyển đổi từ một nước kinh tế nông
nghiệp nghèo nàn lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển. Muốn thành công cuộc
cách mạng ấy thì phải phát triển và coi giáo dục - đào tạo, khoa học và cơng nghệ đó là
quốc sách hàng đầu để đào tạo con người vì yếu tố con người lúc nào cũng là yếu tố quyết
định có thành công hay không.
Câu 2: Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực
hiện được quá trình lao động.
Hướng dẫn giải:
Những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình
lao động

2


2




Về khách quan: Nền kinh tế phải phát triển, tạo ra được nhiều việc làm để thu hút
lao động, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. Trong q trình lao động: thời
tiết khi lao động, khơng gian nhà xưởng, máy móc vận hành có tốt hay khơng,
ngun liệu tạo ra hàng hóa sản phẩm có tốt hay khơng, v.v..



Về chủ quan: Người lao động phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm; thường
xuyên học tập, nâng cao trình độ sức lao động của mình về thể lực, trí lực để đáp ứng
yêu cầu của xã hội. Trong quá trình lao động: sức khỏe của người lao động, tay nghề
của người lao động, tinh thần của người lao động, v.v..

Bài 2: HÀNG HÓA- TIỀN TỆ- THỊ TRƯỜNG
1. Hàng hố
a. Hàng hố là gì?
- Phân biệt kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa:
+ Nền Kinh tế tự nhiên hay nền kinh tế tự cung tự cấp.: sản phẩm là ra là để thỏa mãn chính
người sản xấ ra nó.
+ Nền kinh tế hàng hóa: sản phẩm làm ra không phải để thỏa mãn người sản xuất ra nó mà
là để thỏa mãn người khác ( người mua)
Như vậy, sản phẩm chỉ trở thành HH khi có đủ 3 đk
-Sản phẩm do lao động tạo ra,
-có cơng dụng nhất định để thoả mãn nhu cầu con người,
- thông qua trao đổi mua, bán.
=> Vậy, HH là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người

thơng qua trao đổi mua – bán.
b. Hai thuộc tính của hàng hố
* Giá trị sử dụng của hàng hoá
- Giá trị sử dụng của HH là cơng dụng của sản phẩm có thể thoả mãn n/c nào đó của con
người.
- Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra
ngày càng phong phú và đa dạng.
- Trong nền kinh tế hàng hóa muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa thì phải mua được
hàng hóa đó.
* Giá trị của hàng hố
- Giá trị của HH được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của HH. Giá trị trao đổi là một
quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các HH có giá trị sử dụng khác nhau.
VD: 1m vải = 5kg thóc.( thực chất là trao đổi LĐ cho nhau.)
- Giá trị HH là lao động xã hội của người sx kết tinh trong HH. Giá trị HH là nội dung, là
cơ sở của giá trị trao đổi.
- Lượng giá trị HH là thời gian LĐ hao phí để sx ra HH
+ Lượng giá trị HH khơng tính bằng thời gian LĐ cá biệt, mà tính bằng thời gian LĐ xh cần
thiết để sx ra HH. ( Vì sao ? có trong bài tập)

3

3


+ Thời gian LĐ XH cần thiết để sx ra HH là thời gian cần thiết cho bất cứ LĐ nào tiến hành
với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những đk trung
bình so với hồn cảnh xh nhất định.
+ Để có lãi và giành ưu thế cạnh tranh, người sx phải tìm mọi cách giảm giá trị cá biệt HH
thấp hơn giá trị xh của HH.
2. Tiền tệ.

- Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các HH, là sự
thể hiện chung của giá trị,đồng thời tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sx giữa những người sx
HH. Đó là bản chất của tiền tệ.
b. Chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của HH. Gía trị của HH được thể hiện
bằng lượng tiền nhất định gọi là giá cả của HH.
+ Giá cả HH được quyết định bởi các yếu tố: giá trị HH, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu
HH
- Phương tiện lưu thông
Khi tiền làm mơi giới trong q trình trao đổit heo cơng thức: H - T - H .
Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua. Người bán hàng hóa lấy tiền, rồi dùng
tiền mua hàng hóa khác.
VD: Người nông dân bán gà lấy tiền( H-T) rồi dùng tiền đó mua quần áo (T-H).
- Phương tiện cất trữ
Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng; vì tiền đại biểu cho của
cải xã hội dưới hình thái giá trị
- Phương tiện thanh tốn
Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu HH, trả nợ, nộp thuế, trả
tiền điện, nước sinh hoạt hằng tháng......) Chức năng này của tiền tệ làm cho quá trình mua
bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho người mua người bán phụ thuộc vào nhau nhiều
hơn.

VD: sgk

- Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia tiền làm nhiệm vụ di
chuyển của cải từ nước này sang nước khác, việc trao đổi tiền nước này với nước khác, tiền
phải giữ vai trò là phương tiện thanh toán quốc tế. + Tỉ giá hối đoiá là giá trị đồng tiền nước
này so với nước khác. Ví dụ 1USD = 22.350 Đ Việt nam ( 2017)
3. Thị trường

a. Thị trường là gì?
- khái niệm : Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động
qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng HH, dịch vụ.

4

4


- Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hố, tiền tệ, người mua, người bán. Từ đó hình
thành quan hệ: hàng hố - tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hoá.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá:
Khi người sx đem HH ra thị trường, những HH nào phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng thì bán được, khi đó giá trị và giá trị sử dụng của HH được thị trường thừa nhận,
và ngược lại.
- Chức năng thông tin
Thị trường cung cấp thông tin cho các chủ thể ktế về quy mô cung – cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu chủng loại, đk mua – bán...Từ đó thị trường giúp người người sản xuất đưa ra
các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao
cho có lợi nhất.
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
+ Sự biến động của cung - cầu, giá cả thị trường đã điều tiết các yếu tố sx từ ngành này
sang ngành khác, luân chuyển HH từ nơi này sang nơi khác.
+ Khi giá cả một HH tăng sẽ kích thích xh sx nhiều HH hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu
của người tiêu dùng về HH đó hạn chế. Ngược lại, khi giá cả một HH giảm sẽ kích thích tiêu
dùng và hạn chế việc sx HH đó.
Câu 2: Hãy nêu một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần cùng
với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.
Hướng dẫn giải:

Qủa dừa từ xa xưa chỉ đơn thuần là một thứ quả để lấy nước uống giải khát mùa hè. Tuy
nhiên, cùng với những phát triển khoa học cũng, quả dừa đã dần trở thành loại quả được chế
biến với nhiều các sản phẩm khác nhau. Ngoài nước dừa, người ta còn biết lấy mu dừa làm
thạch, tạo nên các loại kẹo dừa thơm ngon hấp dẫn. Ngồi ra, dừa cịn được sử dụng để chế
biến thành một loại mĩ phẩm được nhiều chị em phụ nữ u thích đó chính là dầu dừa….
Câu 5: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của
tiền tệ trong đời sống?
Hướng dẫn giải:
Phân tích chức năng của tiền tệ:

5



Chức năng làm thước đo giá trị: được thể hiện khi tiền được dùng để đo lường và
biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng
tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Gía cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố
khác nhau, do đó trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị.
Nếu các điều kiện khác không thay đổi, gía trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao
và ngược lại.



Chức năng làm phương tiện lưu thông: được thể hiện khi tiền làm môi giới trong q
trình trao đổi hàng hóa theo cơng thức: H – T – H. Trong đó H –T là quá trình bán, T

5


– H là quá trình mua. Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa

mình cần.


Chức năng làm phương tiện cất trữ: được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được
cất trữ lại ddể khi cần thì đem ra mua hàng. Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là
vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là
hình thức cất trữ cuả cải. Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền
phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.



Chức năng phương tiện thanh tốn: được thể hiện khi tiền tệ được dùng để chi trả sau
khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế,... Chức
năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho những
người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.



Chức năng tiền tệ thế giới: Thể hiện khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc
gia, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cả từ nước này sang nước khác, nên đó phải là
tiền vàng hoặc tiền được cơng nhận là phương tiện thanh tốn quốc tế. Việc trao đổi
tiền của nước này theo tiền cuả nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đóai. Tỉ giá
hối đối là gía cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

Em đã vận dụng được một số chức năng của tiền tệ trong đời sống. Cụ thể là:


Làm phương tiện lưu thơng: Em đã tự làm những sản phẩm Hanmade sau đó đem
bán cho các bạn để lấy tiền. Em tiếp tục dùng số tiền đó để mua một số vật liệu cịn
thiếu để làm hàng và bán cho các bạn.




Làm phương tiện thanh tốn: Em dùng số tiền của mình để mua những hàng hóa, đồ
dùng học tập hàng ngày…



Làm phương tiện cất trữ: em đã dùng những đồng tiền mà mình có được như tiền lì
xì, tiền thưởng học sinh giỏi, tiền bố mẹ thưởng điểm 10 để bỏ vào con lợn tiết kiệm.

Câu 7: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu
thơng hàng hóa?
( trình bày chức năng thứ 2,3 của thị trường)
Câu 8: Thị trường là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa và
thị trường ở địa phương mình.
Hướng dẫn giải:
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Thị trường xuất hiện, phát triển cùng
với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở địa phương em:
Trước đây, việc sản xuất hàng hóa ở địa phương em cịn nhỏ lẻ, manh mún và khơng có
nhiều. Chủ yếu là mọi người học xong đều lên thành phố lập nghiệp.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhờ sự chỉ đạo của cấp trên cũng như các chính sách hỗ trợ,
nhiều hộ gia đình đã hăng hái tăng gia sản xuất. Một số gia đình làm nghề trồng hoa tươi,

6

6



một số gia đình trồng cây rau củ sạch, một số gia đình thì chăn ni, làm các mơ hình vườn
– ao – chuồng. Phần lớn gia đình thì theo nghề làm gồm và đóng gạch….Mỗi gia đình đều
có một ngành riêng và tất cả đều cố gắng làm ăn. Điều đó làm cho địa phương ngày càng
khang trang và phát triển hơn so với trước đó.
Câu 9: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản
xuất và người tiêu dùng?
Hướng dẫn giải:
Khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu của
thị trường, chất lượng tốt khiến người mua hài lịng thì bán được, người bán có lãi, tiếp tục
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chức năng thơng tin giúp người bán hàng đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi
nhuận.
Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thơng tin trên thị
trường để mua có lợi nhất.
Câu 10: Theo em, mỗi cơng dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay?
Hướng dẫn giải:
Theo em, để thị trường nước ta ngày càng phát triển, mỗi công dân chúng ta đều phải có sự
đóng góp của mình dù ít hay nhỏ. Ví dụ như:
Thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường dùng hàng
trong nước để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.
Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị
trường đảm bảo, có uy tín được người mua tin tưởng.
Tránh để xảy ra tình trạng lạm phát. Bởi xảy ra lạm phát rất dễ nhưng giải quyết được lạm
phát rất khó.
Học tập tốt, rèn luyện tốt ban thân để có thể trở thành một cơng dân tố, người lao động tốt có
kiến thức để đóng góp cho đất nước.
BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THƠNG HÀNG HĨA
1. Nội dung quy luật giá trị

SX và lưu thông HH phải dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra HH.
* Nội dung ql giá trị được biểu hiện trong sx và lưu thông HH:
- Trong sản xuất: QL giá trị yêu cầu người sx phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá
biệt (TGLĐCB) để sx HH phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT)
+ Đối với một hàng hóa: có 3 trường hợp
... TGLĐCB= TGLĐXHCT -> thực hiện đúng yêu cầu của QLGT. Khơng những bù đăp
được chi phí mà cịn có lợi nhuận

7

7


... TGLĐCB< TGLĐXHCT -> thực hiện tốtyêu cầu của QLGT. Nên thu được nhiều lợi
nhuận hơn người thứ nhất.( trường hợp trên)
... TGLĐCB> TGLĐXHCT -> vi phạm yêu cầu của QLGT nên bị thua lỗ.
+ Đối với tổng hàng hóa: Tổng TGLĐCB để sx ra 1 hàng hóa phải phù hợp với tổng
TGLĐXHCT để sx ra hàng hóa đó.
+ Trong lưu thông: QL giá trị yêu cầu việc trao đổi giữa hai hàng hóa A và B phải dựa trên
cơ sở TGLĐXHCT hay nói cách khác phải theo nguyên tắc ngang giá.
- Đối với 1 hàng hoá: Giá cả hàng hóa có thể bán cao, thấp so với giá trị của nó, nhưng
ln ln phải xoay xung quanh trục giá trị HH.
- Đối với tổng hh và trên toàn xh:
Quy luật giá trị y/cầu:
Tổng giá cả hh sau khi bán = tổng giá trị hh trong sx..
KL: Yêu cầu này là đk đảm bảo cho nền KT hh vận động và phát triển cân đối.
Khi xem xét không phải 1 hàng hoá mà tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn xh, ql giá trị
y/c tổng giá cả HH sau khi bán bằng tổng giá trị HH trong quá trình sx. ( nếu không thực
hiện đúng sẽ vi phạm ql giá trị, làm cho nền kinh tế mất cân đối, rối loạn).
2. Tác động của quy luật giá trị

a)Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa thơng qua sự biến động của giá
cả trên thị trường.
Điều tiết sản xuất được hiểu là phân phối lại các yếu tố TLSX và sức LĐ từ ngành này
sang ngành khác, nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác theo hướng từ nơi lãi ít, khơng có lãi
sang nơi lãi nhiều... thông qua sự biến động của giá cả HH trên thị trường.
Ví dụ: ( DỰA VÍ DỤ TRONG SGK ) rồi nêu ví dụ.
b) Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao dộng tăng lên:
- Người sx, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao
tay nghề, hợp lý hoá sx, thực hành tiết kiệm...làm cho GTCB của họ thấp hơn GTXH của
HH.
- Việc cải tiến kĩ thuật làm cho LLSX và năng xuất LĐ xh không ngừng được nâng cao.
(VD sgk tr30)
- NSLĐ tăng làm cho số lượng HH tăng, giá trị 1 HH giảm và lợi nhuận tăng.
c) Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá
- Do đk sx, KT – CN o, khả năng nắm bắt n/c thị trường khác nhau; nên GTCB từng người
khác nhau nhưng qui luật giá trị lại đối xử như nhau.
- Một số người có GTCB thấp hơn GTXH của HH nên có lãi, mua sắm TLSX, đổi mới kĩ
thuật, mở rộng sx. Và ngược lại, một số người thua lỗ, phá sản; dẫn đến sự phân hoá giàu –
nghèo.
3. Vận dụng quy luật giá trị

8

8


b Về phía cơng dân
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
- Vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả, kịp thời

điều chỉnh, chuyển đổi dịch cơ cấu sx, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu
cầu của khách hàng và thị trường. (VD sgk tr 33)
- Đổi mới khoa học kĩ thuật, hợp lý hoá sx, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng HH.
Câu 1: Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thơng
hàng hóa?
( Trình bày như mục 1 bên trên )
Câu 3: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa? Cho
ví dụ để minh họa?
Hướng dẫn giải:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa thơng qua giá cả trên thị trường.
Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và
sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ
nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc
khơng có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thơng qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị
trường.
Ví dụ:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về
nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho
đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân
nơng thơn.
Câu 4: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm
cho năng suất lao động tăng lên?
Hướng dẫn giải:
Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau,
nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa.
Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến
thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật,
nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm,… làm cho
giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu cịn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là
làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Câu 6: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?
Hướng dẫn giải:
Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người khơng hồn tồn giống
nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, cơng nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng
động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng
người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là khơng có ngoại lệ đối
với họ.
Vì vậy khơng tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng
so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ
thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất khơng
thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến
phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

9

9


Câu 7: Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các
cơ sở sản xuất mà em biết được.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ đơn giản nhất mà chúng ta đều biết đó là: Trước đây, có một khoảng thời gian giá
thịt lợn tăng lên cao. Nhiều bà con nông dân đã đầu tư chuồng trại để nuôi lợn thịt theo số
lượng lớn. Tuy nhiên, sau một thời gian, giá thịt lợn lại hạ thấp xuống, giá vịt lại tăng lên
khiến bà con khốn đốn tìm cách tiêu thụ. Nhiều người lại từ bỏ nghề ni lợn và chuyển
sang một nghề mới đó là nuôi vịt để đáp ứng nhu cầu thị trường
Câu 8: Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong
các cửa hàng mà em quan sát được.
Hướng dẫn giải:
Người bán vải đang bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị trường mặt hàng vải bán quá

chậm, giá thấp mà mặt hàng may sẵn lại bán nhanh hơn, giá cao hơn. Để không bị tồn hàng,
không lỗ vốn và thu được lợi nhuận, vận dụng các tác động điều tiết lưu thông của quy luật
giá trị, ngưới bán vải tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh mặt
hàng may sẵn một cách thích ứng.
Câu 9: Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất
lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.
Hướng dẫn giải:
Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê. Để cạnh tranh được với các quán khác, chủ
cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng gian quán, chất
lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,… để thu hút khách đến qn của mình. Ví dụ: Cà
phê mèo, cà phê ơ tơ mơ hình,…
BÀI 4 : CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sx, kinh doanh HH
nhằm giành những đk thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
- Nội dung của cạnh tranh bao gồm:
+ tính chất của cạnh tranh.
+ Chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh
+ Mục đích của canh tranh
b) Nguyên nhân đẫn đến cạnh tranh
+ Trong nền sx HH, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư cách là những đơn
vị kinh tế độc lập trong quá trình sx, kinh doanh nên phải cạnh tranh với nhau.
+ Do đk sx của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng HH và chi phí sx khác
nhau, kết quả sx, kinh doanh giữa họ không giống nhau...,
Để giành lấy các đk thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sx và lưu thông HH,
dịch vụ, tất yếu giữa họ có cạnh tranh với nhau.
2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh
a) Mục đích của cạnh tran
Múc đich cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa là nhằm giành

những đk thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận

10

10


Thể hiện:
- Giành ưu - Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sx khác;
thế về chất
lượng, giá - Giành ưu thế về khoa học và công nghệ;
cả HH và
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng;
phương
thức thanh tốn...
3. Tính hai mặt của cạnh tranh
( chú ý đến những tình huống có thể liên quan đến 2 mặt của cạnh tranh)
Câu 4: Từ tính hai mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh, hãy cho biết Nhà nước cần làm
gì để phát huy mặt tích cực và khắc phục được mặt hạn chế của cạnh tranh hiện nay ở nước
ta?
Tính hai mặt của cạnh tranh:
Nêu qua khái niệm cạnh tranh:




Mặt tích cực:
o

Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thơng hàng

hóa.

o

Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao
động xã hội tăng lên.

o

Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

o

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặt hạn chế:
o

Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự
nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho mơi trường, mơi sinh suy thối và
mất cân bằng nghiêm trọng

o

Để giảnh giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ
những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

o


Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống nhân dân

Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, cịn mặt
hạn chế của cạnh tranh thì Nhà nước sẽ điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính
sách kinh tế - xã hội thích hợp để hạn chế vi phạm pháp luật(làm hàng giả, bán hàng quốc
cấm, dùng thủ đoạn phi pháp, rối loạn thị trường…), mở rộng thị trường, nâng cao đời sống
nhân dân.

11

11


Câu 1: Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong
sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Hướng dẫn giải:
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh:
Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị
kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ khơng thể khơng cạnh tranh với nhau.
Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ
thuật và cơng nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện ngun, nhiên vật
liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản xuất khác nhau,
làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận
nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản,… Để giành lấy
những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thơng hàng

hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.
Mục đích của cạnh tranh:
Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác. Điều đó được thể hiện cụ trên các phương diện:
Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương
thức thanh tốn, khuyến mãi...
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Để phát huy mặt tích cực cuả cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà
nước chỉ cần để ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh. Điều đó đúng hay sai?
Tại sao?
Hướng dẫn giải:
“Để phát huy mặt tích cực cuả cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần để ra giải
pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh”.
Theo quan điểm của em, em cho rằng đó là ý kiến đúng.
Bởi vì: chắc chắn để phát huy mặt tích cực chúng ta vừa phải khắc phục hạn chế vừa tiến
hành cải tiến khoa học kĩ thuật, tăng cường sự quản lí và giáo dục, nâng cao đời sống nhân
dân, có như vậy mới có thể tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh. Vì trong nền kinh tế, sự
cạnh tranh luôn luôn vận động và biến đổi nên những yếu tố tích cực cũng sẽ dần thay đổi và
mất vị trí của nó.
Câu 6: Em hiểu thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Khi thấy có hiện
tượng cạnh tranh khơng lành mạnh, em sẽ xử lí như thế nào?

12

12


Hướng dẫn giải:
Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng

kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức,
làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.
Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh khơng lành mạnh em sẽ tùy vào trường hợp để có những
ứng xử phù hợp. Nếu đó là cạnh tranh khơng lành mạnh ở mức độ nhẹ thì mình có thể can
thiệp. Cịn nếu cạnh tranh ở mực độ lớn thì báo ngay với các cơ quan chức năng để có biện
pháp giải quyết kịp thời.
BÀI 5: CUNG- CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1. Khái niệm cung, cầu.
a) Khái niệm cầu
-*Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
-Cầu là nhu cầu có khả năng thanh tốn, nhu cầu tiêu dùng của người mua đảm bảo bằng số
lượng tiền mà họ có sẵn tương ứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: Cung, giá cảthu nhập.... ( giá cả là yếu tố quyết định nhất)
b) Khái niệm cung
-*Là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sx và chi phí sx xác định
- Cung có trên thị trường và cung chuẩn bị đưa ra thị trường.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: Cầu, giá cả, khả năng sản xuấ và chi phí sản xuất..
( giá cả là yếu tố quyết định nhất)

1 Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thơng hàng hố
a) Nội dung của quan hệ cung – cầu
- Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những
người sx với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số
lượng hàng hoá, dịch vụ.
-Nội dung mỗi quan hệ cung cầu thể hiện:
1. Cung – cầu tác động lẫn nhau
- Khi cầu tăng thì sx mở rộng dẫn đến cung tăng và ngược lại khi cầu giảm thì sx giảm

dẫn đến cung giảm
2. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả:
-Khi cung bằng cầu thì giá cả HH bằng giá trị HH
-Khi cung lớn hơn cầu thì Giá cả HH nhỏ hơn giá trị HH
-Khi cung nhỏ hơn cầu thì Giá cả HH lớn hơn giá trị HH
3. Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu
Về phía cung:

13

13


-Khi giá cả tăng thì sx mở rộng dẫn đến cung tăng và ngược lại
Về phía cầu:
-Khi giá cả giảm thì cầu tăng, giá tăng thì cầu giảm.
3. Vận dụng quan hệ cung – cầu
* Đối với nhà nước
-Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mơ thích
hợp
+ Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung ví
dụ khi lũ lụt, hay dịch bệnh....
+ Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ
đầu cơ tích trữ.
+Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.
* Đối với người sản xuất, kinh doanh
-Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sx, kinh Doanh thích ứng với các trường hợp cung
– cầu
+Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
+ Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.

* Đối với người tiêu dùng
-Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các Trường hợp cung – cầu để có lợi
+Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
+Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.
( Yếu tố nào mang tính quyết định đến cung- cầu? Vì sao )
- nêu khái niệm cung, cầu
- yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất là giá cả:
Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu
Về phía cung:
-Khi giá cả tăng thì sx mở rộng dẫn đến cung tăng và ngược lại
Về phía cầu:
-Khi giá cả giảm thì cầu tăng, giá tăng thì cầu giảm.
? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh
tốn?
Hướng dẫn giải:


Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì
nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ: Ơng A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700.000 đồng.

14

14




Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị

trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và
chi phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ơng A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, cịn lại 50 tấn lúa do sự
biến động của giá cả trên thị trường ơng A khơng bán số lúa cịn lại mà chờ khi giá tăng lên
ơng mới bán.


Người bán và người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh tốn vì cầu là gọi
tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua
được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng. Như vậy, chỉ khi có khả
năng thanh tốn thì cầu mới xuất hiện.

Câu 2: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
( trình bày mục 1 a bên trên )
Câu 6: Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ
cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Hướng dẫn giải:
Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân khác nhau ( hạn
hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều tiết bằng cách thơng qua các
chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực… để cân đối lại cung – cầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có người đầu cơ tích trữ hàng hóa, lạm dụng hồn
cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lí kịp thời,
trừng trị đúng theo pháp luật.
giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo
đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước .

- Nội dung của pháp luật.
+ Là hệ thỗng những chuẩn mực về những việc được làm ( quyền và lợi ích của CD) việc
phải làm ( nghĩa vụ và trách nhiệm của CD) và việc không được làm ( điều pháp luật cấm )?
b. Các đặc trưng của pháp luật.
- Có tính quy phạm phổ biến.
+ Tính quy phạm: Là những qui tắc xử xự chung, khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần
đối với nhiều người, nhiều nơi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị cơng bằng bình đẳng trước pháp luật.
+ Bất kì ai ở trong điều kiện, hồn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp
luật quy định.
+ Đây là ranh giới phân biệt pháp luạt với các qui phạm xã hội khác
- Tính quyền lực và bắt buộc chung:

15

15


+Vì pháp luật do nhà nước ban hành nên được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của nhà
nước nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế. PL bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử xự
theo PL.
+ Đây là đạc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức.
=> Ví dụ :
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+ Các văn bản PL địi hỏi diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu, một nghĩa
+ nội dung của tất cả các văn bản phải phù hợp với Hiến pháp, không trái với Hiến pháp
yêu cầu này tạo nên sự thống nhất của PL.
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Đạo đức và PL có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau
- PL có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ các giá trị của đạo đức.

- NN luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL
- Các QPPL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức
VD: Như sự cơng bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải... đều là giá trị đạo đức mà con người luôn
hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
Nhờ có PL mà nhà nước kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt động của các cá nhân, tổ
chức trên phạm vi lãnh thổ của mình, khơng có PL xã hội sẽ khơng có trật tự ổn định để
phát triển,
- NN quản lí xã hội bằng PL sẽ đảm bảo:
+ Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của ND)
+ Tính thống nhất (vì PL có tính bắt buộc chung)
+ Tính có hiệu lực (vì PL có sức mạnh cưỡng chế)
- Để tăng cường pháp chế trong quản lí NN phải: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật,
bảo vệ pháp luật.
- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp dân chủ và hiệu quả vì:
+ PL là khn mẫu, tính phổ biến và bắt buộc chung
+ PL ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ XH.
b. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
+ Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hơn
nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức
thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụthể. Trên cơ sở ấy, công dân thực
hiện quyền của mình.
+ Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, ... quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ
tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, cơng dân sẽ
bảo vệ được cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 1: Pháp luật là gì? Tại sao cần phải có pháp luật?
Hướng dẫn giải:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.


16

16


Sở dĩ phải có pháp luật là bởi vì: Pháp luật là các quy định chuẩn mực về những việc được
làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
-Trình bày thêm phần vai trị của PL đối với NN và CD.
Câu 2: Em hãy nêu các đặc trưng của pháp luật. Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đồn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật khơng?
Hướng dẫn giải:
- Khái niệm PL:.....
-Các đặc trưng của pháp luật bao gồm:


Tính quy phạm phổ biến



Tính quyền lực, bắt buộc chung



Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khơng phải
là văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì:
Nội quy trường học do Bam Giám hiệu nhà trường ban hành, có tính bắt buộc đối với học

sinh trong phạm vi nhà trường ấy. Còn điều lệ Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là sự
thỏa thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập tổ chức Đồn. Những văn
bản này khơng mang tính quy phạm phổ biến, khơng mang tính bắt buộc chung và không
phải là văn bản quy phạm mang tính quyền lực của nhà nước.
Câu 6: Thế nào là quản lí xã hội bằng pháp luật? Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà
nước phải làm gì?
Hướng dẫn giải:
Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật trên quy mơ tồn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của
toàn xã hội.
Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền
lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải cơng bố công khai, kịp thời các văn bản quy
phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua
các phương tiện báo, đài, truyền hình; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ
sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học,… để “dân biết” và “dân làm”
theo pháp luật.
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Khái niệm: THPL là q trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của
PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.

17

17


- Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình làm những
việc PL cho phép làm. ( Đây là hình thức cơng dân có thể làm hoặc khơng làm mà khơng

phụ thuộc vào ý chí của người khác)
VD: Cơng dân có quyền bầu cử, ứng cử, quyền khái nại tố cáo.
- Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình làm những gì
PL qui định phải làm.
VD: 1 cơng dân SX-KD thì phải nộp thuế…
- Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp luật cấm.
VD: không buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy...
- Áp dụng pháp luật: là cơ quan, cơng chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định
của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa
vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
VD: Anh Nam đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên bị các chú cảnh sát giao thông xử phạt
200.000đ.
So sánh các hình thức THPL.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạp pháp luật.
* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.
- Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện:
+ Hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm, ông A buôn bán hàng quốc cấm...
+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL.
VD: SX-KD không nộp thuế, không tố giác tội phạm, khơng cứu giúp người trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng...
- Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển
được hành vi của mình.
+ PL hình sự và hành chính đều quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
về mọi vi phạm.
- Người vi phạm phải có lỗi.
+ Lỗi cố ý
. Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong

muốn nó xảy ra
. Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong
muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.
+ Lỗi vơ ý
. Vơ ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng
không xẩy ra.
. Vô ý do cẩu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác mặc dù
lẽ ra mình phải thấy.
=> Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí:
- Khái niệm: TNP Lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả
bất lợi từ hành vi VPPL của mình

18

18


*Mục đích của việp ADTNPL:
- Buộc chủ thể VPPL chấm dứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt)
- Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)
c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.
- Vi phạm hình sự.
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
được qui định trong bộ luật hình sự.
+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm HS gây ra.
-Tâm sinh lý bình thường, có khả năng nhận thức..
+ Trách nhiệm hình sự: Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự với những
hình phạt nghiêm khắc nhất được qui định trong bộ luật hình sự.

- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc
biệt nghiêm trọng.
-Người từ đủ 16 trở lên phải chịu trách về mọi hành vi phạm PL của mình.
Việc xử lý người chưa thành niên (từ 14 đến dưới 18 tuổi) chủ yếu mang nguyên tắc giáo
dục, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình
- Vi phạm hành chính:
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội
phạm, xâm phạm các qui tắc quản lí nhà nước.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm hành chính: Ngươi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính
theo qui định của PL.
-Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về lỗi cố ý.
-Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt về mọi vi phạm do mình gây ra.
- Vi phạm dân sự.
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân.
(Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
các hợp đồng dân sự.)
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm dân sự: Người vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự như bồi thường
thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận. Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
khi tham gia các giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý.( ví dụ: cha
mẹ đối với con)
- Vi phạm kỉ luật:
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ NN do pháp luật lao
động và hành chính bảo vệ.
+ Chủ thể: Cán bộ; công chức, viên chức ; công nhân...
+ Trách nhiệm kỉ luật: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ
luật với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác , buộc thoi việc.
Câu 1: Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau

giữa các hình thức thực hiện pháp luật?
Hướng dẫn giải:

19

19


Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào
các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật gồm có 4 hình thức. Đó là:


Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm
những điều pháp luật cho phép



Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm
những gì mà pháp luật quy định phải làm.



Tn thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.



Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp

của nhà nước.

Từ những hình thức đó ta rút ra được điểm giống nhau và khác nhau của các hình thức thực
hiện pháp luật như sau:


Về giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện. Từ đó tạo cho con người
có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.



Về khác nhau:

_ Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể.
Cịn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.
_ Chủ thể của áp dụng PL là người có thẩm quyên, cơ quan nhà
ba hình thức cịn lại là cá nhân, tổ chức.

nước. còn chủ thể của

Câu 2: Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ?
Hướng dẫn giải:

20



Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.




Một số ví dụ về vi phạm pháp luật:
o

An đi xe máy vào làn đường dành cho người đi bộ.

o

Vì tranh dành đất của tổ tiên để lại, anh A đã âm thầm giết anh trai của mình
để chiếm đoạt tài sản.

o

Đến hạn nộp thuế nhưng công ty A vẫn cố tình trì hồn và tìm cách trốn tránh
để khơng phải nộp thuế.

20


Câu 3: Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm
tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Hướng dẫn giải:
Vi phạm pháp luật và đạo đức có những điểm giống và khác nhau. Cụ thể là:


Điểm giống nhau: đều là những hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của
cộng đồng.




Điểm khác nhau:
o

Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự
lên án của xã hội.

o

Vi phạm đạo đức chỉ phải nhận sự chỉ trích của những người xung quanh và
của xã hội.

Theo em, lấy trộm tiền của người khác vừa là vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Bởi
vì:


Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, cịn
mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.



Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành
vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Do đó hành vi trộm cắp
cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.

Câu 4: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Nêu ví dụ?
Hướng dẫn giải:
Về giống nhau:



Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải
chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương



Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.

Về khác nhau:


21

Vi phạm hình sự:
o

Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại
Bộ luật Hình sự

o

Chủ yếu là hình phạt tước tự do của người phạm tội do tịa án áp dụng

o

Ví dụ: Bạn A do thiếu tiền trả bạn nên đã nghe lời dụ dỗ của bạn vận chuyển
chất ma túy cho bọn xã hội đen.

21





Vi phạm hành chính:
o

Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội
phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

o

Chế độ xử phạt chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi
phạm (cảnh cáo, phạt tiền)

o

Ví dụ: Sáng nay, do ngủ quên , An sợ đi muộn bị xếp mắng nên đã đi xe vượt
đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông bắt dừng xe lại lập biên bản và nộp tiền phạt.

Câu 6: Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội
chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng khơng? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Theo ngun tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít
nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù giam) hoặc tội nghiêm trọng
(mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù) thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự (Điều 91, khoản 2, Bộ luật Hình sự 2015)
Tuy nhiên theo điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Cướp giật tài sản” thì đây là tội Đặc
biệt nghiêm trọng, vì vậy hai bị cáo khơng được miễn trách nhiệm hình sự.
Về mức phạt tù, theo điều 171, khoản 1, Bộ Luật Hình sự quy định khung hình phạt thấp

nhất đối với tội “Cướp giật tài sản” là từ 1 năm đến 5 năm tù giam. Do đó, bản án tuyên với
hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở xem xét những những tình tiết giảm nhẹ (như tuổi của hai
bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật,…).
BÀI 3: CƠNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
- Bình đẳng trước PL có nghĩa là mọi cơng dân khơng phân biệt dân tộc, giới tính
tơn giáo , thành phần và địa vị xã hội đều được bình đẳng trong việc hưởng quyền ,
làm ngĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của PL..
1. Cơng dân BĐ về quyền và nghĩa vụ
- Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là cơng dân được bình
đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước NN và XH theo quy định của PL.
- Biểu hiện:
Một là: Mọi CD đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền
được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ
bảnvà các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế.
Hai là: Quyền và nghĩa vụ của CD không bị phân biệt bởi DT, giới tính, tơn giáo, giàu,
nghèo, thành phần và địa vị XH.
Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, cơng dân miễn có đủ các yêu cầu trên,

22

22


khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tơn giáo, thành phần và địa vị xã hội,... thì đều có quyền
đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì cơng dân nào VPPL phải chịu trách nhiệm

về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo qui định của PL
* Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật ( trách nhiệm hình sư, hành chính, dân sự và
kỉ luật), trong cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau mà phạm tội với mức độ và tính chất như
nhau thì phải chịu hỉnh phạt như nhau, khơng phân biệt đối xư.
Ví dụ: Một số vụ án tham nhũng hiên nay. Nhiều cán bộ cấp cao Nhà nước đã bị xử lí theo
quy định của PL.
Câu 2: Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho cơng dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm pháp lí?
Hướng dẫn giải:
Nhà nước bảo đảm cho cơng dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí có ý
nghĩa như sau:


Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho cơng dân có khả năng thực
hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.



Tạo sự cơng bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.



Tạo điều kiện để cơng dân được sống một cuộc sống an tồn, lành mạnh, được phát
triển đầy đủ và toàn diện.

Câu 4: Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Khơng có tiền để hút,
N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang
thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ
vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật

70%).
Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng
hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tịa đã xử Nguyễn Văn N tù chung
thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tịa án xử như vậy là thiếu cơng
bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc
mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai bởi vì:
Bình đẳng được hiểu là : trong cùng điều kiện, hồn cảnh như nhau thì cơng dân được
hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau, trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì cơng dân
sẽ được hưởng quyền và làm nghĩa vụ khác nhau.

23

23


Căn cứ vào quy định tại Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài
sản: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân.
Dựa vào căn cứ trên, nhận thấy N là người cố tình gây thương tích lại trong độ tuổi quy định
nên Tòa xử án chung thân là hợp lí.
Ngược lại, cũng là hành vi đó nhưng theo quy định của pháp luật Trần Văn A lại chưa đủ
tuổi nên khơng phải chịu hình phạt như điều 171 quy định. Do đó, ngồi việc xem xét tại
điều luật 171, tòa án còn áp dụng Điều 91, Bộ luật Hình sự về “Nguyên tắc xử lý đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội”, theo đó, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi
phạm tội này là khơng q mười tám năm tù.
BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình.
a. Thế nào là bình đẳng trong HN và GĐ.
Bình đẳng trong HN và GĐ được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và
các thành viên trong GĐ trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
Không phân biệt trong các mỗi quan hệ ở phạm vi GĐ và XH.
Như vậy: BĐ trong HN&GĐ là BĐ giữa V – C và các thành viên trong GĐ được PL quy
định và NN đảm bảo thực hiện.
b. Nội dung bình đẳng trong HN và GĐ.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng.
* Vợ chồng bình đẳng với nhau có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong GĐ. VC
bình đẳng với nhau thể hiện trong hai mỗi quan hệ cơ bản là: quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản.
- Trong quan hệ nhân thân.
+ VC có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chon nơi cư trú; vợ chồng tơn trọng,
giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau; tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau; Giúp
đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt; cùng bạn bạc, lựa chọn biện pháp
KHHGĐ...
- Trong quan hệ tài sản.
*. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, thể hiện ở quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
+ Việc mua, bán , cho, vay.. liên quan dến tài sản chung phải được bàn bạc thoả thuận của cả
vợ và chồng.
+ Tài sản chung: được tạo ra trong thời kì HN, được thừa kế, tặng chung.
* Ngồi tài sản chung vợ cồng cịn có quyền có Tài sản riêng thể hiện ở quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản riêng
+ có trước HN hoặc được thừa kế, tặng riêng.
=> PL quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nhằm củng cố tình yêu bảo đảm sự bền
vững của hạnh phúc gia đình..khắc phục tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ.
* Bình đẳng giữa cha, mẹ và con.


24

24


- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với con cái.
+Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
+Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con
+Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con.
+Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên
+Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
- Con có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con (trai, gái, con ni).
( lưu ý nếu có tình huống mà phân biệt đối xử các con)
* Bình đẳng giữa ơng bà và cháu.
- Ơng bà Có quyền trơng nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương
tốt cho con cháu.
- Các cháu phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ơng bà.
* Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
Tóm lại: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được đối xử cơng bằng, dân chủ , tơn
trọng lẫn nhau, có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau và cùng chăm lo, đóng góp cơng sức,
tiền và tài sản khác để duy trì cuộc sống gia đình.
2.Bình đẳng trong lao động.
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
BĐ trong lao động được hiểu là BĐ giữa mọi CD trong thực hiền quyền LĐ thông qua tìm
việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và lao động thơng qua hợp đồng lao dộng;
bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong từng cơ quan doanh nghiệp và trong phạm vi cả
nước.

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
* Cơng dân BĐ trong thực hiện quyền lao động.
+ Quyền lao động của cơng dân có nghĩa là cơng dân được sử dụng sức lao động của mình
làm bất cứ việc gì, cho bất cứ người sử dụng sức lao động nào và bất kì nơi nào mà pháp
luật khơng cấm nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Cơng dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là : Mọi người đều có quyền làm
việc ; Tự do lựa chon việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình ; Khơng
phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, nguồn gốc gia đình…
+ Người LĐ có trình độ chun mơn kĩ thuật cao được nhà nước và người sử dụng lao động
ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng cống hiến làm lợi cho doanh nghiệp và
đất nước. Những ưu đãi với người lao động có trình độ cao khơng bị coi là bất bình đẳng
trong sử dụng lao động.
* Công dân BĐ trong giao kết HĐLĐ.
Trong quan hệ LĐ cụ thể quyền bình đẳng của công dân được thể hiện thông qu hợp đồng
lao động.
+ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người LĐ với người sử dụng LĐ về việc làm có
trả công, điều kiện LĐ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ LĐ.
- Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc
+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng
+ Khơng trái PL, thoả ước tập thể
+ Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

25

25


×