Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nâng cao năng lực và hiệu quả của dây chuyền sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
kinh tế, kỹ thuật nâng cao năng
lực và hiệu quả của Dây chuyền
sản xuất pháo hoa tại Cơng ty
hố chất Hải Hà
TRẦN MINH ĐỨC


Ngành Quản lý công nghiệp

HÀ NỘI - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
kinh tế, kỹ thuật nâng cao năng
lực và hiệu quả của Dây chuyền
sản xuất pháo hoa tại Cơng ty
hố chất Hải Hà
TRẦN MINH ĐỨC


Ngành Quản lý công nghiệp

Giảng viên hướng dẫn:



TS. Trần Văn Long

Viện:

Kỹ thuật Hóa học

HÀ NỘI - 2022
Lời cảm ơn

Chữ ký của GVHD


Sau thời gian học tập, được sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cơ ở
trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tơi đã học xong chương trình khóa học Thạc
sĩ. Để có được thành cơng này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình
đối với các giảng viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo
TS. Nguyễn Đặng Bình Thành người hướng dẫn khoa học. Thầy đã giúp đỡ tận
tình trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện bản luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ Viện Kỹ thuật Hóa học, Viện Kinh
tế và Quản lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi; đồng thời, cảm ơn Q Cơng ty hố chất Hải Hà đã tạo điều kiện tốt
nhất để tơi hồn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các thơng tin tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc, những nội
dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả



Tóm tắt nội dung Luận văn
Lý do chọn đề tài
Pháo hoa là một loại hình trình diễn cơng cộng thường được tổ chức trong
ngày lễ tết hay các dịp kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.
Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về
việc quản lý và sử dụng pháo. Trong đó định nghĩa: Pháo là sản phẩm có chứa
thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra
phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng,
màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao
gồm: Pháo hoa nổ và pháo hoa.
Cơng ty hố chất Hải Hà là đơn vị trực thuộc Tổng cục Cơng nghiệp Quốc
phịng; được giao nhiệm vụ đảm bảo, sản xuất các mặt hàng kinh tế theo yêu cầu.
Trong đó, sản phẩm pháo hoa và pháo hoa nổ là mặt hàng kinh tế chiến lược,
mang lại giá trị lợi nhuận cao, cần nghiên cứu phát triển và mở rộng hơn nữa.
Nhiều năm gần đây, sản lượng tiêu thụ pháo hoa và pháo hoa nổ tăng
nhanh về số lượng và nhu cầu cao về đa dạng chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên,
sau thời gian sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, Công ty đã nhận
thấy cần nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất, đưa ra các giải pháp kinh tế, kỹ
thuật phù hợp, nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu sản xuất, khai thác triệt để công
suất dây chuyền, đảm bảo cung cấp sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, phục vụ nhu
cầu giải trí của người dân.
Phạm vi nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu về Dây chuyền sản xuất pháo hoa tại Công ty hoá chất
Hải Hà do đây là loại sản phẩm phức tạp, đa dạng và có nhu cầu lớn (nhu cầu lớn
hơn các sản phẩm Pháo hoa) ở cả trong nước và xuất khẩu. Trong dây chuyền sản
xuất pháo hoa nổ, có rất nhiều các chặng sản xuất bán thành phẩm, sản phẩm
khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này tập trung vào các chặng sản xuất
chính, quan trọng và cịn có nhiều bất cập trong việc vận hành.
Đối tượng nghiên cứu

Dây chuyền sản xuất pháo hoa nổ tại Công ty hoá chất Hải Hà.
Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn bao gồm:
Chương 1: Tìm hiểu chung về pháo hoa
Chương 2: Đặc điểm dây chuyền sản xuất pháo hoa tại Nhà máy Hải Hà
Chương 3: Đánh giá thực trạng Dây chuyền sản xuất pháo hoa của Nhà
máy Hải Hà
Chương 4: Giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất tại Dây
chuyền sản xuất pháo hoa
Kết luận và kiến nghị


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ tiêu kỹ thuật của quả pháo hoa nổ tầm cao…………….……....….9
Bảng 3.1. Thống kê nhân lực trên Dây chuyền sản xuất pháo hoa ………….…....23
Bảng 3.2. Thống kê trang thiết bị công nghệ trên Dây chuyền sản xuất pháo hoa..…….25
Bảng 3.3. Định mức trộn một số loại thuốc theo phương pháp thủ công.....……27
Bảng 3.4. Định mức bồi quả pháo hoa theo phương pháp thủ công............……27
Bảng 4.1. Bảng dự kiến kế hoạch sản xuất pháo hoa nổ năm 2022÷2024…….…..30
Bảng 4.2. Bảng tính tốn nhân lực chặng trộn thuốc………………………...……31
Bảng 4.3. Bảng tính tốn nhân lực chặng chế tạo viên màu, chất nhồi cháy.......32
Bảng 4.4. Bảng tính tốn nhân lực chặng lắp quả pháo hoa.……………………33
Bảng 4.5. Bảng tính tốn nhân lực chặng bồi quả pháo hoa.……………………34
Bảng 4.6. Bảng tính tốn nhân lực chặng tổng lắp giàn pháo hoa nổ tầm thấp…34
Bảng 4.7. Bảng tính tốn nhân lực chặng bảo quản...…………………..………35
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp các nhà sản xuất, kho pháo hoa sửa chữa, xây mới….36
Bảng 4.9. Bảng so sánh định mức trộn thuốc theo phương pháp thủ công và trên máy…..38

Bảng 4.10. So sánh định mức bồi quả pháo hoa theo phương pháp thủ công và
trên máy...………………….....................................................................………39
Bảng 4.11. Bảng thời gian chế tạo một số loại viên màu.........................………41
Bảng 4.12. Bảng chi phí tiêu hao năng lượng sấy viên màu trong 1 gian sấy…..42
Bảng 4.13. Bảng tiền công trực sấy một số loại viên màu...……………………43
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp chi phí sấy 01 kg viên màu hoàn chỉnh...……..……43
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp chi phí sấy viên màu trong 01 đợt sản xuất..….……44


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hình ảnh pháo hoa trên bầu trời đêm……………………….…………1
Hình 1.2. Hình ảnh Pháo hoa được sử dụng trong buổi lễ sinh nhật……..………2
Hình 1.3. Người Trung Quốc thời phong kiến đang sử dụng pháo hoa...……..…3
Hình 1.4. Marco Polo (1254-1324), người có cơng mang pháo hoa từ phương
Đơng về Ý...…………………………………………………………………...….3
Hình 1.5. Các quả pháo hoa nổ do Nhà máy Hải Hà sản xuất.…………...…….
….5
Hình 1.6. Các cỡ quả pháo hoa nổ tầm cao………………..……………………..6
Hình 1.7. Một số chủng loại pháo hoa nổ tầm cao (từ trái sang phải): Hoa cúc,
Hoa bng, Liễu rủ…………………………………………………………….…6
Hình 1.8. Giàn pháo hoa nổ tầm thấp (loại 25 ống)………………..…………….7
Hình 1.9. Một số chủng loại pháo hoa nổ tầm thấp (từ trái sang phải): Giàn liễu
rủ, giàn hoa cúc, Giàn đi hổ…………….…………………………...…………8
Hình 1.10. Một số chủng loại pháo hoa (từ trái sang phải): Ống phun nước bạc,
Vòng xoay hoa lửa, Thác nước bạc...…………………………………….....……8
Hình 1.11. Cấu tạo quả pháo hoa nổ tầm cao……………………….……………9
Hình 1.12. Nguyên lý hoạt động của quả pháo hoa nổ tầm cao…………………10
Hình 1.13. Cấu tạo giàn pháo hoa nổ tầm thấp……………………….…………11
Hình 2.1. Biểu tượng Cơng ty hố chất Hải Hà……….....…13
Hình 2.2. Trụ sử chính Cơng ty hố chất Hải Hà………..…15

Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức Cơng ty hố chất Hải Hà…......…16
Hình 2.4. Cổng vào Dây chuyền sản xuất pháo hoa tại Nhà máy Hải Hà……...…
17


Hình 2.5. Khu nhà điều hành và sản xuất pháo hoa……………………....…….17
Hình 2.6. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất pháo hoa nổ…....…………………....…….18
Hình 2.7. Cơng nhân đang thao tác cân và trộn thuốc pháo hoa nổ………….…18
Hình 2.8. Cơng nhân đang thao tác chế tạo viên màu pháo hoa………..…….…19
Hình 2.9. Viên màu pháo hoa và chất nhồi cháy đang được hong sấy tại sân phơi……..…19
Hình 2.10. Dây cháy chậm pháo hoa dùng để chế tạo cụm ngịi cháy chậm...…20
Hình 2.11. Vỏ bán cầu quả pháo hoa……..………..……………………………20
Hình 2.12. Cơng nhân đang thao tác lắp quả pháo hoa...……………………….21
Hình 2.13. Cơng nhân đang thao tác bồi quả pháo hoa…………………...….…21
Hình 2.14. Cơng nhân đang thao tác sấy quả pháo hoa…………….…...….…...21
Hình 2.15. Cơng nhân đang thao tác bảo quản quả pháo hoa……...……...….…22
Hình 3.1. Các chun gia nước ngồi đang trao đổi về cơng nghệ sản xuất, trình
diễn pháo hoa với cán bộ Nhà máy Hải Hà…………………..….......……………
26
Hình 3.2. Trộn thuốc pháo hoa thủ cơng………………..…..….......……………27
Hình 3.3. Bồi quả pháo hoa thủ cơng…………………..…..............……………27
Hình 3.4. Cửa ra vào phịng sấy và quạt hút hơi ẩm được lắp phía bên trên…...……28
Hình 3.5. Sản phẩm được xếp lên các giá sấy…….………………….....………28
Hình 4.1. Cơng nhân thực hiện thao tác trộn thuốc pháo hoa trên máy…...…....39
Hình 4.2. Bồi quả pháo hoa trên máy bồi cỡ nhỏ………………...…………......40
Hình 4.3. Bồi quả pháo hoa trên máy bồi cỡ lớn……………………………......40
Hình 4.4. Tủ sấy hồng ngoại………………………………………...………......41


CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÁO HOA

1.1. Khái niệm về pháo hoa
Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định “Pháo” bao
gồm pháo nổ và pháo hoa, trong đó pháo hoa gồm pháo hoa gây tiếng nổ và pháo
hoa không gây tiếng nổ.
Tuy nhiên, các quy định này của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP chưa tách
bạch pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ. Trong khi đó, thực
chất pháo hoa gây tiếng nổ có sử dụng thuốc pháo nổ gây nguy hiểm đến tính
mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhân dân và ảnh hưởng đến môi trường.
Do vậy, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày
27/11/2020 đã quy định:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích
thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo
ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc
không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo hoa nổ, pháo hoa [1].
Pháo hoa nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc cơng
nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng
nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian [1].
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính khơng lớn hơn 90 mm
hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường
kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m [1].

Hình 1.1. Hình ảnh pháo hoa nổ trên bầu trời đêm (Nguồn: Internet)
9


Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ cơng hoặc cơng nghiệp,
khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng
âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, khơng gây ra tiếng nổ [1].

Hình 1.2. Hình ảnh Pháo hoa được sử dụng trong buổi lễ sinh nhật

(Nguồn: Internet)
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháo hoa trên thế
giới và tại Việt Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành
Pháo hoa, tên tiếng Anh còn gọi là “Fireworks” là sản phẩm khi châm
cháy có khả năng tạo ra các hiệu ứng ánh sáng, màu sắc, âm thanh với các hình
tượng thẩm mỹ nhất định.
Lịch sử của pháo hoa bắt đầu từ hàng nghìn năm về trước tại Trung Quốc
vào vương triều nhà Hán (khoảng năm 200 trước Cơng ngun). Thậm chí, một
số người còn cho rằng pháo xuất hiện trước khi thuốc súng được phát minh. Loại
“pháo” đầu tiên trong lịch sử được tạo nên khi ai đó vơ tình ném những ống tre
vào đống lửa đang cháy. Những ống tre rỗng ruột chứa khơng khí bên trong, khi
nhiệt độ tăng cao, lượng khơng khí giãn nở ra và áp suất bên trong ống tre tăng
cao. Đến một lúc áp suất đủ lớn sẽ làm lớp vỏ tre vỡ tung và… “bụp”. Ống tre nổ
tung kèm theo tiếng nổ chính là loại “pháo” đầu tiên trong lịch sử.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thuốc súng, những viên pháo ngày
càng được cải tiến. Thay vì sử dụng ống tre làm vỏ, người ta thay bằng loại giấy
bồi cứng để nhồi thuốc súng bên trong. Họ cũng chèn một dải lụa vào bên trong
rồi dẫn ra ngồi làm ngịi nổ nhằm điều khiển được thời gian phát nổ. Một biến
10


thể khác của pháo là “ground rat” (chuột đất) được phát hiện vào những năm
1.200 sau Cơng ngun. Đó là một viên pháo giấy hở một đầu chứa thuốc súng
và chuột được gắn cố định vào thanh gỗ. Đây chính là mơ hình tên lửa đầu tiên.
Các nhà phát triển pháo hoa đã áp dụng phương pháp trên để bắn pháo
nhằm tạo ra một vụ nổ cháy sáng trên không trung và đây chính là những quả
pháo hoa đầu tiên.

Hình 1.3. Người Trung quốc thời phong kiến đang sử dụng pháo hoa

(Nguồn: Internet)
Vào cuối thế kỷ XIII, trong khi các quốc gia châu Âu đua nhau áp dụng
thuốc súng vào quân sự, người Ý lại bị quyến rũ bởi pháo hoa do nhà thám hiểm
Marco Polo mang về từ phương Đông vào năm 1292. Trong thời kỳ Phục Hưng
tại châu Âu (năm 1400 đến 1500), người Ý bắt đầu phát triển pháo hoa thành một
mơn nghệ thuật đích thực. Đây là giai đoạn sáng tạo nghệ thuật và biểu diễn nên
đã có nhiều loại pháo hoa lần đầu tiên được chế tạo trong thời gian này.

11


Hình 1.4. Marco Polo (1254-1324), người có cơng mang pháo hoa từ
phương Đông về Ý (Nguồn: Internet)
Vào những năm 1600, người dân di cư từ châu Âu đến châu Mỹ cũng
mang theo pháo hoa để tiếp tục sử dụng cho các dịp kỷ niệm đặc biệt cũng như
hù dọa và xua đuổi những người bản địa. Đến ngày 3/7/1776, ngày Quốc hội Mỹ
công bố tuyên ngôn độc lập, mọi người dân được chứng kiến một màn trình diễn
pháo hoa ngoạn mục được thực hiên bởi chính quyền như một cách ăn mừng cho
ngày lễ trọng đại. Những năm sau đó, pháo hoa được trình diễn tại Mỹ trong
những ngày lễ đăng quang của Tổng thống hoặc trong đêm giao thừa.
Ngày nay pháo hoa được sản xuất và sử dụng trên toàn thế giới. Trong các
dịp lễ hội, lễ kỷ niệm, khai mạc thế vận hội, các giải thể thao lớn, đón chào năm
mới,...khơng bao giờ thiếu các màn pháo hoa rực rỡ và hồnh tráng. Có thể kể
đến các nước sản xuất và trình diễn pháo hoa nổi tiếng như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Canada,...công nghệ sản xuất, kỹ thuật trình diễn
pháo hoa khơng ngừng phát triển, các cơng thức, phương pháp đã biến các màn
trình diễn pháo hoa ngày càng hấp dẫn, đặc sắc hơn.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hình ảnh pháo hoa trên bầu trời Hà Nội trong lễ kỷ niệm
quốc khánh đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, ngày 2/9/1975 đánh dấu sự

kiện lần đầu tiên pháo hoa Việt Nam trình diễn trong ngày đại lễ. Khi đó pháo
hoa Việt Nam do Nhà máy Hải Hà sản xuất theo mẫu của Trung Quốc. Pháo hoa
chỉ có 1 cỡ là Ф160 mm, với từ 5 đến 6 chủng loại. Bắn bằng cách dùng tấm quẹt

12


mồi cháy ngòi rồi thả quả pháo vào trong ống phóng, giống như cách bắn đạn
cối.
Năm 1998, Nhà máy Hải Hà tiếp nhận công nghệ sản xuất pháo hoa kiểu
Nhật từ Nhật Bản. Nhà máy đã xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất đồng
bộ, sản xuất ra các sản phẩm quả pháo hoa nổ dùng cho xuất khẩu và tiêu thụ tại
thị trường nội địa.
Sản phẩm pháo hoa nổ của Nhà máy Hải Hà đã được tặng huy chương
vàng tại hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1998. Đến nay sản
phẩm pháo hoa liên tục được xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật Bản và
Hoa Kỳ và được đưa vào sử dụng rộng rãi trên 64 tỉnh thành trong cả nước trong
các ngày lễ tết, lễ hội với chất lượng và độ an toàn rất cao của sản phẩm. Đặc biệt
chương trình pháo hoa đạt tính nghệ thuật ngang tầm châu lục và thế giới tại
SEAGAME 22 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của Nhà máy trong ngành
công nghiệp sản xuất hoả thuật nói chung, sản xuất và trình diễn pháo hoa nói
riêng.
1.3. Phân loại các chủng loại pháo hoa nổ và pháo hoa
Pháo hoa Việt Nam do Nhà máy Hải Hà sản xuất hiện nay được chia thành
3 loại sản phẩm gồm: Pháo hoa nổ tầm cao, Pháo hoa nổ tầm thấp (giàn pháo hoa
nổ tầm thấp, Hoả thuật) và Pháo hoa.
Trong đó pháo hoa nổ tầm cao được sản xuất theo công nghệ Nhật bản.
Pháo hoa nổ tầm thấp, Pháo hoa do nhà máy nghiên cứu và phát triển theo mẫu
sản phẩm của Nhật Bản và Trung Quốc.
1.3.1. Pháo hoa nổ tầm cao

Pháo hoa nổ tầm cao sản xuất theo công nghệ Nhật Bản hiện nay có hàng
trăm chủng loại với nhiều kích cỡ to, nhỏ và tầm cao bắn khác nhau. Về kích cỡ
gồm có 7 loại chính từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn là [2]:
- Cỡ A (hoặc cỡ số 2,5): Ф69 mm.
- Cỡ B (hoặc cỡ số 3): Ф85 mm.
- Cỡ C (hoặc cỡ số 4): Ф115 mm.
- Cỡ D (hoặc cỡ số 5): Ф145 mm.
- Cỡ E (hoặc cỡ số 6): Ф172 mm.
- Cỡ F (hoặc cỡ số 7): Ф205 mm.
- Cỡ G (hoặc cỡ số 8): Ф235 mm.
Ngồi các cỡ trên cịn sản xuất các cỡ nhỏ hơn như Ф36 mm, Ф45 mm,
Ф50 mm, Ф54 mm, Ф57 mm.
13


Hình 1.6. Các cỡ quả pháo hoa nổ tầm cao (Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
Về chủng loại sản phẩm, có 28 nhóm loại sản phẩm, trong mỗi nhóm lại
gồm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, tổng cộng có tất cả là 294 chủng loại
khác nhau như: hoa cúc đỏ, hoa cúc xanh lục, hoa cúc xanh lơ,…hoa cúc đỏ nhụy
trắng, hoa cúc xanh lục nhụy đỏ,…lá cọ vàng, liễu rủ, chùm hoa nhỏ,…
Trong những năm gần đây, Nhà máy Hải Hà đã nghiên cứu chế thử và đưa
vào sản xuất một số các mẫu pháo hoa mới, các mẫu pháo hoa này được khách
hàng Nhật Bản đánh giá cao và đặt Nhà máy sản xuất như các mẫu: lá cọ trắng,
lá cọ vàng lấp lánh, hoa cúc nở bụi vàng, hoa bng, lưới lửa,…đã góp phần làm
đa dạng, phong phú hơn cho sản phẩm pháo hoa của nhà máy.

Hình 1.7. Một số chủng loại pháo hoa nổ tầm cao (từ trái sang phải): Hoa
cúc, Hoa buông, Liễu rủ (Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
Ngoài sản phẩm pháo hoa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản, Nhà máy Hải Hà còn sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Mỹ và

châu Âu. Sản phẩm được gọi là pháo hoa ES (European Style). Công nghệ chế
tạo pháo hoa nổ xuất khẩu Mỹ tương tự như pháo hoa nổ xuất khẩu Nhật nhưng
sản phẩm có kích cỡ khác [2]:
14


- Cỡ 2,5 inch: Ф57 mm.
- Cỡ 3 inch: Ф71 mm.
- Cỡ 4 inch: Ф95 mm.
- Cỡ 5 inch: Ф122 mm.
- Cỡ 6 inch: Ф145 mm.
- Cỡ 8 inch: Ф198 mm.
- Cỡ 10 inch: Ф246 mm.
1.3.2. Pháo hoa nổ tầm thấp
Pháo hoa nổ tầm thấp gồm tập hợp các quả pháo cỡ Φ57 mm, được lắp
sẵn trong các ống phóng. Các ống phóng ghép lại với nhau tạo thành giàn pháo.
Thông thường, giàn pháo hoa nổ tầm thấp gồm 25 ống ghép thành 5 dãy, mỗi dãy
5 ống phóng.
Giàn pháo hoa nổ tầm thấp được sử dụng bắn trình diễn vào các dịp lễ hội,
Tết và nhiều sự kiện khác, mỗi giàn pháo khác nhau tạo nên một chương trình
nhỏ có hiệu quả thẩm mỹ riêng. Khi giàn pháo hoạt động, các quả pháo lần lượt
được bắn lên liên tiếp nhau theo một nhịp điệu được định sẵn, khi lên hết tầm
cao, các quả pháo lần lượt phát nổ, tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu
sắc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người xem.
Một số chủng loại giàn pháo hoa nổ tầm thấp gồm: giàn đuôi hổ, giàn hoa
cúc, giàn cây cọ, giàn liễu rủ, giàn hoa bng,…

Hình 1.9. Một số chủng loại pháo hoa nổ tầm thấp (từ trái sang phải): Giàn
liễu rủ, giàn hoa cúc, Giàn đuôi hổ (Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
1.3.3. Pháo hoa

Theo Nghị định 137/2020 của Chính phủ thì người dân có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự được phép sử dụng những loại pháo hoa không nổ của Bộ quốc
phòng. Hiện nay, Nhà máy Hải Hà là đơn vị, doanh nghiệp duy nhất được cấp
phép sản xuất và phân phối những dòng sản phẩm pháo hoa dân dụng.
15


Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ người dân được phép đốt được quy
định trong Nghị định 137/2020/NĐ-CP bao gồm: Ống phun nước bạc, Cánh hoa
xoay, Vòng xoay hoa lửa, Cây hoa lửa, Thác nước bạc,…

Hình 1.10. Một số chủng loại pháo hoa (từ trái sang phải): Ống phun nước
bạc, Vòng xoay hoa lửa, Thác nước bạc (Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
1.4. Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của các
sản phẩm pháo hoa nổ
1.4.1. Pháo hoa nổ tầm cao
1.4.1.1. Cấu tạo và đặc điểm tính năng
a) Cấu tạo

Hình 1.11. Cấu tạo quả pháo hoa nổ tầm cao [3]
b) Đặc điểm tính năng và các chỉ tiêu cơ bản
16


- Đặc điểm tính năng:
+ Màu sắc: đỏ, xanh lục, xanh lơ, vàng, trắng, tím, da cam,… tùy theo
từng chủng loại viên màu.
+ Hình ảnh khi quả pháo hoa nổ trên bầu trời đêm trông như những bông
hoa cúc màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, tím, vàng,… hoặc các hình tượng: mưa
vàng, liễu rủ, trái tim, nụ cười, …

- Các chỉ tiêu cơ bản:
Bảng 1.1. Chỉ tiêu kỹ thuật của quả pháo hoa nổ tầm cao [2]
Cỡ số
sản
phẩm

Đường kính
quả pháo
(mm)

Đường kính
tán hoa (m)

Tầm cao khi nở
trên bầu trời (m)

Thời gian
lưu giữ
màu (s)

A

69

40

90

1,2 ÷ 3,0


B

85

60

120

1,4 ÷ 3,5

C

115

90

150

1,6 ÷ 4,5

D

145

120

190

1,6 ÷ 5,0


E

172

150

220

2,0 ÷ 5,5

F

205

180

250

2,2 ÷ 6,0

G

235

220

280

2,4 ÷ 6,5


1.4.1.2. Nguyên lý hoạt động

17


Hình 1.12. Nguyên lý hoạt động của quả pháo hoa nổ tầm cao [3]
Quả pháo hoa được lắp vào trong nòng súng, dùng dòng điện phát hỏa mồi
lửa điện (hoặc dùng mồi lửa châm cháy-Fast Fuse) để làm cháy thuốc phóng (Lift
Charge), tạo áp suất đẩy quả pháo bay lên cao. Thuốc phóng cháy đồng thời cũng
mồi cháy ngịi cháy chậm quả pháo (Timed Fuse). Khi quả pháo bay lên đến độ
cao thiết kế, ngòi cháy chậm sẽ mồi cháy chất nhồi (Black Powder) lắp trong
quả. Chất nhồi cháy giải phóng năng lượng làm vỡ tung vỏ quả pháo (Outer
shell) đồng thời mồi cháy viên màu (Stars) và bắn chúng ra xung quanh, tạo nên
các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc, hình tượng khác nhau.
1.4.2. Pháo hoa nổ tầm thấp
1.4.2.1. Cấu tạo và đặc điểm tính năng
a) Cấu tạo
1. Giàn ống phóng
2. Mạch ngịi dẫn cháy
3. Ngịi dẫn cháy trung gian
4. Ngòi châm cháy
5. Ngòi phụ
18


6. Giấy chống cháy lan
7. Quả pháo hoa
8. Hộp bảo quản
9. Gơng gỗ
Hình 1.13. Cấu tạo giàn pháo hoa nổ tầm thấp [2]

b) Đặc điểm tính năng
Giàn pháo hoa nổ tầm thấp được sử dụng bắn trình diễn vào các dịp lễ hội,
Tết và nhiều sự kiện khác, mỗi giàn pháo khác nhau tạo nên một chương trình
nhỏ có hiệu quả thẩm mỹ riêng. Khi giàn pháo hoạt động, các quả pháo lần lượt
được bắn lên liên tiếp nhau theo một nhịp điệu được định sẵn, khi lên hết tầm
cao, các quả pháo lần lượt phát nổ, tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu
sắc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người xem.
Giàn pháo hoa nổ tầm thấp có thể bắn đơn lẻ từng giàn, hay nhiều giàn
theo kịch bản. Việc sắp xếp thứ tự các chủng loại giàn pháo, cách đấu nối hệ
thống các giàn pháo với nhau theo kịch bản sẽ tạo nên hiệu quả của chương trình.
Trong một chương trình bắn, có thể kết hợp bắn giàn pháo hoa nổ tầm thấp với
quả pháo hoa nổ tầm cao. Có thể bắn kết hợp với âm nhạc, trình chiếu ánh sáng
laser tạo hiệu quả tốt hơn trong trình diễn.
1.4.2.2. Nguyên lý hoạt động
Giàn pháo hoa nổ tầm thấp hoạt động theo nguyên lý sau: Khi châm cháy
ngòi mồi cháy sẽ truyền cháy vào ngòi cháy nhanh của hàng ống phóng thứ nhất,
ngịi cháy nhanh cháy với tốc độ rất nhanh, mồi cháy vào ngòi cháy chậm xuống
quả của cả 5 ống phóng, đồng thời mồi cháy vào ngòi cháy chậm trung gian để giữ
chậm thời gian truyền cháy sang hàng ống phóng thứ hai. Khi ngòi cháy chậm
xuống quả cháy hết, mồi cháy vào dây cháy nhanh gắn túi thuốc phóng. Khi thuốc
phóng cháy, tạo áp suất phóng quả pháo hoa lên bầu trời. Quả pháo hoa bay lên
đến độ cao quy định sẽ nổ tạo ra các hiệu ứng của quả pháo. Cứ như vậy các quả
pháo lần lượt được được phóng lên, theo một nhịp điệu và trình tự được thiết kế
trước. Riêng với các loại giàn đồng loạt thì các quả pháo trong 25 ống được phóng
lên và nổ đồng loạt trên bầu trời tạo những điểm nhấn trong kịch bản.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÁO HOA TẠI
NHÀ MÁY HẢI HÀ
2.1. Giới thiệu tổng quan về Cơng ty hố chất Hải

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1. Thông tin doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty hoá chất Hải Hà.
19


- Tên viết tắt: Nhà máy Hải Hà.
- Năm thành lập: 7/9/1976.
- Email:
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân Công ty được ra đời vào ngày 7/9/1976 trong lúc cuộc chiến
tranh giải phóng đất nước đang ở vào giai đoạn ác liệt nhất. Trải qua trên nhiều
năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực và những đóng góp thầm lặng của bao
thế hệ lính thợ.
Năm 1975, miền Nam được hồn tồn giải phóng thống nhất đất nước,
Nhà máy thực hiện nhiệm vụ chiến lược được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao
cho đó là tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân, với các
mặt hàng chính phục vụ cơng nghiệp khai thác mỏ, xây dựng, giao thông vận tải.
Năm 1987, Nhà máy chuyển từ cơ chế quản lí hành chính bao cấp sang
chế độ hạch toán kinh doanh. Bước chuyển đổi đã tạo đà thúc đẩy Nhà máy phát
triển sản xuất, với việc đầu tư hàng loạt các dây chuyền mới.
Từ năm 1993, Với quyền chủ động hạch toán kinh doanh, Công ty đã vạch
ra hướng mới, tập trung sắp xếp lại bộ máy quản lí, các phịng ban, phân xưởng,
sắp xếp bố trí lại lao động, hợp lí hóa dây chuyền sản xuất phù hợp với điều kiện
sản xuất, vừa phát triển sản xuất các mặt hàng kinh tế đảm bảo đời sống cho
người lao động.
Năm 1997, Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất Pháo hoa quy
mô lớn, sản phẩm pháo hoa của Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
Nhật Bản và Mỹ, đồng thời phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật pháo hoa
của đông đảo nhân dân trong các dịp lễ tết, lễ hội, được nhân dân cả nước đánh
giá cao. Năm 2002, Nhà máy đã nghiên cứu và sản xuất thành công pháo hoa tầm

thấp. Năm 2015, Công ty đã hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản
xuất pháo hoa và kho chứa vật tư quốc phòng hiện đại, đáp ứng sản xuất pháo
hoa cung cấp cho trị trường trong và ngoài nước. Những đặc điểm ưu thế riêng,
sản phẩm đã được Chính phủ cho sử dụng trong dịp tết cổ truyền và lễ hội trong
phạm vi cả nước.
Từ năm 2002, Công ty đã triển khai áp dụng Hệ thống quản lí chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công
ty. Hệ thống đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của Việt Nam
(Quacert) cấp chứng chỉ công nhận từ tháng 8 năm 2002. Hệ thống quản lí chất
lượng tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dùng nề nếp quản lí
khoa học, tăng cường hiệu quả trong kinh doanh.
Hiện nay, Công ty đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Trong
lĩnh vực sản xuất, cung cấp thuốc nổ, phụ kiện nổ phục vụ ngành công nghiệp
20


khai thác và xây dựng. Đồng thời cũng là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam
sản xuất pháo hoa, pháo hoa nổ phục vụ các dịp lễ hội trên cả nước; cũng như
xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản,… Trở thành một trong những
doanh nghiệp quốc phòng tham gia đắc lực vào phát triển kinh tế đất nước.

Hình 2.2. Trụ sử chính Cơng ty hố chất Hải Hà (Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty hố chất
Hải Hà
- Sản xuất cấu kiện kim loại.
- Rèn, rập, ép và cán kim loại. Luyện bột kim loại.
- Gia cơng cơ khí, xử lý tráng phủ kim loại.
- Sản xuất dao kéo, dụng cụ kim loại và đồ kim loại thông dụng.
- Sản xuất các sản phẩm kim loại chưa được phân vào đâu.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu, chủ sử

dụng hoặc đi thuê.
- Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng cho nơng nghiệp.
- Xây dựng nhà các loại.
- Sản xuất thuốc nổ công nghiệp và phụ kiện nổ.
- Sản xuất pháo hoa, đạn súng săn, đạn thể thao.
- Nhập nguyên liệu sản xuất pháo hoa, xuất khẩu pháo hoa và phụ kiện
pháo hoa.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
2.1.3. Cơng nghệ chủ yếu đang áp dụng tại doanh nghiệp
- Công nghệ sản xuất kíp .
- Cơng nghệ sản xuất dây.
21


- Công nghệ sản xuất đạn thể thao.
- Công nghệ sản xuất pháo hoa.
- Công nghệ sản xuất sản phẩm tín hiệu an tồn Hàng hải.
2.1.4. Chính sách chất lượng
Các dây chuyền sản xuất đồng bộ, sản phẩm sản xuất có chất lượng tương
đương với tiêu chuẩn quốc tế.
Năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường và có khả năng cạnh
tranh với các sản phẩm cùng loại trong khu vực.
Mơi trường khí, bụi, nước thải đều được xử lý bằng các công nghệ phù
hợp đảm bảo môi trường sản xuất, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh mơi trường.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức Cơng ty hố chất Hải Hà (Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
2.2. Tổng quan về dây chuyền sản xuất pháo hoa
2.2.1. Quy mô và công suất dây chuyền


22


Hình 2.4. Cổng vào Dây chuyền sản xuất pháo hoa tại Nhà máy Hải Hà
(Nguồn: Nhà máy Hải Hà)
Năm 2014, Công ty được cho phép đầu tư dây chuyền sản xuất pháo hoa
mới với tổng diện tích hơn 70 ha tại xã Võ Lao giáp các xã Ninh Dân, Quảng
Nạp huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, gồm hơn 99 nhà xưởng và các cơng trình phụ
trợ; được chia làm 2 phân khu là: khu điều hành, sản xuất pháo hoa và khu kho
chứa pháo hoa.

Hình 2.5. Khu nhà điều hành và sản xuất pháo hoa (Nguồn: QPVN)
Dây chuyền được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và các nước
tiên tiến trên thế giới; nhà xưởng được đầu tư trang, thiết bị đảm bảo an tồn
phịng, chống cháy nổ. Dây chuyền được nghiệm thu và đi vào hoạt động từ
tháng 4/2016 với công suất hơn 300.000 quả pháo hoa nổ tầm cao, 30.000 giàn
pháo hoa nổ tầm thấp và 10.000 giàn hỏa thuật các loại mỗi năm. Dự kiến đến
năm 2023, Nhà máy Hải Hà sẽ mở rộng và nâng công suất của Dây chuyền sản
xuất pháo hoa thành 620.000 quả pháo hoa nổ tầm cao, 60.000 giàn pháo hoa nổ
tầm thấp và 30.000 giàn hỏa thuật các loại.
2.2.2. Quy trình sản xuất pháo hoa nổ
2.2.2.1. Sơ đồ cơng nghệ tổng quát
23


Hình 2.6. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất pháo hoa nổ
2.2.2.2. Một số chặng cơng nghệ chính
a) Chuẩn bị ngun liệu
Các chất oxi hóa (gồm KClO4, KNO3, SrCO3,…), chất cháy (bột kim loại
Al-Mg, nhựa Phenol,…), các loại chất kết dính, chất độn được lấy từ kho chứa

nguyên liệu đầu và gia công (nghiền, sàng) trên các thiết bị nghiền, sàng chuyên
dụng để đạt cỡ hạt theo yêu cầu kỹ thuật.
b) Trộn thuốc màu và thuốc cháy pháo hoa
Nguyên liệu sau khi gia công được cân theo từng mẻ và trộn trên các máy
trộn thuốc; một số loại thuốc có yêu cầu riêng được trộn thủ cơng bằng tay.

Hình 2.7. Cơng nhân đang thao tác cân và trộn thuốc pháo hoa nổ
(Nguồn: QPVN)
c) Chế tạo các loại viên màu
24


Viên màu có dạng hình cầu được làm thủ cơng bằng phương pháp tẩm
thuốc theo từng lớp đến đạt kích thước trên thiết bị vê viên chuyên dụng, viên
màu có dạng hình trụ được chế tạo trên các máy nén thủy lực.

Hình 2.8. Cơng nhân đang thao tác chế tạo viên màu pháo hoa (Nguồn: QPVN)
d) Chế tạo chất nhồi cháy
Chất nhồi cháy dạng cốm làm trên máy ép đùn tạo hạt; chất nhồi cháy
dạng hạt bông, trấu làm tương tự như viên màu.
e) Sấy viên màu, chất nhồi cháy
Viên màu, chất nhồi cháy sau khi tẩm thuốc được dải đều trên khay gỗ,
đem hong khô ổn định bề mặt tự nhiên trên sân phơi khoảng (1÷2) giờ sau đó
được đưa vào sấy trong nhà sấy, các khay chứa viên màu đặt trên giá sấy trong
các gian nhà có lắp hệ thống sấy khí khơ, nhiệt độ duy trì khơng quá 50oC.

Hình 2.9. Viên màu pháo hoa và chất nhồi cháy đang được hong sấy tại sân phơi
(Nguồn: QPVN)
f) Chế tạo cụm ngòi cháy chậm
25



×