Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Đồ án mô phỏng và tối ưu hóa trong HTCN ứng dụng mô phỏng tối thiểu chi phí trong quy trình may áo sơ mi nam tại công ty cổ phần may nhà bè sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 97 trang )

Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Bộ môn Quản lý
cơng nghiệp đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, chúng em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Trường Thi, Thầy đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt q trình thực hiện đồ án mơn học này. Những lời nhận xét, góp ý và
hướng dẫn của Thầy đã giúp chúng em có định hướng đúng đắn trong quá trình thực
hiện đề tài, giúp chúng em nhìn ra các khuyết điểm của đề tài mình làm và từng
bước khắc phục để có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, trong thời gian làm việc
cùng Thầy, chúng em không những tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học
tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu đề tài một cách nghiêm túc, hiệu
quả, đây là điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn học đã giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và sát cách cùng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn
lời động viên, sự chia sẽ, hy sinh và chăm sóc lớn lao từ gia đình và người thân tạo
động lực to lớn giúp em vượt qua khó khăn và hồn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

1
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi



TĨM TẮT

Đề tài “Ứng dụng mơ phỏng tối thiểu chi phí trong quy trình may áo sơ mi nam
tại Công ty Cổ phần May Nhà Bè – Sóc Trăng” giúp đánh giá một các trực quan đề
ra giải pháp nhằm giúp cơng ty có thể cải thiện tình trạng hiện tại. Hiện tại, vấn đề
cơng ty gặp phải là tình trạng nhàn rỗi tại các trạm làm việc còn khá lớn, hiệu suất
sử dụng nguồn lực còn thấp và các công đoạn 3, 14, 16 và 18 bị bottleneck khiến
các trạm khác phải chờ đợi. Mục tiêu của đề tài đặt ra là đưa dây chuyền về trạng
thái cân bằng, giảm nhàn rỗi tại các trạm làm việc và sử dụng tốt nguồn lực hiện tại
trên chuyền, tối ưu hóa số trạm làm việc, tăng hiệu suất dây chuyền hiện tại và kiểm
chứng lại hiệu quả cân bằng chuyền bằng phần mềm mô phỏng Arena, đồng thời
giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cơng nhân và chi phí tồn khơ bán thành phẩm.
Sau khi cân bằng chuyền, tiến hành mơ hình mơ phỏng bằng phần mềm Arena, từ
kết quả mơ hình , phân tích và nhận thấy phương án cải tiến hiện tại là phương án
tối ưu và phù hợp với dây chuyền hiện tại công ty.

1
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. 1

CHƯƠNG I............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................ 3
1.2 Mục tiêu đề tài................................................................................................. 4
1.3 Phương pháp thực hiện.................................................................................... 4
1.3 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 4
1.4 Nội dung.......................................................................................................... 5
CHƯƠNG II............................................................................................................. 6
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................... 6
CHƯƠNG III.......................................................................................................... 11
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY.................................................................................. 11
3.1 Giới thiệu về công ty..................................................................................... 11
3.1.1 Một số thông tin cơ bản.......................................................................... 11
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động................................................................................ 12
3.1.3 Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 13
3.2. Giới thiệu về nhà xưởng............................................................................... 15
3.2.1 Sản phẩm................................................................................................ 15
3.2.2 Máy móc, thiết bị của cơng ty................................................................ 16
3.3. Thu thập dữ liệu........................................................................................... 19
3.3.1 Dữ liệu về dây chuyền may.................................................................... 19
3.3.2 Các giả định........................................................................................... 21
3.4 Phân tích hiện trạng....................................................................................... 23
CHƯƠNG IV.......................................................................................................... 25
XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG................................................................... 25
1
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN


CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

4.1Phân tích dữ liệu .........................................................

4.1.1Thời gian nạp ng

4.1.2Thời gian chạy m

4.1.3Thời gian các cơ

4.3.3Mơ hình mơ phỏ

4.4Kiểm chứng và hợp thức hóa mơ hình .......................

4.5Kết quả mơ phỏng và phân tích .................................

4.5.1Kết quả mơ phỏn

4.6Đề xuất cải tiến...........................................................
CHƯƠNG V..............................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................

5.1Kết luận ......................................................................

5.2Kiến nghị ....................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................

PHỤ LỤC...........................
SỐ LIỆU CỠ MẪU ...................................................................................................
PHỤ LỤC HÌNH .......................................................................................................


2
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2 Quy trình may áo sơ mi nam mã hàng (PT 120)....................19
Bảng 3.4 Hệ số lương quy đổi cơng nhân.............................................. 22
Bảng 3.5 Chi phí vận hành máy móc thiết bị trên chuyền may mỗi giờ ...
22
Bảng 3.6 Các giả định về chi phí sử dụng trong mơ hình.....................23
Bảng 4.1 Số liệu thời gian cơng đoạn May lộn lá.................................27
Bảng 4.2 Phân tích dữ liệu thời gian của các công đoạn bằng Input
Analyzer.................................................................................................. 29

1
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Logo cơng ty Cổ phần May Nhà Bè...................................................... 11
Hình 3.2 Cơng ty Cổ phần May Nhà Bè – Sóc Trăng........................................... 12
Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức cơng ty........................................................................... 14
Hình 3.4 Sản phẩm chủ đạo của cơng ty.............................................................. 16
Hình 3.4 Mã hàng PT 120..................................................................................... 19
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình........................................................................................ 21
Hình 3.6 Mặt bằng nhà xưởng.............................................................................. 24
Hình 4.1 Thiết lập thời gian nạp nguyên liệu cụm cổ......................................... 25
Hình 4.2 Thiết lập thời gian chạy mơ hình.......................................................... 26
Hình 4.3 Phân tích dữ liệu thời gian gia cơng May lộn lá bằng Input Analyzer
28
Hình 4.4 Mơ hình hóa dây chuyến sản xuất........................................................ 31
Hình 4.5 Create Module của khách hàng đến..................................................... 32
Hình 4.6 Hold Module trong dây chuyền sản xuất............................................. 32
Hình 4.7 Separate Module trong quy trình sản xuất.......................................... 33
Hình 4.8 Process Module trong quy trình sản xuất............................................ 34
Hình 4.9 Match Module trong quy trình sản xuất.............................................. 34
Hình 4.10 Assign Module trong quy trình sản xuất............................................ 35
Hình 4.11 Decide Module dùng trong quy trình sản xuất..................................35
Hình 4.12 Record Module dùng trong dây chuyền............................................. 36
Hình 4.13 Dispose Module dùng trong quy trình................................................ 36
Hình 4.13 Mơ hình Arena nhu cầu ngẫu nhiên của khách hàng........................37
Hình 4.14 Mơ hình Arena gia cơng cụm cổ.......................................................... 37
Hình 4.15 Mơ hình Arena gia cơng cụm tay........................................................ 37
Hình 4.16 Mơ hình Arena gia cơng túi ngực........................................................ 38
Hình 4.17 Mơ hình Arena gia cơng hồn chỉnh................................................... 38
Hình 4.18 Mơ hình động quy trình sản xuất....................................................... 38
Hình 4.19 Nhu cầu khách hàng ngẫu nhiên........................................................ 39
Hình 4.20 LeadTime nhận NVL và giao TP........................................................ 40
Hình 4.21 Khai báo các biến tồn kho NVL 40

1
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

Hình 4.22 Xây dựng cơng thức tính chi phí tồn kho........................................... 40
Hình 4.23 Kết quả tính các loại chi phi tồn kho.................................................. 40
Hình 4.24 Thiết lập chi phí cơng nhân................................................................. 41
Hình 4.25 Cơng thức tính chi phí cơng nhân....................................................... 41
4.26 Chi phí hoạt động của máy........................................................................... 42
Hình 4.27 Cơng thức tính chi phí vận hành........................................................ 42
Hình 4.28 Tổng các loại chi phí............................................................................ 43
Hình 4.29 Phân tích các phương án bằng cơng cụ Process Analyzer................43
Hình 4.30 Kết quả sau khi cải tiến....................................................................... 44
Hình 4.31 Chi phí sau khi cải tiến........................................................................ 45

2
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng phát triển và là ngành
công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Ngành may khơng chỉ đóng vai trị quan trọng
trong đời sống của con người mà cịn đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế đất nước. Hiện nay, dệt may vẫn duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dệt May là ngành có
năng lực cạnh tranh cao trong q trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất
khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Đây cũng là
ngành có nhu cầu lao động cao, do đó dễ dàng giải quyết và thu hút việc làm cho
người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thơn, từ đó góp phần ổn định và
thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối
công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm
cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử
dụng ở nông thôn.
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam : Những tác động đối với
ngành dệt may Việt Nam, 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước
đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tốc độ tăng
10,43% của cùng kỳ năm 2018. Đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nước nhà
góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng CNH-HDH đất nước. Theo số liệu của
tổng cục thống kê, ngành dệt may đóng góp 10% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn
quốc và tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động cả nước, tạo ra thu nhập ổn định
cho đời sống công nhân.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt ở
tất cả lĩnh vực: giá, năng suất lao động, rào cản kỹ thuật với một số nước, thời gian
giao hàng ngày càng rút ngắn. Thêm vào đó, chi phí cho nhân cơng rẻ nhưng chi phí
bình qn / 1 đơn vị sản phẩm vẫn cao. Do đó giá của chúng ta vẫn cao hơn so với
Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia khoảng 30% -40%. Ngành phải đối mặt với các đối
thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường

quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều
mặt như: tiềm lực về các nguồn lực, con người, vật chất, thông tin mà cịn có kinh
nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn
các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những thách thức trên, áp lực về chi phí và
giá bán trong ngành may đang là vấn đề gây trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp
3
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

để tồn tại và phát triển. Trong khi đó, cơ chế, chính sách của các cơ quan nhà nước
lại có những điều chỉnh chưa bắt kịp với tình hình chung của ngành.
Cơng ty cổ phần May Nhà Bè - Sóc Trăng là một thành viên của Tổng công ty
CP May Nhà Bè (NBC) đã đi vào hoạt động từ năm 2017 và bước đầu đạt được
những thành cơng nhất định. Tuy nhiên, vì là cơng ty mới thành lập nên trong q
trình hoạt động cơng ty cịn gặp một số vấn đề. Bố trí các máy và cơng nhân trong
qui trình may áo sơ mi nam của cơng ty chưa hợp lý về vị trí và số lượng, dẫn đến
việc biến động chi phí cao mỗi khi đáp ứng nhu cầu ngẫu nhiên của khách hàng. Để
giải quyết vấn đề trên doanh nghiệp phải có những thay đổi trong bố trí nguồn nhân
lực, máy móc trang thiết bị ở từng công sao cho hợp lý nhất tránh tình trạng tồn kho
làm phát sinh thêm các chi phí ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí cùng với mong muốn
giúp cơng ty tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận, từ đó góp phần nâng cao năng
suất nên nhóm quyết định thực hiện đề tài "Ứng dụng mơ phỏng để tối thiểu chi
phí trong quy trình may áo sơ mi nam (Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Sóc
Trăng)".

1.2 Mục tiêu đề tài
Để thực hiện được đề tài, cần tìm hiểu được quy trình sản xuất áo sơ mi nam
của công ty để biết được các công đoạn và thời gian thực hiện từng công đoạn, cách
thức bố trí máy móc, thiết bị và cơng nhân, số lượng máy móc và cơng nhân được
sử dụng trong quy trình, nhu cầu của khách hàng, đồng thời xem xét đến các chi phí
cơng nhân, máy, chi phí ngun liệu, chi phí tồn kho và chi phí đặt hàng. Sau khi đã
thu thập được các số liệu cần thiết tiến hành vẽ mặt bằng, từ đó phân tích hiện trạng
và cuối cùng là ứng dụng mơ phỏng để tìm ra giải pháp tối ưu nhất để tối thiểu chi
phí.
1.3 Phương pháp thực hiện
Từ những mục tiêu đã đề ra để đạt được những mục tiêu trước tiên cần khảo
sát quy trình sản xuất áo sơ mi nam tại chuyền may của cơng ty Cổ phần May Nhà
Bè – Sóc Trăng. Sử dụng phương pháp thống kê thí nghiệm đo thời gian thực hiện
các công đoạn thực tế bằng đồng hồ. Đo khoảng cách trực tiếp trong dây chuyền sản
xuất. Sử dụng cơng cụ Input Analyzer để tìm ra các hàm tốn tối ưu. Sau đó sử dụng
Autocad để vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất bao gồm máy, cơng nhân và dịng di
chuyển qua lại trong mặt bằng. Sử dụng phương pháp cân bằng chuyền để bố trí
nguồn lực cho hợp lý. Cuối cùng là sử dụng Arena để mơ phỏng q trình sản xuất
từ đó tìm ra được phương án tối ưu về nhân công và máy để đáp ứng với nhu cầu
khách hàng thay đổi với chi phí thấp nhất.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
4
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi


Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào
dây chuyền số 3 chuyên may áo sơ mi nam với 34 công đoạn của công ty May Nhà
Bè – Sóc Trăng. Tọa lạc tại Quốc lộ 60, Phường 7, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian thực hiện đề tài từ 18/08/2019 đến 21/11/2019.
1.4 Nội dung
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Lược khảo tài liệu
Chương 3: Giới thiệu tổng quan cơng ty
Chương 4: Xây dựng mơ hình mơ phỏng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Khi công nghiệp ngày càng phát triển thì việc ứng dụng các máy móc tự động
vào sản xuất càng nhiều. Các mơ hình dây chuyền sản xuất giúp các nhà kinh doanh
tiết kiệm rất nhiều chi phí, đồng thời mang lại lợi ích khá cao cho các doanh nghiệp.
Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động theo tuần tự đã được thiết lập sẵn
tại nhà máy mà vật liệu được đưa vào quá trình tinh chế để nhằm tạo ra một sản
phẩm tiêu dùng cuối cùng hoặc các bộ phận được lắp ráp để chế tạo thành phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất, để có thể tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận thì cần phải

xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng như bố trí mặt bằng, quản lý tồn kho và cân
bằng chuyền, điều đó sẽ giúp mang lại hiệu quả cao nhất.
Tất cả các doanh nghiệp khi mới bước vào sản xuất đều gặp phải bài tốn đầu
tiên đó là bố trí mặt bằng sản xuất. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, phải bố trí các
trạm sản xuất sao cho quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu ngắn nhất có thể,
liên tục, thuận lợi cho việc di chuyển. Hasan Hosseini Nasab nhận định rằng vấn đề
bố trí cơ sở được định nghĩa là vị trí của các trang thiết bị trong khu vực nhà máy,
với mục đích xác định sự sắp xếp hiệu quả nhất theo một số tiêu chí hoặc mục tiêu
theo các ràng buộc nhất định [1]. Sara Masoud et al cho rằng kế hoạch bố trí cơ sở
tối ưu là cần thiết để xây dựng hoặc trang bị thêm các cơ sở sản xuất để tối đa hóa
năng lực và hiệu quả sản xuất [2]. Được bổ sung bởi Abbas Ahmadi et al “Vấn đề
bố trí cơ sở là một vấn đề tối ưu hóa nổi tiếng thường liên quan đến việc sắp xếp các
cơ sở cần thiết trong một tổ chức” [3] . Mục tiêu của bố trí mặt bằng là tối thiểu hóa
chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất và tồn trữ nguyên vật liệu, tối ưu hiệu suất dây
chuyền, loại bỏ được những thao tác thừa và giảm chi phí sản xuất. Trên thực tế có
khá nhiều nghiên cứu chỉ ra được lợi ích và hiệu quả mà bố trí mặt bằng mang lại.
Bố trí mặt bằng khơng những được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất mà nó cịn được
ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vự y tế, Thanh Lian Lin
6
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

et al đã có nghiên cứu chỉ ra rằng “Do sự cạnh tranh của thị trường y tế và tầm quan
trọng của phòng mổ (OT), hiệu quả của quy trình OT trở thành một vấn đề nóng
trong quản lý bệnh viện. Bố trí cơ sở OT khơng chỉ là vấn đề về giảm chi phí, mà

cịn đóng góp lớn vào hiệu quả của quy trình OT. Để trở nên cạnh tranh hơn trong
thị trường y tế, bố trí cơ sở của OT nên được coi là một phần thiết yếu trong giai
đoạn thiết kế ban đầu.”[5].
Bên cạnh việc bố trí mặt bằng tối ưu thì cân bằng chuyền (Line Balancing)
cũng là một bài toán mà các nhà quản lý sản xuất rất quan tâm. Cân bằng chuyền là
hình thức sản xuất bố trí theo một dịng chảy, trong đó các ngun cơng (Task) được
phân vào các Trạm (Workstation). Alexandre Dolgui và Evgeny Gafarov nói rằng
việc thiết kế dây chuyền lắp ráp là một vấn đề quan trọng trong kỹ thuật sản xuất,
quản lý và kiểm soát [6]. Thực hiện tốt cân bằng chuyền giúp cho doanh nghiệp
nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Các lợi ích mà cân bằng chuyền mang lại
như chun mơn hóa lao động cao, giảm chi phí máy móc, cơng nhân, dịng vận
chuyển ngun vật liệu, kiếm sốt tốt q trình sản xuất, dễ dàng bố trí các dịng
ngun liệu và sản phẩm cũng như vị trí máy móc thiết bị. Theo Haile Sime et al
(2019) nói rằng cân bằng dây chuyền là một nhiệm vụ quan trọng đối với các công
ty sản xuất để cải thiện năng suất và giảm thiểu chi phí sản xuất [7]. Các nghiên cứu
về CBC được ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất tại nhiều doanh nghiệp ở Việt
Nam. Cân bằng dây chuyền lắp ráp xe Foton Auman D240, cơng ty Ơ tơ Trường
Hải; Cân bằng dây chuyền sản xuất áo sơ mi, phân xưởng 7, công ty cổ phần may
Tây Đô; Cân bằng dây chuyền may tại Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè. Việc áp
dụng cân bằng chuyền đã giúp cho các công ty tăng độ linh hoạt trong sản xuất, đáp
ứng nhu cầu khách hàng, giảm thiểu tình trạng thiếu hay thừa sản phẩm khi sản xuất
hàng loạt. Naveen Kumar và Dalgobind Mahto (2013) trình bày các đánh giá về các
công việc khác nhau trong lĩnh vực cân bằng dây chuyền lắp ráp và cố gắng tìm
hiểu những phát triển và xu hướng mới nhất có sẵn trong các ngành để giảm thiểu
tổng chi phí thiết bị và số lượng máy trạm [8]. Có nhiều kỹ thuật để giải quyết bài
toán cân bằng dây chuyền sản xuất. Bowman (1960) xây dựng mơ hình quy hoạch
ngun gồm 2 loại: loại 1 (ALB1) để giảm thiểu số trạm làm việc
7
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938



Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

trong thời gian chu kì mong muốn; loại 2 (ALB2) giả sử số trạm làm việc được cho
sẵn và cố gắng giảm thiểu thời gian chu kỳ (tối đa hóa tốc độ sản xuất) của dây
chuyền lắp ráp [9]. Held, et al. (1963) xây dựng một thuật tốn lập trình động cho
giải pháp chính xác giải quyết các vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp nhỏ [10].
Patterson và Albracht (1975) xây dựng một mơ hình số nguyên nhị phân 0 – 1 cho
vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp đơn giản [11]. Yasunori, et al (1994)., xây dựng
giải thuật mạng Hopfield, một phương pháp mới để giải bài toán cân bằng lớn. Hàm
mục tiêu của mạng nhằm đánh giá các giải pháp cân bằng bao gồm ba thuật ngữ:
(A) một hoạt động nên được xử lý tại một máy trạm, (B) mối quan hệ ưu tiên giữa

hai hoạt động cần xử lý, (C) nên giảm thiểu thời gian chu kì của các hoạt động [12].
Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu giải quyết bài tốn cân bằng chuyền bằng các mơ
hình tối ưu, các giải thuật. Song et al (2006) đã đề cập đến một mơ hình tối ưu hóa
cho vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp nhằm cải thiện sự cân bằng dây chuyền sản
xuất theo quy trình lắp ráp may mặc lấy con người làm trung tâm [13]. James C.
Chen et al (2012) đã sử dụng giải thuật di truyền (GA) trong bài toán cân bằng dây
chuyền lắp ráp cho ngành may nhằm tối đa mức độ cân bằng khối lượng công việc
giữa các trạm. Nghiên cứu cho thấy, thuật toán vượt trội được sử dụng hơn về tiết
kiệm chi phí, nguồn lực so với các phương pháp hiện tại được sử dụng trong thực tế
[14]. Keith C.C. Chan et al. (2013) đã chỉ ra có thể sử dụng những tiến bộ gần đây
trong cơng nghệ điện tốn, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ tính tốn để giải quyết
các vấn đề về cân bằng dây chuyền thường xuyên xảy ra như hiệu suất cơng nhân và
sự cố máy móc trong ngành cơng nghiệp may mặc [15].
Ngồi việc bố trí mặt bằng và cân bằng chuyền để tối ưu chi phí thì kiểm sốt

tồn kho cũng hết sức quan trọng. Lãng phí do tồn kho có thể làm tốn thời gian và
nguồn lực quý giá của doanh nghiệp. Để kiểm soát tồn kho hiệu quả phải xem xét
chính sách đặt hàng có phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang làm hay
không. Hàng tồn kho ràng buộc vốn và nếu bạn khơng quản lý nó một cách hiệu
quả, nó sẽ nhanh chóng làm mất cân đối dịng tiền và tệ hơn, nó ngầm thể hiện sự
thiếu hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê thì tồn kho
chiếm khoảng 50% vốn của doanh nghiệp. Vì vậy kiểm sốt tồn kho là một vai trị
8
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

hết sức quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc
các doanh nghiệp cần có một chính sách quản lý tồn kho đúng đắn để tối thiểu chi
phí trong q trình sản xuất. Ngược lại nếu khơng kiểm sốt tốt hàng kho sẽ khiến
cho doanh nghiệp tổn thất lợi nhuận đáng kể do các chi phí phát sinh như lưu kho
mang lại. Theo Min ji et al (2018) cho rằng “Chi phí tồn kho liên quan đến thời gian
dịng cơng việc, đó là thời gian giữa lúc cơng việc đến nhà sản xuất và thời gian xử
lý xong và rời khỏi nhà sản xuất” [16]. Zhuoqun Li cho rằng lượng dặt hàng có ảnh
hưởng đến chi phí tồn kho, nếu có thể áp dụng chính sách đặt hàng phù hợp, hàng
tồn kho mục tiêu thấp sẽ giảm chi phí tồn kho trong khi duy trì sự ổn định của hệ
thống và mức dịch vụ cao [17]. B. O'Neill và S. Sanni chỉ ra rằng “Một hệ thống
hàng tồn kho được thiết kế tốt là rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ tổ
chức kinh doanh nào. Một trong những thách thức lớn của các nhà quản lý hàng tồn
kho là xác định chiến lược tối ưu hóa hàng tồn kho nhằm đảm bảo sự cân bằng hợp
lý giữa việc giữ đủ hàng tồn kho trong tay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và

tối ưu hóa chi phí liên quan đến việc giữ hàng tồn kho. Nghiên cứu thực hiện dựa
trên kiểm tra một mơ hình xác định chung của hàng tồn kho trong đó tỷ lệ nhu cầu
được xác định theo giá và tốc độ phân rã có thể thay đổi theo thời gian chu kỳ. Kết
quả cho thấy chi phí tồn kho giảm đáng kể” [18].
Thông qua các kết quả mà những nghiên cứu đã đạt được, chúng ta có thể nhận
thấy những tác động của sắp xếp bố trí trang thiết bị, cân bằng dây chuyền sản xuất
và đặc biệt là quản lý tồn kho ảnh hưởng đến chi phí trong dây chuyền sản xuất.
Vấn đề đặt ra là làm sao xác định được những tồn tại về tồn kho, mất cân bằng trong
dây chuyền sản xuất, từ đó đánh giá và đề xuất phương pháp cải tiến phù hợp,
thuyết phục hơn. Thông thường, doanh nghiệp xem xét quản lý tồn kho sử dụng
thông qua các chính sách khoa học dựa trên các mơ hình tốn học. Tuy nhiên do mơ
hình tồn kho được phân theo hoặc nhu cầu biết trước (xác định) hoặc tuân theo một
hàm phân bố xác suất (ngẫu nhiên), vì vậy việc tính tốn thơng thường chưa thực sự
cho ra giải pháp chính xác. Đối với ngành may, hệ thống định hướng hoạt động thủ
công không đạt được kết quả cao với các kỹ thuật và khó khăn trong việc dự báo
các sự kiện trong tương lai khi họ muốn thay đổi hoặc phải sửa đổi hệ thống sản
9
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

xuất. Điều này dẫn đến các nghiên cứu về việc ứng dụng mơ hình hóa và mơ phỏng.
Mơ phỏng có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như may mặc, cơ khí,...
Mơ phỏng giúp hiểu được quá trình vận hành của hệ thống đồng thời xác định được
các điểm thắt cổ chai của hệ thống để từ đó tìm cách khắc phục. Trong đề tài này
mơ phỏng được sử dụng để tối thiếu chi phí cho quy trình sản xuất áo sơ mi nam.

Có thể dễ dàng nhận thấy, mô phỏng là một trong những cơng cụ phân tích mạnh
mẽ nhất nhằm đáp ứng việc thiết kế và vận hành một hệ thống phức tạp. Cơng cụ
này liên quan đến mơ hình hóa quy trình hoặc hệ thống tương tự với những gì đang
diễn ra trong hệ thống thực. Mơ hình có thể được sử dụng để dự đoán trạng thái
tương lai hay những ảnh hưởng bằng việc thay đổi trong hệ thống hoặc trong cách
thức vận hành. Lin Zhang etc al (2019) xem xét và tóm tắt tình trạng nghiên cứu và
ứng dụng của cơng nghệ mơ hình hóa và mơ phỏng trong sản xuất và tiến hành phân
tích mơ phỏng đơn vị sản xuất [19]. Trong quản lý tồn kho, các ứng dụng mơ phỏng
chỉ ra cách mà chính sách quản lý tồn kho điều hòa dòng sản phẩm giữa sản xuất và
tồn trữ. Attanayake và Kashef (2014), sử dụng ngôn ngữ SIMUL8 để đề xuất về mơ
phỏng chính sách tồn kho xem xét liên tục trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại
Canada. Daniel Kitaw etc al (2010) phát triển một mô hình mơ phỏng đại diện cho
các quy trình sản xuất thực tế của sản phẩm may mặc giúp xác định tắc nghẽn và
tăng cường hiệu suất của hệ thống sản xuất. Nghiên cứu đã áp dụng vào dây chuyển
sản xuất poloshirt cơ bản để điều tra và chứng minh ứng dụng của mơ phỏng. Nhìn
chung, các nghiên cứu đều chỉ ra tính ứng dụng mạnh mẽ của kỹ thuật mơ phỏng
vào cân bằng chuyền và tồn kho trong sản xuất.
Với mong muốn đánh giá và cải thiện hiệu quả trong dây chuyền sản xuất, đề
xuất thực hiện “Ứng dụng mô phỏng tối thiểu chi phí trong dây chuyền may áo
sơ mi nam (Công ty cổ phần May Nhà Bè – Sóc Trăng)”. Đề tài thực hiện bám
sát với những mục tiêu và phương pháp đã đề ra. Sử dụng kỹ thuật mơ phỏng thơng
qua phần mềm Arena 14.0 nhằm tính tốn và tối thiểu chi phí tồn kho, chi phí trên
chuyền sản xuất trong trường hợp xem xét nhu cầu theo đơn hàng và thời gian giao
hàng.
10
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN


CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

3.1 Giới thiệu về cơng ty
3.1.1 Một số thơng tin cơ bản

Hình 3.1 Logo công ty Cổ phần May Nhà Bè
Tên công ty: Cơng ty cổ phần May Nhà Bè – Sóc Trăng.
Địa chỉ: Quốc lộ 60, Phường 7, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 0907 012437
Ngày 02/06/2018 Nhà máy mới Nhà Bè – Sóc Trăng - một thành viên của Tổng
Cơng ty CP May Nhà Bè (NBC) đã chính thức đi vào hoạt động.
- Nhà máy xây dựng trên diện tích 6 hecta với tổng kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng,
được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại. Nhà máy
hoạt động giải quyết công ăn việc làm cho 4.000 lao động tại địa phương và các khu
vực lân cận trong giai đoạn 1 và 2.
- Dự kiến, trong những năm đầu, năng lực sản xuất của nhà máy đạt từ 25 - 30 triệu
sản phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt từ 90 - 100 triệu USD/năm. Khi đi vào
hoạt động, dự án sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển tiềm năng sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng.
- Tổng Cơng ty May Nhà Bè – CTCP (NBC) là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu trong ngành dệt may Việt Nam, với 37 đơn vị thành viên, gần 30.000 cán bộ,
công nhân viên, hơn 17.000 thiết bị máy móc chuyên dùng hiện đại, năng lực sản
11
-


Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

xuất hơn 6 triệu sản phẩm/tháng; kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 729 triệu USD,
dự kiến đạt 820 triệu USD vào năm nay.

Hình 3.2 Cơng ty Cổ phần May Nhà Bè – Sóc Trăng

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động
- Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần... với những thương hiệu De

Celso, Mattana, Novelty, Style of Living, Navy Blue... từ lâu đã được khách hàng
trong nước tín nhiệm. Tất cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế
trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ
tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và
đội ngũ bán hàng tận tâm.
Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằng
cách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".
- Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong

nước và quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là 428 triệu USD, năm 2013 là
480 triệu USD, năm 2014 là 514 triệu USD, năm 2015 là 651 triệu USD, năm 2016
là 729 triệu USD và dự kiến tăng 820 triệu USD năm 2017. Hiện tại, NBC là đơn vị

sản xuất cho những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với những đối tác như:
- Thị trường Hoa Kỳ: Alfani, BCBG, Calvin Klein, Chaps, Club Room, Danny &

Nicole, Express, J.C. Penney, JF, Jones NY, Joseph Abboud, Kenneth Cole, Michael
Kors, Perry Ellis, Pierre Cardin, Ralph Lauren, Robert Allan, Sean John, Stafford
and Tommy Hilfiger.
12
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

- Thị trường châu Âu: Betty Barclay, Bonita, Burton, Canda, Debenhams,

Decathlon, Dunnes, F&F, George, H&M, Jules, Mango, Marks & Spencer, Next,
Orsay, Seidensticker, S.Oliver, Tom Tailor, We Fashion and Wool Mark.
- Thị trường Nhật Bản: Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal.
- Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức
- Tổng công ty CP May Nhà Bè (NBC) được tổ chức theo mô hình đầy đủ về quản

trị doanh nghiệp của một cơng ty cổ phần đại chúng. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông
(ĐHCĐ) là cơ chế với quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất.
ĐHCĐ bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát với trách nhiệm hoạch định, quản lý
và giám sát hoạt động của NBC. HĐQT bổ nhiệm Ban Tổng giám đốc trực tiếp điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các đơn vị thành viên của NBC được tổ chức tương tự. Đối với phần vốn của mình,
NBC đều cử người đại diện và đảm nhiệm các vị trí then chốt.

13
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức cơng ty
- Chức năng cụ thể ở từng phòng ban:
+ Đại hội cổ đơng: là những người có vốn trong cơng ty đưa ra các quyết định về

vốn điều lệ, lợi nhuận của công ty.
+ Hội động quản trị: cơ quan quản lý có tồn quyền nhân danh cơng ty quyết
định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty.
+ Ban giám đốc: người đại diện pháp nhân của cơng ty, chịu trách nhiệm và tồn bộ

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
14
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi


+ Phòng kinh doanh: quản lý bán hàng và hệ thống phân phối của công ty, đề xuất

xây dựng và tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến chính sách đặt hàng, chính
sách tồn kho và chính sách bán hàng của cơng ty.
+ Phịng sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng,

tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những ngun
nhân khơng đạt để đưa ra biện pháp khắc phục.
+ Phòng kỹ thuật: theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua

vào hoặc xuất ra. Ngồi ra phịng kĩ thuật cũng tham gia kiểm tra
+ Phòng quản trị chất lượng: phụ trách công tác bảo đảm chất lượng chung cho toàn

nhà máy bao gồm chất lượng hàng xuất khẩu và chất lượng hàng nội địa.
+ Phịng hành chính- nhân sự: Phối hợp với phịng kế tốn thực hiện về cơng tác
thanh tốn tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao
động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của
Công ty, tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản
lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi
và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi.

3.2. Giới thiệu về nhà xưởng
Với mặt bằng rộng rãi, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ cán
bộ chuyên nghiệp và công nhân lành nghề, NB-ST đã và đang cung cấp cho khách
hàng trong và ngoài nước các sản phẩm hàng may mặc chất lượng cao, năng suất
liên tục tăng qua các năm.
Công ty có 3 xí nghiệp sản xuất trực thuộc, với 13 chuyền may chuyên sản xuất
sơmi và quần áo thời trang.
Ở nghiên cứu này nhóm chỉ tập trung vào quy trình sản xuất áo sơ mi nam tại

chuyền 5 của công ty.
3.2.1 Sản phẩm
Công ty Cổ phần May Nhà Bè – Sóc Trăng ln thỏa mãn mọi u cầu về thị
hiếu của khách hàng. Công ty luôn thay đổi về kiểu dáng và màu sắc cho phù hợp
từng lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công ty chuyên may các sản phẩm như
bộ veston, sơmi, quần tây, trang phục cơng sở, cà vạt, áo jacket, áo khốc, áo T
shirt, quần short nam, quần kaki…

15
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

Hình 3.4 Sản phẩm chủ đạo của cơng ty
3.2.2 Máy móc, thiết bị của cơng ty
Qui trình sản xuất áo sơ mi nam đối với mã hàng PT 120, là loại áo sơ mi
thông thường, thành phần nguyên liệu chủ yếu là PA (Polyamid), phương pháp may
gia công chủ yếu là kết hợp giữa may và dán, ép nhiệt, thiết bị sử dụng sản xuất bao
gồm:
• Máy may 1 kim.
• Máy may 2 kim.
• Bàn là hơi.
• Bàn là nhiệt.
• Máy lộn cổ.
• Máy thùa khuy.
• Máy đính cúc.


16
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

Bảng 3.1 Một số máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất
STT
1

2

3

4

5

17
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi


6

Máy cắt vải

7
Máy vắt sổ

8
Máy chập

9
Bàn ủi hơi

18
Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN

CBHD: Ths. Nguyễn Trường Thi

Hình 3.4 Mã hàng PT 120
3.3. Thu thập dữ liệu
3.3.1 Dữ liệu về dây chuyền may
- Thời gian làm việc là 10 giờ, số công nhân trong chuyền là 34. Dữ liệu về quy

trình may được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2 Quy trình may áo sơ mi nam mã hàng (PT 120)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938
Đồ án Mơ phỏng và tối ưu hóa trong HTCN


9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Nguyễn Quốc Cường B1604882
Nguyễn Huyền Trang B1604938


×