Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân Tích Nhân Vật Thầy Đuysen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.74 KB, 3 trang )

“Mấy ai là kẻ khơng thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên”
Thầy cơ được ví như người lái đị thầm lặng, đưa học trò đến bến bờ của tri thức.
Chính thầy cơ là người cha, người mẹ thứ hai dõi theo từng bước chân những “mầm
non” vào đời. Và cũng như thế, nhân vật thầy Đuy-sen trong tác phẩm “Người thầy
đầu tiên” của đại văn hào kiệt xuất đến từ đất nước Cư-rơ-gư-dơ-xtan — Ai-tơ-matốp đã để lại một ấn tượng đẹp đẽ trong trái tim của biết bao độc giả. Đó là một
người thầy vĩ đại, đáng kính với tấm lịng nhân ái ln hết mình vì học trò, hi sinh tất
cả cho thế hệ mai sau.
Khi đến làng Ku-ku-rêu — vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen
còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân
ái và sơi sục nhiệt tình ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga. Một người thầy không
ngại đến vùng Trung Á nghèo nàn nơi mà người dân vẫn còn rất lạc hậu để dạy học
cho những đứa trẻ. Khi đến ngơi làng ấy, thầy trở thành ánh sáng kì diệu trong tâm
hồn của những trẻ em nghèo, vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ, đặc
biệt là trong tâm hồn An-tư-nai.
Qua lời kể đầy xúc động của nhân vật “tơi” người đọc cảm nhận được hình ảnh thầy
Đuy-sen được nhà văn tinh tế khắc họa chính là một người thầy vĩ đại với mục đích
sống cao đẹp, có tài, có tâm. Vẻ ngồi của thầy khá bình dị: thầy trong của bước ra
người bê bết đất, thầy mỉm cười niềm nở quệt mồ hơi. Một mình thầy lao động hằng
tháng trời: tự tay thầy đắp cái lò sưởi, bắt cả ống khói, dự trữ sẵn củi đốt, đi cắt rạ
khơ lót nền nhà,... biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành
một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi. Thầy kiên trì vượt qua sự khắc nghiệt
của tiết trời mùa đông lạnh giá và sự đơn độc của cuộc sống để theo đuổi mục đích
đem con chữ đến với trẻ em nghèo. Phải có một lí tưởng sống cao đẹp, một bản lĩnh
vững vàng thầy mới có thể vượt qua được bao nhiêu khó khăn thử thách như vậy.
Lắng nghe cuộc trị chuyện của thầy Đuy-sen với những trẻ em nghèo ngay từ lần
gặp gỡ đầu tiên, ta càng cảm nhận rõ thầy có trái tim nhân hậu, hết lịng vì học trò.
Thấy những em nhỏ mang đầy bao ki-giắc, thầy đã rất thân thiện hỏi thăm các trẻ em
nghèo: "Đi đâu về thế các em gái? Trước các “vị khách” nhỏ tuổi xa lạ mà thầy đã
thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em, thầy hiền hậu nói : “Các em
ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy báo tin vui


rằng trường học đã hoàn thành xong: “Cịn trường của các em thì có thể nói là đã
xong đến nơi rồi...?”. Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng


biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mơng: “Thế nào, các em có thích
học khơng? Các em sẽ đi học chứ?”. Đằng sau những lời lẽ nhẹ nhàng mà ấm áp của
thầy Đuy-sen khi trò chuyện, khích lệ các bạn nhỏ đi học, ta đã thấy được lịng u
thương, ln thấu hiểu trái tim trẻ thơ của thầy. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em
nhỏ niềm khao khát được đi học. Đặc biệt với trái tim nhân hậu tràn đầy tình yêu
thương, thầy đã nhìn thấu tâm can, cảm thông cho cảnh ngộ mồ côi của An-tư-nai,
thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc
là ngoan lắm phải khơng?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã
khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Tình yêu
thương của thầy dành cho những học sinh nghèo ấy có khác gì tình cảm của người
anh trai dành cho em của mình.
Tình yêu thương của thầy dành cho thế hệ trẻ làng Ku-ku-rêu được gợi tả qua rất
nhiều việc làm thầm lặng nhưng tất cả đều mong mang đến điều tốt đẹp cho các em
nhỏ trên con đường đến trường. Khi tiết trời sắp sang đông, con đường đến trường
gặp khó khăn bởi nước băng quá lạnh, buốt cóng cả chân khiến các em khơng thể lội
qua được, thậm chí những em nhỏ phải phát khóc lên. Biết các em đi học phải lội
qua con suối dưới chân đồi, thầy Đuy-sen đã xuất hiện với hình ảnh lưng thì cõng,
tay thì bế các em qua suối để học trị của mình có thể an tồn tới trường. Ngay cả khi
bọn nhà giàu ngu xuẩn, nông nổi, nghễu nghện lên mặt chế giễu, cười cợt nhưng thầy
vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học trò quên đi mọi sự. Chi tiết này thể hiện thầy là
người có học thức, có sự nhẫn nại. Khơng chỉ khơng quan tâm, đơi co với những kẻ
thiếu hiểu biết, thầy Đuy-sen cịn khơng muốn học trị của mình bị ảnh hưởng bởi
những câu nói của họ, tâm trạng khơng bị xấu đi. Để việc qua suối bớt nguy hiểm,
thầy cố gắng biết bao để kiếm đủ gỗ bắc một chiếc cầu nhỏ cho học sinh qua suối,
thầy đi chân không, làm không ngơi tay trong tuyết trời lạnh lẽo. Những lúc rảnh rỗi,
thầy Đuy-sen còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để

bước qua cho khỏi bị ướt chân. Chính An-tư-nai đã xúc động biết bao trước sự quan
tâm của thầy khi cô ấy bị ngã ở suối, thầy lập tức quan tâm, lẳng tảng đá trên tay,
nhảy ngay lại đỡ An-tư-nai lên bờ, lót chiếc áo chồng đặt cho An-tư-nai ngồi vào
đấy. Thầy xoa hai chân đã tím bầm, lại ân cần xoa bóp đơi tay lạnh cóng và đưa lên
miệng hà hơi giúp cơ bé ấm lên vơ cùng chu đáo. Cịn mình thì vẫn tiếp tục cơng
việc. Sự u thương quan tâm của thầy khiến cô bé mong muốn thầy trở thành anh
ruột của mình để mỗi ngày được thủ thỉ với thầy những lời hay, ý đẹp, còn các em
học sinh coi thầy như một tấm gương soi sáng, dẫn đường cho các em đến với tương
lai tốt đẹp. Với hồn cảnh khó khăn thì thầy vẫn kiên trì dạy chữ cho học trị. Qua đó
ta thấy được tình cảm thiêng liêng giữa thầy Đuy-sen và trị của mình. Thầy hết lòng


u q học trị và dành cho trị một tình cảm yêu thương vô bờ bến.
Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho tâm hồn bao đứa
trẻ đặc biệt là cô bé An-tư-nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã
thắp lên ngọn lửa trong tâm hồn các bạn trẻ ước mơ khát khao trên đường đi tìm con
chữ nên trị bất chấp đường xa trèo đèo lội suối đến trường. Riêng với An-tư-nai,
thầy có ước muốn thật cao cả dành cho em: “Dịng suối trong trẻo của thầy, em thơng
minh lắm… Ơi! Ước gì thầy được gửi em ra thành phố. Em sẽ khá hơn biết chừng
nào”. Lời nói hết sức gần gũi, là sự động viên ân cần đầy yêu thương, là nguồn cội
tiếp thêm sức mạnh cho An-tư-nai vượt qua được chính mình, vượt qua được những
hủ tục khắc nghiệt ở làng Ku-ku-rêu. Thật đáng khâm phục một người thầy qn đi
bản thân mình mà ln quan tâm đến những người xung quanh. Có lẽ nếu khơng có
sự xuất hiện của thầy Đuy-sen thì cuộc đời của cơ bé ấy chỉ có bóng tối. Nhưng nhờ
có thầy và chính ý chí kiên cường của mình, An-tư-nai đã có được cơ hội lên thành
phố học và trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Đuy-sen là một hình ảnh tuyệt đẹp của
người thầy mà trong tuổi thơ bao thế hệ bạn đọc nào cũng yêu quý và ngưỡng mộ.
Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", để thể hiện một cách sâu sắc những suy
nghĩ, tình cảm và cảm xúc của nhân vật An-tư-nai về người thầy Đuy-sen. Thầy
Đuy-sen đáng kính hiện lên rất chân thực qua ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ và cảm

xúc chan chứa sự yêu thương, kính trọng của người kể. Qua đó ta cũng thấy được
tấm lòng ngợi ca, trân trọng mà Ai-tơ-ma-tốp gửi tới những người thầy đang ngày
đêm chèo lái con thuyền cập bến tri thức. Sự kết hợp giữa miêu tả, ngòi bút biểu
cảm, đậm chất hội họa với ngơn ngữ giàu hình ảnh đã truyền đi sự rung cảm đến
người đọc.
Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn cực kì cảm động về tình cảm thầy trị. Qua
đó, hình ảnh thầy Đuy-sen — người thầy đầu tiên đầy mẫu mực và tuyệt vời với
niềm tận tụy đáng nhớ, trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
Thầy không chỉ dùng sự yêu thương của mình để sưởi ấm tâm hồn học trò mà còn
làm rung động, bồi hồi trong trái tim người đọc một thời cắp sách. Thầy chính là
hiện thân cho vẻ đẹp của những người làm nghề giáo, ân cần dạy dỗ, tận tâm hết
lịng vì những mùa xuân của đất nước, một tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
Và minh chứng sáng giá nhất đó chính là việc dù đã qua bao nhiêu năm nhưng cơ
học trị năm ấy vẫn ln khắc cốt ghi tâm công lao của thầy, người thầy nhân từ, từ
bỏ tất cả để các em có được một tương lai tươi sáng.



×