Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

binh giang canh thuy kieu bao an bao oan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.83 KB, 9 trang )

Đề bài: Bình giảng cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán
Bài mẫu số 1: Bình giảng cảnh Thúy Kiều báo ân báo ốn
Một trong những đoạn trích nói lên tính cách và lòng người của nhân vật Thúy
Kiều là đoạn trích"Thúy Kiều báo ân báo ốn". Khi được Từ Hải cứu giúp khỏi
phận long bong, bạc nổi thì cũng chính là lúc Kiều được cất lên tiếng nói của
mình.
Để nói hết tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà dân
gian thường nói để tơ điểm cho con người của Thúy Kiều. Khi như được hồi
sinh lần nữa, Kiều đầu tiên đã nghĩ đến là phải báo ân cho những người đã giúp
đỡ mình trong con đường chơng gai mà Nàng đã trải qua.
Đó là sự báo ân đối với Thúc Sinh:
"Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non....
Tại ai, ai há phụ lịng cố nhân"
Nàng khơng đổ lỗi những gì mình trải qua, mình khó khăn, mình bị đày đọa
thân xác là do Thúc sinh. Hoàn toàn khơng, Nàng hiểu chuyện cuộc đời mình
khơng phải do Thúc Sinh gieo bao cay đắng tủi nhục.
Vì thế, Nàng ln giữ mực, tỏ thái độ biết ơn đối với người đã giúp mình giữa
lưng bước đường cùng. Với cách suy nghĩ của Nàng "trọng nghĩa " là trọng
những gì người đã làm vì Nàng khơng phải cứ nhất thiết khơng làm đến nơi
đến chốn mà Nàng phủ sạch tất cả những cơng lao đó.
Khi đối thoại với Thúc Sinh, Nàng dùng ngôn ngữ xưa là "chàng" chứ không
đặt quyền thế của nàng hiện tại mà ra vẻ. Qua đây, cho ta thấy được một Thúy
Kiều khơng những nhan sắc hồn mĩ mà có một tấm chân tình son sắt đối với
những người giúp đỡ mình.
Báo ân đã xong, đến lượt Nàng nghĩ đến những gì mình đã trải qua; đó khơng
chỉ là nỗi đau về thể xác mà cịn là nỗi đau rỉ máu tận tâm hồn Nàng. Nàng báo
oán đối với người phụ nữ độc ác, mưu mẹo .không ai khác đó chính là Hoạn
Thư:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây...
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"
Vẫn là lối xưng cũ đối với Hoạn Thư, Nàng xưng với người phụ nữ đó hai


chữ"tiểu thư" . Thúy Kiều không những giữ đúng phép lịch sự trong đối thoại
mà cịn tỏ ra một cách tinh tế. Nàng nói đến nỗi cay nghiệt của người phụ nữ
đó đã dấn thân lên con người Nàng, làm nhơ nhuốc vẻ đẹp vốn có của Nàng.
"Rằng: Tơi chút phận đàn bà...
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai"
Nhưng với sự toan tính, mưu mẹo cách đối thoại của Hoạn Thư làm cho Kiều
không những trị tội mà cịn tha tội. Bởi vì cách nói lươn lẹo của người phụ nữ
nham hiểm đó đánh vào tâm trí của một cơ gái bản tính lương thiện, dùng tình
người để trị tình người chứ khơng phải một cách quá ác độc.
Nguyễn Du đã vẻ nên một Thúy Kiều mang đậm vẻ đẹp nhân hậu. từ bi của
con gái Việt nam nói chung.
Đoạn trích đã làm rõ nên một Thúy Kiều với tấm lòng đầy nhân ái, một tấm
lịng khoan dung vơ cùng. Chỉ qua mấy câu thơ mà nói hết được vẻ đẹp tính
cách của nhân vật chúng ta càng thán phục ngòi bút của Nguyễn Du

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trên hành trình lưu lạc của cuộc đời, Kiều đã phải nếm đủ mọi điều cay đắng,
tủi nhục "hết nạn nọ đến nạn kia" đã đẩy nàng vào con đường tuyệt vọng.
Trong hồn cảnh nghiệt ngã đó, Từ Hải xuất hiện như một làn gió mới làm thay
đổi đời Kiều - Từ Hải, người anh hùng cái thế không những cứu Kiều thốt
khỏi cuộc sống lầu xanh cịn đưa nàng từ thân phận thấp hèn lên địa vị của một
quan tịa cầm cán cân cơng lý để thực hiện việc "đền ơn trả ốn". Đoạn trích
miêu tả cảnh Thúy Kiều đền ơn những người đã cưu mang giúp đỡ nàng, đồng
thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác.
Cảnh "báo ân báo oán" là đỉnh điểm diễn biến của cốt truyện được kể trong một
đoạn thơ dài 162 câu (từ câu 2289 đến câu 2450). Những đối tượng được đền
ơn là Thúc Sinh, mục Quan gia, Sư vãi, Giác Duyên. Những tên báo oán là
Hoạn Thư, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Ưng Khuyến, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh.

Đoạn trích giảng đã được lược bớt, chủ yếu nói rõ việc Thúy Kiều đền ơn Thúc
Sinh và trả oán Hoạn Thư.
Nhân vật cuộc chuyện trò thân mật, Thúy Kiều kể hết mọi nỗi gian truân của
mình. Từ Hải nổi giận cho quân đi bắt cóc các tên tội phạm, đồng thời cùng
cho mời những người có ân nghĩa rồi giao cho Kiều tự đứng ra xét xử "đền ơn
trả ốn".
Phiên tịa được mở ra đầy đủ "ba quân" gươm lớn giáo dài tua tua, sáng quắc,
hàng trong hàng ngoài, vệ nọ, cơ kia.. Trong quang cảnh oai nghiêm đó, Kiều
được Từ Hải trao quyền chủ động xét xử theo một trình tự rõ ràng: đền ơn
trước, báo oán sau.
Thúc Sinh được mời tới nơi xử án đầu tiên "cho gươm mời đến Thúc lang".
Trước phong canh oai nghiêm của phiên tòa, Thúc Sinh hoảng hốt tới mức mất
cả thần sắc "mặt như chàm đổ mình dường dè run''. Thúc Sinh sợ có lẽ vì tính
khí của Thúc Sinh nhút nhát, ngay cả việc bảo vệ người mình u cũng khơng
làm được để cho Hoạn Thư tha hồ ra tay hành hạ Kiều. Hơn ai hết, Thúc Sinh ý
thức đầy đủ về vấn đề đó nên nỗi sợ hãi của chàng đã đẩy lên đến cao độ.
Nhưng dù sao thì ở Thúc Sinh vẫn được xem là ân nhân của Kiều, vì Thúc Sinh
đã cứu nàng ra khỏi bùn nhơ ở Thanh lâu để cưới nàng làm vợ lẽ và tạo cho
Kiều có những ngày hạnh phúc của cuộc sống gia đình êm ấm. Với một con
người phúc hậu như Kiều, nàng rất cảm thông nỗi bất lực của Thúc Sinh và
không thể quên ơn chàng được. Thực ra Kiều không luận tội Thúc Sinh mà lại
càng tỏ ra trân trọng chàng. Trong cuộc tình chồng vợ (dù là vợ lẽ) Thúy Kiều
vẫn cho đó là "nghĩa nặng nghìn non" thì làm gì có chuyện phụ lịng. Nàng đặt
mình vào những ngày xưa cũ trong quan hệ thân mật, trân trọng, thủy chung
nên mới có cách dùng những từ "người cũ", "cố nhân", "nghĩa", "tạ lịng", và
điển cố "sâm thương". Cách nói này phù hợp với tính cách của Thúy Kiều.
Chính đó mới là vẻ đẹp của công bằng lý tưởng, của công lý nhân dân, kể cả
việc đền ơn bằng "gấm trăm cuốn bạc nghìn cân" mà cho là: "tạ lịng để xứng
báo ân gọi là". Đây là nét đẹp trong quan niệm của Kiều. Tấm lịng "nghĩa nặng
nghìn non" thì gấm vóc, bạc vàng nào có thể cân đo được. Đối với Thúc Sinh,

Kiều đặc biệt thông cảm, chia sẻ. Kiều hiểu rõ nỗi đau khổ của nàng không
phải là do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm chính là Hoạn Thư. Chính vì vậy mà
khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương
lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng đang cịn q xót xa. Khi nói về Hoạn Thư

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


giọng Kiều thay đổi hẳn, đó là giọng điệu của một quan tịa có hàm ý mỉa mai
đe dọa:
"Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau"
Nguyễn Du cực kì khéo léo trong việc sử dụng một cách hiệu quả nhất những
thành ngữ quen thuộc "kẻ cắp bà già gặp nhau", "kiến bò miệng chén" để thể
hiện hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân nên ngơn ngữ
cũng thật nơm na, bình dị theo cách nói của nhân dân.
Tiếp đến là cảnh Thúy Kiều báo ốn Hoạn Thư. Khơng khí phiên tịa đã thay
đổi hẳn. Cái giọng ân tình, dịu hiền, đằm thắm của người con gái hiền lành,
trung hậu, đốp chát, lạnh lùng của một thiếu phụ từng trải, nếm đủ mùi cay
đắng hơn mười năm trời. Giờ đây đối diện với Hoạn Thư - chính danh thủ
phạm, Kiều cũng đanh đá, sắc sảo như ai.
Đầu tiên là cách nói moi gan đối thủ:
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây.
Cách xưng hơ cùng vẫn như ngày xưa "chào thưa", "tiểu thư", khi Thúy Kiều
còn là thân phận của kẻ tơi địi ở nhà họ Hoạn cách xưng hô này của Kiều vào
thời điểm hiện tại đã thọc sâu vào con người "quỷ quái tinh ma" những đòn đau
của kẻ đang bị thất thế. Nay Hoạn Thư khơng cịn là con gái của nhà "họ Hoạn
danh gia" nữa mà là kẻ tội phạm đã bị tóm cổ về đây để xử án mà Kiều là quan
tòa quyết định đến tương lai, số phận của Hoạn Thư.

Tiếp theo là giọng điệu đay nghiến, đốp chát của Thúy Kiều.
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Phải nói là khi cần thiết, Thúy Kiều càng tỏ rõ mình là tay cũng chẳng vừa gì.
Với cái giọng đay nghiến khiến câu thơ như dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được
lặp lại: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, đời xưa, đời này, mấy gan, càng cay
nghiệt, càng oan trái. Cách nói này hoàn toàn phù hợp với con người "quỷ quái
tinh ma" như Hoạn Thư "Bề ngồi thơn thớt nói cười - Bề trong nham hiểm
giết người khơng dao".
Giọng nói của Kiều tỏ rõ nỗi căm giận cao độ cho thấy nàng quyết trừng trị
Hoạn Thư theo đúng quan niệm "Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa". Thái độ
của Kiều thì ta thấy rất rõ, nhưng có điều dường như Kiều đã bỏ rơi mất vai trò
của người xử án và biến mình thành người đối thoại ngang hàng với kẻ thù của
mình trong tư thế một người đàn bà mà chưa có cách luận tội cụ thể chỉ cịn ở
mức độ chung chung, hơn thiệt giữa đàn bà với nhau. Lợi dụng tình huống này
mà Hoạn Thư đã tương kế tựu kế lấy chuyện đàn bà mà xoay xở. Trong phút
giây đầu Hoạn Thư "hồn lạc phách xiêu" nhưng rồi Hoạn Thư cùng nhanh
chóng trấn tĩnh "liệu điều kêu ca".
Rằng: Tơi chút phận đàn bà
Ghen tng thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với chi khỏi cứa đứt tình chẳng theo

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Lịng riêng riêng những kính u.
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai

Trót đã gây việc chơng gai
Cịn mơ tượng bé thương bài nào chăng.
Đúng là lòi lẽ của con nhà thượng thư họ Hoạn "nói điều ràng buộc thì tay cũng
già". Trước tiên Hoạn Thư dựa vào tâm lí thương tình của người phụ nữ để gỡ
tội: "Rằng: "Tơi chút phận đàn bà - Ghen tng thì cũng người ta thường tình".
Lý lẽ của Hoạn Thư thật cao siêu trong nghệ thuật bào chữa. Chỉ trong một
khoảnh khắc thôi là Hoạn Thư đã lơi kéo Kiều về phía mình hoặc ít ra Kiều
cũng một phần nào chia sẻ một phần về "chút phận đàn bà". Đã là đàn bà thì ai
ai cũng vậy chứ chẳng riêng gì Hoạn Thư. Giảm nhẹ mọi tội lỗi xuống chuyện
đàn bà, để đàn bà dễ thông cảm về việc này, nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do
tâm lý chung của giới nữ: "chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai".
Hẳn nhiên Hoạn Thư biết giấu những gì nên giấu để chạy trốn tội lỗi của mình
như những việc đánh đập, bắt cóc, hành hạ, đày đọa Kiều xuống hàng con hầu
đứa ở mà chỉ kế lại "công" đã cho Kiều ra viết kình ở gác Quan m và cũng
bắt giữ khi Kiều bỏ trốn ra khỏi nhà họ Hoạn. Đây cũng là thủ thuật ngụy biện
độc đáo, và cuối cùng là Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình và chờ mong tấm
lòng khoan dung độ lượng như trời bể của Kiều mà tha cho: "Còn nhờ lượng bể
thương bài nào chăng".
Xét về mặt khơn ranh, tráo trở thì Hoạn Thư khơng có đối thủ. Cịn với Kiều
thì chẳng qua dày dặn phong sương, chịu đau chịu khổ là nhiều chứ làm gì
bằng cái khơn ranh, xảo quyệt có huyết thống gia đình "lại bộ" của Hoạn Thư.
Ngay cả Thúc Sinh kia thì cũng chẳng là gì đối với Hoạn Thư kia mà. Ngun
là một người có tội tày đình với Kiều mà khi nói ra thì sự việc nhẹ nhàng cốt là
để cảm thơng, xóa tội. Cái giọng điệu "quỷ quái tinh ma" ấy của Hoạn Thư đã
làm xiêu lòng Kiều. Kiều đành phải chấp nhận Hoạn Thư là người "Khơn
ngoan đến mực nói năng phải lời". Hoạn Thư đã đẩy Kiều vào chỗ khó xử, "tha
ra thì cùng mấy đời - làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen". Thái độ khoan dung,
độ lượng của Kiều thì rất rõ, cũng mới đây thơi Kiều quyết tâm trả ốn để cho
được hả dạ, cho vết thương lòng của Kiều được xoa dịu đi phần nào. Nhưng rồi
mọi sự đã đảo lộn trong khoảnh khắc, vì Hoạn Thư đã "tri quá" thì cũng nên

tha tội và Kiều đã "truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay".
Việc xét xử Hoạn Thư có một kết cuộc thật bất ngờ, nhưng thực ra nó cũng phù
hợp với logic đoạn văn, với tính cách nhân vật. Kiều tha bổng Hoạn Thư khơng
hồn tồn phụ thuộc vào sự "tự bào chữa" mà chủ yếu là do tấm lòng độ lượng
của Kiều. Cách cư xử này của Kiều phần nào cũng phù hợp với quan niệm triết
lí dân gian: "Đánh người chạy đi chứ khơng đánh người chạy lại". Dù sao thì
tên tiểu thư ấy đã bị tóm cố đến phiên tịa đã "hồn lạc phách xiêu", đã "khấu
đầu dưới trướng", đã kêu ca xin thương tưởng, nghĩa là công lý đã phần nào
được thực hiện. Việc thay đổi ngôi đã rõ ràng và Kiều đã trở thành vị quan tịa
cầm cán cân cơng lý để xét xử.
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo ốn có một kết cấu phù hợp với tính cách
nhân vật, với tâm lí nhân dân và tính chất lý tưởng của đạo đức. Thường tình
thì con người cái ốn ghi sâu hơn cái ân, trả oán được nghĩ đến trước trả ân. Đó
là cảm tính, là tâm lí tự nhiên. Nhưng ở đây thì hồn tồn ngược lại. Sự kiện đó

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


đã phản ánh phẩm chất của Thúy Kiều - Một con người trung hậu vị tha, nghĩ
đến người khác hơn nghĩ đến mình nên cái ân được trọng hơn cái ốn. Và đây
cũng cịn là cái lẽ cơng bằng của nhân dân; quý trọng ân nghĩa hơn hận thù.
Đây là điều mà ta cảm nhận được từ huyết thống của dân tộc ta.
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo ốn thể hiện tài năng sáng tạo của thiên tài
văn học Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chỉ cần vài nét chấm
phá của nghệ thuật miêu tả ước lệ, Thúc Sinh hiện lên là con người nhút nhát
trông thật thảm thương, và đặc biệt là cách của nhân vật: Hoạn Thư khôn ngoan,
sắc sảo; Thúy Kiều nhân nghĩa, bao dung, độ lượng trong việc xét xử "đền ơn
trả oán". Và qua đó, cũng đã phản ánh được khát vọng, ước mơ cơng lí chính
nghĩa của thời đại Nguyễn Du.
Bài mẫu số 2: Bình giảng cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán

Đã bước sang thế kỷ XXI nhưng Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn có sức hấp
dẫn lớn đối với hàng triệu độc giả Việt Nam và thế giới. Cho đến nay Nguyễn
Du vẫn là đại thi hào duy nhất của dân tộc, Thúy Kiều vẫn là kiệt tác số một
của văn học Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du viết: "Chữ tâm
kia mới bằng ba chữ tài", câu thơ ấy đã bộc lộ rất rõ quan điểm đề cao chữ tâm
cũng như trái tim giàu lòng yêu thương của tác giả. Tấm lòng ấy phần nào được
bộc lộ qua cách xử sự hết sức nhân văn trong đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo
ốn".
Dân gian ta có câu "Ơn đền ốn trả", quan điểm ấy đã thể hiện một thái độ rạch
rịi, dứt khốt trong cách sống của người Việt. Có lẽ cách sống ấy đã có từ ngàn
đời nay, được thử thách qua thời gian . Cho đến nay nó vẫn cịn ngun vẹn giá
trị, chỉ có điều ơn trả thế nào, ốn báo ra sao cho có văn hóa thì thật khó. Trong
đoạn trích này thơng qua việc báo ân ốn của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gián
tiếp bộc lộ văn hóa ứng xử của mình, chính ở đây tấm lịng nhân đạo của
Nguyễn Du bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Trước hết là báo ân:
Cho gươm mời đến Thúc Lang,
Mặt như chàm đổ minh dường dẽ run.
Nàng rằng: Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng cịn nhớ khơng?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tong,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lịng dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Thực ra đoan Thúy Kiều báo ân báo ốn khơng chỉ gồm báo ân Thúc SInh và
báo ốn Hoạn Thư mà cịn báo ân với Giác Duyên; báo oán với:
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà.

Bên là Ưng Khuyển, bên là Sở Khanh.
Tú Bà với Mã Giám Sinh...
Tuy vậy đoạn trích đã lược bớt để làm nổi bật cuộc đối thoại giữa Kiều với
Thúc Sinh và Hoạn Thư mà vẫn đảm bảo nội dung ơn đền, oán trả. Trước tiên

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


là báo ân, âu đó cũng là việc làm hợp lẽ đời. Thúc Sinh được mời đến trong
cảnh oai nghiêm nơi Kiều xử án "Cho gươm mời đến Thúc Lang". Hình ảnh
"gươm" nói rõ quyền uy mà Kiều đang có trong tay nhờ gặp được Từ Hải người anh hùng "đội trời đạp đất". Kiều giờ đây thật vững vàng, từng trải để
nhận ra người ơn, kẻ ốn, hồn tồn khác xa với cô Kiều với thân phận "con
ong, cái kiến" trước kia. Chứng kiến sự uy nghiêm đó Thúc Sinh tỏ ra sợ hãi
đến mức mất cả thần sắc "mặt như chàm đỏ" và người run như con chim dẽ.
Hình ảnh tội nghiệp ấy hồn tồn phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của
Thúc Sinh. Và đó cũng là chi tiết có ảnh hưởng đến cách báo oán Hoạn Thư ở
đoạn sau. Sau hai câu đầu nói về Thúc Sinh, mười câu thơ còn lại là đoạn đối
thoại của Kiều với Thúc Sinh. Qua lời nói của Kiều có thể thấy nàng rất trọng
tấm lịng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn, nàng
gọi đó là "nghĩa nặng nghìn non". Đó là một cách so sánh rất cao, nghĩa nặng
như hàng ngàn trái núi. Để xưng hơ với Thúc Sinh có lúc Kiều gọi chàng là
"người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi; lúc lại dùng "cố nhân" mang sắc
thái trang trọng, kính trọng. Có lẽ đó cũng là hai sắc thái tình cảm Thúy Kiều
dành cho Thúc SInh. Với Kiều việc Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu
nàng thốt khỏi cảnh đời ơ nhục, cho nàng những ngày tháng êm ấm trong cuộc
sống gia đình là cái ơn vô cùng lớn mà cô không thể nào trả hết "Gấm trăm
cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa đó. Cao hơn cả vật chất
chính là tấm lịng "nghĩa nặng nghìn non" mà cơ dành cho chàng Thúc. Khi nói
với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa , chữ tong (theo), cố nhân,
tạ lòng...điển cố Sâm Thương. Cách nói trạng trọng này phù hợp với chàng thư

sinh họ Thúc, đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Thúy Kiều
đối với Thúc Sinh.
Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư. Bởi vì nàng hiểu nỗi
đau khổ của nàng khi gắn bó với Thúc Sinh khơng phải do chàng gây ra mà thủ
phạm chính là Hoạn Thư "Tại ai há dám phụ lịng cố nhân". Vẫn đang nói với
Thúc Sinh nhưng khi nói về Hoạn Thư ngơn ngữ của Kiều lại hết sức nơm na,
bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "kẻ cắp bà già gặp nhau" hay
"kiến bị miệng chén". Cách nói ấy vừa tạo ngữ điệu đanh hơn vừa theo quan
điểm "ác giả ác báo" của nhân dân nên mượn luôn lời ăn tiếng nói của nhân dân
để diễn đạt. Từ cách nói này để cơ chuyển sang Hoạn Thư - báo ốn. Đoạn này
gồm những lời đối thoại trực tiếp giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư. Trong hai
đoạn lời nói của Kiều lộ rõ thái độ mỉa mai với Hoạn Thư. Nàng vẫn cố tình
giữ thái độ và cách xưng hơ như hồi cịn làm hoa nơ trong nhà họ Hoạn:
Thoắt trơng nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây.
Thái độ "chào thưa" hay gọi Hoạn Thư là "tiểu thư" khi giữa hai người đã có sự
thay đổi ngơi thứ, nhất là vào lúc này Kiều đang ngồi ở ghế xử án và Hoạn Thư
là kẻ có tội thì điều đó quả là một địn mỉa mai quất mạnh vào danh gia họ
Hoạn. Nhưng khơng dừng lại ở đó sang những câu nói sau giọng của Kiều đã
dần thay đổi, giọng đay nghiến, phẫn uất càng ngày càng tăng tiến. Người ta
như cảm nhận được giọng nói rành rọt từng tiếng đang dằn ra, nhấn mạnh:
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.
Cách nói này quả là xứng với lối đối đáp "vỏ qt dày có móng tay nhọn" nếu

khơng cái mụ nham hiểm giết người không dao ấy lại lấn lướt như trước kia
Kiều đã từng chịu trận. Đến đây ta thấy thái độ quyết trừng trị Hoạn Thư của
Kiều cho bõ những ngày tháng Kiều bị mụ ta hành hạ.
Vậy liệu Hoạn Thư đối phó thế nào trước thái độ ấy.
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Quả thật là khôn ngoan đến giảo hoạt. Nhận thấy điều bất lợi đang đến gần mụ
ta đã cố gắng trấn tĩnh để "liệu điều kêu ca".
Rằng: Tơi chút phận đàn bà,
Ghen tng thì cũng người ta thường tình.
Một câu nói thật khơn khéo đến mức tinh vi. Thứ nhất mụ nói về tâm lý chung
của phụ nữ: ghen tng là chuyện thường tình, cách nói này vừa để kêu gọi
lòng trắc ẩn của người đàn bà trong Kiều vừa có tính phổ qt. Thứ hai ngơn
ngữ sắc như dao "chút phận" - hạ thấp mình thành nhỏ bé, "thường tình" - đó là
chuyện bình thường chứ không đáng tội: "chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai".
Qua miệng lưỡi biện bạch của mụ, tội nhân đã trở thành nạn nhân của chế độ
đa thê. Mà đã là nạn nhân ai lại nỡ trừng trị. Hoạn Thư quả là một luật sư tự
bào chữa cực giỏi. sau đó như lẽ tất yếu để "lấy lịng" Thúy Kiều, Hoạn Thư đã
"kể công" với Kiều: cho nàng ra gác Quan m viết kinh, không bắt giữ khi
nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. Cuối cùng Hoạn Thư nhận tội và trơng chờ tấm
lịng bao dung, độ lượng của Kiều:
Trót lịng gây việc chơng gai,
Cịn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Quả thực đó là một bài đối thoại được sắp xếp chặt chẽ, logic, hợp lý. Qua lời
đối thoại ấy Kiều phải thừa nhận đó là con người: "Khơn ngoan đến mực nói
năng phải lời" chính những lời nói đó khiến cho Kiều bị thuyết phục và phải
phân vân:
Tha ra thì cũng mang đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Hoạn Thư đã biện bạch đến thế nếu Kiều quyết trả thù thì lại trở thành người

nhỏ nhen, ích kỷ. Và thái độ của Kiều đã thay đổi so với đoạn trước. Hoạn Thư
đã biết lỗi "Đánh người chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại".
Như vậy qua đoạn trích này ta thấy Hoạn Thư quả là một người "quỷ quái, tinh
ma". Tất nhiên việc Hoạn Thư được tha bổng khơng chỉ vì có khả năng "tự bào
chữa" mà chủ yếu là do tấm lòng vị tha độ lượng của Kiều. Qua đó tấm lịng
nhân ái bao dung của người con gái ấy một lần nữa lại sáng lên.
Đoạn thơ là sự phản ánh ước mơ, khát vọng cơng lý chính nghĩa của thời đại
Nguyễn Du: người bị áp bức, đau khổ được ngồi ghế quan tòa cầm cán cân
công lý để thực hiện triết lý sống của dân gian "ơn đền oán trả".
Bài mẫu số 3: Bình giảng cảnh Thúy Kiều báo ân báo ốn
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du là một tuyệt phẩm, để lại nhiều tiếng vang
trong nền thi ca Việt Nam. Trong đó, trích đoạn "Thúy Kiều báo ân, báo ốn"

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


là một trích đoạn hay để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong cảm xúc của người
đọc về một Thúy Kiều công tư phân minh, biết phân biệt thị phi, đúng sai.
Đoạn trích này diễn ra sau khi Từ Hải cảm thương cho thân phận Kiều và đem
lòng yêu mến người con gái này. Từ Hải đã chuộc Thúy Kiều ra khỏi thanh lâu
và cưới nàng làm vợ. Thúy Kiều trở thành một người có quyền lực nên nàng có
khả năng làm những điều mình muốn.Thúy Kiều đã tổ chức một cuộc gặp mặt
giữa những người mình hàm ơn, và cả những người đã xô đẩy đời nàng tới con
đường cùng để giải quyết mọi khúc mắc trong lòng.
Trong tác phẩm Truyện Kiều, trích đoạn "Thúy Kiều báo ân, báo ốn"thể hiện
khát khao muốn địi lại cơng lý của người đời cũng như của tác giả Nguyễn Du.
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
Tú Bà với Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình cịn sao?

Trong đoạn trích này tác giả chỉ khai thác tình tiết Thúy Kiều báo ơn với nhân
vật Thúc Sinh và báo oán với nhân vật Hoạn Thư. Qua cách xử lý của Thúy
Kiều ta có thể hiểu hơn và cảm nhận được tâm trạng của Thúy Kiều trong trích
đoạn này:
Sau khi bị nhân vật Sở Khanh lừa tình rồi bán Kiều cho Tú Bà bắt làm gái làng
chơi. Thúy Kiều may mắn gặp được Thúc Sinh, chàng đã chuộc Kiều ra khỏi
chốn nhuốc nhơ và hết mực yêu thương Kiều. Nhưng đáng buồn là Thúc Sinh
là người đã có gia đình và vợ anh ta Hoạn Thư là người đàn bà gian ngoan, xảo
quyệt, rất có tâm địa độc ác và lắm mưu nhiều kế. Hoạn Thư tìm đủ mọi cách
chia sẻ chồng mình và Kiều. Nhưng Thúy Kiều cảm thấy Thúc Sinh là người
tốt đối đãi với mình thật lòng, nên nàng mang ơn chàng.
Cảnh báo ân đối với Thúc Sinh được diễn ra long trọng, Thúy Kiều cho người
"mời" Thúc Sinh tới, hai người tâm sự và có gợi lại chuyện cũ.
Thúy Kiều tuy có đơi chút tủi hờn, về những ngày tháng phải làm tôi tớ ở nhà
Hoạn Thư nhưng nàng cũng hiểu được rằng Thúc Sinh rất nặng tình với nàng.
Anh ta đã cố hết sức mình để bảo vệ nàng nhưng tại bà vợ ghê gớm cao tay quá.
Những từ "Nghĩa nặng tình non" "Cố nhân"," Người cũ" thể hiện Thúy Kiều là
người trọng tình, trọng nghĩa, dù sao cũng một thời nàng làm "Vợ người ta"
nên cũng có những kỷ niệm gắn bó, quên làm sao ngay được.
Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non.
Lâm Tri người cũ chàng cịn nhớ khơng?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Nàng ban tặng cho Thúc Sinh rất nhiều gấm lụa và tiền bạc, điều này thể hiện
rằng Thúy Kiều là người chung thủy trước sau như một. Giàu sang, phú quý
cũng không vì thế mà quên tình nghĩa xưa kia
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân.
Tạ lịng để xứng báo ân gọi là.
Nhưng có vẻ như Thúy Kiều vẫn cịn khá giận về Hoạn Thư nàng dùng những
lời lẽ sâu cay, bình dân để nói về người phụ nữ nham hiểm này:

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Từ sau lần đánh ghen Thúy Kiều thành cơng đẩy được nàng tránh xa cuộc đời
chồng mình là Thúc Sinh, Hoạn Thư hoan hỉ lắm, vì mang trong lịng sự chiến
thắng, hả hê vì chồng phải ngoan ngỗn nghe lời mình. Hoạn Thư cịn cảm thấy
tự phục tài trí của mình trước những sóng gió gia đình nàng đã hành xử rất
thẳng tay không chút khoan nhượng với tình địch có như vậy nàng mới giữ
được gia đình êm ấm.
Thoắt trơng nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Ngay từ khi xuất hiện Hoạn Thư đã sử dụng ngôn ngữ chua ngoa, đúng với bản
chất của mình để nói về Thúy Kiều bằng những ngơn ngữ mang tính hoạt ngơn.
Thúy Kiều vẫn kiên nhẫn khuyên Hoạn Thư nên giữ chừng mực trong cách ăn
nói của mình, đừng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng.
"Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều."
Hoạn Thư là người đàn bà xảo ngôn, nhưng giờ đang là thủ phạm bị báo ốn,
đứng trước nhiều binh lính gươm đao quanh mình, Hoạn Thư có chút run sợ.
Hoạn Thư tự biết mình đã hành xử quá đáng với Thúy Kiều nên xuống nước
cầu xin, dùng những lời lẽ khôn ngoan để biện hộ cho tội lỗi của mình,
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửu dứt tình chẳng theo.
Trót lịng gây việc chơng gai,

Cịn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Những lời xin tội của Hoạn Thư ngẫm ra thì cũng có lý, có tình, chỉ vì khen
q nên Hoạn Thư mù quáng. Trong cuộc đời này cảnh chồng chung khơng ai
thích và chẳng ai muốn chia sẻ chồng mình với người phụ nữ khác nên hành
động của Hoạn Thư cũng có thể tha thứ được. Hoạn Thư biết tội, nhận tội còn
Thúy Kiều giàu lòng vị tha độ lượng nên cũng không chấp nhất nhiều. Nàng
đồng ý tha cho Hoạn Thư
Diễn biến của cảnh báo ân, báo oán hết sức bất ngờ với người đọc. Lúc đầu ai
cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng
tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin chí tình , chí lý của Hoạn
Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư
trước sự ngỡ ngàng của người đọc.
Qua đoạn trích này ta thấy Thúy Kiều là người có tấm lịng độ lượng, biết phân
biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một
phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn tồn mà cịn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao
dung với lỗi lầm của người khác.
Đoạn trích "Thúy Kiều báo ân, báo oán" thể hiện sự mong mỏi của tác giả về
khát khao địi cơng lý, cơng bằng trong xã hội cũ. Mong muốn những cái xấu bị
loại trừ trả giá và những điều tốt được đền đáp là ước mong của tất cả mọi
người trong xã hội.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×