Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

suy nghi cua em ve hinh anh nhung chien si lai xe trong bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.21 KB, 9 trang )

Đề bài: Suy nghĩ của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính
Bài Mẫu Số 1
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lịng phơi phới dậy tương lai.
Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật
dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được,
khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các
anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta khơng
thể qn người chiến sĩ lái xe khơng kính trong Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính của Phạm Tiến Duật, Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái
chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và
sống động đến vậy:
Khơng kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe khơng
có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng
khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng
lao ra chiến trận.
Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ
và hài hước:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Ung dung được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng,
hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe khơng kính. Nhìn thẳng là nhìn
vào gian khổ, hy sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính
nghĩa. Lái xe khơng kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật
bất ngờ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim


Như sa, như ùa vào buồng lái.
Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe khơng có kính chắn gió lại
chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió
xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim
dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái.
Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang
cầm vơ lăng mà lái.
Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn khơng run sợ, hoảng hốt.
Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các
anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hồn
thành nhiệm vụ lớn lao.
Khơng có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Khơng có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
Mưa ngừng, gió lùa khơ mau thơi.
Nhà thơ lại tiếp tục khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính
lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, khơng gắn liền với
những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật
lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế, và vẫn chấp
nhận là tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên:
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
...Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khơ mau thơi.
Sự bình thản của những người lính lái xe đến vơ tư. Câu thơ cân đối, nhịp
nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt,
giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe.
Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên
ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng
gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là
chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kỹ thuật vật chất nhưng
không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, aó chỉ càng
làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến
đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Trong hồn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng
chung lý tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp,
ấm cúng như trong một gia đình:
Bếp Hồng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy
Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái
xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu của họ
thật là đặc biệt:
...Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
để rồi:
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.
Câu thơ có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan:
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,
Khơng có mui xe, thùng xe khơng có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng đến trơ trụi: khơng kính, khơng đèn,
khơng mui... những đồn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam
ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của
đồn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh nhưng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chan chứa tình u thương ở người cầm lái. Chính tình u Tổ quốc, tình
thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó,
lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vơ lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đồn xe tới
đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lý của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí,
là vật chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu
thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Câu thơ làm tỏa sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường
Sơn, là linh hồn của cả bài thơ.
Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật
lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế
quốc Mỹ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất
cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một
niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh
hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bài Mẫu Số 2:
Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ
ơng có giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàn. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính" là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ ấy của ông, được sáng tác năm 1969.
Đặc biệt để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc là hình ảnh người chiến sĩ
lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mang vẻ đẹp tinh nghịch, lạc quan,

yêu đời, yêu dân tộc và một trái tim nhiệt huyết.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu hồn cảnh chiến đấu khó khăn, ác liệt mà
người chiến sĩ phải ngày ngày trải qua, đối mặt:
"Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng".
Rõ ràng là xe chiến đấu phải được trang bị cẩn trọng, kĩ lượng nhưng những
chiếc xe của người lính Trường Sơn lại bị thiệt hại nghiêm trọng, hỏng hóc đến
tàn tạ. nhưng cũng chính những chiếc xe ấy đã cho ta thấy được sự ác liệt và
sức phá hủy khủng khiếp của chiến tranh, nhưng trên chiếc xe ấy, các chiến sĩ
của xe khơng kính vẫn hiên ngang, ngang tàn thậm chí có chút tinh nghịch, yêu
đời. Hai từ "ung dung", điệp từ "nhìn" được lặp lại 3 lần càng cho thấy được
thái độ thản nhiên, bình thản trước khó khăn như một điều tất yếu của người
chiến sĩ, thay vào đó họ ung dung, tự tại hịa mình vào hồn cảnh, vượt lên trên
hồn cảnh, khơng để khó khăn chế ngự. tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người
chiến sĩ cho thấy sự chủ động, tự tin, bình tĩnh trong khơng khí căng thẳng
"bom giật, bom rung". Chỉ có thể là người chiến sĩ với kinh nghiệm chiến đấu
đay dặn, từng trải mới có được thái độ, tư thế ấy. Những thử thách tiếp tục ập
tới một cách trực tiếp, mạnh mẽ hơn những người chiến sĩ lại lấy chính khó
khăn ấy làm niềm lạc quan, tin tưởng, u đời và hóm hỉnh đùa nghịch:
"Khơng có kính ừ thì ướt áo
Mưa tn mưa xối như ngồi trời
Khơng cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa mau khơ thơi.”

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Câu thơ vút lên tràn đầy niềm lạc quan, sôi nổi như cái sôi nổi rất mới, rất trẻ

của tuổi 20. Những tiếng "ừ thì" vang lên liên tiếp như một sự thách thức, một
thái độ cứng cỏi. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh không
mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ mà lại như một dịp để họ thử sức
mình. Vậy là một lần nữa người chiến sĩ trong thơ lại hiện lên vẻ đẹp trẻ trung,
sôi nổi, tinh nghịch, yêu đời và tinh thần lạc quan của tuổi trẻ. Nhưng đó đâu
phải là vẻ đẹp duy nhất, trên hành trình dưới mưa bom lửa đạn của tuyến
đường Trường Sơn ác liệt thì họ đã coi nhau như anh em ruột thịt, như người
nhà, gắn bó với bếp Hồng Cầm để cùng chia nhau những bát cơm chan chứa
yêu thương "chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy". Vâng, những chiếc xe từ
trong bom rơi, đã về đây họp thành tiểu đội, gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới,
bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Những cái bắt tay ấy ta cũng đã gặp trong
"Đồng Chí" để sưởi ấm cho nhau trong những đêm đơng lạnh giá, cịn ở đây cái
bắt tay này thể hiện sự đồn kết, gắn bó , tinh thần lạc quan vượt lên trên những
hỏng hóc, đổ nát của chiến tranh. Để rồi càng về cuối, vẻ đẹp của những người
chiến sĩ càng thêm rõ nét:
"Khơng có kính rồi xe khơng có đèn
Khơng có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
Đồn xe đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù, hăm hở tiến ra phía trước với một
tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam". Vậy là vì tình u thương đồng bào,
đồng chí đau khổ đã khích lệ người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn, nguy hiểm
để ln bình tĩnh, lạc quan, nắm chắc tay lái nhìn thật đúng hướng để xe khẩn
trương tới đích. Và đơn giản, chỉ đơn giản rằng: chỉ cần trong xe có một trái
tim. Trong bao nhiêu cái khơng vơ tình ở phía trên bỗng nổi bật lên cái có
mãnh liệt của "trái tim" nhiệt thành, gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh của
người chiến sĩ lái xe. Câu thơ vang lên nhẹ nhàng như lời khẳng định chắc nịch,
gan dạ của những trái tim yêu nước cháy bỏng. thì ra cội nguồn sức mạnh của
cả đồn xe, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, kết đọng lại ở cái
"trái tim" này, trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí sắt đá niềm lạc quan và một

niềm tin vững chắc. Như thế chiếc xe vận tải ngộ nghĩnh, độc đáo không phải
chỉ chạy bằng xăng dầu mà nó cịn chạy bằng ý chí sắt đá, bằng quyết tâm cao
độ, bằng lí tưởng và vẻ đẹp chói ngời. Phải chăng chính "trái tim" của người
chiến sĩ đã cầm lái.
Như vậy bằng cách vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật so sánh,
ẩn dụ, nhân hóa và những từ láy biểu cảm, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành
cơng hình ảnh người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, gan dạ, lạc quan, và mang
vẻ đẹp hóm hỉnh yêu đời của tuổi trẻ. Những vẻ đẹp của những trái tim yêu
nước ấy sẽ mãi là vầng sáng trong suốt chặng đường kháng chiến, trong suốt
những trang hoa, tờ hoa về người chiến sĩ cách mạng.
Bài Mẫu Số 3:
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống
Mĩ cứu nước, Phạm Tiến Duật đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên,
tinh nghịch trong thơ ông. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính có giọng điệu sơi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


nổi, trẻ trung, dí dỏm làm nổi bật hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường
Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.
Không như các nhà thơ khác, Phạm Tiến Duật đã thể hiện tính cách khác người
của mình ngay ở hai câu thơ mở đầu. Khơng mĩ lệ hóa, khơng dùng hình ảnh
thiên nhiên đẹp đẽ để so sánh, khơng trau chuốt, khơng bóng bẩy, hình ảnh
chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật rất trần trụi, bình dị, khơng ngun vẹn:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính.
Đơn giản là vì Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi nên xe khơng cịn ngun vẹn
nữa. Thế nhưng, chiếc xe khơng kính ấy vẫn băng băng ra chiến trường.
Chiếc xe đầy tự tin, không hề lo sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mỹ.
Khác với những gì trần trụi bên ngồi, đây là một chiếc xe dũng cảm, hiên
ngang. Xe vẫn băng ra tiền tuyến trên những đoạn đường đầy hiểm nguy. Có

khác chăng đó là hình tượng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vì xe
khơng có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngồi. Gió,
sao trời, cánh chim, và cả bầu trời rộng cũng ùa vào buồng lái, hòa cùng nhịp
thở nhộn nhịp của các anh:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Khơng có một sự ràng buộc hay rào cản nào ngăn cách các anh tiếp xúc với đất
trời. Mà cả thiên nhiên cũng muốn hịa mình với khí thế ấy. Chính vì thế mà
các anh có thể nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng một cách rất thoải mái, tự nhiên.
Khơng có kính thì điều kiện chiến đấu cũng thiếu thốn nhưng các anh vẫn yêu
đời, vẫn tự tin vào chiến thắng. Các anh xem mọi trở ngại chỉ là dịp để thử
thách bản thân:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha.
Khơng có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tn mưa xối như ngồi trời
Mưa ngừng, gió lùa khơ mau thơi.
Điệp cấu trúc khơng có kính ... ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng,
bất chấp tất cả khó khăn. Khơng có kính chắn bụi thì đương nhiên phải có bụi
bám lên tóc, nhưng các anh vẫn khơng lo, cứ để vậy mà nhìn nhau, mặt lấm,
cười ha ha. Khơng có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng
các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khơ mau
thơi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thơi! Dù
có thiếu thốn, cực khổ đến đâu, các anh vẫn yêu thương, chia sẻ cho nhau tình
yêu thương:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Dường như trong chiến đấu gian khổ giúp chiến sĩ tơi rèn ý chí và giúp cho tình
đồng đội của các anh thêm gắn bó, keo sơn. Dù vào sinh ra tử nhưng người lính
vẫn hồn nhiên, vơ tư và lạc quan tin tưởng. Chỉ một cái bắt tay qua khung kính

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


vỡ rồi nhưng cũng đủ gieo vào nhau những tình cảm tốt đẹp, các anh động viên
nhau tiến bước quân hành. Tình cảm ấy đã làm các anh cảm thấy đầm ấm khi
cùng chung tiểu đội:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Tiểu đội của các anh như một gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Ở đó có vẻ đẹp của
sự sum họp, chan hịa. Các anh có chung một điểm tựa, tâm hồn nên gia đình ở
chiến trường của các anh đều cùng chung một nhiệm vụ thiêng liêng. Các anh
luôn tin tưởng vào tương lai đang chờ đợi phía trước. Câu thơ lại đi, lại đi trời
xanh thêm với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi đã tạo nên một âm điệu thanh
thản, nhẹ nhàng.
Điều làm nên sự chiến thắng của các anh chính là lịng u nước, là ý chí chiến
đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà:
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn
Khơng có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cản trong xe có một trái tim.
Ở các anh có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và
bên trong, giữa cái khơng có và cái có. Bom đạn kẻ thù đã làm cho xe khơng có
rất nhiều. Khơng kính, khơng đèn, không mui nên chiếc xe đã trở nên trần trụi

đến kì lạ, xe khơng cịn ngun vẹn... Nhưng một thứ rất cần mà các anh đã có,
đó là trái tim yêu nước. Trái tim đầy nhiệt thành cách mạng, sẽ chiến thắng
những thiếu thốn về vật chất. Trái tim yêu nước đã điều khiển chiếc xe không
nguyên vẹn ấy băng về phía trước, nơi miền Nam ruột thịt. Sức mạnh để xe
băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính.
Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc
xe khơng kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe
ở Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc,
giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện
tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.
Bài Mẫu Số 4:
Có thể nói, thơ Phạm Tiến Duật như một luồng gió mới thổi vào vườn thơ cách
mạng với một phong cách vô cùng sáng tạo. Với quan niệm "chủ yếu đi tìm cái
đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống", ông đã đưa tất cả những
chất liệu của hiện thực đời sống chiến trường vào trong thơ ca. Tuyến đường
Trường sơn khói lửa - tuyến đường của mưa bom bão đạn, của chiến tranh tàn
khốc và của lòng nhiệt huyết tuổi trẻ. "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" mà
lòng phơi phới hân hoan - niềm vui đó như ánh sáng chói chang soi sáng tâm
hồn nhà thơ để tạo thành một hồn thơ chiến sĩ rất lạ, rất mới, rất độc đáo. "Bài
thơ về tiểu đội xe khơng kính" là tác phẩm tiêu biểu của ơng viết về những
người lính lái xe can trường, dũng cảm, lạc quan, yêu đời trong mưa bom, bão
đạn. Họ quyết chiến đấu hi sinh vì lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Tổ Quốc. Đó là tiếng nói chân thành của người trong cuộc với một tâm hồn đấy
chất thơ.
Có lẽ chất thơ Phạm Tiến Duật hay bởi cái mới mẻ, sáng tạo, bởi hồn thơ chiến

sĩ trẻ trung, tếu táo. Thơ ông không phản ánh một cách chân thực, giản dị đời
sống cách mạng như thơ Chính Hữu mà phả vào đó một luồng chất thơ, chất
tinh nghịch của tuổi trẻ. Ông đã thi vị hóa cái hiện thực để tạo được hình ảnh
thơ sống động, độc đáo, đó là "những chiếc xe khơng kính". Đây chỉ là thứ
tưởng chừng như khô khan, trần trụi nhưng lại được Phạm Tiến Duật nhìn với
con mắt rất thơ. Những chiếc xe khơng có kính chắn gió ư? Phải chăng đây là
kết quả của một hành trình vượt qua mưa bom bão đạn? "Bom giật, bom rung
kính vỡ đi rồi" - một lời lý giải chân thực, gần như văn xuôi lại pha thêm chút
giọng thản nhiên khiến người đọc nhận ra chất thơ ngay từ hình ảnh đó. Những
chiếc xe đã vượt qua bom đạn thử thách để rồi mang trong mình đầy thương
tích. Mặc cho gian khổ, đồn xe vẫn băng băng ra chiến trường vì miền Nam
phía trước vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Phải chăng qua hình ảnh ấy, Phạm
Tiến Duật muốn làm nổi bật vẻ đẹp của những con người cầm lái?
Phải nói rằng, tác giả đã dùng cách mở hết sức tài tình. Bài thơ này đâu phải
viết về những chiếc xe khơng kính! Vì sao vây? Bởi hình ảnh đó tượng trưng
cho những gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiến. Ông đã tạo nên một hình
tượng người lính - nơi hội tụ những phẩm chất cao đẹp. Trên những chiếc xe
khơng kính, họ vẫn cầm lái với tư thế ung dung, hiên ngang giữa trời đất. Họ
thiếu thốn về phương tiện, vật chất ư? Điều đó đã khơng cịn là trở ngại lớn lao
bởi họ biết biến nó thành "cơ hội" để hưởng thụ, để tiếp cận thiên nhiên. Phạm
Tiến Duật đã lấy cái khó khăn, gian khổ làm cơ hội để bộc lộ được những
phẩm chất cao đẹp của người lính cách mạng:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"
Cái ngồi "ung dung" đàng hồng làm chủ tình thế - một tư thế chiến đấu rất đẹp
Mặc cho mưa đạn khói lửa, mặc cho khó khăn thử thách, các anh vẫn bình tĩnh,
tự tin, đưa hàng ra tiền tuyến. Để rồi, họ nhìn - một cái nhìn khống đạt bao la
giữa đất trời: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng". Họ không thẹn với đất trời, họ
không run sợ hay né tránh mà nhìn thẳng vào gian khổ, vào tương lai để lần
theo ánh sáng lý tưởng cách mạng. Nhìn qua khung cửa vỡ - họ nhìn thấy cả

một khơng gian rộng lớn, thấy những cung đường chiến lược phía trước. Đoàn
xe vẫn vun vút bươn trải, vẫn lao nhanh với tốc độ phi thường. Dường như
chính nhà thơ cũng đang cầm lái những chiếc xe khơng kính đó nên câu chữ
mới sinh động, cụ thể, gợi cảm như vậy. Lời thơ nhịp nhàng, trong sáng như
văng vẳng tiếng hát vút cao giữa chiến trường bom đạn.
Ở những người lính trẻ ấy còn sáng bừng lên tinh thần lạc quan, thái độ bất
chấp mọi khó khăn gian khổ. Nếu ở hai khổ thơ trên là những cảm giác về khó
khăn thử thách thì giờ đây những khó khăn thử thách lại ập đến một cách cụ thể,
trực tiếp. Đó là "Bụi phun tóc trắng" và "Mưa tn mưa xối" Phải chăng đó
chính là cái hậu quả tất yếu của những chiếc xe khơng kính? Nhưng những khó
khăn đó đâu làm họ nao núng! Họ đã chấp nhận nó như một thử thách mới để
rồi bình thản, cố gắng vượt lên trên hồn cảnh. Nếu ở bài thơ "Đồng chí" của
Chính Hữu, tiếng "mặc kệ" cất lên biểu thị thái độ sẵn sàng chấp nhận thì ở bài

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


này cũng vậy, trước khó khăn gian khổ, những người lính trẻ vang tiếng "Ừ
thì" thật nhẹ nhõm. "Bụi phun tóc trắng", "mưa tn mưa xối" ư? Điều đó
chẳng là gì đối với những con người can trường, lạc quan này. Họ "chưa cần
rửa", "chưa cần thay" để rồi "phì phèo châm điếu thuốc và nhìn nhau mặt lấm
cười ha ha". Phải chăng đây là sức mạnh của tinh thần lạc quan, thái độ bất
chấp mọi hiểm nguy? Nhà thơ đã xây dựng hình tượng người lính vừa mang
nét giản dị, phong trần nhưng lại không thiếu phần kiêu hùng, lãng mạn. Phải
nói rằng, câu thơ Phạm Tiến Duật chẳng những hay về hình ảnh mà cịn hay về
âm điệu. Những thanh bằng, trắc được phối hợp linh hoạt, phô diễn được cái
nghiệt ngã của người lính trong chiến tranh "Mưa ngừng gió lùa khơ mau thơi"
hay "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" - câu thơ với sáu thanh bằng gợi sự nhẹ
nhõm, yên ả trong tâm hồn người lái xe. Phải chăng đó là nốt nhạc vui sơi nổi
vang dậy cả Trường Sơn.

Hình tượng người lính lái xe còn được Phạm Tiến Duật phát hiện thêm một nét
đẹp nữa, đó là tình đồng đội gắn bó, chia ngọt sẻ bùi. Những con người dũng
cảm ấy đã vượt qua bao khó khăn thử thách, họ đến "từ trong bom rơi", để rồi
những chiếc xe khơng kính ấy "đã về đây họp thành tiểu đội". Những hiểm
nguy, gian khổ là cơ hội để họ gần nhau hơn và trở thành bạn bè để rồi " bắt tay
nhau qua cửa kính vỡ rồi" - cái bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - cái bắt tay
đầy ý nghĩa, thắm tình đồng đội. Cũng là cái nắm tay, cái bắt tay của người lính,
nhưng mỗi thời mỗi khác, anh chiến sĩ trong thời chống Pháp thì "thương nhau
tay nắm lấy bàn tay" Nhưng tất cả cái bắt tay ấy đều xuất phát từ bao gian khổ,
hiểm nguy và mở ra một tình bạn cách mạng cao cả. Để rồi, ánh sáng của tình
đồng chí, đồng đội đã làm ấm cả chiến trường bom đạn lạnh lẽo.
Cuộc đời người lính rất bình dị nhưng cũng vô cùng sang trọng. Giữa chiến
tranh bom đạn, họ vẫn ung dung "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời". Bữa cơm
gia đình thật ấm áp, khiến tình đồng chí, đồng đội đã trở thành tình cảm gia
đình. Dường như giữa họ không hề tồn tại một sự ngăn cách nào. "Chung bát
đũa nghĩa là chung gia đình đấy" - một cách định nghĩa tếu táo mà sâu nặng
nghĩa tình. Trong thơ Xuân Diệu, hai từ "nghĩa là" cũng được thi vị hóa trở nên
óng ánh chất thơ:
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất"
Dưới ngòi bút Phạm Tiến Duật, hai chữ "nghĩa là" lại trở nên đậm đà; chan
chứa cái tình của người lính. Nhà thơ đã thực sự thành cơng khi thổi hồn vào
ngôn từ, vào câu chữ. Chỉ với hai từ thơi mà tình đồng đội đã rút ngắn mọi
khoảng cách để trở thành tình cảm anh em ruột thịt. Phải chăng tình cảm ấy là
nguồn sức mạnh to lớn để họ tiếp tục lên đường? Những người lính trẻ vẫn tiếp
tục ra mặt trận trong khơng khí hồ hởi của cuộc kháng chiến: "Lại đi, lại đi, trời
xanh thêm" - đồn xe vẫn khơng ngừng lăn bánh trên tuyến đường Trường Sơn
khói lửa. Điệp ngữ "lại đi" như nhấn mạnh nhịp hành quân đều đặn. "Trời xanh
thêm cũng chính là niềm lạc quan yêu đời, chan chứa hy vọng của người lính.

Vậy nếu có niềm tin thì chẳng có việc gì là họ khơng làm được.
Trải qua bom đạn kẻ thù, những chiếc xe giờ đây khơng cịn ngun vẹn mà
mang đầy thương tích. Xe khơng có kính, khơng có đèn, khơng có mui - đó là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


những khía cạnh của cái "Khơng có" mà Phạm Tiến Duật đã phát hiện một
cách tài tình. Nhưng hồn cảnh đó đâu làm nản chí những con người kiên
cường kia!
Họ vẫn đàng hoàng ung dung, đoàn xe vẫn lăn bánh đều đặn ra mặt trận. Vì sao
vậy? Bởi lẽ trong cái mảng "khơng có" mịt mù vẫn cịn lóe lên một cái "có" đó là "trái tim cầm lái"
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Thì ra cội nguồn sức mạnh để họ vượt qua khó khăn gian khổ, đọng kết lại ở
"trái tim" gan góc, kiên cường mà chan chứa yêu thương này. Đó là trái tim
nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước "Chỉ cịn trong xe có một trái tim" - câu thơ nhẹ nhàng mà kiên
quyết, làm tỏa sáng và chói ngời cả bài thơ "Trái tim ấy" - "trái tim" nhiệt
huyết của người lính - "trái tim" vĩnh hằng bất biến của Tổ Quốc. Vậy sức
mạnh quyết định chiến thắng đâu phải là vũ khí, cơng cụ! Đó là niềm tin và hy
vọng về một ngày mai độc lập, tự do. Qua đây, vẻ đẹp của người lính đã được
hoàn thiện qua nét vẽ của nhà thơ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×