Đề bài: Cảm nghĩ về bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Bài làm:
Nguyễn Khoa Điềm được biết đến là một trong những gương mặt nổi bật trong
các thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước. Thơ của ơng khơng câu lệ về hình thức,
về câu từ hoa mĩ mà rất nhẹ nhàng, đơn giản, tự nhiên, đời thường. Với ngôn
ngữ mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng thấm thía ấy, ơng đã sáng tác rất nhiều
những tác phẩm tiêu biểu như Đất ngoại ô, Cửa thép, Mặt đường khát vọng...
Nổi bật số đó là tập thơ "Đất và khát vọng", trong đó, tiêu biểu là bài thơ "Khúc
hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".
Bài thơ được viết vào năm 1971, đây là thời kì chiến tranh khốc liệt, gian khổ
của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc sống của nhân dân gặp rất
nhiều những khó khăn, gian khổ, bấp bênh, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh
thần. Bài thơ có cấu trúc lặp lại ba phần tương ứng với ba lời hát ru. Đây cũng
là một nét đặc trưng của những khúc hát ru, tạo nên âm điệu nhịp nhàng, tha
thiết, sâu lắng và truyền tải được nhiều thơng điệp ý nghĩa.
Hình ảnh của người mẹ Tà - ôi được khắc họa trong bài thơ thông qua lời ru
của tác giả và trực tiếp qua lời ru của mẹ. Trước hết, qua lời ru của tác giả,
người mẹ Tà - ơi có những cơng việc trong những hồn cảnh nhất định như địu
con để làm công việc của người dân ở chiến khu, làm việc nhà, việc nước, việc
kháng chiến. Hình ảnh người mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội trong kháng chiến
được khắc họa rất cụ thể:
"Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hơi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời..."
Mặc dù trong hoàn cảnh vất vả, mẹ phải địu em ở trên lưng để làm việc nhưng
tình yêu của mẹ dành cho con vô cùng sâu sắc. Hai mẹ con đều cùng chung
nhịp đập, cùng chung trái tim, cùng chung nhịp chày giã gạo của mẹ. Đôi vai
gầy của mẹ "nhấp nhô làm gối", "lưng làm nôi" và "tim hát thành lời". Nếu ở
đoạn thơ thứ nhất là hình ảnh mẹ làm lụng chăm chỉ để ni bộ đội kháng
chiến thì đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi
lại khắc họa người mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở nơi
chiến khu. Hình ảnh có sự đối lập "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" đã thể
hiện sự gian khổ, khó khăn, chịu đựng của người mẹ với rừng núi bao la, mênh
mông và sự kiên cường, mạnh mẽ của người mẹ. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ
có lẽ là hình ảnh "mặt trời của bắp". Đây là hình ảnh tả thực, là nguồn ánh sáng
quý giá trong vũ trụ, đem lại sự sống cho mn vật, mn lồi. Ánh sáng đó
giúp cây cối vạn vật phát triển, sinh trưởng tốt. Mặt trời tả thực là mặt trời của
núi rừng, của thiên nhiên vĩnh hằng, bất biến. Và em Cu - Tai là mặt trời của
mẹ. Hình ảnh mặt trời biểu trưng cho nguồn sống, lẽ sống, là nguồn hạnh phúc
ấm êm của mẹ. Đây chính là ánh sáng của người mẹ, là niềm động viên, là sức
mạnh lớn lao nhất của mẹ trong cuộc sống, để mẹ vượt qua được những nguy
hiểm, khó khăn trong cuộc đời. Ở đoạn thơ thứ ba lại là hình ảnh người mẹ địu
con để tham gia kháng chiến. Mẹ địu con để tham gia kháng chiến. Tưởng
chừng đó là một điều khơng tưởng nhưng lại được thể hiện rất rõ qua những chi
tiết:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để dành trận cuối
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn..."
Mẹ xơng pha vào chiến trường, đấu tranh với giặc Mỹ. Người mẹ hiện lên với
hình ảnh lớn lao, kì vĩ và anh dũng hơn bao giờ hết. Qua ba đoạn thơ, chúng ta
hiểu được tấm lòng của người mẹ nơi chiến khu. Người mẹ lặng lẽ, bền bỉ,
quyết tâm trong kháng chiến, trong lao động sản xuất.
Qua những lời ru trực tiếp của mẹ, ta lại càng cảm nhận được tình cảm thiêng
liêng cao quý của người mẹ. Điều này được thể hiện rất rõ qua những chi tiết
"Mẹ thương a-kay", "Con mơ cho mẹ", "Mai sau con lớn" để nhấn mạnh tấm
lòng tha thiết, yêu thương của người mẹ dành cho con. Mẹ mong cho con ngủ
ngoan, và mong cho con mau lớn, mau trưởng thành. Tình yêu của mẹ với
người con cịn được hịa chung trong những tình u bao la, rộng lớn, vĩ đại
khác: "Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội", "Mẹ thương a-kay, mẹ thương
làng đói", "Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước". Với những tình cảm hịa
nhập bao la, rộng lớn đã thể hiện hình ảnh cao đẹp của người mẹ. Những ước
mơ đẹp, giản dị của người mẹ được gắn liền với những lời nhắn gửi với con
của mình "Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần - Mai sau con lớn vung chày lún
sân". Mẹ mong em có sức khỏe tốt, sau này trở thành một chàng trai khỏe
mạnh, dũng cảm. "Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều - Mai sau con lớn phát mười
Ka- lưi". Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem
lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. "Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do". Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được
Bác Hồ. Đó cũng chính là mơ ước cao đẹp nhất, vĩ đại nhất của người mẹ.
Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được tình cảm bao la của người mẹ dành cho
đứa con của mình qua những việc làm, cử chỉ, lời nói, ước mong tha thiết. Với
những điều tuyệt vời nhất, mẹ muốn gửi gắm đến đứa con thân yêu những điều
lớn lao mà hết sức giản dị. Hình ảnh người mẹ mạnh mẽ, yêu dân tộc, yêu đất
nước, sẵn sàng phục vụ kháng chiến cũng được thể hiện rõ nét trong bài thơ.
Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên những trang thơ, những khúc hát ru còn mãi
trong lòng độc giả.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí