Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng văn bản và đưa ra những giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.12 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN
PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI: 23
HỌ TÊN

:

TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG

MSSV
LỚP
NHÓM

:
:
:

432243
N04-TL1
05

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................ 1


I. Khái quát chung về tư vấn pháp luật bằng văn bản ......................................... 1
1. Khái niệm “tư vấn pháp luật” ...................................................................... 1
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản ..................................................... 1
2.1. Khái niệm và đặc điểm của tư vấn pháp luật bằng văn bản ............... 1
2.2. Các trường hợp cần tư vấn pháp luật bằng văn bản ........................... 2
2.3. Yêu cầu đối với văn bản tư vấn pháp luật ............................................ 2
2.4. Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản ............................................ 3
II. Những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng văn
bản và giải pháp khắc phục. .................................................................................... 3
1. Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và giải pháp khắc phục........................... 4
2. Sai sót trong giai đoạn soạn thảo và giải pháp khắc phục ......................... 5
3. Sai sót trong giai đoạn kiểm tra văn bản tư vấn và giải pháp khắc phục 7
III. Tình huống thực tế minh họa ........................................................................... 8
1. Tình huống 1 ................................................................................................... 8
2. Tình huống 2 ................................................................................................... 9
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với đà phát triển của kinh tế-xã hội, ngày càng có nhiều người
tìm đến dịch vụ tư vấn pháp luật để được hỗ trợ trong công việc kinh doanh cũng như
giải quyết các tranh chấp. Vì vậy, vai trò của tư vấn viên pháp luật và luật sư tư vấn
ngày càng được đề cao.
Người tư vấn khơng chỉ cần phải nói giỏi mà cịn phải biết soạn thảo các văn bản
tư vấn chặt chẽ, chính xác, dễ hiểu. Nếu chỉ có kiến thức chun mơn tốt thơi thì chưa
đủ, người tư vấn cần có những kỹ năng và tránh những sai sót khơng đáng có. Bởi lẽ
đó, em xin chọn đề số 23 làm chủ để cho bài tập học kì: Những sai sót thường gặp
của người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng văn bản và đưa ra những giải pháp
khắc phục. Minh họa bằng các tình huống thực tế.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tư vấn pháp luật bằng văn bản
1. Khái niệm “tư vấn pháp luật”
Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc đưa ra
hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ”.
Điều 27 Luật trợ giúp pháp lí năm 2016 định nghĩa: “Người thực hiện trợ giúp
pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải
đáp, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, vướng mắc pháp
luật của họ”.
Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật, tuy nhiên,
từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là: việc giải đáp pháp luật,
hướng dẫn xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng
thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.1
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản
2.1. Khái niệm và đặc điểm của tư vấn pháp luật bằng văn bản
Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản
với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng
TS Phan Chí Hiếu,ThS Nguyễn Thị Hằng Nga, Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, Học viện tư pháp,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2012, tr.12.
1

1


cần tư vấn.2
Tư vấn pháp luật bằng văn bản có các đặc điểm sau:
i) Được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề luật với những yêu cầu đặc thù;
ii) Là hoạt động có đối tượng và mục đích cụ thể;
iii) Là công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp của người tư vấn

pháp luật;
iv) Có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
2.2. Các trường hợp cần tư vấn pháp luật bằng văn bản
Việc tư vấn pháp luật bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:
i) Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn
qua điện thoại;
ii) Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra
các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản;
iii) Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho
mục đích khác của họ;
iv) Những vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách
hàng khơng nắm bắt hết được.
Sản phẩm của quá trình tư vấn pháp luật bằng văn bản có thể là: Bản thẩm định,
đánh giá, cho ý kiến pháp lý đối với vụ việc hoặc hợp đồng, văn bản nội bộ; Bảng trả
lời câu hỏi.
2.3. Yêu cầu đối với văn bản tư vấn pháp luật
Về mặt nội dung, sản phẩm của quá trình tư vấn pháp luật bằng văn bản phải đáp
ứng những yêu cầu nhất định. Đối với văn bản cho ý kiến pháp lí về vụ việc cần phải
đầy đủ 3 phần:
i) Phần mở đầu: giới thiệu chính xác u cầu của khách hàng và trình bày đầy đủ
các sự kiện, giả định và hạn chế có liên quan.
ii) Phần nội dung: đưa ra một số kết quả nhận định ban đầu; trình bày cụ thể các
phân tích và cơ sở pháp lý để chứng minh các nhận định đó; đánh giá và định hướng
giải quyết.
2

Xem thêm: truy cập ngày 18/3/2020.

2



iii) Phần kết luận: tóm tắt các vấn đề pháp lý then chốt, chữ ký của người đại
diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật.
Về mặt hình thức, văn bản tư vấn pháp luật phải có ngơn ngữ thích hợp, văn
phong rõ ràng, dễ hiểu; kỹ thuật trình bày (đánh máy hoặc viết tay) đảm bảo sự cẩn
thận, sáng sủa, dễ đọc.
Ngoài ra, văn bản tư vấn pháp luật cần có tính logic, tính súc tích, tính chính
xác, và đặc biệt quan trọng là phải trả lời đúng hẹn.
2.4. Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản3
a, Giai đoạn chuẩn bị: Người tư vấn tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, nghiên
cứu các cơ sở pháp lý, thu thập thêm thông tin và xác định các mục tiêu soạn thảo.
b, Giai đoạn soạn thảo: Người tư vấn trình bày rõ ràng và ngắn gọn các nhận
định và ý kiến tư vấn của mình.
Để việc soạn thảo phần nội dung chính của văn bản tư vấn dễ dàng hơn, người tư
vấn cần thực hiện ba bước cơ bản:
Bước 1: Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự, bắt đầu từ những phần quan trọng nhất;
Bước 2: Tập hợp thơng tin để hỗ trợ phần trình bày (bao gồm chủ yếu là phân
tích pháp lý) và minh họa cho quan điểm sẽ trình bày;
Bước 3: Triển khai những vấn đề đã được đề cập tại Bước 1 để hình thành nội
dung chính;
Ngồi ra, người tư vấn cũng có thể xác định được kết cấu của phương án tư vấn
bằng cách tham khảo các kết cấu kinh điển ( Ví dụ: i) Yêu cầu; ii) Diễn biến; iii)
Chứng cứ; iv) Điều luật; v) Lập luận và giải pháp;..v.v.). Sau đó người tư vấn tiến
hành lắp ghép các thông tin cụ thể vào kết cấu đã được định sẵn.
c, Giai đoạn kiểm tra: Người tư vấn kiểm tra lại các dẫn chứng và văn bản soạn
thảo để bảo đảm tính chính xác, rõ ràng và đáp ứng các mục tiêu soạn thảo đã đề ra.
Văn bản tư vấn có thể được kiểm tra từ nhiều góc độ: i) Kiểm tra lại các dẫn
chứng và văn bản soạn thảo để bảo đảm tính chính xác, rõ ràng, đảm bảo tính thống
nhất của tồn bộ phương án về nội dung. ii) Kiểm tra lại hình thức: phơng chữ, lỗi

chính tả, nhấn mạnh, bảng biểu,...v.v.
II. Những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng văn
Liên đoàn luật sư Việt Nam-JICA Pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong
lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, Hà Nội, 2017, tr.22-33.
3

3


bản và giải pháp khắc phục.
1. Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và giải pháp khắc phục
Thứ nhất, người tư vấn pháp luật bằng văn bản (sau đây gọi tắt là “người tư
vấn”) dễ mắc vào cái bẫy của việc “giả định”, tức là ngại hỏi lại khách hàng mà thích
đặt giả định về các sự kiện thực tế để giới hạn phần phân tích của mình trong văn bản
tư vấn. Khi giả định khơng chính xác (nhất là các giả định có thể dễ dàng kiểm tra với
khách hàng để xác định) thì ý kiến tư vấn của người tư vấn cũng sẽ khơng chính xác.
Giải pháp: Người tư vấn nên gọi điện hoặc gửi email cho khách hàng để xác
nhận các sự kiện quan trọng thực tế đối với phần phân tích và đưa ra kết luận. Chỉ nên
đặt giả định khi khách hàng không thể xác nhận tính chính xác của sự kiện thực tế và
cũng khơng có cách nào khác để xác định sự kiện thực tế đó.
Thứ hai, người tư vấn thiếu cẩn trọng khi sử dụng nguồn thông tin từ internet.
Internet thực sự là kho dữ liệu và thông tin khổng lồ, rất hữu ích cho cơng việc nghiên
cứu pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp nhất là các dữ liệu điện tử của cơ quan
nhà nước hoặc các công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm có thể khơng được cập nhật
hoặc bỏ sót các thơng tin về tính hiệu lực, sửa đổi hoặc bổ sung của văn bản pháp
luật. Bản dịch tiếng Anh (nếu có) khơng phải là bản dịch chính thức được cơ quan
ban hành cơng nhận và có thể có sai sót so với nội dung văn bản tiếng Việt.
Ngồi ra, người tư vấn có thể gặp phải các khái niệm pháp lý hoặc thương mại
nước ngồi khơng thường gặp hoặc khơng có trong pháp luật Việt Nam. Nếu tìm qua
các cơng cụ tìm kiếm phổ biến như Google hay Yahoo, người tư vấn thường nhận

được các kết quả từ các trang web như Wikipedia hay các website có tính “bách khoa
tồn thư” khác về luật, tài chính, kinh tế, v.v.. Các thơng tin trên có thể chưa được
kiểm chứng, chưa được cập nhật hoặc có thể đúng nhưng không đầy đủ.
Giải pháp: Đối với các loại thông tin kể trên, người tư vấn chỉ nên sử dụng để
tham khảo mà không nên đưa vào kết quả nghiên cứu một cách chính thức. Khi
nghiên cứu về một khái niệm pháp lý nước ngoài, người tư vấn nên sử dụng thông tin
từ các cơ sở dữ liệu khoa học có uy tín như Lexis hay Westlaw, v.v.. Các cơ sở dữ
liệu này thường buộc người dùng phải trả một mức phí khá cao để được cấp quyền
truy cập, sao chép hoặc tải tài liệu. Các tổ chức hành nghề tư vấn có thể đăng ký tài
4


khoản truy cập chung dành cho tổ chức để tạo điều kiện cho quá trình nghiên cứu của
người tư vấn.
2. Sai sót trong giai đoạn soạn thảo và giải pháp khắc phục
Thứ nhất, người tư vấn trả lời không trực tiếp, không đúng trọng tâm câu hỏi
của khách hàng.Việc này thường xảy ra khi người tư vấn nghĩ rằng ngoài những câu
hỏi của khách hàng, có những vấn đề khác quan trọng hơn, cần lưu tâm hơn trong vụ
việc. Và khi trình bày văn bản, người tư vấn để phần nội dung “ngoài lề” này lên
phần đầu, cũng như dành nhiều thời gian hơn để phân tích các vấn đề trong nội dung
này. Còn, câu trả lời cho câu hỏi của khách hàng bị đẩy xuống phần sau của với dung
lượng khá khiêm tốn. Đây là một sai sót dễ mắc mắc phải nhưng lại khiến khách hàng
cảm thấy khó chịu khi khơng đạt được mục đích hỏi của mình.
Giải pháp: Điều này đơn thuần là trình bày trực tiếp vấn đề mà khách hàng đặt
ra. Nếu có những vấn đề khác mà người tư vấn nghĩ là quan trọng với khách hàng thì
cũng nên trình bày sau khi trả lời xong những vấn đề mà khách hàng hỏi.
Thứ hai, khi buộc phải trả lời về một trường hợp không chắc chắn, người tư vấn
diễn đạt một cách quá chắc chắn hoặc quá mơ hồ. Ví dụ: liên quan đến một vụ kiện
mà sự thắng thua phụ thuộc phần nhiều vào chứng cứ tìm được trong tương lai, người
tư vấn trả lời khách hàng rằng “về điểm này, ...có thể là...”. Cách nói này có thể làm

cho khách hàng hiểu lầm rằng người tư vấn thiếu hiểu biết hoặc đọc chưa kỹ hồ sơ
của họ. Ngược lại, nếu người tư vấn trả lời một cách dứt khốt thì sau đó, khi xảy ra
sự việc không đúng như trong lời khẳng định của người tư vấn khách hàng sẽ quy kết
trách nhiệm cho người tư vấn.
Giải pháp: Kinh nghiệm trong trường hợp này là người tư vấn nên phân tích
các khả năng khác nhau có thể xảy ra, hậu quả pháp lý của từng khả năng đó, các giải
pháp có thể sử dụng để thay đổi tình thế, những cơ may thành cơng và rủi ro có thể
gặp phải đối với từng giải pháp.4
Thứ ba, văn bản tư vấn dài dòng. Khách hàng thường không muốn đọc một văn
bản tư vấn dài như một tiểu luận hoặc khóa luận tốt nghiệp, dù cho nội dung của văn
TS Phan Chí Hiếu,ThS Nguyễn Thị Hằng Nga, Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, Học viện tư pháp,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2012, tr.83.
4

5


bản có chứa đựng rất nhiều vấn đề quan trọng đi nữa. Khách hàng càng không muốn
đọc những câu ghép dài, lồng ghép quá nhiều nội dung trong một câu.
Giải pháp: Đối với những vụ việc phức tạp, điều này đặt ra yêu cầu đối với
người tư vấn là làm sao trả lời đầy đủ nhất các vấn đề của khách hàng hỏi nhưng văn
bản tư vấn phải thật súc tích, gãy gọn. Tính súc tích yêu cầu phải diễn đạt sự việc
bằng số lượng từ ít nhất chừng có thể, và việc lựa chọn các câu đơn diễn tả sự việc
một cách dễ hiểu nên được ưu tiên hàng đầu. Người tư vấn cần tránh không nhắc lại
hai ba lần cùng một sự việc và đừng nói đến những điều không liên quan đến vấn đề
mà khách hàng đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không lạm dụng quá sự súc tích,
diễn đạt quá ngắn gọn đến độ khách hàng khơng hiểu được người tư vấn muốn nói gì.
Thứ tư, người tư vấn sử dụng các thuật ngữ pháp lý mà khách hàng có thể
khơng hiểu do khơng có kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Chẳng hạn, dùng những
khái niệm như “công pháp quốc tế” hay “tư pháp quốc tế” với khách hàng trong phần

trình bày sẽ chỉ làm họ khó hiểu và đơi khi khó chịu vì có cảm giác người tư vấn đang
“khoe chữ”.
Giải pháp: Người tư vấn luôn luôn phải ghi nhớ rằng văn bản tư vấn soạn ra để
cho khách hàng đọc và hiểu, nên cái đích cuối cùng vẫn là để khách hàng hiểu mình
được làm gì, nên làm gì, khơng được làm gì. Đối với từng loại khách hàng khác nhau,
mức độ hiểu biết về pháp luật và các khái niệm pháp lý khác nhau thì người tư vấn sẽ
phải có cách diễn đạt khác nhau. Những khái niệm trừu tượng khi bắt buộc phải nhắc
đến thì người tư vấn nên có chú thích giải thích cụ thể. Khơng nhất thiết là người tư
vấn phải đưa ra một giờ học về kiến thức pháp luật mà chỉ cần đưa ra những thông tin
đủ để cho vấn đề sáng tỏ.
Thứ năm, người tư vấn quá chú trọng kỹ thuật khi trình bày làm cho văn bản tư
vấn trở nên khô khan. Sự logic chuẩn mực quá đà cũng có thể dẫn đến sự máy móc
trong cách trình bày và khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, khó hiểu khi đọc văn
bản tư vấn.
Giải pháp: Người tư vấn có thể cân nhắc sử dụng bảng biểu, sơ đồ thay cho
diễn đạt thuần túy để khách hàng dễ theo dõi và hình dung về vấn. Bên cạnh đó, ười
tư vấn cũng cần lựa chọn ngơn từ phù hợp với tính chất của văn bản. Ví dụ, các văn
6


bản tư vấn qua email có thể có cách hành văn đơn giản và ít trang trọng hơn cách
hành văn trong ý kiến tư vấn chính thức của tổ chức hành nghề tư vấn.
Thứ sáu, người tư vấn không nhấn mạnh những điểm quan trọng trong văn bản
tư vấn. Đây là vấn đề nhiều người tư vấn dễ xem nhẹ và bỏ qua, mặc dù việc nhấn
mạnh ở các nội dung quan trọng giúp cho khách hàng nắm bắt vấn đề, ghi nhớ và làm
theo các hướng dẫn dễ dàng, chính xác hơn.
Giải pháp: Bằng cách gạch chân, in đậm, chú thích thêm, nhắc lại nhiều lần,..v.v,
người tư vấn đã có thể nhấn mạnh các nội dung quan trọng với khách hàng
3. Sai sót trong giai đoạn kiểm tra văn bản tư vấn và giải pháp khắc phục
Thứ nhất, văn bản tư vấn khơng có sự logic giữa các phần. Sai sót thường xảy

ra khi người tư vấn chỉ chú trọng kiểm tra về hình thức văn bản, sơ sài trong bước
kiểm tra về nội dung. Trong một vụ việc có nhiều vấn đề lớn, nhỏ lồng ghép vào
nhau, đơi khi việc người tư vấn quá tập trung, tư duy sâu nhằm phân tích, làm rõ từng
vấn đề lại vơ tình khiến cho tổng thể các vấn đề khơng thống nhất, thiếu logic.
Giải pháp: Nếu điều kiện cho phép, người tư vấn có thể dành một khoảng thời
gian yên tĩnh trước khi đọc lại văn bản soạn thảo nhằm giúp cho đầu óc minh mẫn
hơn. Người tư vấn nên in bản nháp để đọc lại thay vì đọc trên máy tính. Văn bản khi
được in ra giúp người tư vấn dễ dàng đối chiếu nội dung giữa các trang, các mục, dễ
phát hiện những điểm mâu thuẫn.
Thứ hai, người tư vấn chỉ dựa vào các chương trình máy tính để kiểm tra chính
tả của văn bản soạn thảo. Điều này dẫn đến nguy cơ có sai sót rất lớn vì các chương
trình thường khơng chính xác hồn tồn và khá máy móc. Hơn hết, tiếng Việt là ngơn
ngữ có cách sử dụng biến hóa đa dạng, phong phú.
Ví dụ như “giành” và “dành” là những từ có cách đọc khá giống nhau, nhưng
cách dùng lại khác nhau. "Dành" ở đây tức là cất giữ một thứ gì đó, để dùng sau hoặc
để "dành"cho ai đó (“dành cho con”, “tài sản để dành”). Còn “giành” là một động từ
để chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn khơng thuộc sỡ hữu của bản thân, và
thông thường là những thứ chẳng dễ dàng có được, muốn có được phải bỏ ra công
sức, nỗ lực (“tranh giành”, “giành giật”). Với lỗi chính tả “tài sản để giành” thì máy
tính sẽ khơng thể phát hiện được.
7


Việc tồn tại những lỗi chính tả tương tự như trên dễ gây cảm giác khó chịu cho
người đọc, đặc biệt là những người mắc Hội chứng Grammar Pedantry Syndrome
(GPS)5, tạm dịch là "Hội chứng quá để tâm đến lỗi ngữ pháp". Những lỗi chính tả
cũng khiến cho văn bản tư vấn trở nên thiếu chuyên nghiệp, khiến khách hàng cảm
thấy người tư vấn thiếu tôn trọng họ.
Giải pháp: Người tư vấn nên tự đọc lại văn bản do mình soạn thảo để kiểm tra
lỗi chính tả, nên đọc lại văn bản ít nhất hai lần trước khi gửi cho khách hàng. Một lần

để kiểm tra về lôgic và một lần để kiểm tra lỗi chính tả hoặc trình bày. Các dẫn chiếu
hoặc chú thích được đề cập trong văn bản cũng cần được kiểm tra để tránh sai sót và
nhầm lẫn.
III. Tình huống thực tế minh họa
1. Tình huống 1
Tháng 6 năm 2018, Bà A mất, để lại di sản thừa kế gồm: 1 ngôi nhà trên thửa đất
X, có tờ bản đồ số Y trị giá 18 tỷ đồng và 25 tỷ đồng tiền mặt gửi tại ngân hàng . Bà
A có 1 mẹ già, chồng bà A là ông T và 9 người con của bà A với ông T là: Hồng,
Hạnh, Liên, Nguyệt, Hoa, Đức, Phúc, Việt, Lâm. Tháng 8 năm 2018, Lâm qua đời vì
tai nạn giao thơng nhưng Lâm có 2 con là H và K. Nguyệt và Hoa từ chối hưởng di
sản thừa kế. Bà A khơng lập di chúc.
Ngồi ra, bà A có 2 người con riêng với ơng M là Nga và Khang. Khang đi du học
từ nhỏ và trở về nước khi bà A mất. Khang đến nhờ luật sư B tư vấn về việc phân chia
di sản thừa kế của mẹ mình là bà A.
Sau đó, B đã soạn một văn bản tư vấn gửi cho Khang. Văn bản này đề cập đến
vấn đề nhân thân và mối quan hệ của rất nhiều người. B đã liệt kê một cách rất máy
móc tên từng người, quan hệ với bà A kèm theo các phân tích rất chi tiết của mình.
Khang đọc văn bản và cảm thấy vơ cùng khó hiểu.
Phân tích & Giải pháp:
Trong tình huống này, B đã mắc phải sai sót là soạn thảo văn bản máy móc, khơ
khan. Một vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân của nhiều người và nhiều hàng
thừa kế như vậy, B nên trình bày bằng cách sơ đồ hóa theo từng hàng thừa kế để khách
GPS là một dạng của chứng "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế" (Obsessive compilsive disorder - OCD). Xem thêm
tại: truy cập ngày 21/3/2020.
5

8


hàng dễ hiểu hơn.

Đây tưởng chừng là một sai sót “sơ đẳng” nhưng lại rất dễ mắc phải khi người tư
vấn quá tự tin (chủ quan) về khả năng truyền đạt và phân tích của mình.
2. Tình huống 2
Ơng X là một nơng dân chăm chỉ, hiền hành nhưng ít học. Trong một lần uống
rượu với ơng T (hàng xóm của ơng X), T có nhắc đến chuyện 5 năm trước con trai
ông X đánh người nên phải vào tù. Trong lúc say rượu, ông T và ông X đã lớn tiếng
cãi vã, chỉ trích nhau. Q tức giận, ơng X lấy chiếc điếu cày vụt mạnh vào đầu ông T
làm ơng T bị thương. Gia đình ơng T dọa sẽ kiện ơng X ra tịa.
Sau đó, ơng X tìm đến văn phòng luật của A nhờ A tư vấn. Trong buổi gặp mặt,
A phân tích cho ơng X tất cả những khả năng có lợi nhất để ơng khơng phạm tội cố ý
gây thương tích. A khun ơng X về xin lỗi, thương lượng và bồi thường cho ông T,
bởi đó là cách giải quyết vụ việc êm đẹp nhất. Ơng X muốn có văn bản tư vấn của luật
sư A để mang về “dễ bề nói chuyện” với gia đình ơng T.
Tuy nhiên, khi mang văn bản tư vấn của A về nhà, ông X lại hoang mang bởi
trong văn bản có q nhiều từ viết tắt khơng có chú thích và thuật ngữ khó hiểu đối
với ơng như: “CTTP cơ bản”, “NLTNHS”, “mặt chủ quan”, “hình sự hóa”, “khách
thể của tội phạm”. Mặc dù văn bản phân tích các tình tiết vụ việc dài hơn 4 trang A4
nhưng những kết luận về vấn đề ơng X có phạm tội hay không lại diễn đạt một cách
mơ hồ “có thể là”. Vì vậy, ơng X rất tức giận và thất vọng, quyết định sang xin lỗi gia
đình ơng T mà không đem theo văn bản tư vấn của A.
Phân tích & Giải pháp:
Trong trường hợp này, A đã làm rất tốt khi tư vấn bằng lời nói nhưng lại mắc
phải một số sai sót khi tư vấn pháp luật bằng văn bản, như sau: Một là, sử dụng q
nhiều từ viết tắt mà khơng chú thích, sử dụng thuật ngữ trừu tượng gây khó hiểu cho
khách hàng. Hai là, soạn văn bản tư vấn quá dài dòng. Ba là, diễn đạt mơ hồ, không
chắc chắn.
Để khắc phục những sai sót trên, A cần phải tinh ý hơn trong việc nhận biết loại
khách hàng của mình. Ơng X vốn là một nơng dân ít học nên việc hiểu các thuật ngữ
pháp lí trừu tượng sẽ là vấn đề khó khăn, cũng là vấn đề không cần thiết. Nếu buộc
phải nhắc đến những thuật ngữ này, A nên diễn giải bằng từ ngữ phổ thông một cách

9


ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Nếu A không thể viết vào văn bản một cách chắc chắn rằng
ơng X có phạm tội hay khơng thì A cũng nên đưa ra các khả năng và kết luận đối với
từng khả năng một cách chắc chắn. Đặc biệt, vụ việc trong trường hợp này không phức
tạp, soạn 4 trang A4 để tư vấn là quá dài dòng. A nên lược bớt những chi tiết không cần
thiết phải nhắc đến, đồng thời diễn đạt gãy gọn, súc tích hơn.
KẾT LUẬN
Người xưa có câu: “Trăm hay không bằng tay quen” nhằm đề cao tầm quan
trọng của kinh nghiệm. Điều đó cũng có nghĩa là để tư vấn pháp luật bằng văn bản
giỏi, chuyên nghiệp, người tư vấn cần phải viết nhiều, nghiên cứu các vấn đề kỹ
càng, rèn luyện kỹ năng tóm tắt, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập luận, kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ, sự tỷ mỉ, chỉnh chu qua từng văn bản tư vấn.
Dù là truyền đạt ý kiến tư vấn bằng văn bản hay bằng lời nói, hoạt động tư vấn
pháp luật nói chung đã và đang góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, phát hiện
những lỗ hổng của pháp luật và có những kiến nghị kịp thời để sửa đổi. Điều này địi
hỏi người tư vấn khơng ngừng phải nâng cao kỹ năng tư vấn, sự hiểu biết pháp luật,
sự thấu hiểu cuộc sống cũng như đạo đức nghề nghiệp, lương tâm và trách nhiệm.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Luật luật sư năm 2006
2. Luật trợ giúp pháp lý năm 2016
B. Sách tham khảo
3. TS Phan Chí Hiếu,ThS Nguyễn Thị Hằng Nga, Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp
luật, Học viện tư pháp, Nxb.CAND, Hà Nội, 2012.

4. Liên đoàn luật sư Việt Nam - JICA Pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 1: Luật sư và
hành nghề luật , Nxb.Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
5. Liên đoàn luật sư Việt Nam - JICA Pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 3: Kỹ năng
hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, Nxb.Chính
trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
C. Các trang web
5. />6.
7.



×