Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

SKKN Dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 19301945 (Ngữ văn 11) theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.73 KB, 84 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
(NGỮ VĂN 11) THEO MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC
NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH”

MÔN: NGỮ VĂN
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1. Đối với giáo viên............................................................................................... 2
2. Đối với học sinh ................................................................................................ 2
III. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................
IV. PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT.....................................................................
V. CẤU TRÚC.........................................................................................................
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................
3 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về lớp học đảo ngược................................................................... 3
1.2. Khái niệm: Lớp học đảo ngược...................................................................... 4
1.3. Đặc điểm của mơ hình lớp học đảo ngược..................................................... 4
1.4.Tác dụng của mơ hình lớp học đảo ngược ...................................................... 5
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 6
2.1. Thực trạng học tập của học sinh.................................................................... 6
2.2. Thực trạng giảng dạy của giáo viên .............................................................. 7
2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo ................................................................... 8


2.4. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá.................................................... 8
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................................................... 9
1. Giải pháp 1: Xác định rõ những năng lực, phẩm chất cần hình thành cho HS. 9
2. Giải pháp 2: Nắm rõ quy trình thực hiện mơ hình “lớp học đảo ngược” và
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học phù
hợp với quy trình lớp học đảo ngược..................................................................
10
2.1. Bước 1: Trước giờ học trên lớp.................................................................... 10
2.2. Bước 2. Trong giờ học trên lớp.................................................................... 11
2.3. Bước 3. Sau giờ học trên lớp........................................................................ 19
3. Giải pháp 3: Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin một cách chủ động, sáng
tạo và linh hoạt trong tìm kiếm, khai thác nguồn học liệu trong dạy học theo mơ
hình lớp học đảo ngược......................................................................... 20
4. Kế hoạch dạy học thực nghiệm....................................................................... 22
III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.......................................................................... 41
1. Hình thành ý tưởng.......................................................................................... 41
2. Khảo sát thực tiễn............................................................................................ 41
2.1. Khảo sát........................................................................................................


41 2.2. Phân tích kết quả khảo sát ...........................................................................
43 3. Đúc rút sáng kiến.............................................................................................
44 4. Áp dụng thực nghiệm......................................................................................
44 4. 1. Phạm vi ứng dụng .......................................................................................
44 4.2. Mức độ vận dụng..........................................................................................
44 5. Đánh giá hiệu quả, điều chỉnh bổ sung ...........................................................
44
PHẦN III: KẾT LUẬN.........................................................................................
45 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ
TÀI............................................................................... 45 1. Tính mới của đề

tài.......................................................................................... 45 2. Tính khoa
học .................................................................................................. 45 3. Tính hiệu
quả................................................................................................... 45 II. KHẢ
NĂNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 46 III.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .............................................................. 46 3.
1. Với các cấp quản lí giáo dục....................................................................... 46 3.2.
Với giáo viên ................................................................................................ 47 3.3.
Với học sinh.................................................................................................. 47
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung

Viết tắt

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Lớp học đảo ngược

LHĐN

Giáo dục đào tạo

GDĐT


Năng lực tự học

NLTH

Nhà xuất bản

NXB

Trung học phổ thông

THPT

Nghiên cứu bài học

NCBH


Sách giáo khoa

SGK

Công nghệ thông tin

CNTT

Phương pháp dạy học

PPDH


Sách giáo viên

SGV

Giải quyết vấn đề

GQVĐ

Giao tiếp- hợp tác

GT-HT

Nhân ái

NA

Kế hoạch bài dạy

KHBD

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xu thế hội nhập toàn cầu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối
với mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục Việt Nam nhiều năm qua
đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong q trình nỗ lực “đổi mới căn bản và
tồn diện”, tuy nhiên những bức tranh đẹp về nền giáo dục tiên tiến của các nước
như một làn sóng vào làm xáo trộn ít nhiều nền giáo dục Việt Nam. Điều này địi
hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi từ triết lí, mục tiêu đến nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm phát triển cho người học hệ

thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong
nước và quốc tế. Trong bối cảnh đó và đặc biệt để chuẩn bị cho quá trình đổi mới
chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018, đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là yêu cầu cấp thiết đặt ra
cho ngành giáo dục nước nhà. Theo đó, việc dạy học không phải chỉ là “tạo ra kiến
thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà “phương pháp giáo
dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo
dục số 38/2005/QH11, Điều 28).
2. Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Ngữ Văn THPT theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng các em có
xu hướng chán học, thờ ơ với mơn Văn, giáo viên đã chủ động, sáng tạo trong việc
vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả như: phương pháp giải
quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống, WebQuest, dạy học dự
án… Trong số đó, dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược là phương pháp dạy học


hiện đại phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nối
liền bục giảng với thực tiễn đời sống, gắn môi trường nhà trường và mơi trường xã
hội. Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược cần thiết trong xu thế đổi mới này.
3. Trong chương trình Ngữ văn THPT, truyện ngắn 1930-1945 là một trong
những giai đoạn quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại, được dạy ở những
tiết học giữa kì 1 lớp 11 với số tiết khá nhiều - 9 tiết, nhằm giáo dục học sinh biết
trân quý các sáng tác nghệ thuật của cha ông cũng như hiểu được hiện thực cuộc
sống của nhân dân lúc bấy giờ. Để từ đó khơi dậy tình u nước, trân trọng giá trị
độc lập tự do của dân tộc. Thực hiện định hướng đổi mới, khi dạy học truyện ngắn,
các giáo viên đã dựa vào đặc trưng thể loại để hướng dẫn học sinh khám phá thế
giới nghệ thuật thông qua hình tượng nhân vật và cảm nhận cuộc sống một cách chân

thực nhất. Tuy nhiên, cách tổ chức dạy học truyện ngắn theo hướng quen thuộc lâu
nay chưa chú ý đến sự khác biệt về năng lực và sở thích của mỗi học sinh
1
trong tiếp nhận văn bản; chưa kích thích được hứng thú học tập của người học; chưa
phát triển hết được khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp,
năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá…của học sinh.
Trước yêu cầu và thực trạng đó, chúng tơi đã có nhiều tìm tịi và trăn trở để có
một hình thức tổ chức dạy học truyện ngắn đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu
hình thành và phát triển năng lực học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Ngữ Văn phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tơi đã tiến
hành chọn đề tài: “Dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Ngữ văn
11) theo mơ hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối với giáo viên
Đề tài sẽ giúp thầy, cô giáo phát huy được vai trò của đổi mới phương pháp dạy
học (PPDH). Thầy cơ giáo có cơ hội đổi mới về phương pháp dạy học và nội dung
dạy học. Từ đó, nâng cao trình độ chun mơn, khả năng nghiên cứu khoa học của
bản thân.
2. Đối với học sinh
Đề tài sẽ đem đến cho các em những giờ học bổ ích, sẽ giúp các em tăng thêm
sự hứng thú đối với bài học, môn học. Đồng thời phát huy được năng lực tự tìm tịi,
khám phá tri thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu...
III. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1. Ðối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 chương
trình Ngữ văn THPT.
2. Phạm vi, địa bàn khảo sát: Đề tài tìm hiểu, khảo sát việc dạy học theo mơ hình
lớp học đảo ngược của giáo viên Ngữ văn và học sinh tại các trường THPT trên địa
bàn huyện tôi công tác.

IV. PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
- Phương pháp nghiên cứu lí luận


- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp so sánh đối chiếu
V. CẤU TRÚC
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung
Phần III. Kết luận
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về lớp học đảo ngƣợc
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục.
Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan tâm hàng
đầu. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu
hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thơng.
Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên trong tỉnh, tơi thấy đã
có nhiều đề tài nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực học sinh, các đề tài đã đề
cập đến vấn đề đổi mới PPDH như dạy học chủ đề, dạy học dự án hay dạy học
stem. Riêng với nghiên cứu về phương pháp dạy học sử dụng mơ hình lớp học đảo
ngược cịn rất ít.
Mục đích của đề tài là xây dựng và sử dụng hệ thống các bài giảng trực tuyến
vào dạy học các kiến thức truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 ( ngữ văn 11) theo mơ
hình lớp học đảo ngược nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Vì vậy, trong

phần tổng quan nhiệm vụ chúng tôi đặt ra là nêu tên một số công trình nghiên cứu
theo mơ hình lớp học đảo ngược trên thế giới và của Việt Nam.
Trên thế giới: Năm 1993, Alison King xuất bản cơng trình “From sage on the
stage to guide on the side” (Từ nhà thông thái trên các tượng đài thành người đồng
hành bên cạnh bạn). Trong đó, King đặc biệt chú trọng vào việc GV cần sử dụng thời
gian ở lớp để tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của bài học hơn là truyền đạt thông
tin. Đến năm 2000, các tác giả Lage, Platt và Treglia xuất bản cơng trình “Đảo ngược
lớp học- cánh cửa dẫn đến sự sáng tạo môi trường học tập trọn vẹn”, trong đó giới
thiệu các nghiên cứu về lớp học đảo ngược tại các trường cao đẳng.
Đặc biệt, người có cơng lớn cho mơ hình flipped classroom là Salman Khan.
Năm 2004, Khan bắt đầu ghi hình bài giảng của mình thành các video để phụ đạo
cho em họ sống ở một bang khác. Những video này được đưa lên YouTube và rất
được u thích. Từ đó Salman Khan thành lập học viện Khan, cho đến nay đã có
khoảng 2200 video bao gồm tất cả các môn học, từ những kiến thức đơn giản nhất
đến kiến thức nâng cao. Khẩu hiệu mà học viện Khan đưa ra đầy hấp dẫn “Bạn chỉ
cần biết một điều: bạn có thể học mọi thứ, miễn phí, cho mọi người, mãi mãi!”


Mùa xuân năm 2007, Jonathan Bergmann và Aaron Sams, hai giáo viên hóa học
trường THPT Woodland Park, ghi lại những bài giảng của mình và cung cấp cho HS
vì nhiều lý do khác nhau đã không đến lớp một cách đầy đủ để theo kịp chương trình,
qua đó họ đã xây dựng mơ hình flipped classroom, làm thay đổi hồn tồn cách dạy
của GV, cách học của HS…

3
Cịn ở Việt Nam: mơ hình này được nghiên cứu, áp dụng ở nhiều trường đại học
vào những năm cuối thế kỷ 20 và đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học như:
Lớp học đảo ngược- mơ hình kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến của Nguyễn
Văn Lợi năm 2016; Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng
lực tự học cho học sinh của Lê Thị Phượng- Bùi Phương Anh năm 2017...Đặc biệt

là đề tài: Sử dụng mơ hình" lớp học đảo ngược" trong dạy học ca dao (Ngữ văn 10,
tập 1) năm 2019 của Cù Thị Ngọc Anh- Nguyễn Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Minh Bích và nhiều luận án tiến sĩ của các trường đại học đầu ngành...
Trong các cơng trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài đã sưu tầm
được, chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về các tiết đọc hiểu văn bản
truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT nhằm góp phần phát triển
phẩm chất, năng lực tự học cho học sinh hiện nay. Đó là "khoảng trống" về lý luận
và thực tiễn địi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với môn Ngữ văn.
1.2. Khái niệm lớp học đảo ngƣợc
“Đảo ngược lớp học là chuyển đổi những hoạt động bên trong lớp học ra ngoài
lớp học và ngược lại”. Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực
hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay
đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các nội dung,
mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học, khác với cách truyền thống trước đây
của người dạy và người học.
Lớp học đảo ngược làm thay đổi vai trị của người dạy và người học. Người dạy
khơng phải lên lớp để dạy những nội dung, kiến thức trong bài giảng mà chỉ thảo
luận, trao đổi, giải thích những vấn đề phát sinh mà người học không thể giải quyết
được. Tương tự, việc tiếp thu kiến thức của người học sẽ được chuyển đổi qua các
hình thức học với video thu lại lời giảng của giáo viên và hiện nay là các hoạt động
học trực tuyến.
1.3. Đặc điểm của mơ hình lớp học đảo ngƣợc
Theo mơ hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ được lĩnh hội các kiến thức cần
thiết của bài học “ở bên ngoài lớp học” trước khi đến lớp qua các kênh thông tin
trực tuyến giáo viên hướng dẫn và cung cấp link. Quá trình này sẽ giúp học sinh chủ
động tiếp nhận bài học thơng qua kênh hình, kênh ảnh, video, hay các bài giảng trên
mạng Internet. Công nghệ E-Learning giúp HS hiểu rõ hơn về lí thuyết từ đó sẵn
sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Trong
giờ học ở lớp, GV tổ chức hoạt động nhóm, các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm

các nội dung kiến thức đã tìm hiểu. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, từ đó
người học sẽ tự tin hơn. Cách học này địi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí
não để tư duy. Đến đây, những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện


bởi cả thầy và trò.

4
Lớp học truyền thống
- GV hướng dẫn
- HS ghi chép
- Giáo viên đánh giá
- HS có bài tập về nhà

Lớp học đảo ngƣợc
- GV hướng dẫn bài giảng tại nhà thông qua
video, sách, trang web.
- HS hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có
sự kết nối với nội dung đã tạo ra khi thảo luận tại
lớp.
- HS nhận được sự hỗ trợ cá nhân khi cần thiết

Bảng 1.3: So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
1.4. Tác dụng của mơ hình lớp học đảo ngƣợc
Thứ nhất tạo ra môi trường học tập mới: Mơi trường học tập có tích hợp web
4.0 sẽ mang một cấu trúc mới đầy triển vọng, cụ thể là:
- Hệ thống học tập tự tổ chức (có định hướng của người dạy)
- Chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy tổng hợp nhờ đa giác quan
hóa trong q trình dạy học (người học có thể thao tác được với bài giảng có kèm
theo hình ảnh, âm thanh, mơ phỏng sinh động...).

- Cấu trúc ngang trong dạy học, không quan tâm tới thứ bậc, mức độ quan trọng
của một trong ba đỉnh của tam giác sư phạm: Người dạy - Người học - Nội dung dạy
học. Đây là điểm khác biệt rõ nét so với cách dạy học truyền thống.
- Mơi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện giúp nâng cao hiệu quả chất lượng
quá trình dạy học nhờ việc cải tiến hoạt động nhận thức tích cực mang định hướng
cá nhân của người học, dạy học dựa trên năng lực và đánh giá thực.
- Mơi trường học tập khơng có sự ràng buộc về thời gian, khơng gian đối với q
trình dạy học. Người học có thể nghe, nhìn, học qua web 4.0 đã lập trình, với số lần
khơng hạn chế, mọi lúc, mọi nơi, với cấp độ và tốc độ tuỳ chọn.
Thứ hai tạo cơ hội đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
- Chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức (đơn ngành)
sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức (đa ngành, đa lĩnh vực).
- Chuyển từ hoạt động với những người học có học lực khá là chủ yếu sang làm
việc với toàn thể người học (thơng qua cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ để thực hiện các
bài tập cụ thể với những chỉ dẫn và dữ liệu đã cho trên web 4.0).
- Chuyển từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức sang hoạt động độc lập
tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp tác.
Đổi mới phương pháp dạy và học vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của việc áp
dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học hiện nay, dạy học theo nhóm nhỏ,
tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, dạy học theo kiểu “dự án”... càng


ngày sẽ càng chiếm ưu thế trước hình thức thuyết giảng độc thoại một chiều. Do giải
quyết được vấn đề hạn chế không gian, thời gian học tập, nên người học và
5
người dạy có thể khơng cần giáp mặt thường xuyên trong quá trình tổ chức một nội
dung dạy học cụ thể. Chẳng hạn, chuẩn bị cho một giờ học sắp tới, người học có
thể đến thư viện, lên mạng để xem, phân tích, đánh giá bài giảng từ trước với số lần
không hạn chế.
2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng học tập của học sinh
Để có kết luận xác đáng, chúng tơi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học
sinh. Cụ thể, chúng tơi đã phát câu hỏi cho học sinh các lớp 11 của một số trường
trên địa bàn tôi công tác để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện
vọng của mình khi tiếp cận chủ đề Truyện ngắn giai đoạn 1930-1945.
Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh
Họ và tên học sinh .................................Lớp ......... Trường....................
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ơ trống trong bảng có
câu trả lời phù hợp với em
Nội dung

Thích
học

Khơng
thích học

Tâm thế của em khi học chủ đề truyện ngắn giai
đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ Văn 11.

Bên cạnh đó chúng tơi cho học sinh làm bài tập để kiểm tra chất lượng học tập của
các em. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1
TT

Năm học

Trường
THPT


1

2020-2021

THPT số 1

Nội dung khảo sát
Thích
học

Khơng
thích
học

Chất lượng bài
Nhận
biết

Thơng
hiểu

Vận
dụng

80/256

176/256

86/108


42/108

23/108

31%

69%

80%

39%

21%


2

3

2020-2021

2020-2021

THPT số 2

THPT số 3

89/238


147/238

99/120

67/120

36/120

37%

62%

83%

56%

30%

97/257

160/257

105/125

76/125

52/125

38%


62%

84%

61%

42%

6
Kết quả trên cho thấy, hầu hết học sinh xác định tư tưởng, tâm thế và thái độ
học tập chưa đúng đắn. Các em vốn đã khơng thích học văn học nói chung và truyện
ngắn nói riêng và mấy năm gần đây lại không nằm trong phạm vi giới hạn ôn thi
THPTQG nên dẫn tới tâm lí khơng thích học, khơng hứng thú, thậm chí khơng học,
không quan tâm chú trọng những tiết học này. Giờ học văn bản trở nên nặng nề, nhạt
nhẽo. Học sinh nỗ lực học tập khơng vì u thích văn chương mà vì để hồn thành
nhiệm vụ học tập.
Tỉ lệ học sinh được học các chun đề theo mơ hình lớp học đảo ngược giữa các
trường khơng đồng đều. Điều đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học này giữa các trường THPT có sự khác nhau.
Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để chúng tôi
thực hiện nghiên cứu đề tài Dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
(Ngữ văn 11) theo mơ hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh.
2.2. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng giảng dạy của giáo viên bằng việc
phát câu hỏi cho một số giáo viên của một số trường THPT trên địa bàn tôi công tác
để các thầy cô phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi
giảng dạy Truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ Văn 11.
- Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng giáo dục của giáo viên

Họ và tên giáo viên......................................................................................... Giảng
dạy
môn..............................................................................................
Trường...........................................................................................................
.
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ơ trống trong bảng có câu
trả lời phù hợp với thầy /cơ
Nội dung


đầu
tư đổi
mới
phươn
g
pháp

Chưa
đổi
mới
phươn
g
pháp

Hài
lịng

Chưa
hài
lịng



Thầy/cô đã thực sự đầu tư cho tiết dạy
truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 hay
chưa?
Thầy/ cơ đã thực sự hài lịng với hiệu
quả giờ dạy hay chưa?

- Kết quả thu được như sau:

7
Bảng 2
TT

Năm học

Trường
THPT

Nội dung khảo sát
Có sự
đầu tư

7/8 (87%)

Chưa đổi
mới
phương
pháp


Hiệu quả giờ dạy
Hài lòng

Chưa hài
lòng

1/8 (12%)

2/8(25%)

6/8 (75%)

1

20202021

THPT số 1

2

20202021

THPT số 1 11/13(85%)

2/13(15%)

2/13(15%) 11/13(85%)

3


20202021

THPT số 1 11/12(92%)

1/12 (8%)

3/12(25%)

9/12(75%)

Từ việc khảo sát đó, chúng tơi nhận thấy: Phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư kế
hoạch dạy học cho tiết dạy nhưng chưa thực sự hài lòng. Một số giáo viên cũng
giống như học sinh, mang tâm lí chỉ là phần kiến thức nằm trong vùng an toàn,
ngoài phạm vi thi THPT Quốc gia nên không coi trọng giờ dạy, có đầu tư nhưng
chưa nhiều cho những bài luyện thi, chỉ tập trung cho luyện thi học sinh giỏi ( số
lượng này không nhiều).
2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các loại tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 1), NXB
Hà Nội 2008.
2. Phan Trọng Luận (chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 11, NXB Giáo dục
2007.
3. Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 11 – Sách giáo viên (tập 1), NXB


Giáo dục 2006.
4. Nguyễn An Thi, Ngô Văn Nghĩa, Trần Thị Thanh Huyền, Đỗ Thị Hạnh, Đổi
mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa ngữ văn 11 (tập 1), NXB Đại
học Sư phạm 2012.
Từ kết quả khảo sát đó, chúng tơi có nhận xét như sau:

Thứ nhất, sách giáo viên: hướng dẫn chung chứ chưa đề ra phương pháp dạy
học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học Truyện ngắn trong chương trình.
Thứ hai, sách tham khảo: các tác giả đã có những đề xuất có tính đổi mới phương
pháp dạy học truyện ngắn nhưng mang tính chất chung chung, chưa thể hiện được
sự sáng tạo và khi áp dụng vào thực tiễn chưa tạo hứng thú cho học sinh.
2.4. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá
8
Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học
là vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng
lực học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn kiến
thức kĩ năng thông qua các bài kiểm tra định kì và đánh giá từ một kênh: giáo viên
đánh giá học sinh. Giáo viên chưa chú trọng đến việc đánh giá quá trình học tập và
đánh giá sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau: học sinh tự đánh
giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh. Tổ chức dạy học theo
hướng khai thác kênh ảnh, video, lớp học đảo ngược có cơ hội cho giáo viên đánh
giá học sinh từ nhiều kênh đảm bảo việc đánh giá học sinh theo định hướng phát
triển năng lực.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tơi đã tìm ra những giải pháp hiệu
quả khi sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Ngữ văn ở đơn vị
công tác, đồng thời tạo cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu qua các bài
giảng trực tuyến góp phần đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp điều kiện lịch sử,
văn hóa và xã hội. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp
như hiện nay phương pháp này càng chiếm ưu thế.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Xác định rõ những năng lực, phẩm chất cần hình thành cho HS
a) Các năng lực cần hình thành cho HS
Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh
những năng lực cốt lõi sau:
Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn
học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,

năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;…
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng
lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo
dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.


b) Các phẩm chất cần hình thành cho HS
Theo đó, chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ
yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là:
-Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây
dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu
đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước
mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

9
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết
làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình u đó. Để có được tình u này thì
học sinh phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp
địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và học sinh phải được sống trong tình yêu hạnh
phúc mỗi ngày.
- Nhân ái: là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện;
tôn trọng sự khác biệt; cảm thơng, độ lượng và sẵn lịng giúp đỡ người khác. Nhân
ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử,
sẵn sàng tha thứ, tơn trọng về văn hóa, tơn trọng cộng đồng.
- Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình
tham gia cơng việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được
những thành công lớn lao trong tương lai. Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học

tập hàng ngày của học sinh, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt
câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ học sinh
hình thành phẩm chất đáng quý này.
- Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn
là kẻ vơ dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật
thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trung thực là thật thà ngay thẳng,
mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với
môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên
chính kiến của mình thơng qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần
hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình;
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với mơi trường sống...
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ
trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn.
2. Nắm rõ quy trình thực hiện mơ hình “lớp học đảo ngƣợc” và vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các hình thức, phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với quy
trình lớp học đảo ngƣợc.
2.1. Bƣớc 1 trƣớc giờ học trên lớp
Để HS có những định hướng tìm hiểu bài học, ngay từ ở nhà, giáo viên cần hướng
dẫn các em đọc trước văn bản, soạn bài và trả lời theo các câu hỏi hướng dẫn trong
sách giáo khoa. Khi đọc bài, HS cần đọc suy nghĩ; đọc có hệ thống và đọc ghi nhớ
(có ghi chép).


Bên cạnh đó GV tạo 1 video bài giảng hoặc GV hướng dẫn HS khai thác các bài
giảng trên mạng và yêu cầu HS tìm hiểu trước nội dung bài học. Cách thực hiện này
sẽ giúp học sinh chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh biết cách phát
hiện và giải quyết vần đề, biết cách thu thập và xử lý thơng tin, biết cách hồn thiện
sản phẩm khoa học ban đầu. Để làm được điều này theo mơ hình lớp học đảo ngược
GV cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và kĩ năng sử

10
dụng ICT trong giảng dạy. Tất cả năng lực của GV được thể hiện qua việc xây
dựng video bài giảng một cách khoa học, phù hợp với đối tượng người học.
Lưu ý: Giữa nội dung video bài giảng cho HS xem trước ở nhà với nội dung thảo
luận trên lớp phải đảm bảo kết cấu hài hịa và hợp lí. Cập nhật những nội dung mới,
những tình huống mới trong thực tế để đưa vào bài giảng. Việc học tập bị đảo ngược
là nhằm hướng vào người học, thay vì GV điều khiển HS, giờ đây HS chủ
động nghiên cứu các đoạn video bài giảng để hình thành những ý kiến riêng, các câu
hỏi xung quanh nội dung và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết xung quanh
khái niệm liên quan. Muốn vậy, HS cần có kỹ năng: Kĩ năng sử dụng ICT, kĩ năng
tìm kiếm kiến thức trên mạng, kĩ năng tự học và cá nhân hóa việc học tập của bản
thân.
Các đường link cung cấp cho HS tìm hiểu trước giờ học chủ đề truyện
ngắn: Bài giảng Hai đứa trẻ: Bài giảng về Chữ người tử tù:
/>Bài giảng Chí Phèo:
Phim làng Vũ Đại
ngày ấy:
/>2.2. Bƣớc 2 trong giờ học trên lớp
Dựa vào nội dung học sinh đã tìm hiểu trước, GV giao nhiệm vụ hướng dẫn học
sinh trao đổi, thảo luận trong giờ học. GV chủ yếu hướng dẫn HS tìm hiểu các kiến
thức trong bài học, tìm ra những cách tiếp cận bài học tối ưu nhất. Với mơ hình lớp
học đảo ngược HS thực hành ứng dụng các khái niệm chính cùng với phản hồi từ
GV và các HS khác. Bằng cách làm này, HS được phát triển các kĩ năng cần thiết,
đó là: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng dụng cơng nghệ.
Cơng việc trên lớp của GV và HS: GV hướng dẫn HS đào sâu kiến thức, HS thực
hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc
luyện tập và tư duy...
a) Ở hoạt động khởi động, GV tạo tình huống có vấn đề để kích thích nhu cầu
khám phá, tính tích cực ở học sinh.
Minh chứng:

Khi dạy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Gv trình chiếu video. Trích
Phim Chị Dậu (1981). Sau khi HS xem xong, Gv nêu câu hỏi: Đoạn trích gợi em nhớ
về tác phẩm văn học nào đã được học ở lớp dưới? Qua đoạn video, em cảm nhận


được điều gì về đời sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám? Từ
việc HS trả lời câu hỏi, GV dẫn vào bài mới.
11
Khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, GV trình chiếu một đoạn
video về nghệ thuật chơi chữ (nghệ thuật thư pháp) của các nhà nho xưa và một số
hình ảnh về bài thơ Ơng đồ của Vũ Đình Liên. Và đặt câu hỏi: Qua những hình ảnh
trên gợi cho em liên tưởng đến môn nghệ thuật nào? HS nhận thức được nhiệm vụ
cần giải quyết của bài học, tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. GV
nhận xét và dẫn vào bài: Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẩm mĩ”. Phong cách
của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa trong việc săn tìm cái đẹp; uyên bác trong
việc sử dụng từ ngữ và kiến thức văn hóa, phong cách của một cây bút vừa cổ điển
vừa hiện đại. Điều này đã thể hiện rất rõ trong “Chữ người tử tù” trích “Vang bóng
một thời”.
Khi dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, GV cho HS xem video đoạn
trích phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Sau khi xem đoạn trích phim GV yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các nhân vật gắn liền với các tác phẩm viết về đề tài
nông dân mà các em đã được học ở THCS? Học sinh tập trung suy nghĩ và trả lời
câu hỏi. GV dẫn vào bài mới: Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng
phải đến năm 1941, khi Chí Phèo ra đời Nam Cao mới thực có vị trí trên văn đàn.
Trước Nam Cao nhiều nhà văn đã thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có nhiều tác phẩm hấp dẫn viết
về đề tài lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn
với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn
chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thuật độc đáo của

mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong
văn xi hiện đại Việt Nam.
b) Ở hoạt động hình thành kiến thức, khi hướng dẫn HS tìm hiểu các phạm vi kiến
thức, trên cơ sở các nội dung đã được tìm hiểu trong các video trước giờ học, GV
cần tập trung thực hiện theo trình tự sau:
b1. Thứ nhất GV đặt các câu hỏi một cách đa dạng nhằm tạo hứng thú, sự bất
ngờ cho học sinh tham gia trong quá trình tìm hiểu kiến thức đồng thời GV nghiên
cứu và sử dung đa dạng câu hỏi cho nhiều đối tượng học sinh để tạo ra trạng thái
động cơ học tập, các câu hỏi bao gồm các dạng:
- Câu hỏi phân tích, nhận xét, đánh giá
Loại câu hỏi này giúp học sinh biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề
quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác
phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên hỏi: Tại sao Nam Cao
đã không mở đầu tác phẩm của mình bằng sự kiện Chí Phèo ra đời ở cái lị gạch cũ
mà mở đầu bằng hình ảnh Chí Phèo uống rượu say vừa đi vừa chửi? Hãy phân tích
tiếng chửi đó?
- Câu hỏi u cầu có sự so sánh đối chiếu


12
Qua việc so sánh đối chiếu, HS có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa
sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh chi
tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác:
Ví dụ: Khi dạy bài Chí Phèo của Nam Cao, GV hỏi: Em hãy so sánh hình tượng
nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của
Ngô Tất Tố (Ngữ văn 9 tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của Nam Cao
khi miêu tả hình tượng của người nơng dân trước cách mạng?
- Câu hỏi ứng dụng và liên hệ
Loại câu hỏi này giúp học sinh chuyển từ nhận thức về tác phẩm ở bên ngoài vào

bên trong. Học sinh phải tự liên hệ với thực tế và bản thân để tìm ra hướng giải
quyết thích hợp theo sự cảm thụ của mình. Các loại câu hỏi này có thể là:
Ví dụ: Em hãy tưởng tượng và vẽ bức tranh tái hiện cảnh đợi tàu của hai chị em
Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam ?
- Câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức tác phẩm. Có hai mức độ trong hệ
thống câu hỏi này là:
+ Kể lại được văn bản (đòi hỏi học sinh phải nhớ được cốt truyện) Ví dụ:
Em hãy tóm tắt truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
+ Phân tích lí giải được những sự kiện, sự việc, biến cố trong cuộc đời nhân vật.
(Học sinh phải tìm ra mối tương quan của sự kiện, sự việc, biến cố trong cuộc đời
các nhân vật. HS phải đối chiếu, so sánh, quy nạp, phân tích, giải thích...)
Ví dụ: Tại sao sau nhiều lần đổi tên, Nam Cao vẫn giữ lại cái tên Chí Phèo cho
truyện ngắn của mình?
GV hướng dẫn HS hiểu ý nghĩa của các tên gọi: Tác phẩm Chí Phèo viết năm 1941,
lấy cảm hứng từ những cảnh và con người thật mà Nam Cao được chứng kiến, được
nghe kể về làng q mình. Khi mới ra đời, tác phẩm có tên là Cái lị gạch cũ. Nhan
đề này có lẽ bắt nguồn từ hình ảnh cái lị gạch cũ xuất hiện ở phần đầu truyện (gắn
với sự ra đời của Chí Phèo) và ở phần cuối tác phẩm (gắn liền với Thị Nở - khi biết
tin Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát, thị đã “nhớ lại những lúc ăn nằm với
hắn…rồi nhìn nhanh xuống bụng” và “thống thấy hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ
khơng, xa nhà cửa và vắng người qua lại”). Cái lò gạch cũ là biểu tượng về sự xuất
hiện tất yếu của “hiện tượng Chí Phèo”, thể hiện sự quẩn quanh, bế tắc trong cuộc
đời, số phận người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. Nhan đề này phù hợp với
nội dung của tác phẩm nhưng thiên về cái nhìn hiện thực ảm đạm, bi quan của nhà
văn về cuộc sống và tiền đồ của người nơng dân, đồng thời có thể khiến độc giả hiểu
rằng q trình tha hóa mới là mạch vận động chính của tác phẩm chứ khơng phải là
q trình hồi sinh của Chí Phèo. Trên thực tế, Nam Cao đã dành tất cả tâm huyết và
bút lực của mình để miêu tả chặng đường thức tỉnh, hồn lương của Chí Phèo, qua
đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc.


13
b2. Thứ hai kết hợp hài hòa và sử dụng linh hoạt các hình thức, phƣơng pháp,
kỹ thuật dạy học mới


Việc phối hợp, sử dụng linh hoạt đa dạng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
trong toàn bộ quá trình dạy học là phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng dạy học. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của truyện ngắn hiện
đại mà chúng tôi áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học như sau:
Khi dạy các truyện ngắn hiện đại lớp 11, tác giả sáng kiến đề xuất và thực hiện
các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học sau:
* Phương pháp Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là PPDH trong đó "HS được phân chia thành từng nhóm nhỏ
riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua
nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức
lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia
một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài
học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải
quyết những nhiệm vụ chung.
Trong quá trình giảng dạy, để tiết học diễn ra có hiệu quả khi áp dụng phương
pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần có sự phân chia khoa học các bước trong khi
thảo luận nhóm.
Các bước khi thảo luận nhóm
Bước 1: Chia nhóm: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng
từ 4-6 người.
Bước 2: Giao nhiệm vụ, vấn đề cần giải quyết cho từng nhóm.
Bước 3: Giám sát hoạt động của từng nhóm
Bước 4: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các

nhóm khác có thể phản biện.
Bước 5: Tổng kết đánh giá.
Giáo viên nhận xét bài thuyết trình của từng nhóm sau khi các nhóm trình bày
xong và đã có ý kiến phản biện của các nhóm khác. Cuối cùng giáo viên chốt lại các
ý kiến, đưa ra định hướng đúng những vấn đề HS cần nhớ sau khi thảo luận.
Phân loại phương pháp thảo luận
-Thảo luận có hướng dẫn: Tồn lớp hay nhóm nhỏ cùng đề tài thảo luận hoặc
khác đề tài thảo luận, nhằm đưa ra nhiều ý kiến kết quả khác nhau từ đó thống nhất
chung lại.

14
Báo cáo xê-mi-na có thảo luận: Sau khi báo cáo chuyên đề, người nghe sẽ đóng
góp ý kiến hoặc nêu thắc mắc, một hoặc nhiều người sẽ trao đổi ý kiến với người
nghe, dẫn đến kết luận.
Minh hoạ:
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của


Thạch Lam.
Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan
trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp,
có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ, hợp tác của nhiều người trong giải quyết vấn
đề.
Những vấn đề có thể gợi mở cho học sinh thảo luận khi đọc – hiểu Hai đứa
trẻ của Thạch Lam:
GV có thể chú ý đến biện pháp thảo luận bằng cách chia lớp ra thành 3 hoặc 4
nhóm:
-Nhóm thứ nhất, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Thạch Lam.
- Nhóm thứ hai, GV yêu cầu HS thảo luận đối thoại về Bức tranh phố huyện buổi
chiều tàn.

- Nhóm thứ ba, GV yêu cầu HS thảo luận, đối thoại về Bức tranh phố huyện lúc
vào đêm.
- Nhóm thứ tư, GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận, đối thoại Bức tranh bố huyện
khi đoàn tàu đi qua.
Sau khi hồn thành xong, đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, kết quả, các
nhóm khác lắng nghe để nhận xét, đánh giá. Biện pháp này không chỉ giúp HS thoải
mái thảo luận, trao đổi với nhau mà còn trao đổi, đối thoại với cả GV để làm rõ các
vấn đề chưa hiểu. Từ đó phát huy được tính tích cực, sự mạnh dạn và khả năng sáng
tạo cũng như những cảm nhận sâu sắc của các em đối tác phẩm của Thạch Lam. Như
vậy, có thể nói, nhờ áp dụng biện pháp thảo luận GV sẽ tạo cho giờ dạy học tác phẩm
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) thêm sơi động, hấp dẫn hơn. Từ đó giúp HS giải quyết vấn
đề một cách thấu đáo, đồng thời hiểu sâu sắc hơn những giá trị đặc sắc trong sáng
tác của Thạch Lam.
Như vậy, có thể nói, nhờ áp dụng biện pháp thảo luận GV sẽ tạo cho giờ dạy
học tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) thêm sôi động, hấp dẫn hơn. Từ đó giúp HS
giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, đồng thời hiểu sâu sắc hơn những giá trị đặc
sắc trong sáng tác của Thạch Lam.
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy học tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao.

15
. Với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao GV có thể chia lớp thành 5
nhóm và giao nhiệm vụ theo từng nội dung bài học, học sinh cần tiếp nhận nhiệm vụ
cụ thể, rõ ràng từng nội dung như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, nhan đề tác phẩm, tóm tắt tác
phẩm. Nhóm 2: Tìm hiểu hình ảnh làng Vũ Đại
Nhóm 3: Nhân vật Bá Kiến
Nhóm 4: Hình tượng nhân vật Chí Phèo



Nhóm 5: Nhân vật Thị Nở
Nhóm 6: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.
Khi giao nhiệm vụ cho HS để đọc hiểu chi tiết truyện ngắn Chí Phèo (Nam
Cao), GV nêu vấn đề trong từng nội dung như sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, nhan đề tác phẩm, tóm tắt tác
phẩm.
GV yêu cầu HS nhóm 1 thảo luận cặp đơi và trình bày.
Nội dung 2: Hình ảnh làng Vũ Đại
Câu hỏi 1: Hình ảnh làng Vũ Đại được miêu tả như thế nào trong tác phẩm?
Trong làng tồn tại những mẫu thuẫn gì?
Câu hỏi 2: Theo em làng quê Việt Nam ngày nay có giống với làng Vũ Đại
trong truyện ngắn Chí Phèo khơng? Từ đó em thấy mình có trách nhiệm gì để đóng
góp, xây dựng q hương đất nước.
Nội dung 3: Nhân vật Bá Kiến
GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức trị chơi Ơ chữ bí mật, cho HS lần lượt
trả lời các câu hỏi sau:
Hàng thứ 1: Từ ngữ chỉ sự độc ác và hung bạo. → TÀN BẠO
Hàng thứ 2: Từ ngữ chỉ sự khéo léo để lừa đảo. → XẢO QUYỆT
Hàng thứ 3: Kiểu nhà nước nào là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội
loài người? → PHONG KIẾN
Hàng thứ 4: Điền từ cịn thiếu trong câu thơ sau:
Bề ngồi thơn thớt nói cười
Mà trong … giết người không dao.
→ NHAM HIỂM
Hàng ngang 5: Từ ngữ chỉ sự gian manh, lừa lọc. → ĐỂU CÁNG
Hàng ngang 6: Từ ngữ chỉ cách hành động theo chiều hướng chuyển thiệt
hại của người khác thành lợi ích của mình. → THỦ ĐOẠN
16
→ Từ ngữ ở ơ chữ hàng dọc là: BÁ KIẾN
Từ việc tổ chức trò chơi Ơ chữ bí mật, giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút

ra những ý kiến then chốt về bản chất con người Bá Kiến.
Nội dung 4: Nhân vật Chí Phèo
Vấn đề 1: Trước khi vào tù, Chí Phèo là một người như thế
nào? Vấn đề 2: Qúa trình tha hóa:
GV yêu HS đọc văn bản kết hợp với phần chuẩn bị phiếu học tập ở nhà trả
lời theo một số câu hỏi gợi ý để tìm hiểu khái quát về q trình tha hóa của Chí
Phèo như sau:
+ Giai đoạn 1: Từ người nông dân lương thiện bị tha hóa thành thằng lưu


manh.
+ Giai đoạn 2: Từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ.
Vấn đề 3: Quá trình hồi sinh
GV chia nhóm 3 thành 04 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhận 1 nhiệm vụ.
Nhóm nhỏ 1: Tìm những chi tiết nói về sự tỉnh rượu của Chí
Phèo. Nhóm nhỏ 2: Tìm những chi tiết nói về sự tỉnh ngộ của Chí
Phèo.
Nhóm nhỏ 3: Tìm những chi tiết nói về sự ngạc nhiên, xúc động của Chí
Phèo.
Nhóm nhỏ 4: Tìm những chi tiết nói về những hy vọng, khao khát của Chí
Phèo.
Nội dung 5: Nhân vật Thị Nở
- Nhận xét ngoại hình, tính cách
- Nhận xét về hành động nấu bát cháo hành cho Chí Phèo
- Sau 5 ngày sống với Chí Phèo, Thị có suy nghĩ ntn về Chí, đã có hành
động gì? Vì sao Thị cự tuyệt tình u với Chí?
Nội dung 6: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện
GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm, trình bày trên giấy A0 và báo cáo
trước lớp.
Như vậy, dạy học theo phương pháp hợp tác trong quá trình học sinh đọc hiểu

tác phẩm có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh nhằm chuẩn bị
cho các em thích ứng và hội nhập tốt đối với xã hội đang phát triển và thay đổi liên
tục. Việc dạy học hợp tác sẽ tạo cho học sinh sự hưng phấn, hứng thú; kỹ năng hợp
tác, trao đổi thông tin… khi lĩnh hội kiến thức trong giờ học làm cho việc học tập sẽ
sôi nổi, hào hứng và dễ dàng hơn.
* Phương pháp đóng vai: là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình
bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương
17
pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng
từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các
em quan sát được từ vai của mình. Trong mơn ngữ văn, phương pháp đóng vai được
thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện
đã học; chuyển thể một văn bản văn học thành một kịch bản sân khấu, xử lý một tình
huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác
nhau…
Các hình thức đóng vai gồm: Đóng vai theo nhân vật (Đóng vai tái hiện; Đóng
vai suy luận; Đóng vai người kể chuyện) Chuyển thể một văn bản, đoạn văn bản
thành một kịch bản sân khấu (sân khấu hóa). Xử lý một tình huống giao tiếp giả
định. Trong phạm vi sáng kiến này, tác giả sáng kiến sử dụng phương pháp đóng
vai tái hiện khi dạy các truyện ngắn hiện đại lớp 11.
Đây là hình thức cho học sinh đóng vai các nhân vật trong từng tác phẩm, thay
vì cho các em đọc tác phẩm, GV có thể phân vai cho học sinh thời gian chuẩn bị sau


đó tái hiện lại nhân vật trong tác phẩm. Dưới hình thức đóng vai theo nhân vật, học
sinh có thể kết hợp thêm các lời thoại (bám sát theo văn bản); kết hợp với ngơn ngữ
hình thể, ngơn ngữ, cách thức thể hiện…để trình bày về ngoại hình, tích cách, ngơn
ngữ, hồn cảnh,…của nhân vật.
Ví dụ khi dạy truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao, GV có thể chia nhóm, giao
nhiệm vụ cho các nhóm tương ứng với từng giai đoạn trong cuộc đời của Chí Phèo.

Nhóm 1: Trƣớc khi Chí Phèo đi ở tù.
Với nội dung này, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã cho học sinh
đóng vai theo ngơi kể.
Minh họa: Học sinh đóng vai vào nhân vật Chí Phèo, kể về cuộc đời của mình từ
khi sinh ra đến khi bị Bá Kiến vu oan và đẩy vào tù. Sau khi học sinh thực hiện, GV
chốt lại kiến thức về lai lịch, số phận và cuộc đời của Chí trước khi ở tù.
Nhóm 2: Sau khi Chí Phèo ra tù, đặc biệt chú ý vào tiếng chửi của Chí
Phèo, các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến.
Ở nội dung này, học sinh lựa chọn đoạn trích sau để đóng vai theo hình thức
sân khấu hóa, từ đó nêu bật lên sự tha hóa của Chí Phèo.
Cảnh lựa chọn để đóng vai là cảnh Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Rồi
đến nhà Bá Kiến ăn vạ.
Minh họa:
- Chí Phèo: Mả cha chúng mày! Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà khinh bỏ cái
thằng này. Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà nói tao khơng cha khơng mẹ. Mẹ
kiếp chúng mày! Khơng biết cái đứa chết mẹ nào đẻ ra tao! Thà mày đừng đẻ tao ra
để tao khỏi khổ như này. Con mẹ nó! Mả cha chúng mày…
18
- Dân làng 1 (bên lề đường): Ê mày, thằng Chí Phèo đang chửi ai
ấy? - Dân làng 2: Ai biết? Chắc trừ tao với mày ra.
- Dân làng 1: Ờ. Kệ nó
- Chí Phèo: Bá Kiến! Thằng bá Kiến đâu! Ra đây tao hỏi chuyện. Mày không dám
ra đây à? Mày sợ ông à?
- Bà cả: Bà hai, bà ra xem cái thằng Chí Phèo ấy làm cái gì mà ồn ào
vậy. - Bà 2: Hứ! Tôi chẳng thèm. Bà ba ra xem đi.
- Bà 3: Sao mấy bà không ra xem. Đùn tơi ra lỡ nó băm tơi thì sao? (Liếc nhìn bà 4)
- Bà tư: Nhìn cái gì? Ai chứ cái thằng Chí Phèo là đừng mong tơi ra nhá. Cứ mặc
thây cha nó đi.
(Chí Phèo với 3 con chó)
- Dân làng 1 (đồng tình): Mày xem, phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám

vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất.
- Chí Phèo: Thằng bá Kiến đâu? Ra đây ông hỏi chuyện! Mày không dám ra à?
Trốn chui trốn nhủi trong cái nhà đó hả? Mày khơng ra tao phá nhà mày!


- Dân làng 2 (hiền lành, gật gù): Phúc đời nhà nó, chắc ơng lí khơng có nhà. Chứ
mà gặp thằng lí Cường chắc nó….
- Lí Cường (bất ngờ xuất hiện): Mày muốn lơi thơi cái gì (tát + đánh Chí Phèo) hả
cái thằng khơng cha khơng mẹ này. Mày muốn lơi thơi gì nữa?
- Chí Phèo đập vỏ chai vào cột cổng, nằm lăn ra đất, nhặt miểng cào vào mặt.
- Chí Phèo (ăn vạ): Ối làng nước ơi! Ra xem thằng lí Cường nó làm gì đây này! Ối
giời ơi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tơi rồi! Làng nước ơi!…
- Lí Cường (cười nhạt, khinh bỉ): Tưởng gì! Hóa ra nằm ăn vạ!
Nhóm 3: Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với thị Nở, đặc biệt chú ý vào chi tiết bát
cháo hành. Từ phạm vi kịch bản đã thực hiện, GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu và
chốt lại kiến thức về mối tình Chí Phèo – Thị Nở và sự thức tỉnh của Chí Phèo.
Như vậy, một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng
năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp
tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người
học. Vì vậy, GV cần lựa chọn nội dung bài học và sử dụng phương pháp, hình thức,
kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung phạm vi kiến thức.
2.3. Bƣớc 3 sau giờ học trên lớp
Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn
thiện, GV sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của HS qua mạng.
19
HS kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm.
HS có thể viết nhật kí hoặc blog, có thể cập nhật những gì đã học được hoặc
cần phải tập trung tiếp theo. HS cũng có thể sử dụng blog hoặc nhật kí của mình để
làm một lưu ý bất kì.

Sau bước 3, GV chuyển sang bước 1 để tạo video bài giảng mới hoặc bổ sung
video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của HS hiện tại.
HS cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu video bài giảng mới của GV.
Minh chứng:
Sau khi học xong truyện ngắn Hai đứa trẻ, GV vận dụng kĩ thuật Sơ đồ tư
duy, cho HS vẽ sơ đồ tư duy bài học, quy trình được thực hiện như sau:
+ GV phát giấy A4 (hoặc giao nhiệm vụ vẽ trên PowerPoint) và yêu cầu HS
chia cặp để vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn
Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
+ HS làm việc theo cặp để vẽ sơ đồ tư duy.
+ GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm
để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ).
+ Buổi sau, GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả và tổ chức cho các
nhóm nhận xét lẫn nhau.
+ GV bổ sung, GV lưu ý HS về cách trình bày sơ đồ tư duy.


Khi dạy xong văn bản Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên cho HS tự thao tác lập
bản đồ tư duy trên phần mềm cava hoặc giấy A0 để củng cố hệ thống hóa kiến thức
cũng như kĩ năng sử dụng cơng nghệ cơng tin:
- Tìm hiểu, thu thập hình ảnh tác giả Nam Cao, các nhân vật. Video về các tình huống đời thực khi vào bài để tạo ấn tượng. Cho xem đoạn Video phim “Làng Vũ đại ngày ấy”.
Ví dụ: hình ảnh về Chí Phèo, Thị Nở
Như vậy, có thể thấy với việc tổ chức dạy học bằng kĩ thuật sơ đồ tư duy, HS
có cơ hội để thể hiện được năng lực nhận biết được chủ đề của tác phẩm và Nhận
biết được một số yếu tố của truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, bối cảnh của truyện
ngắn… thông qua việc tạo lập sơ đồ tư duy để tóm tắt những vấn đề nổi bật của tác
phẩm văn học thể hiện qua các truyện ngắn.
3. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin một cách chủ động, sáng tạo và
linh hoạt trong tìm kiếm, khai thác nguồn học liệu trong dạy học theo mơ hình
lớp học đảo ngƣợc

Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay, việc bồi dưỡng giáo viên
cũng đang được Bộ GD&ĐT, các cấp các ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc
20
áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập là khâu đột phá của chuyển
đổi số trong giáo dục. Nếu như trước đây, tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên được in
trên giấy gây khó khăn cho việc nghiên cứu theo thời gian, thì ngày nay các tài liệu,
học liệu bồi dưỡng cho GV được số hóa và lưu trữ trên các khơng gian mạng. Các
tài liệu này được GV sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo
viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được tổ chức theo phương
thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp thông qua lớp học ảo.
Dưới tác động của dịch bệnh covid-19 trong hai năm nay, việc áp dụng cơng
nghệ thơng tin trong dạy và học đã có những chuyển biến to lớn. Bộ GD&ĐT cũng
có nhiều văn bản, hướng dẫn để áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong
dạy và học. Đặc biệt GV cả nước được tập huấn qua các modun bồi dưỡng thường
xuyên. Trong quá trình giảng dạy, GV đã ứng dụng các phần mềm trong dạy học,
kiểm tra đánh giá khi học sinh phải chuyển hình thức học trực tiếp sang học trực
tuyến, đây vừa là thách thức cũng là điều kiện tiên quyết để GV bồi dưỡng kỹ năng
sử dụng CNTT, từ đây việc sử dụng CNTT trong dạy học của GV đã có những tiến
triển rõ rệt. Nhiều GV sử dụng CNTT chưa thành thạo nay buộc phải nghiên cứu để
thực hiện trong quá trình dạy học trực tuyến, vì vậy kỹ năng sử dụng CNTT của GV
cũng được nâng cao.
Trong thời đại phát triển CNTT; trong giai đoạn môi trường kĩ thuật số ngày
càng phổ biến, giáo viên cần nỗ lực để khai thác thế mạnh kĩ thuật số nhằm phát triển
năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh, giúp các em có thể sống, học tập,
làm việc và thành công trong cuộc sống sau này. Muốn vậy, GV cần: có đủ năng lực
để tích hợp CNTT trong dạy học để đảm bảo công bằng và chất lượng hiệu quả của
q trình giáo dục; cần có khả năng khai thác CNTT để phát triển các kĩ năng chuyển
đổi như: Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác…



Việc sử dụng CNTT, phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học có tác dụng
giúp học sinh phát huy năng lực sở trường của bản thân để đáp ứng với thời đại. Học
sinh được trực tiếp tương tác với các cơng nghệ thơng tin. Các hình ảnh video, sơ
đồ tư duy trực tiếp tác động vào giác quan của học sinh tạo cảm xúc từ đó hình thành
hứng thú và hỗ trợ tạo động cơ học tập. Phương tiện trực quan giúp học sinh nắm
bài dễ hơn giờ học sinh động hơn, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Đối với đề tài này công nghệ thông tin đã hỗ trợ:
a) Hỗ trợ giáo viên trong thiết kế đề tài: xây dựng nội dung và hình thức sản
phẩm; xây dựng bộ câu hỏi định hướng; xây dựng đối tượng dạy học như chia nhóm
và lập sổ theo dõi dự án; xây dựng công cụ đánh giá; xây dựng hợp đồng ; xây dựng
nguồn tài liệu tham khảo; xây dựng kế hoạch dạy học; giáo án dạy học (bản in và
bản trình chiếu)…Ở cơng việc này chúng tơi sử dụng máy tính và mạng internet,
phần mềm Microsoft Word, phần mềm vẽ bản đồ tư duy, phần mềm Powerpoint,
phần mềm canva, xây dựng lớp học ảo.
21
b) Là phương tiện để học sinh thực hiện sản phẩm đề tài: nhóm học sinh sử
dụng máy tính nối mạng để tìm kiếm, thu thập thơng tin (tất cả các nhóm); xem
video bài giảng để làm sản phẩm nhóm.
e) Cơng nghệ thơng tin là phương tiện để hỗ trợ hợp tác nhóm. Giáo viên tạo ra
“mơi trường số” trang Wiki, trang facebook để giáo viên và các thành viên trong các
nhóm có thể trao đổi thơng tin thu thập; theo dõi và đánh giá sự hợp tác, đóng góp
của các cá nhân đối với cơng việc chung; giáo viên giải đáp những thắc mắc khó
khăn của các nhóm trong quá trình thực hiện dự án.
g) Hỗ trợ giáo viên và học sinh tổ chức báo cáo và trưng bày sản phẩm đề tài.
Một buổi báo cáo đánh giá đề tài thành cơng khơng thể thiếu máy tính, máy chiếu,
máy ảnh và máy quay ghi lại hình ảnh, phần mềm làm video để lưu lại sản phẩm của
học sinh, đăng tải lên trang facebook của nhà trường, nguồn YouTube. Việc làm này
nhằm khẳng định chất lượng và thành công của đề tài; khơi dậy phong trào học tập
và sáng tạo trong nhà trường; khẳng định vị thế, uy tín cả nhà trường trong phụ
huynh và học sinh.

4. Kế hoạch dạy học thực nghiệm
CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ( KHDH : Hai đứa trẻ
của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân xem phụ lục 1)
CHÍ PHÈO (TÁC PHẨM) : 3 tiết
Phần 1: Kế hoạch dạy học bản in
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
- Thấy được một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
2. Bảng mô tả năng lực, phẩm chất cần phát triển cho HS


STT

MỤC TIÊU


HĨA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nam
Cao

Đ1

2


+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện,
sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm

Đ2

3

+ Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc
thể hiện nội dung văn bản.

Đ3

4

+ Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà

Đ4

22
văn bản gửi gắm.
5

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật
tiêu biểu của thể loại truyện ngắn

Đ5

6

Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề

thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo

N1

7

Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8

Phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn
thành nhiệm vụ nhóm được GV phân cơng.
Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ
thuật của bài thơ.

GT-HT

9

Biết thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đến vấn
đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết
vấn đề.

GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI
10


- Hiểu rõ hơn cuộc sống khổ cực của người nông dân trong
xã hội xưa. Từ đó, có ý thức trân trọng cuộc sống mình đang
có.

NA


×