Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TRUYỀN THÔNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ - CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH HANOI TOURIST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.91 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH -NGÂN HÀNG HÀ NỘI

BÀI THẢO LUẬN- NHÓM 2
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TRUYỀN THƠNG CỦA MỘT
DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ - CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH HANOI
TOURIST
THÀNH VIÊN NHÓM
1.

Đỗ Diệu Anh :2051210001

2.

Lê Thị Lan :2051210052

3.

Nguyễn Thu Phương :2051210079

4.

Ngô Quang Trường :2051210115

5.

Trần Đức Sang :2051210088

6.

Nguyễn Thị Mai :2051210067



7.

Phùng Thị Huyền Trang :2051210113

8.

Trịnh Tô Hải :2051210028

9.

Ngô Thanh Tùng :2051210109

10. Lê Minh Dương :2051210091
11. Nguyễn Thị Thu Hà :2051210027
12. Lê Minh Hiếu :2051210033
13. Đinh Gia Khánh :2051210047

MỤC LỤC


Catalog

LỜI MỞ ĐẦU

4

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH
NGHIỆP DỊCH VỤ


4

1.1 Khái niệm về dịch vụ, đặc điểm dịch vụ

4

1.1.1 Khái niệm dịch vụ:

4

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ

4

1.2 Khái niệm về marketing ,truyền thông marketing

6

1.2.1 Định nghĩa về marketing

6

1.2.2 Truyền thông marketing

6

1.3 Nội dung marketing truyền thông của doanh nghiệp dịch vụ

6


1.3.1 Qúa trình truyền thơng

6

1.3.2 Các cơng cụ Marketing truyền thơng

9

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TRUYỀN THƠNG CỦA 1 DOANH
NGHIỆP -CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH HANOI TOURIST

12

2.1 Giới thiệu về Hanoitourist

12

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển về công ty dịch vụ du lịch Hanoitourist

13

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

14

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

16

2.2 Phân tích thực trang maketing truyền thơng của doanh nghiệp


17

2.2.1 Q trình marketing truyền thơng của hanoi tourist

17

2.2.1 Cơng cụ truyền thông của Hanoi Tourist

19

PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ

23

3.1 Thành công , Nguyên nhân

23

3.2 Hạn Chế

24

3.3 Giai Pháp

24

KẾT LUẬN

25



Lời mở đầu
Hiện nay, marketing truyền thông là một chiến lược để thúc đẩy sản phẩm của
mỗi một nhãn hàng, bất kể nơi đâu việc tạo dựng cho mình một thương hiệu
vững chắc và có chỗ đứng trên thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng để phát
triển được sản phẩm cũng như xây dựng một độ tin cậy đối với khách hàng. Mỗi
một công ty, tổ chức và phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu về sản phẩm,
khách hàng, thị trường tiêu thụ môi trường… các yếu tố tác động này chính là
yếu tố giúp cho một sản phẩm có thể vươn xa và ghi dấu trong thị trường có
nhiều cạnh tranh như thời điểm hiện tại.
PHẦN 1 : Cơ sở lí luận về marketing truyền thơng trong doanh nghiệp dịch vụ
1.1 Khái niệm về dịch vụ, đặc điểm dịch vụ
1.1.1Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi
dựa vào các yếu tố vơ hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với khách hang.
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ
Tính vơ hình
Đầu tiên, khi nghĩ về các đặc điểm của dịch vụ, tính vơ hình có thể xuất
hiện trong đầu bạn. Tính vơ hình của dịch vụ có nghĩa là các dịch vụ khơng thể
được nhìn thấy, nếm, cảm nhận, nghe hoặc ngửi trước khi chúng được mua. Bạn
không thể thử chúng. Chẳng hạn, hành khách của hãng hàng khơng khơng có gì
ngồi một vé và một lời hứa rằng họ sẽ đến vào một thời điểm nhất định tại một
điểm đến nhất định. Nhưng khơng có gì có thể chạm vào.
Khơng thể tách rời
Đặc điểm của dịch vụ bao gồm khơng thể tách rời, có nghĩa là dịch vụ được
sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc. Điều này cũng địi hỏi rằng các dịch vụ khơng
thể tách rời khỏi các nhà cung cấp của họ. Trái với các dịch vụ, hàng hóa vật
chất được sản xuất, sau đó được lưu trữ, sau đó được bán và thậm chí sau đó
được tiêu thụ. Dịch vụ được bán đầu tiên, sau đó được sản xuất và tiêu thụ cùng

một lúc. Một sản phẩm có thể, sau khi sản xuất, được lấy đi từ nhà sản xuất.
Tuy nhiên, một dịch vụ được sản xuất tại hoặc gần điểm mua hàng.
Ví dụ, khi đến nhà hàng, bạn đặt bữa ăn, chờ đợi và giao bữa ăn, dịch vụ
được cung cấp bởi lễ tân, người phục vụ… Tất cả các bộ phận này, bao gồm các


nhà cung cấp, là một phần của dịch vụ và do đó khơng thể tách rời. Trong tiếp
thị dịch vụ, một nhà cung cấp dịch vụ là sản phẩm.
Tính khơng thể cất giữ
Dịch vụ không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này. Nói cách khác,
dịch vụ không thể được kiểm kê. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng
nhất của dịch vụ, vì nó có thể có tác động lớn đến kết quả tài chính.
Ví dụ: Các bác sĩ hoặc nha sĩ thường tính phí bệnh nhân cho các cuộc hẹn lỡ
vì giá trị dịch vụ đã bị mất. Giá trị chỉ tồn tại ở thời điểm cụ thể đó và biến mất
khi bệnh nhân khơng đến.
Khi nhu cầu ổn định, tính dễ hỏng của dịch vụ không phải là vấn đề. Tuy
nhiên, trong trường hợp nhu cầu biến động, các công ty dịch vụ có thể gặp vấn
đề khó khăn. Vì lý do này, các công ty vận tải sở hữu nhiều thiết bị hơn so với
nhu cầu trong cả ngày: nhu cầu trong giờ cao điểm cần được phục vụ vào thời
gian cụ thể đó, khơng thể phục vụ sau hoặc sớm hơn.
Nếu như các sản phẩm, hàng hóa hữu hình có thể lưu giữ, bảo quản được thì
sản phẩm dịch vụ lại khơng thể cất giữ được trong kho. Nó chính là một phần
đệm điều chỉnh về sự thay đổi nhu cầu về thị trường.
Khi cung cầu thị trường có sự chênh lệch thì để làm cân đối về cung cầu bạn
có thể áp dụng các biện pháp nhau.
Đối với phía cầu
Đánh giá phân biệt.
Tổ chức những dịch vụ bổ sung vào các khoảng thời gian cao điểm.
Xây dựng hệ thống đặt chỗ trước.
Đối với phía cung

Thuê thêm các nhân viên làm việc theo hình thức bán thời gian.
Trang bị thêm các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Nên khuyến khích các khách hàng có thể tự phục vụ trong một số cơng đoạn
nhất định.
Tính đa dạng -khơng ổn định về chất lượng
Sự thay đổi cũng thuộc về các đặc điểm quan trọng của dịch vụ. Nó đề cập
đến thực tế là chất lượng dịch vụ có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào người
cung cấp chúng và khi nào, ở đâu và như thế nào. Do tính chất thâm dụng lao


động của dịch vụ, có rất nhiều sự khác biệt về chất lượng dịch vụ được cung cấp
bởi các nhà cung cấp khác nhau, hoặc thậm chí bởi cùng một nhà cung cấp tại
các thời điểm khác nhau.
Sự tham gia của người dùng
Cuối cùng, các đặc điểm của dịch vụ bao gồm sự tham gia của người dùng.
Thật vậy, người dùng tham gia vào mọi sản xuất dịch vụ. Ngay cả khi người
dùng không bắt buộc phải ở một địa điểm nơi dịch vụ được thực hiện, người
dùng vẫn tham gia vào mọi hoạt động sản xuất dịch vụ. Một dịch vụ không thể
tách rời khỏi nhà cung cấp của nó, nhưng cũng khơng thể tách rời nó khỏi người
dùng.
1.2 Khái niệm về marketing ,truyền thông marketing
1.2.1 Định nghĩa về marketing :
Theo định nghĩa về marketing của philip kotler: “Marketing là một dạng hoạt
động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông
qua trao đổi.” Marketing được hiểu là một quá trình quản lý mang tính xã hội,
nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần
và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá
trị với những người khác.
1.2.2 Truyền thông marketing :
Theo Philip Kotler, truyền thông marketing (marketing communication) là

các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và
bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh
nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Truyền thơng marketing có các mục đích cơ bản là thơng báo, thuyết phục và
nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thơng báo cho khách hàng về sự có
mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu
việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản
phẩm khi có nhu cầu.
1.3 Nội dung marketing truyền thơng của doanh nghiệp dịch vụ
1.3.1 Qúa trình truyền thơng
A. Mơ Hình :


Q trình truyền thơng marketing tuy rất đa dạng, tuy nhiên có những đặc
điểm chung. Để khái qt hố q trình truyền thơng Marketing, chúng ta sẽ tìm
hiểu mơ hình truyền thông dưới đây.

Người gửi: là chủ thể của quá trình truyền thơng marketing. Đó là doanh
nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông marketing hướng tới
khách hàng. Thông điệp chủ định: Thông điệp chủ định là thông điệp nhằm mục
đích tác động vào
khách hàng mục tiêu để mong nhận được điều gì đó ở khách hàng theo chủ định
của người gửi tin. - Mã hoả thông điệp: Là việc dùng các ngôn ngữ truyền thông
để chuyển các ý tưởng truyền thơng thành các hình thức có tính biểu tượng sao
cho thuận tiện cho người nhận tin lĩnh hội được ý tưởng đó.
Ví dụ: Để quảng cáo dầu ăn Neptuyn, người gửi muốn cho khách hàng tiền
năng thấy lợi ích của dầu ăn này là mang lại khơng khí ẩm cúng gia đình. Muốn
vậy, người ta đưa ra hình ảnh cả gia đình ngồi cùng ăn cơm vui vẻ với các món
ăn ngon được chế biến nhờ dầu ăn Neptuyn. Khi muốn diễn tả hình ảnh sắc nét

như thật của tivi LG, thay vì diễn tả bằng lời nói, người ta diễn tả bằng hình ảnh
một chú nai đang uống nước, in hình dưới nước, trơng như thật làm cho các chú
cọp tưởng thật và nhảy vô vào cái bóng chủ nai. - Truyền đạt thơng điệp : Tập
hợp những ký hiệu bằng một thông điệp do người gửi truyền đi qua nhiều
phương tiện. - Phương tiện truyền tin : Thơng điệp có thể truyền đi đến người
nhận bằng các phương tiện như: truyền hình, truyền thanh, báo chí, Internet...


- Giải mã: Là q trình người nhận thơng tin xử lý thơng điệp truyền thơng
marketing đã được mã hóa của chủ thể truyền tin để hiểu ý tưởng của chủ thể
muốn truyền đạt. Để đảm bảo thơng điệp có hiệu quả, q trình mã hóa của
người gửi phải tương thích với q trình giải mã của người nhận. Do vậy, thơng
điệp về cơ bản phải phải là những tín hiệu quen thuộc đối với người nhận. Ví
dụ, khi nhận được một bông hoa hồng tươi thắm từ tay người bạn trai nhân ngày
sinh nhật của mình, người con gái sẽ tìm hiểu xem đằng sau bơng hồng này là
thơng điệp gì mà người bạn trai muốn truyền đạt?
- Người nhận tin: Là khách hàng mục tiêu mà chủ thể truyền tin (doanh nghiệp,
tổ chức) đang muốn thuyết phục. - Phản ứng đáp lại: Là những phản ứng của
người nhận tin sau khi lĩnh hội thông điệp. Người truyền tin cần nắm bắt được
phản ứng của người nhận tin để điều chỉnh chiến lược, chiến thuật truyền thông.
- Thông tin phản hồi: Thông điệp từ người nhận tác động trở lại người gửi tin.
Qua thông tin phản hồi, người gửi tin biết được hiệu quả của chương trình
truyền thơng. Nhiễu: là các tác động đến thơng điệp làm cho nó được hiểu sai
lệch so với trạng thái ban đầu. Nhiều có thể là do mơi trường vật lý gây ra
(tiếng ồn), có thể là do người gửi tin khơng hiểu được quan điểm, nền tảng văn
hoá của người nhận tin. Ví dụ. Khi giao tiếp với những người khơng cùng nền
văn hóa, khơng cùng nghề nghiệp, khơng cùng giai tầng xã hội., người truyền
tin cần thận trọng khi sử dụng các ngơn từ (cả ngơn ngữ lời nói và ngơn ngữ
không lời) cũng như cách diễn đạt để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Mơ hình này nhấn mạnh những yếu tố then chốt trong q trình truyền thơng

marketing. Chủ thể gửi thông tin cần xác định rõ người nhận thông điệp (công
chúng mục tiêu) nào? Đặc điểm của công chúng mục tiêu? Mong muốn họ phản
ứng lại như thế nào? Cơng chúng mục tiêu có giải mã thơng điệp như mong
muốn của người truyền tin không? Làm thế nào để công chúng mục tiêu quan
tâm chú ý và tiếp nhận thông điệp? Làm thế nào để nhận được thông tin phản
hồi từ cơng chúng mục tiêu?...
Tìm hiểu mơ hình này cho chúng ta định hướng đúng đắn trong quá trình
truyền tin. Đó là xác định rõ đối tượng nhận tin, xác định các phản ứng của
người nhận tin, xác định thông điệp gửi đi, lựa chọn kênh truyền tin, thu nhận
thơng tin phản hồi. Đây chính là các quyết định trong truyền thông marketing.
B. Mối liên hệ giữa đặc điểm của công chúng và việc tiếp nhận thông tin
Đặc điểm của cơng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bị thuyết
phục của họ khi tiếp nhận thông tin marketing :
- Những người có học vấn/ hay có tri thức cao thường khó bị thuyết phục.


- Phụ nữ dễ bị thuyết phục hơn đàn ông. Tuy nhiên, phụ nữ theo văn hóa truyền
thống dễ bị thuyết phục hơn so vớ phụ nữ hiện đại.
- Những người theo chuẩn mực đám đông dễ bị thuyết phục hơn những người
có quan điểm độc lập. Người Việt Nam hay hành động theo đám đông trong
mua sắm.
- Những người thiếu tự tin dễ bị thuyết phục hơn.
1.3.2 Các công cụ Marketing truyền thông
Những công ty kinh doanh hiện đại thường tổ chức điều hành một hệ thống
công cụ truyền thông marketing phức tạp như quảng cáo cho sản phẩm,
khuyếch trương sản phẩm, khuyến mại, kích thích tiêu thụ, quan hệ của cơng ty
với mơi trường kinh doanh…
Nhưng nhìn chung, tất cả các hoạt động trong truyền thông marketing được
sắp xếp vào một số công cụ chủ yếu là: quảng cáo, xúc tiến bán (khuyến mại),
quan hệ công chúng (tuyên truyền), bán hàng cá nhân (bán hàng trực tiếp).

Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao ý
tưởng hàng hoá hay dịch vụ cụ thể mà được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể
quảng cáo và họ phải thanh toán các chi phí.
Quảng cáo thực chất là hoạt động sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng mà công ty thực hiện để giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình cho thị
trường, khách hàng mục tiêu để có thể tạo được ấn tượng về sản phẩm của công
ty đối với khách hàng.
Quảng cáo truyền thông tin đến thị trường thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng. Các phương tiện này có thể là các phương tiện phát thanh (radio,
tivi…), phương tiện in ấn (báo, tạp chí, ấn phẩm trực tiếp), các phương tiện
ngoài trời, ngoài đường và một số phương tiện khác, và tuỳ theo mục tiêu quảng
cáo mà họ có thể đưa ra các thơng điệp với nội dung ph hợp với mục tiêu đó.
Nếu họ muốn tạo lập và duy trì hình ảnh của cơng ty trong nhận thức của
khách hàng với mục tiêu đạt hiệu quả lâu dài hơn là việc tăng doanh số trước
mắt, thì họ sẽ tập trung quảng cáo cho uy tín của mình. Nếu họ muốn thơng tin
cho khách hàng mục tiêu và hướng họ tới hành động mua thì họ sẽ tập trung vào
quảng cáo sản phẩm.
Tuy nhiên, việc thông qua các quyết định về quảng cáo còn phụ thuộc rất
nhiều về các yếu tố khác như chu kỳ sống sản phẩm, chiến lược của công ty,
chiến lược Marketing.


Doanh số (số lượng bán) tăng lên là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu
quả của quảng cáo. Song để có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo một cách
tồn diện hơn thì người ta cịn phải dựa vào những đại lượng trực tiếp khác như
sự thay đổi tương ứng theo chiều hướng có lợi của người tiêu dùng về thái độ,
tâm lý, tập tính…
Xúc tiến bán- khuyến mại
Xúc tiến bán là các biện pháp tác động tức thì, ngắn hạn để khuyến khích

việc mua sản phẩm hay dịch vụ. Xúc tiến bán hay còn gọi là khuyến mại có tác
động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ
sung cho người mua, nó có thể là thưởng, giảm giá, các hình thức vui chơi có
thưởng…
Quảng cáo khơng có nghĩa là người tiêu dùng sẽ có phản ứng mua ngay, do
vậy các hoạt động xúc tiến bán sẽ hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo để khuyến
khích, cổ vũ, thôi thúc họ đi đến hành động mua nhanh hơn. Xuất phát từ mục
tiêu chiến lược Marketing của công ty đối với sản phẩm hàng hoá ở thị trường
mục tiêu để có thể xác định mục tiêu của xúc tiến bán:
Đối với người tiêu dùng: khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, mua với số
lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới.
Đối với các trung gian phân phối: khuyến khích lực lượng phân phối này
tăng cường hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố
và mở rộng kênh phân phối, thực hiện dự trữ thị trường, phân phối thường
xuyên, liên tục nhằm mở rộng thị trường.
Thực chất đây là cơng cụ kích thích để thúc đẩy các khâu cung ứng, phân
phối và tiêu d ng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hố của cơng ty.
Bán hàng cá nhân
Khơng giống như quảng cáo hay xúc tiến bán, bán hàng cá nhân bao gồm
những mối quan hệ trực tiếp giữa người bán và các khách hàng hiện tại cũng
như khách hàng tiềm năng. Do vậy bán hàng cá nhân là sự giới thiệu bằng
miệng về hàng hoá hay dịch vụ của người bán hàng thông qua cuộc đối thoại
với một hoặc nhiều khách hàng nhằm mục đích bán hàng.
Sử dụng hình thức bán hàng cá nhân có những ưu điểm riêng bởi các khách
hàng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm. Khi đội ngũ bán hàng có trình độ cao,
khách hàng sẽ được họ hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng cũng như chứng
minh một cách đầy đủ, thuyết phục về giá trị sản phẩm.


Thêm vào đó, thơng qua các hoạt động bán hàng, các nhân viên có thể thu

được các thơng tin của khách hàng về sản phẩm, công ty và đối thủ cạnh tranh
một cách chính xác và nhanh nhất.
Quan hệ cơng chúng
Quan hệ cơng chúng là kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ hay uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những
tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông
tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí.
Quan hệ cơng chúng là hình thức hoạt động tổ chức dư luận xã hội – dư luận
thị trường. Hoạt động tổ chức dư luận xã hội có một số nhiệm vụ, trong đó có
nhiệm vụ bảo đảm cho cơng ty có danh tiếng tốt, hình ảnh tốt, xử lý các tin đồn,
hình ảnh bất lợi đã lan truyền ra bên ngoài.
Hoạt động này có thể thơng qua các hình thức như bài phát biểu trực tiếp của
người dẫn chương trình trong buổi họp hoặc gián tiếp thông qua các bài viết
trên tạp chí. Nó có thể mang tính thương mại như bảo trợ các chương trình, hoạt
động xã hội, thể thao…
Nội dung quan hệ công chúng bao gồm:
Tuyên truyền cho sản phẩm: gồm các nỗ lực khác nhau làm cho công chúng
biết về một sản phẩm nào đó.
Tuyên truyền hợp tác: hoạt động này bao gồm việc tuyên truyền trong nội bộ
cũng như bên ngoài để người ta hiểu về tổ chức của mình, nhằm tạo ra một hình
ảnh tốt đẹp, tăng ưu thế của công ty.
Vận động hành lang là việc giao tiếp với các nhà làm luật, quan chức nhà
nước để ủng hộ hay cản trở một sắc luật nào đó.
Tuyên truyền về xử lý một sự việc bất lợi cho cơng ty: đang lan truyền ra
ngồi. Hoạt động tun truyền còn được thực hiện ở nhiều lĩnh vực nhằm giải
quyết những công việc cụ thể do công ty đặt ra.
Quan hệ cơng chúng ít được sử dụng, song nó có tiềm năng hơn để tạo nên
mức độ biết đến và sự ưa thích trên thị trường, xác định lại vị trí của sản phẩm
và bảo vệ chúng.
Tuy nó là hoạt động miễn phí, song trên thực tế khi các công ty thực hiện

hoạt động này, họ thường đầu tư một khoản tiền nhất định để duy trì mối quan
hệ công chúng tốt đẹp với các cơ quan thông tin đại chúng.
Marketing trực tiếp


Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ
tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ
những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.
Hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc, các doanh
nghiệp có thể sử dụng nhiều cách thức để giao dịch trực tiếp với khách hàng.
Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, công ty dịch vụ, công ty bán hàng qua catalogue,
và cả các tổ chức phi lợi nhuận đều sử dụng Marketing trực tiếp.
Marketing trực tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu thụ. Những người
đặt hàng qua kênh thư điện tử cho rằng mua hàng qua thư điện tử thì vui, tiện
lợi, và khơng bị quấy rối (phiền nhiễu). Cách thức này tiết kiệm thời gian.
Họ có thể lựa chọn tại nhà qua những catalogue giới thiệu về hàng hóa và
những cách sống mới. Họ có thể nhận q mà khơng cần rời nhà. Những khách
hàng cơng nghiệp cũng có nhiều thuận lợi. Họ có thể hiểu biết nhiều sản phẩm
và dịch vụ mà không cần tốn thời gian gặp nhân viên bán hàng.
Marketing trực tiếp đã cung cấp lợi ích cho người bán:
- Có thể lựa chọn nhiều khách hàng tiềm năng tốt hơn.
-Thơng điệp bán được cá nhân hóa và khách hàng hóa.
- Marketing trực tiếp có thể xây dựng những quan hệ liên tục với mỗi khách
hàng.
- Có thể đến với khách hàng tiềm năng vào những thời điểm thích hợp và
được tiếp nhận nhiều hơn.
- Qua Marketing trực tiếp có thể thử nghiệm những thay đổi về cách quảng
cáo, tiêu đề, giá, lợi ích,…
- Đối thủ cạnh tranh khơng xem được những chiến lược của công ty
dành riêng cho khách hàng.

- Đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường phản ứng của khách hàng.
- Mục tiêu của Marketing trực tiếp muốn đạt được là làm khách hàng tiềm
năng mua ngay. Sự thành công của một chiến dịch thể hiện qua tỷ lệ đáp ứng
(response rate).
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TRUYỀN THƠNG
CỦA 1 DOANH NGHIỆP -CƠNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH
HANOI TOURIST
2.1 Giới thiệu về Hanoitourist


Hanoitourist là một đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trực thuộc tổng công
ty du lịch Hà Nội. Tiền thân của công ty lữ hành Hanoitourist được thành lập từ
25/03/1963. Sau khoảng thời gian kinh doanh trên thị trường, ủy ban nhân dân
thành phố quyết định thành lập tổng cơng ty du lịch Hà Nội với sự thí điểm theo
hình thức: cơng ty mẹ, cơng ty con với mục tiêu xây dựng một thương hiệu
mạnh về du lịch, hoạt động đa ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phát triển của
thị trường du lịch nói chung cũng như nền kinh tế vĩ mơ của thủ đơ Hà Nội nói
riêng
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển về cơng ty dịch vụ du lịch
Hanoitourist :
Lịch sử hình thành và phát triển :
- Năm 1963 :Tiền thân là Công ty Du lịch Hà Nội được thành lập từ ngày
25/3/1963
- Năm 2004 : Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist Corporation) được
thành lập theo Quyết định số 99/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng
Chính phủ và Quyết định số 106/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004 của UBND
Thành phố Hà Nội. Tổng công ty hoạt động, và quản lý theo mơ hình Cơng ty
mẹ - Cơng ty con, trong đó Cơng ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) làm Công ty
mẹ và một số công ty du lịch trên địa bàn Thủ đô là công ty thành viên và trực
thuộc. Công ty Du lịch Hà Nội - Công ty mẹ - (tiền thân là Chi nhánh của Công

ty Du lịch Việt Nam) được thành lập năm 1963. Đến ngày 13/7/2010, UBND
Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 3460/QĐ-UBND chuyển đổi Công ty
mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
một thành viên.
Đến nay : Tổng công ty Du lịch Hà Nội ngày nay đã trở thành doanh nghiệp
lớn mạnh, bao gồm gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty thành viên, công ty cổ
phần, công ty liên doanh liên kết với trong và ngồi nước, có gần 6.000 cán bộ
công nhân viên.
Trong nhiều năm qua, Tổng công ty Du lịch Hà Nội luôn được đánh giá là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách
sạn. Là thành viên của nhiều hiệp hội và tổ chức du lịch trong nước cũng như
quốc tế: PATA, VITA, ASTA, JATA, USTOA...cùng mạng lưới hàng trăm đối
tác trong và ngồi nước. Tổng cơng ty Du lịch Hà Nội đã đạt rất nhiều giải
thưởng uy tín như Top 10 công ty du lịch, lữ hành uy tín năm 2017 do tổ chức
Vietnam Report và Báo Vietnam Net bình chọn và trao giải, liên tiếp đạt giải
thưởng đơn vị có gian hàng quy mơ, ấn tượng và đơn vị bán hàng hiệu quả nhất
tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam trong suốt 6 năm qua.


Tổng công ty du lịch Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp có thương hiệu lớn
mạnh, hoạt động đa ngành nghề, đa sở hữu, có sức cạnh tranh cao và hội nhập
kinh tế quốc tế. Vị thế, uy tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của
Hanoitourist ngày càng được khẳng định tại thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
Trong những năm trở lại đây, cơng ty Lữ hành Hanoitourist đã có sự thu hẹp
đáng kể về quy mô và tổ chức, lực lượng nhân sự cũng có sự giảm sút đáng kể. Cơ
cấu tổ chức của công ty lữ hành Hanoitourist được mơ hình hóa như sau:

Hoạt động kinh doanh của cơng ty lữ hành Hanoitourist chịu sự quản lý của
Giám đốc cơng ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc công ty. Giám đốc

là người phụ trách chung, phụ trách cơng tác kinh doanh, tài chính, kế hoạch, tổ
chức cán bộ; Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện
pháp khuyến khích mở rộng sản xuất, Xây dựng và trình cấp trên kế hoạch dài hạn
và kế hoạch hàng năm, quyết định giá các sản phẩm dịch vụ cung cấp, ký kết các


hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động theo luật định và quan hệ với các đối tác
nước ngoài và trong nước.
Phó giám đốc cơng ty là người giúp việc cho Giám đốc, nhận nhiệm vụ quản lý,
điều hành một số lĩnh vực được Giám đốc phân công và uỷ quyền. Bộ máy quản lí
của cơng ty được tổ chức theo nguyên tắc chức năng: Hai Phó giám đốc phụ trách
những mảng kinh doanh trực tiếp của công ty theo phịng ban, trong đó có các
phịng Thị trường quốc tế, phịng Thị trường du lịch nước ngồi, phịng Nội địa,
phịng Xúc tiến và phát triển thị trường. Quy trình giao việc của công ty lữ hành
Hanoitourist được thực hiện như sau:

Về bộ phận truyền thông của công ty lữ hành Hanoitourist trong năm 2013 có
một số thay đổi như sau: Từ năm 2010 trở về trước, các công việc liên quan đến
truyền thông như tổng hợp nội dung tin, bài, tiếp xúc với báo chí, xây dựng kế
hoạch truyền thơng sản phẩm của cơng ty lữ hành Hanoitourist do phịng Nghiên
cứu và Phát triển phụ trách. Tuy nhiên, từ năm 2010 - 2013, bộ phận Nghiên cứu
và Phát triển đã bị giải thể. Cơng ty lữ hành Hanoitourist khơng có một bộ phận,
phòng ban nào phụ trách về mặt truyền thơng, do đó, người phụ trách truyền thơng
của cơng ty do Giám đốc Lưu Đức Kế phụ trách. Đảm nhiệm kỹ thuật và quản lý


website do một nhân viên được cơ cấu trong phòng Tổ chức - Hành chính của cơng
ty đảm nhiệm.
Cuối năm 2013, phòng Xúc tiến và phát triển thị trường mới được thành lập.
Trong cơ cấu của công ty lữ hành Hanoitourist, phòng Xúc tiến và Phát triển thị

trường là phòng thực hiện nhiệm vụ chính là tìm các biện pháp hỗ trợ về mặt xúc
tiến du lịch và truyền thông để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Phòng thực hiện
các các chức năng cụ thể là: Nghiên cứu thị trường du lịch lữ hành trong nước và
quốc tế theo các tiêu thức (khu vực, nhóm khách hàng, văn hóa) nhằm làm cơ sở
xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tiến hành các hoạt
động xúc tiến, quảng bá sản phẩm của công ty, thu nhận thông tin phản hồi của
khách và của các hướng dẫn viên du lịch, tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng
cáo, tiếp thị…
Tính tới thời điểm luận văn khảo sát (tháng 6/2014), phịng có 5 người, trong đó
có Trưởng phịng và 4 nhân viên. Bộ phận này do anh Nguyễn Hồng Nguyên,
trước đây là Trưởng phòng kinh doanh Nội địa của công ty phụ trách. Hai nhân
viên phụ trách kỹ thuật, xây dựng website, được đào tạo về ngành công nghệ thông
tin; hai nhân viên phụ trách mảng xây dựng và xúc tiến kinh doanh, phụ trách phần
nội dung các sản phẩm truyền thông của công ty được đào tạo về du lịch và quản
trị kinh doanh. Tuy nhiên, vì đặc thù phòng Xúc tiến và Phát triển thị trường không
nằm trong ở khối kinh doanh trực tiếp nên công việc có thể báo cáo trực tiếp với
Giám đốc cơng ty khi cần.
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổng công ty bao gồm: Lữ hành, Khách
sạn, Văn phòng cho thuê, Thương mại và Vui chơi giải trí.
Lữ hành: 3 cơng ty lữ hành có uy tín và thương hiệu hàng đầu thủ đơ đều
thuộc Tổng cơng ty Du lịch Hà Nội, gồm có Cơng ty Hanoitourist lữ hành, Công
ty HanoiToserco, và Công ty Thăng Long GTC.


Khách sạn : Trong tổng số hơn 10 Khách sạn 5 sao của Hà Nội, Hanoitourist nắm
giữ cổ phần chi phối của 5 khách sạn 5 sao nổi tiếng nhất thủ đô như: Sofitel
Legend Metropole Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake, Pullman Hanoi, Hilton
Hanoi Opera và Hotel De L’Opera. Ngoài ra, Hanoitourist còn sở hữu và nắm giữ
cổ phần chủ yếu của các khách sạn 4 sao như Khách sạn Hà Nội, Khách sạn Hilton

Garden Inn,…
Văn phòng cho thuê: Tòa nhà văn phịng Hanoitourist tọa lạc ở vị trí vàng – 18
Lý Thường Kiệt, cách Hồ Hoàn Kiếm 300m, nằm trong chuỗi khu thương mại
sầm uất của Trung tâm Thành phố, mang phong cách kiến trúc hiện đại, văn phòng
tiêu chuẩn hạng A.
Thương mại: Siêu thị Big C Thăng Long là một trong những ví dụ điển hình
về sự thành cơng trong lĩnh vực Thương mại của Tổng công ty. Đây là liên doanh
giữa Tổng công ty du lịch Hà Nội và Tập đồn Bourbon (Pháp).
Vui chơi giải trí (Cơng viên Hồ Tây): Cơng viên Nước bao gồm 14 khu trị chơi
dưới nước hiện đại; tồn bộ trang thiết bị của Cơng viên Nước Hồ Tây được nhập
khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha, tất cả đều đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mà
hiệp hội Công viên Nước thế giới quy định. Khu vui chơi trên cạn (Công viên Mặt
Trời Mới), nằm cạnh Cơng viên Nước, với 13 thể loại trị chơi hiện đại dành cho
mọi lứa tuổi.
2.2 Phân tích thực trang maketing truyền thơng của doanh nghiệp
2.2.1 Q trình marketing truyền thơng của hanoi tourist

Mục tiêu marketing:
Đưa hình ảnh sản phẩm công ty lan rộng trên thế giới Gia tăng lượng khách
lần đầu và khách quay trở lại sử dụng sản phẩm dịch vụ tăng hằng năm 15 –
20% trong giai đoạn 2016 – 2020
Lựa chọn chiến lược marketing


Với vị thế là người dẫn đầu thị trường, công ty tiếp tục thực hiện chiến lược
khác biệt hoá sản phẩm. - Sự khác biệt hoá sản phẩm cho từng phân khúc khách
hàng
-Cuộc thi thử thách Tú Làn năm 2016 tiếp tục sự kiện hằng năm của công ty.
- Đầu tư khu nghỉ dưỡng resort Farmstay cung cấp cho khách đi tour, và khách
hàng có nhu cầu nghĩ dưỡng mới lạ hồ mình cùngthiên nhiên có những trải

nghiệm mới ở chốn thôn quê nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi cao cấp.
Kế hoạch triển khai chiến lược truyền thơng
Chính sách sản phẩm Với chiến lược khác biệt hoá, đa dạng hoá sản phẩm thì
cơng ty chú trọng vào 2 nhóm sản phẩm mới
+ Tour, dự án đặc biệt
+ Mở rộng sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, giải trí..
- Chính sách giá Đa dạng mức giá dao động từ 1 triệu đồng để gia tăng sự tiếp
cận cho khách hàng đến các sản phẩm trải nghiệm của cơng ty.
Chính sách về phân phối Sử dụng 2 kênh phân phối chính của công ty hiện
nay.
+ Trực tiếp: Giữa công ty – khách hàng Công ty nên liên kết với ngân hàng
thông qua kênh OnePay một hình thức thanh tốn trực tuyến phổ biến trên thế
giới.
+ Gián tiếp: Thông qua các đại lý trung gian, cơng ty du lịch có ký hợp đồng
trong nước cũng như nước ngồi.
Chính sách truyền thơng cổ động Mở website cho dịch vụ mới Farmstay Thiết
kế logo cho Farmstay, cho Cung cấp tờ rơi, brochure tại các nơi cung ứng dịch
vụ ăn uống, lưu trú, giải trí của khách du lịch trên địa bàn địa phương Hoạt
động truyền thông giữa khách hàng và khách Thường xuyên tiếp xúc với các
giới truyền thông giúp cho khách hàng biết đến cơng ty nhiều hơn.
Ngồi ra, cần triển khai các xúc tiến hỗn hợp internet & marketing điện tử thông
qua:
+ Quảng cáo bằng trình chiếu trên internet
+ Marketing thơng qua cơng cụ tìm kiếm
+ Mareketing trên mạng xã hội
+ Marketing qua thư điện tử


+ Marketing thơng qua giới thiệu
Chính sách con người

+ Tách bộ phận Sales & Marketing: tour phổ thông và tour đặc biệt đưa lại
hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.
+ Cần thuê chuyên gia tư vấn về khách sạn trong giai đoạn đầu hoạt động.
Tuyển chọn và đào tạo nhân viên
+ Thiết lập một bộ phận Sales & Marketing riêng cho hoạt động cty
+ Thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ. Định kỳ cần tổ chức các đượt
tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng mềm , kỹ năng đàm phán… cho toàn bộ
đội ngũ phục vụ của cơng ty, để duy trì chất lượng dịch vụ hiện tại.
Chính sách cơ sở vật chất
+ Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho các tour quay phim, chụp hình
cũng như cho các sản phẩm lữ hành mới nhằm đạt được chất lượng dịch vụ tốt
nhất
+ Ngoài ra, cần tăng cường đặt tờ rơi, brochure tại các đơn vị đại lý du lịch,
cũng như các nhà hàng, cà phê, khách sạn trên địa bàn Phong Nha – nơi cung
ứng các dịch vụ giải trí, ăn uống, lưu trú cho khách du lịch trên địa bàn.
Chính sách về quy trình dịch vụ
Xây dựng các quy trình cho sản phẩm mới
. + Quy trình bán sản phẩm
+ Quy trình cung ứng dịch vụ
+ Quy trình phối hợp giữa các bộ phận. Ngồi ra, xây dựng các chính sách hậu
mãi
2.2.1 Công cụ truyền thông của Hanoi Tourist
Thiết kế website du lịch :
Cơng ty có website chính thức : ,gồm 2 phần
tiếng việt và tiếng anh , giao diện thiết kế đơn giản
Website du lịch vẫn luôn chiếm ưu thế trong mọi hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực
này. Một trang web với nhiều tính năng, tiện ích ấn tượng sẽ giúp khách hàng
nhanh chóng cập nhật những thơng tin về du lịch cần thiết mọi lúc, mọi nơi. Khi
xây dựng trang web, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc tối ưu hóa website, tích hợp



những tính năng thanh tốn trực tuyến nhằm mang lại sự thuận tiện nhất cho mỗi
khách hàng.
Cùng với đó, theo xu hướng thì các thiết kế web du lịch cũng cần được
xâydựng tương thích với những thiết bị di động vì đa số người dùng hiện nay đều
sử dụng những thiết bị di động để tìm kiếm thơng tin.Bạn đừng bảo giờ để mất đi
cơ hội sở hữu lượng khách hàng tiềm năng này.
Việc thiết kế website du lịch riêng cho doanh nghiệp đã trở thành một phần tất
yếu không thể thiếu trong kinh doanh bán tour. Một trang web du lịch chuẩn SEO
sẽ giúp việc quản lý dễ dàng hơn, thuận tiện trong việc đưa thông tin, điều chỉnh
hay thay đổi dữ liệu. Khơng những thế, website cũng chính là bộ mặt của cơng ty,
là cách quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty một cách trực tiếp mà khơng hề
tốn kém về mặt chi phí q nhiều.
Theo nghiên cứu mới nhất, có khoảng hơn 2 tỷ người trên thế giới đang sử
dụng Smartphone để tìm kiếm thơng tin, trong đó ở Việt Nam có hơn 80% người
dùng sử dụng Smartphone hoặc PC để tìm kiếm thơng tin về tour bằng internet.
Như thế, chúng ta có thể khằng định được sức mạnh và tiềm năng khổng lồ của
công nghệ truyền thơng là vơ hạn. Do đó, việc thiết kế web du lịch là điều cần thiết
nếu muốn cạnh tranh với các hãng du lịch khác không chỉ ở trong nước mà ở cả
ngoài nước.
Blog
Việc sử dụng Blog để đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị online đã không cịn q
xa lạ gì với các doanh nghiệp. Hãy xây dựng một kế hoạch nội dung bài bản cho
blog của mình. Như thế nó sẽ mang đến sức mạnh vơ cùng to lớn thúc đẩy hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Công việc tốt nhất thế giới” ở Queensland, Australia là một ví dụ về thành
cơng vang dội của kế hoạch truyền thông thông tin online khi kết hợp sức
mạnh của blog và blogger. Chiến dịch thuộc ngành du lịch Queensland,
Australia được thực hiện bởi công ty quảng cáo CumminsNitro ở Melbourne,
Australia đã mang về 7 triệu lượt người quan tâm, số tiền thu về lên đến 150

triệu USD so với 1 triệu USD chi phí bỏ ra.


Mạng xã hội :
Facebook đang là mạng xã hội lớn và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay,
vậy tại sao chúng ta khơng biết tận dụng điều đó để thực hiện các hoạt động
kinh doanh trực tuyến để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp chứ. Các
doanh nghiệp có thể tận dụng những hình thức quảng cáo từ Facebook như
Fanpage, liên kết Facebook với website công ty.
Bên cạnh facebook, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những mạng xã hội
khác như Twitter, Google+ hay các diễn đàn về du lịch để quảng bá thương
hiệu cũng như những hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng
mạng xã hội, bạn cần chú ý đến tính tương tác để có thể có một chiến dịch
bài bản, thu hút sự chú ý từ cộng đồng.
Tận dụng nguồn tài nguyên của mạng xã hội để quảng bá doanh nghiệp du
lịch là cách làm Marketing online du lịch vô cùng hiệu quả. Hiện nay, mạng xã
hội facebook đang rất được yêu thích ở cả mọi lứa tuổi. Vì thế, các cơng ty
doanh nghiệp nên tận dụng kênh này để quảng bá các sản phẩm về tour du lịch
của mình bằng Fanpage, Group rồi sau đó kết nối với website,… Hoặc có thể
quảng cáo theo nhiều hình thức khách như CPC, CPM.
Một số mạng xã hội khác cũng phát triển không kém như Google+, Twitter,
Instagram, Linkedln,…các công ty du lịch cũng nên áp dụng ngay để mở rộng
phạm vi truyền thông hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần có một kế hoạch một cách
chi tiết, bài bản khi làm truyền thơng, sau đó làm chiến dịch lâu dài hoặc ngắn
hạn tùy theo tính tốn để đạt hiệu quả cao nhất. Vì mạng xã hội có tính tương
tác cao nên việc làm đó mới thực sự thu hút được chú ý của người dùng hay
khách hàng.
Search engine marketing - Từ khóa tìm kiếm



Theo một nghiên cứu của Google với Ipsos MediaCT cho thấy 65% khách đi
du lịch thư giãn bắt đầu tìm kiếm địa điểm du lịch trên mạng mà khơng có sẵn
chủ định nào, cũng không biết nên đi chuyển bằng phương tiện gì. Thế nên, tìm
kiếm trực tuyến đóng vai trị quan trọng rất quan trọng trong q trình ra quyết
định của người dùng. Sẽ thật tuyệt nếu bạn đã có sẵn một kết quả, một từ khóa
nào đó xuất hiện trong trang đầu kết quả tìm kiếm.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy 55% người dùng thực sự click vào kết
quả đầu tiên. Nếu kết hợp với kết quả thứ 2 và thứ 3 cũng là của bạn thì con số
này tăng mạnh lên nữa thành khoảng 76%. Vậy, xuất hiện trên trang kết quả
đầu tiên vẫn là chưa đủ, mà bạn cần làm sao chiếm được cả 3 kết quả đầu, khi
đó đảm bảo lượng traffic vào website sẽ có sự cải thiện rõ rệt.
Sử dụng các kênh youtube.
Con số người dùng tìm kiếm trên Youtube tính tới thời điểm hiện tại lên tới
hơn 1 tỷ người dùng. Con số này khơng hề nhỏ, trung bình ở nước ta mỗi ngày
có hơn vài trăm nghìn lượt xem/ ngày. Đây là kênh để các doanh nghiệp khai
thác, tạo dựng thương hiệu và quảng bá dịch vụ di lịch theo nhiều hình thức đa
dạng hơn.
Email Marketing - Quảng cáo thư điện tử
Email Marketing vẫn là một công cụ online marketing mạnh mẽ với những
lợi ích chính sau:
Trước hết, đây là công cụ giao tiếp dựa trên sự cho phép giữa hai bên doanh
nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp nào áp dụng tốt cơng cụ marketing này sẽ
có được một cách tương tác ý nghĩa với khách hàng của mình, có thể gửi những
thơng tin hữu ích và chi tiết trước khi khách tới, check in, hay gửi những offer
đặc biệt tới từ khách hàng và giữ mối quan tâm của khách hàng tới dịch vụ, sản
phẩm của mình.


Tạo ra được sự thân mật với khách hàng – cuộc trò chuyện diễn ra trong hộp
thư giữa 2 bên, mà khơng phải như bên social. Vì thế, việc chia sẻ hay khơng

hồn tồn do sự chủ động của đơi bên.
Thơng điệp có thời gian sống lâu hơn so với bài post trên social. Sau khi nhận
được bản tin trong khoảng 2 – 3 ngày, người dùng thường mở newsletter.
Nhìn chung, tỉ lệ mở và tỉ lệ clickthough có thể hơi thấp tùy thuộc ngành nghề
kinh doanh. Tỷ lệ mở này đối với ngành du lịch trung bình đạt xấp xỉ 20%
nhưng như thế vẫn không quá thấp so với những bài post Facebook, Instagram,
Tweets hay tin nhắn gởi đi trên Google+, Pinterest.

PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ
3.1 Thành công , Nguyên nhân
Thành công :
Các công ty lữ hành của Hanoitourist như Công ty Lữ hành Hanoitourist,
Hanoi Toserco, Thăng Long GTC (những thương hiệu lữ hành mạnh ln có
mặt trong “Top ten lữ hành” được Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch bình
chọn hàng năm) đã thường xuyên đẩy mạnh việc mở ra các tour, tuyến, điểm du
lịch mới cho khách du lịch trong và ngoài nước. Các sản phẩm du lịch mới của
các công ty này, như các chương trình du lịch tại Nhật Bản, Hàn Quốc, ln
được thị trường chào đón.
Đánh giá về những thành cơng bước đầu của Hanoitourist, Chủ tịch Hiệp hội
Lữ hành Việt Nam (VISTA) Vũ Thế Bình cho biết: Hanoitourist góp phần đáng
kể trong việc tăng lượng khách du lịch đến với Hà Nội thông qua chiến lược
quảng bá về cơ sở vật chất, xây dựng các tour du lịch nội đô hấp dẫn, dịch vụ
vui chơi giải trí và nơi ăn chốn nghỉ hiện đại bậc nhất Việt Nam.
“Hanoitourist luôn được đánh giá là một trong những DN hàng đầu về lĩnh vực
kinh doanh du lịch và khách sạn, là thành viên của nhiều hiệp hội và tổ chức du
lịch trong nước cũng như quốc tế: PATA, VITA, ASTA, JATA, USTOA... cùng
mạng lưới hàng trăm đối tác trong và ngồi nước”

Ngun Nhân :
Khơng dừng ở việc đầu tư, khai thác hệ thống khách sạn, hiện Hanoitourist

cịn mở rộng quy mơ đầu tư sang các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí. Đặc


biệt, DN đã hoàn thiện hồ sơ đầu tư xây dựng dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa
năng - Trường đua ngựa rộng hơn 100ha tại Sóc Sơn. Bên cạnh đó, Hanoitourist
cũng đã hồn thiện hồ sơ, giấy phép đầu tư, quy hoạch về đầu tư xây dựng dự
án Tòa nhà hỗn hợp khách sạn văn phòng và dịch vụ tại số 1 Bà Triệu.
Định hướng đúng đắn này là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh
số của Hanoitourist liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Từ vốn
điều lệ ban đầu gần 600 tỷ đồng, đến nay Hanoitourist đã có vốn điều lệ lên tới
2.850 tỷ đồng, tăng 4,8 lần, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao
động.
Tốc độ tăng trường trong hoạt động kinh doanh của Hanoitourist lên đến
15%, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Riêng năm
2018, Hanoitourist đạt doanh thu khoảng 1.856 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 405
tỷ đồng tăng 14% so với năm 2017; lợi nhuận khoảng 569 tỷ đồng, đạt 116% kế
hoạch năm. Từ đầu năm đến nay, Hanoitourist đã nộp ngân sách 322 tỷ đồng.
đưa thương hiệu Hanoitourist đến với du khách trong và ngồi nước, từ đó có
sức cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, bên cạnh việc đầu tư cơ
sở vật chất, Hanoitourist còn đẩy mạnh quảng bá thương hiệu xúc tiến du lịch.
Bởi, đây là một công tác quan trọng để đưa hình ảnh, sản phẩm của du lịch Việt
Nam, Hà Nội nói chung và Tổng Cơng ty nói riêng đến với thế giới và du
khách; tập trung hoạt động xúc tiến vào một số thị trường ổn định, có khả năng
tăng trưởng khách như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, ASEAN, Ấn độ,
Trung Đông.
3.2 Hạn Chế
Đối thủ cạnh tranh hiện tại chưa có đối thủ cụ thể, nhưng cũng nên có kế
hoạch Marketing cụ thể nhằm hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có cơ
hội gia nhập, lấn sân thị phần khách hàng của công ty. Bộ phận Marketing cần
xác định rõ vai trò quan trọng trong dây chuyền kinh doanh của công ty, tạo

dựng mắt xích vững chắc với các chiến lược hoạch định cụ thể cho hiện tại và
tương lại. Kèm theo các hành động triển khai chiến lược rõ ràng và phối hợp hỗ
trợ của các bộ phận trong công ty. Tao nên một tập thể khơng chỉ đồn kết, mà
cịn vì một mục tiêu chung
3.3 Giai Pháp :
Một số giải pháp và khuyến nghị nhầm nâng cao chất luợng chuơng trình du
lịch tại công ty lữ hành Hanoitourist:
- Xác định cụ thể khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng các tiêu chuẩn chất luợng phục vụ.


- Xây dựng đội ngũ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các tiêu
chuẩn chất lƣợng phục vụ tại công ty lữ hành Hanoitourist.
- Đẩy mạnh mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và
các nhà cung ứng khác.
- Áp dụng một hệ thống quản lý chất luợng phù hợp
Kết luận
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức
sản xuất và kinh doanh đều đang đứng trước các đối thủ cạnh tranh và sự biến
động của thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh và
phát triển đúng đắn vì cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là thu nhập của
người dân tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao .Xây dựng chiến
lược marketing tại các doanh nghiệp trong xu thế hiện nay là vấn đề hết sức
quan trọng và cấp thiết giúp cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh
nghiệp nhanh chóng, góp phần lớn cho sự thành cơng của doanh nghiệp.
Qua đánh giá thực trạng hoạt động marketing truyền thông tại Công ty dịch vụ
du lịch lữ hành HaNoi tourist đã cho thấy doanh nghiệp đang đứng vững và
từng bước đi lên, tạo cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường du lịch.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÀI THẢO LUẬN- NHÓM 2

MỤC LỤC
Lời mở đầu
PHẦN 1 : Cơ sở lí luận về marketing truyền thơng trong doanh nghiệp dịch vụ
1.1 Khái niệm về dịch vụ, đặc điểm dịch vụ
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Tính vơ hình
Khơng thể tách rời
Tính khơng thể cất giữ
Tính đa dạng -không ổn định về chất lượng
Sự tham gia của người dùng
1.2 Khái niệm về marketing ,truyền thông marketing
1.2.1 Định nghĩa về marketing :
1.2.2 Truyền thông marketing :
1.3 Nội dung marketing truyền thơng của doanh nghiệp dịch vụ
1.3.1 Qúa trình truyền thơng
A. Mơ Hình :
B. Mối liên hệ giữa đặc điểm của công chúng và việc tiếp nhận thông tin
1.3.2 Các công cụ Marketing truyền thông


Quảng cáo (Advertising)
Xúc tiến bán- khuyến mại
Bán hàng cá nhân
Quan hệ cơng chúng
Marketing trực tiếp
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TRUYỀN THÔNG CỦA 1 DOANH NGHIỆP -CÔNG
TY DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH HANOI TOURIST
2.1 Giới thiệu về Hanoitourist
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển về cơng ty dịch vụ du lịch Hanoitourist :
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
2.2.1 Q trình marketing truyền thơng của hanoi tourist Mục tiêu marketing:

Lựa chọn chiến lược marketing
Kế hoạch triển khai chiến lược truyền thơng
Chính sách con người
Chính sách cơ sở vật chất
Chính sách về quy trình dịch vụ
PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ
Nguyên Nhân :
3.2 Hạn Chế
3.3 Giai Pháp :
Kết luận


×