Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chủ đề sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh trung học (học sinh THCS và THPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.15 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BỘ MƠN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC

BÀI TẬP NHĨM CUỐI KỲ
MƠN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề: Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở
lứa tuổi học sinh trung học (học sinh THCS và THPT)
Nhóm số: 06
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Vũ Bích Đan – 20040017
2. Dương Hải Hà – 20041292
3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – 20041296
4. Nguyễn Hoàng Mai – 20040063
5. Bùi Phương Thảo – 20040096
6. Nguyễn Thị Trang – 20040118

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2022
1


MỤC LỤC

STT

Nội dung

Trang

1


Sự hình thành , phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi
học sinh THCS

3

2

Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi
học sinh THPT

6

3
4

So sánh sự tự ý thức của lứa tuổi học sinh THCS và THPT
Tình huống
a. Tình huống 1
b. Tình huống 2
c. Tình huống 3
d. Tình huống 4
e. Tình huống 5

8
9
9
12
15
20


2


A. LÝ THUYẾT
I. Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinhTHCS
1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển lứa tuỏi học sinh THCS
- Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 tới 14, 15 (lớp 6 tới lớp 9).
Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi khác của nó: “thời kỳ quá
độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, tuổi bất trị”…Những tên gọi đó nói lên
tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ
em.
- Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành.
- Giai đoạn tuổi thiếu niên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thiết kế nhân cách, thiết
kế tương lai của trẻ.
2. Một số đặc điểm đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên
- Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt cơ thể, tâm lý, trí tuệ, đạo đức.
- Tồn tại song song vừa tính trẻ con (chiếm ưu thế), vừa tính người lớn (cần được ưu
tiên phát triển)
- Hai hoạt động chủ đạo chi phối tới đời sống của thiếu niên là học tập và giao tiếp
với bạn bè.
3. Nguyên nhân chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển tự ý thức của thiếu
niên
- Cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn. Mối
quan hệ này sẽ hình thành ở các em lịng tự tin vào sự tự đánh giá của mình.
-

Sự cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân, “cảm nhận mình là người lớn”, xu
hướng vươn lên làm người lớn, những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt
động của các em, nhu cầu tìm kiếm một vị trí trong gia đình, nhà trường, xã hội;
trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đúng đắn với các em. Đặc biệt, thiếu niên

khao khát có một vị trí trong lịng bạn bè, được bạn bè u thương và tơn trọng.

4. Sự hình thành và phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thiếu niên
a. Nội dung của tự nhận thức về bản thân: Sự tự nhận thức của thiếu niên không
diễn ra cùng lúc
- Thứ nhất: Tự nhận thức về bản thân qua dáng vẻ bề ngoài, nội dung tâm hồn, vị
thế xã hội
Ví dụ về vị thế xã hội: Những đứa trẻ nhà giàu thì sẽ có xu hướng tự đánh giá mình có
địa vị cao hơn so với những bạn bè khác → tỏ thái độ với mình và người khác, thể hiện
lịng tự trọng, sự hài lòng cao hay thấp, coi thường hay trân trọng người khác.
+ Đầu tiên các em nhận thức được các hành vi của mình (đang học, đang chơi,…).
+ Tiếp theo, các em nhận thức được các phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực
3


riêng của mình trong các phạm vi hoạt động khác nhau (chủ yếu là các phẩm chất
đơn lẻ dễ nhận thấy như: chăm chỉ, kiên trì,.. trong học tập;trong sinh hoạt: cẩu thả,
bừa bộn hay cẩn thận, gọn gàng…) rồi đến những phẩm chất thể hiện thái độ đối
với người khác (ân cần, cởi mở, yêu thương bạn bè, cha mẹ,…), tiếp đến là những
phẩm chất thể hiện thái độ với bản thân (nghiêm khắc hay dễ dãi với bản thân, khiêm
tốn hay là khoe khoang,…).
+ Cuối tuổi thiếu niên có thể nhận biết được những phẩm chất phức tạp thể hiện mối
quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lương tâm, danh dự, lòng
tự trọng cá nhân,…)
- Thứ hai: Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi
+ Đầu tuổi thiếu niên (học sinh lớp 6-7) sự tự đánh giá của các em thường lấy từ người
khác, dựa vào sự nhận xét, đánh giá của người khác, đặc biệt là những người có uy
tín, gần gũi với các em.
+ Cuối tuần thiếu niên (học sinh lớp 8-9) , các em hình thành khả năng độc lập phân
tích và đánh giá bản thân và người khác.

+ Các em thường đánh giá bản thân khi so sánh mình với các bạn cùng tuổi mà các em
ưa thích. Khả năng tự đánh giá bản thân của thiếu niên còn nhiều hạn chế, dễ rơi
vào tình trạng tự kiêu hoặc tư ti. Các em muốn tự đánh giá nhưng do khả năng tự
nhận thức bản thân còn nhiều hạn chế, nên chưa đủ khả năng để phân tích hết những
ưu, nhược điểm của bản thân. Các em rất nhạy cảm với những nhận xét của người
khác, đặc biệt là những nhận xét về khả năng, về sự thành công hay thất bại của các
em. Các em thường có xu hướng đánh giá mình cao hơn hiện thực trong khi người
lướn lại đánh giá thấp khả năng của các em. Nhiều lúc, các em không muốn nghe
lời nhận xét, đánh giá của người lớn về mình. Vì vậy, người lớn nên thận trọng với
lời nhận xét, đánh giá của mình để giúp các em tự đánh giá bản thân chính xác hơn.
- Thứ ba: Có khả năng tự giáo dục, hồn thiện bản thân: Ở những thiếu niên lớn, các
em đã có thái độ đối với sự tiến bộ của bản thân, kiểm tra bản thân, cảm thấy khơng
hài lịng nếu chưa đạt được mục đích đã đề ra. Các em tự tác động đến bản thân, tự
giáo dục ý chí, tự tìm tịi những chuẩn mực nhận định, để cho mình những mục
tiêu, những kế hoạch để tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Tuy nhiên, sự tự giáo dục
của các em cũng cịn nhiều hạn chế: một số em chưa có khả năng xác lập mục tiêu,
một số em cũng chưa có ý thức tự giáo dục bản thân, một số em cịn hay nhầm lẫn
giữa các giá trị…
b. Q trình hình thành tự ý thức
- Tự nhận thức những hành vi riêng lẻ rồi sau đó tự nhận thức tồn bộ hành vi: chỉ
4


cần thấy mình giỏi ở 1 điểm thơi là sẽ nghĩ mình giỏi tồn bộ và ngược lại(VD: chỉ
cần chơi game giỏi là nghĩ mình giỏi lắm)
- Dựa trên những nhận xét, đánh giá của người lớn, từ đó thiếu niên hình thành sự
độc lập trong đánh giá nhân cách của bản thân: không dựa vào những lời nhận xét
đánh giá của người lớn nữa mà sẽ tự xác định được xem mình là người như thế nào.
Tuy nhiên, khi lắng nghe lời nhận xét của người khác sẽ có những người lắng nghe
và tiếp nhận một cách đúng đắn để phát triển bản thân nhưng vẫn sẽ có những kiểu

người như :
+ Kiểu 1: nghe lời chê và chấp nhận, tự phủ định bản thân và người lại, nghe lời khen
và tự cho bản thân mình giỏi.
+ Kiểu 2: nghe lời chê và bác bỏ, không tiếp nhận và tiếp tục tự nghĩ là mình giỏi, sinh
ra tính kiêu căng, ngạo mạn.
+ Vì vậy, người lớn cần chú ý cách đưa ra lời nhận xét cho các em ở lứa tuổi này để
tránh gây hậu quả xấu tới các em.
➔ Độc lập trong nhận thức về phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng.
5. Những hạn chế trong quá trình tự nhận thức của lứa tuổi thiếu niên:
- Khả năng tự đánh giá của thiểu niên còn nhiều hạn chế, chưa đủ khách quan. Do đó,
nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với địa vị
thực tế của các em trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản
thân, đối với những phẩm chất, nhân cách của mình và thái độ cảu các em đối với
người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.
- Việc nhận thức về mình cịn thơng qua việc đối chiếu so sánh mình với người khác.
Nhưng khi đánh giá người khác, các em cịn chủ quan, nơng cạn, nhiều khi chỉ dựa
vào một vài hình tượng khơng rõ ràng, các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào
một vài phẩm chất nào đó mà quy kết tồn bộ. Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất
khó gây uy tín với thiếu niên. Và khi đã có kết luận, đánh giá về một người nào đó,
các em thường có ấn tượng dai dẳng và sâu sắc.
6. Ý nghĩa của tự ý thức đối với thiếu niên
- Biểu hiện và mức độ biểu hiện của tự ý thức phát triển sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ
đời sống tâm lý của thiếu niên, đến tính chất hoặt động cùng các mối quan hệ của
thiếu niên. Trên cơ sở nhận thức và đánh giá bản thân, các em mới có khả năng
điều khiển, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu khách qua,
mới giữ được quan hệ, có được vị trí xứng đáng trong xã hội, trong nhóm bạn, trong
lớp học.
- Tự ý thức còn thúc đẩy thiếu niên vào một giai đoạn mới. Từ tuổi thiếu niên trở đi,
khi sự tự giáo dục phát triển, các em khơng chỉ là khách thể của giáo dục mà cịn là
chủ thể của sự giáo dục. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục.

5


Vì vậy, người làm giáo dục nên hướng dẫn, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tự ý thức của các em phát triển, khi đó tự giáo dục của thiếu niên
sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, làm cho giáo dục
đạt hiệu quả tối ưu.

II. Sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT
1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển lứa tuổi học sinh THPT
-

Tuổi THPT hay tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu phát triển từ lúc dậy
thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.( từ 14,15 đến 17,18 tuổi)

-

Là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên

-

Lứa tuổi mang tính phức tạp và tính khơng xác đinh vị trí (ở mặt này họ được coi
là người lớn, mặt khác lại khơng). Tính chất đó và những u cầu đề ra cho thanh
niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên. Vị trí "khơng xác
định" của thanh niên là một tất yếu khách quan.

2. Một số đặc điểm đặc trưng ở lứa tuổi thanh niên mới lớn
a. Sự phát triển chung về sinh lý
-


Thời kỳ phát triển êm ả, cân đối về mặt sinh lý (chiều cao, cân nặng..)

Đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với
người lớn.
-

Đa số các em đã vượt qua thời kì phát dục

b. Sự phát triển của hệ thần kinh
- Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong
của phức tạp.
- Các chức năng của não phát triển tạo điều kiện cho sự phức tạp hóa các hoặt động
phân tích, tổng hợp, trong học tập và cuộc sống.
c. Đặc điểm của hoạt động học tập
-

Yêu cầu sự tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lý luận.

-

Hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp

-

Tính chất của hứng thú học tập ảnh hưởng đến thái độ học tập và kết quả học tập.

d. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
-

Tri giác có mục đích dã đạt tới mức rất cao


- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị
của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ ràng.
-

Tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ.

Có sự thay đổi về tư duy, có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách
độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất qn.
6


3. Những điều kiện xã hội của sự phát triền của lứa tuổi thanh niên học sinh.
a. Gia đình
-

Vị trí ngày càng được khẳng định

-

Được tham gia bàn bạc việc gia đình

-

u cầu cao hơn trong cơng việc, trong cách suy nghĩ

b. Nhà trường
-

Nòng cốt các phong trào


-

Tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản

-

Hệ thống tri thức ngày càng phong phú

c. Xã hội
-

Thay đổi đáng kể

-

15 tuổi được làm chứng minh thư

-

18 tuổi được đi bầu cử

4 . Sự hình thành và phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thiếu niên
Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT thể hiện ở một số mặt sau:
- Thứ nhất, tiếp tục chú ý đến hình dáng, bề ngoài: học sinh THPT rất quan tâm đến
việc tự đánh giá về ngoại hình của cơ thể (về vóc dáng, về những chi tiết trên khuôn
mặt, cơ thể..) Tâm lý làm đẹp biểu hiện khá rõ (soi gương, chú ý nhiều đến ăn mặc, chạy
theo mốt, tập luyện thể thao để hồn thiện, cải tạo hình thể..). Ở giai đoạn này, thanh
thiếu niên tiếp tục chú ý đến hình dáng bề ngoài.
→ Cần lưu ý là sự tự đánh giá về hình ảnh cơ thể của các em rõ ràng mang màu sắc giới

tính.
- Thứ hai,Khả năng đánh giá, cử chỉ hành vi của mình: học sinh THPT có nhu cầu
mạnh mẽ về việc tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý cảu bản thân theo các
chuẩn mực đạo đức xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Ở giai đoạn này,
các en có khả năng đánh giá những cử chỉ hành vi của mình.
- Thứ ba, quan tâm sâu sắc đến phẩm chất, nhân cách thể hiện cái tôi trong tương lai: ý
thức làm người lớn được thể hiện ở nhu cầu tự khẳng định mình. Các em có nguyện
vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo. Theo các nhà giáo
dục học: “Đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, một số phẩm chất cơ bản của nhân
cách đã được định hình. Điều này thể hiện sự phát triển tính độc lập và lịng khao khát
tự khẳng định mình, tự chịu trách nhiệm về cái “tơi” của mình bằng khả năng quan sát,
phân tích, so sánh, tự đánh giá với hoạt động của bạn bè và người lướn”. Các em biết
cách quan tâm quan sát đến phẩm chất nhân cách thể hiện cái tôi trong tương lai.

7


- Thứ tư, hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ và những phẩm chất phức tạp:
học sinh THPT có thể hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộ lộ rõ và những phẩm chất
phức tạp, biểu hiện nhưg quan hệ nhiều mặt của nhân cách.
- Thứ năm, viết nhật ký học sinh THPT thường cố gắng tự biểu hiện bản thân. Điều này
liên quan đến tính tích cực, sáng tạo ngày càng tăng mà đặc biệt rõ nét trong những hình
thức hoạt động khác nhau: sáng tác theo các đề tài tự do; ghi nhật ký; làm thơ; viết nhạc;
tham gia các cuộc thi tuyển; hội thi, hội diễn văn nghệ; thi đấu thể thao…
5. Những hạn chế trong quá trình tự nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT
- Hạn chế 1: Sự tự đánh giá của các em thường không khách quan, thiếu kinh nghiệm
sống nên cách đánh giá của các em thường có xu hướng cường điệu với những thái cực
khác nhau. Đa số các em đánh giá các en đánh giá cao nhân cách của bản thân (năng
lực, tính cách) dẫn đến những biểu hiện tự cao, coi thường người khác.
- Hạn chế 2: Bởi quá mong muốn được thể hiện bản thân, các em học sinh THPT tìm

mọi cách để người khác quan tâm, chú ý đến mình hoặc làm gì đó để mình nổi bật trong
nhóm, đơi khi hành động đó mang tính phơ trương, hình thức.
- Hạn chế 3: Chưa đủ kinh nghiệm và tỉnh táo để chọn các biểu hiện bản thân phù hợp.
Theo Thạc sĩ tâm lý Huỳnh Lâm Anh Chương, khi thể hiện bản thân, học sinh THPT
thường biểu hiện theo hai hướng tích cực và tiêu cực : “Cách thể hiện tích cực có thể là:
cố gắng học giỏi các môn học, vượt qua mọi rào cản để thực hiện một hành động cao
đẹp… Cách thể hiện tiêu cực như là: tạo ra một kiểu thời trang cho bản thân một cách
khác người và không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ xã hội, thực hiện những hành vi gây
sự chú ý của nhiều người nhưng lại không được chấp nhận, chạy theo một lối sống xa
xỉ và không phù hợp với tuổi thanh niên chưa tự lập về tài chính,..”. Cịn với các nhà
tâm thần học thì khẳng định: “Lứa tuổi từ 14 đến 18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm
thần học” (A.E.Litrco- chuyên gia tâm thần học của Nga).

III.

SO SÁNH

1. Bảng so sánh đặc điểm, đặc trưng giữa lứa tuổi học sinh THCS và THPT
THCS
Giống

THPT

Tồn tại song song vừa tính trẻ con (chiếm ưu thế) và tính người lớn (cần
được ưu tiên phát triển)

8


Sinh lý


Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân Thời kỳ phát triển êm ả, cân đối về
đối về các mặt cơ thể, tâm lý, trí
tuệ, đạo đức

mặt sinh lý (chiều cao, cân nặng..)

Tâm lý

Tính trẻ con nhiều hơn

Tính người lớn nhiều hơn

Vị trí

Tự xác định được, nhưng là do

Mơng lung, khơng xác định được vị trí

xã hội

tự mình ảo tưởng

Đời
sống

Học tập, giao tiếp

Đạt được sự tăng trưởng về mặt thể
lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn

kém so với người lớn.

Học tập, giao tiếp, định hướng nghề
nghiệp

2. Bảng so sánh sự tự ý thức giữa lứa tuổi THCS và THPT

THCS
Quan điểm về
sự trưởng thành

Dựa vào bên ngồi,



vẻ ngồi
Vd: Trang điểm, hút thuốc
là biểu hiện của trường

THPT


Nhìn nhận từ vấn đề bên

trong, cốt lõi
VD: Biết tự lập, có mục tiêu rõ
ràng, xác định được đam mê, …

thành
Khi nghe nhận

xét của người
khác



Sự quyết định phần
lớn phụ thuộc vào
người khác



Sự quyết định phần lớn phụ
thuộc vào niềm tin của chính
bản thân mình.

B. TÌNH HUỐNG VẬN DỤNG
1, Tình huống 1
CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC VỀ HỌC SINH “CÁ BIỆT”Trường THCS Đào Duy Từ, Hà Nội
9


Trước tệ nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, Chuyên
mục Tâm sự học đường xin gửi tới bạn đọc một câu chuyện có thật từ lời kể của GS. TS
Hồ Ngọc Đại: Chuyện về cậu học sinh “đầu gấu” và căn “biệt thự” tặng thầy giáo cũ.
Câu chuyện dưới đây là tấm gương sáng giúp học sinh răn mình và giúp các bậc phụ
huynh cùng suy ngẫm, trải nghiệm và soi vào chính mình để rút kinh nghiệm trong cách
giáo dục con trẻ.
“Tơi khơng nhớ rõ đó là năm nào nữa. Chuyện xảy ra cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi chỉ
lờ mờ nhớ hình như là những năm đầu của đổi mới. Một giáo viên chủ nhiệm lớp lên
báo cáo với tôi về một trường hợp học sinh rất cá biệt và đề nghị sẽ thực hiện mức kỷ

luật đuổi học với học sinh này.
Tôi hỏi: Cậu học sinh ấy cá biệt ở chỗ nào, đã gây ra những lỗi lầm, sai trái như thế nào
để phải nhận quyết định buộc thôi học?
Cô giáo cho biết, mỗi buổi đến lớp, cậu bé đều đánh hết bạn này đến bạn khác. Cả lớp
đều rất sợ và không ai dám bén mảng đến gần. Hễ nhìn thấy bạn nào trong lớp, khơng
vừa ý là cậu đánh đấm túi bụi. Cả lớp gọi học sinh này sau lưng là “đầu gấu”, là “xã hội
đen”…
Buổi học sáng ngày hôm sau, tôi xuống lớp và hỏi cậu bé lý do vì sao thích đánh bạn
đến thế? Tôi vô cùng ngạc nhiên và sững sờ khi cậu bé trả lời: “Em đánh bạn vì em bắt
chước bố. Ở nhà, ngày nào em cũng bị bố đánh ít nhất là một lần…”.Giáo viên chủ
nhiệm đã rất nhiều lần nhắc nhở, mời phụ huynh đến lớp và thậm chí có những hình
thức xử phạt nhưng cậu bé vẫn khơng dừng lại việc dùng bạo lực ở lớp học.
Tôi liền liên hệ gọi người bố ấy đến trường để hỏi chuyện. Anh này có thừa nhận là ngày
nào cũng đánh con nhưng, lại khơng biết con mình cũng đến lớp đánh các bạn. Tôi đề
nghị với người bố ấy: “Anh hãy nghe tôi! Anh hãy dừng việc đánh con lại 1 ngày thôi!”
Người bố ấy đồng ý một ngày không đánh con. Ngày thứ 2, tôi lại yêu cầu: “anh hãy
dừng đánh con ngày hôm nay nữa!”. Anh này cũng đồng ý không đánh con ngày thứ
hai. Ngày thứ ba, “anh hãy dừng đánh con ngày hôm nay nữa!”. Anh này cũng lại đồng
ý không đánh… và từ đấy về sau, người bố này không bao giờ đánh con nữa.
Cậu học sinh cũng khơng cịn đến lớp đánh bạn và còn học rất giỏi. Bẵng đi một thời
gian, năm 2005, người bố đánh con năm nào đến tìm gặp tơi và nói: “Cậu bé đánh bạn
năm xưa muốn tặng thầy Hồ Ngọc Đại một căn biệt thự”. Tuy nhiên, tôi nhất quyết từ
chối. Cậu học trò liền quay sang bàn với bố sẽ tặng thầy giáo cũ một lăng miếu khi trăm
tuổi về già…
/>10


Câu hỏi:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đề cập vấn đề gì trong chương tâm lý học?
Câu 2: Hãy phân tích tình huống để làm rõ vấn đề tâm lý được đề cập đến?

Câu 3: Nêu ứng dụng từ vấn đề tâm lý trên trong việc giáo dục con cái từ phía gia đình?
Trả lời:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đề cập đến vấn đề trong tâm lí học là: sự hình thành và
phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS
Câu 2:
Từ tình huống trên có thể thấy, cậu bé học sinh đang gặp vấn đề tâm lý bởi cách giáo
dục từ phía gia đình. Cậu được lớn lên trong một gia đình thường xuyên bị bố đánh đập,
chửi mắng. Việc người bố có cách hành xử như vậy khiến cho cậu học sinh lấy đó làm
mẫu, bởi vì ở lứa tuổi này thiếu niên thường có xu hướng bắt chước, tự đánh giá bản
thân theo khuôn mẫu, hành vi của những người thân cận, gần gũi. Nhưng do khả năng
tự đánh giá, nhận xét còn hạn chế; nên ở độ tuổi này thiếu niên sẽ khó phân biệt được
đâu là hành vi đúng dẫn tới việc bắt chước, lấy chuẩn các hành vi từ người khác không
đúng cách.
Tuy nhiên, sau khi người bố thay đổi hành vi của mình, khơng cịn đánh mắng cậu bé
nữa thì cậu đã có những chuyển biến tích cực. Cậu khơng cịn hành vi bạo lực với bạn
bè trong lớp nữa. Sự thay đổi tích cực này chính là do sự giáo dục tốt từ phía gia đình.
Độ tuổi này rất cần sự lắng nghe, hành vi và nhận xét đúng mực thì các em sẽ có những
hành vi đúng đắn và tích cực.
Có thể kết luận rằng: giáo dục từ phía gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
tâm lý của thiếu niên. Các em vẫn chưa đủ lớn để nhận thức những hành vi của bản thân,
và có xu hướng mơ phỏng theo những khuôn mẫu thân cận như là bố mẹ. Bố mẹ cần
biết những lời nói, hành vi xấu của họ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Ở độ tuổi
này, sự tự giáo dục của các em cũng cịn nhiều hạn chế: chưa có khả năng xác lập mục
tiêu, một số em cũng chưa có ý thức tự giáo dục bản thân, một số em còn hay nhầm lẫn
giữa các giá trị dễ bị rơi vào tình trạng như của cậu bé: bắt chước theo hành vi bạo lực
của bố và làm điều tương tự với các bạn trong lớp.
Câu 3: Ứng dụng từ vấn đề tâm lý trên trong việc giáo dục con cái từ phía gia đình:

11



Trong cách giáo dục trẻ ở trong độ tuổi thiếu niên, các bậc cha mẹ cần nhớ rằng đây là
độ tuổi dậy thì, giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con và người lớn, chính vì thế mà ở giai
đoạn này các em khá nhạy cảm, và tâm lý khá phức tạp. Điều quan trọng nhất là cha mẹ
phải biết quan sát, lắng nghe những tâm tư của con cái. Cha mẹ chính là tấm gương, là
khn mẫu để các em lấy làm chuẩn. Chính vì thế mà những hành vi, lời nói, thái độ,
nhận xét của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Cha mẹ nên có những hành vi
chuẩn mực để làm gương cho con: không đánh đập, có hành vi bạo lực; khơng chửi
mắng và chê bai thậm tệ. Thay vào đó hãy tạo cho con cái một môi trường giáo dục lành
mạnh: các thành viên trong gia đình u thương nhau, sống hịa thuận và hạn chế xảy ra
cãi vã. Hãy biết cân bằng giữa việc khen chê, không nên nhận xét đánh giá quá tiêu cực
sẽ dẫn đến những phản ứng ngược của các em như không nghe lời, làm trái ý, và đem
những hành vi đấy trút giận lên những bạn bè xung quanh.
2, Tình huống 2
“Mình lớn rồi”
Trong chuyến tham quan triển lãm kỹ niệm ngày thành lập quân đội, Huy đã bắt gặp
hình ảnh lưỡi cuốc của bà Võ Thị Thơi ở Củ Chi, cái cuốc mà bà đã dùng để đào hầm
trong suốt 27 năm. Điều này đã khiến trong lòng cậu bé 13 tuổi lười biếng ấy bỗng trào
lên sự xấu hổ khó tả. Sau đây là diễn biến từ sau chuyến đi:
“Kể từ ngày đi xem triển lãm về, tật làm biếng rời bỏ tôi, tất nhiên không phải cùng một
lúc. Với những chuyện đã trải qua trước đó, tơi cũng mơ hồ nhận ra rằng chỉ có siêng
năng, chịu khó mới thành cơng ở đời [...] và tính lười nhác khơng được ai nể nang.
Nhưng phải đến khi "gặp" bà Võ Thị Thơi thì mọi chuyện mới rõ ràng đối với tôi. Từ
việc học tập, lao động đến sinh hoạt, kiểm điểm lại, tơi thấy mình cịn thua xa so với
thiên hạ. Đầu đi cũng tại tơi ít chịu cố gắng. Tơi nhớ lại chuyện thằng Thành hơm
trước. Nó với thằng Tú đều ở tổ mười, đều nghịch như nhau, nhưng thằng Tú nghịch mà
siêng, còn Thành thì lười. Nó lười cịn "ác" hơn tơi. Ai đời trực quét sân mà nó bỏ tới
ba buổi liền. [...] Thế là thằng Thành bị đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường. Bữa đó ba
nó phải hứa hẹn đủ điều, lại phải làm tờ cam đoan nữa, thằng Thành mới được học tiếp.
Nghĩ tới chuyện đó, tơi phát ớn lạnh. Gì thì gì, tơi khơng bao giờ để bị đưa ra hội đồng

kỷ luật. Nghĩ tới cảnh ba tơi phải ngồi trong văn phịng ban giám hiệu, đau xót nghe các
thầy cơ kể tội con mình, tơi thấy thà độn thổ cho xong.
Thấy tôi tự dưng đâm ra gọn gàng, ngăn nắp, chịu mó tay vơ chuyện nhà, má tôi mừng
lắm:
12


- Thằng Huy độ rày thay đổi quá xá!
Ba tôi phát biểu:
- Thì nó lớn rồi nó phải khá lên chớ!
Nghe khen, tơi khối chí lắm. Lâu lắm rồi tơi mới được ba má khen tơi "khá", lại cịn
kèm theo "nó lớn rồi" mới hách xì xằng chớ. [...]
Ở lớp cũng vậy. Trong những buổi trực sinh, tôi lao động thực sự chớ khơng phải miễn
cưỡng như mọi khi. Cịn việc chăm sóc cây thì khỏi chê. Đại khơng nói gì nhưng nó lộ
vẻ hài lịng thấy rõ. Nhỏ Hiền dường như cười với tôi nhiều hơn. Những lúc bắt gặp ánh
mắt ấm áp của Hiền, tôi nhủ bụng, nếu lớp giao mình tơi chăm sóc cả vườn cây nhất
định tôi sẽ không từ chối. Nhưng lời khen "giá trị" nhất là của thằng Hùng, chi đội trưởng
kiêm lớp phó lao động. Nó biểu dương tơi trong tiết sinh hoạt lớp:
Bạn Huy trong thời gian qua đã có những tiến bộ lớn trong tham gia lao động. Đó là một
tấm gương tự rèn luyện đáng học tập. Đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay!
Cả lớp vỗ tay rần rần khiến tôi đỏ bừng mặt, vừa sung sướng vừa ngượng ngùng. Một
cảm giác mới mẻ tràn ngập hồn tôi.”
(“Bàn có năm chỗ ngồi” - Nguyễn Nhật Ánh)
Câu hỏi:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đề cập vấn đề gì trong chương tâm lý học?
Câu 2: Phân tích vấn đề tâm lý được đề cập đến trong tình huống?
Câu 3: Nêu ứng dụng được rút ra từ vấn đề tâm lý được nêu trong tình huống?
Trả lời:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đề cập đến vấn đề trong tâm lí học là: sự hình thành
và phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS.

Câu 2: Phân tích vấn đề tâm lý được đề cập đến trong tình huống
- Trong câu chuyện, nhân vật Huy đang ở độ tuổi lớp 8 tức là gần cuối thiếu niên. Cậu
đã hình thành được khả năng tự đánh giá, nhận thức bản thân thông qua buổi tham quan
triển lãm kỷ niệm ngày thành lập quân đội. Khi nhìn thấy hình ảnh bà Võ Thị Thơi, một
cảm giác xấu hổ, mơ hồ dần dâng lên trong lịng cậu bé. Đây chính là bước đầu trong
13


con đường tự ý thức bản thân của Huy. Cậu ngưỡng mộ, nể phục người phụ nữ ấy và
đồng thời cũng đối chiếu lại với bản thân mình. Mặc dù trước đó, sau khi đã trải qua
nhiều chuyện, Huy cũng mơ hồ nhận thức được rằng lười nhác là không tốt; siêng năng,
chịu khó mới thành cơng ở đời, nhưng khả năng tự ý thức còn hạn chế, nên chưa đủ khả
năng để phân tích thấy hết nhược điểm của lười nhác và ưu điểm của siêng năng. Hình
ảnh cái cuốc ấy của bà Võ Thị Thơi chính là nhân tố đã tác động đáng kể đến cậu bé.
Đây là một ví dụ thực tế đã phản ánh vơ cùng mạnh mẽ ý nghĩa và thành quả của việc
siêng năng, cần cù. Điều này đã khiến cậu ngồi lại tự đánh giá lại bản thân mình và đặc
biệt là nhận thức lại vị trí của mình “tơi thấy mình cịn thua xa so với thiên hạ”.
- Không chỉ vậy, cậu còn phát triển khả năng đánh giá người khác. Cụ thể là 2 người
bạn Thành và Tú, mặc dù cả hai đều lười nhưng thay vì đánh đồng cả hai người thì cậu
bé có thể đánh giá ở mức độ kĩ càng hơn, so sánh mức độ lười của cả hai và rút ra một
điều là Thành dù lười nhưng vẫn siêng hơn so với Tú. Từ sự việc Tú bị kỉ luật, cậu bé
đã tự đặt bản thân vào trong hồn cảnh đó và cũng tự ý thức được rằng đó là việc khơng
tốt. Chỉ nghĩ đến hình ảnh bổ mình bị gọi lên vì đứa con hư đốn, cậu bé đã muốn “độn
thổ”.
- Thông qua những việc tự đánh giá trên, cậu đã tự giáo dục lại bản thân. Sau khi ý
thức được vị trí của mình với người khác, nhận thức sự lười biếng của mình là khơng
tốt, Huy đã quyết tâm thay đổi. Ở nhà thì chàng trai ấy chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, trở
nên gọn gàng ngăn nắp hơn. Còn ở lớp, cậu đã làm việc một cách tình nguyện thay vì
miễn cường như trước đây. Đó là bởi vì trước đây cậu nghĩ rằng lao động là một vô cùng
phiền phức, nhưng giờ đây, cậu nhận thức được rằng đây là một công việc vinh quang

nên từ đó thái độ đối với việc này cũng trở nên tích cực hơn.
- Huy đang ở một lứa tuổi nhạy cảm với những nhận xét của người khác, đặc biệt là
những nhận xét về khả năng, về sự thành công hay thất bại của các em. Trong câu
chuyện, cậu nhận được lời khen từ bố mẹ và bạn bè và điều này đã khiến cậu vô cùng
“khối chí”, và càng khối hơn khi bố nói rằng mình đã lớn rồi. Trên lớp thì cậu đỏ bừng
mặt vì sung sướng và ngượng ngùng, những cảm giác vơ cùng mới mẻ đến với cậu.Và
những lời khen có tác động vô cùng mạnh mẽ với một cậu bé 13 tuổi bởi chúng đã tiếp
thêm động lực để cậu phát triển bản thân một cách đúng đắn. Điều này chứng tỏ rằng
cậu đã thực sự cố gắng, nỗ lực thay đổi bản thân.
⇒ Cuối tuổi thiếu niên (học sinh 8 – 9), các em hình thành khả năng độc lập phân tích

và đánh giá bản thân và người khác. Tuy nhiên, sự tự đánh giá của các em đôi khi cịn
nhiều hạn chế, chưa phân tích được triệt để những ưu, nhược điểm của bản thân. Đồng
thời, ở độ tuổi này, các em rất nhạy cảm với những lời nhận xét của người khác về về
14


mình. Vì vậy, cần đưa ra lời đánh giá phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để những lời nhận
xét của mình có thể phát huy tác dụng một cách đúng đắn đến học sinh lứa trung học cơ
sở.
Câu 2: Ứng dụng
- Nhằm giúp học sinh lứa tuổi THCS phát triển sự tự ý thức một cách đúng đắn và đầy
đủ, nhà trường và gia đình nên tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất giáo dục như
tham quan, khám phá bảo tàng, triển lãm,... để giúp các em có thể học hỏi từ những câu
chuyện người thực việc thực. Bởi những ví dụ thực tế chính là những bằng chức xác
đáng nhất để các em có thể hình dung một cách rõ ràng nhất những bài học trên lớp hoặc
những điều còn đang mơ hồ trong suy nghĩ.
- Trong cuộc sống, khi những đứa trẻ đạt được một điều gì đó, chúng ta nên dành những
lời khen, lời động viên để thể hiện sự công nhận những nỗ lực, cố gắng của chúng.
Những lời khen này có tác động vơ cùng mạnh mẽ đến học sinh ở độ tuổi THCS bởi đó

có thể trở thành động lực to lớn khuyến khích các em phát triển bản thân. Tuy nhiên,
điều này khơng đồng nghĩa với việc khen q mức vì độ tuổi này cũng rất nhạy cảm với
những lời nhận xét của người khác về bản thân. Khen từ những việc đơn giản có thể
khiến học sinh lứa tuổi này đánh giá cao bản thân và trở nên tự kiêu. Chúng ta nên dành
lời khen khi các em làm được điều gì đó mà trước đây khơng làm được, khi vượt qua
được giới hạn của bản thân hoặc khi các em tự ý thức lại hành vi và điều chỉnh bản thân
một cách đúng đắn.

3, Tình huống 3
Lắng nghe đam mê bản thân
Cô bé Khải Trân lớp 10 mang đến câu chuyện “Mẹ không cho học vẽ”, đây là lần đầu
tiên cơ bé dám mạnh dạn nói lên điều này với mẹ, trên bục dũng khí Hải Trân cho biết
từ nhỏ đã thích vẽ tranh nên mày mị từ vẽ chì, sắp cho đến vẽ bằng nước, em còn khoe
những bức tranh do mình vẽ đã từng được thầy giáo khen và nói “sao con khơng theo
nghề kiến trúc?”, lúc này cơ bé mới nghẹn ngào rơi nước mắt nói “có một người khơng
muốn mình học vẽ và bảo có xem lại hồn cảnh gia đình khơng, hay vẽ chỉ bắt chước
người ta khơng có gì hay ho, mày có tin địi một lần nữa thì sẽ khơng được học gì hết
ln khơng, đó là mẹ của mình”, cơ bé biết mẹ muốn tốt cho mình nên bắt học các nghề
như bác sĩ, giáo viên để tương lai sung sướng hơn nhưng đó khơng phải là đam mê nên
15


em sẽ khơng cố gắng được, em bật khóc và hỏi mẹ đang đứng dưới sân trường “Sao mẹ
không cho con học vẽ vậy?”.
Trước câu hỏi đầy cảm xúc của con gái, mẹ chia sẻ: “Bây giờ con chỉ học lớp 10, ước
mơ chỉ là thống qua thơi, con cứ học cịn hai năm nữa thì ba mẹ sẽ suy nghĩ và xem xét
lại”, Thủy Tiên cũng chia sẻ muốn đậu vào trường kiến trúc thì ít nhất phải học vẽ hơn
một năm, mẹ mới đặt câu hỏi “Con có thời gian để đi học vẽ không, sáng trưa đi học,
tối về còn học bài coi như một tuần con phải ở ngồi đường đến 9h tối, con đâu có thời
gian để học vẽ”, Thủy Tiên cũng chia sẻ nghỉ hè con có thể đi học vẽ và trong trường

một tuần cũng có những ngày nghỉ có thể đi học vẽ được, cơ bé cịn mạnh dạn sắp xếp
lịch học của mình một cách hợp lý và cuối cùng dù chưa thật sự muốn nhưng mẹ cũng
đồng ý xem xét lại kinh tế gia đình để cho con gái học vẽ. Cơ bé cịn tặng bức tranh do
chính mình vẽ hình ảnh của mẹ khiến mẹ vơ cùng xúc động và hy vọng con gái sẽ giữ
ước mơ và đậu vào trường Đại học Kiến trúc.
(trích tập 3 trong chương trình Thiếu niên nói 2020)
Câu hỏi:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đã đề cập đến vấn đền gì trong chương trình tâm lý
học?
Câu 2: Hãy chỉ ra sự tự ý thức của cơ bé trong tình huống và từ góc độ tâm lý hãy phân
tích và làm rõ?
Câu 3: Rút ra kết luận sư phạm?
Trả lời
Câu 1: Sự hình thành, phát triền và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT
Câu 2:
Chi tiết Khải Trân dám mạnh dạn đặt câu hỏi và nói lên suy nghĩ của mình với mẹ rằng
em muốn học vẽ và tại sao mẹ lại không cho phép em học vẽ. Cô bé đã biết tự đưa ra ý
kiến, tự đưa ra đánh giá và bảo vệ ý kiến của mình trước đám đông với những quan điểm
cá nhân khá logic và rõ ràng:’’cơ bé biết mẹ muốn tốt cho mình nên bắt học các nghề
như bác sĩ, giáo viên để tương lai sung sướng hơn’’ và ‘’không phải là đam mê nên em
sẽ khơng cố gắng được’’. Hơn nữa, có thể thấy cơ bé rất có quyết tâm khẳng định đam
mê của mình, muốn được mẹ lắng nghe, thấu hiểu và quan tâm đến mình cũng như sở
thích và lựa chọn của mình.
16


Bên cạnh đó, việc Khải Trân nhận ra đam mê của bản thân, quyết tâm theo đuổi việc
học vẽ‘’nghỉ hè con có thể đi học vẽ và trong trường một tuần cũng có những ngày nghỉ
có thể đi học vẽ được, cơ bé cịn mạnh dạn sắp xếp lịch học của mình một cách hợp lý’’
có thể thấy em đã xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân một cách

độc lập. Cô bé xác định được rõ ràng bản thân muốn gì và cần làm những gì để đạt được
mong muốn của bản thân, từ đó có hứng thú ổn định đối với việc học vẽ, điều này kích
thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu vào tri thức trong lĩnh vực hội họa này.
Cuối cùng, Khải Trân đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản
thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy, cụ thể là em muốn đậu vào trường đại
học Kiến trúc để được tiếp tục sở thích và theo đuổi công việc liên quan tới đam mê. Xu
hướng nghề nghiệp này đã tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động
của em, từ đó em đã tự đề xuất phương pháp và lộ trình học tập sao cho hợp lý sao cho
có thể cân bằng được việc học những môn học bắt buộc trên trường lớp và bộ mơn sở
thích của em.
Câu 3: Kết luận sư phạm
Giáo viên tổ chức các hoạt động tập thể cho con em và phụ huynh
=> người lớn sẽ hiểu, và chia sẻ với các em học sinh hơn.
- Giáo viên lắng nghe ý kiến của học sinh, đồng thời giúp các em tự ý thức đánh giá
đúng đắn ước mơ và định hướng con đường giúp các em có thể tự tin và theo đuổi nghề
nghiệp tương lai hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá.
- Tuyên dương những học sinh có tính độc lập, có tinh thần trách nhiệm trong học tập
và dám mơ dám làm, khơng có tinh thần ỷ lại để làm gương cho những học sinh khác
noi theo.
- Thành lập phòng tâm lý học đường trong trường hoặc cụm trường (theo phương
châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục) để học sinh THPT
được sự trợ giúp thường xuyên về tâm lý và những vấn để khó khăn của lứa tuổi.
4, Tình huống 4
Vượt lên chính mình và tỏa sáng
Trong tập 9 chương trình Thiếu niên nói 2020, cậu bạn Đoàn Hùng Mạnh (học sinh lớp
12D4, trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm) đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với câu chuyện
về nạn bạo lực học đường khiến nhiều người khơng khỏi xúc động.
“Mặc dù tên Mạnh nhưng mình lại có tâm hồn khá nhạy cảm với mọi thứ xung quanh”
– cậu bạn nghẹn ngào chia sẻ. Cũng vì tính cách có phần hiền lành, nhạy cảm nên qng
17



thời gian cấp 2 Mạnh gặp khơng ít khó khăn khi trở thành nạn nhân của bạo lực học
đường. Mạnh bật khóc chia sẻ về những lần bị các bạn chà đạp vào người khiến chiếc
áo đồng phục in dấu giày nhơ nhuốc, đến hàng loạt hành động khiếm nhã gây tổn thương.
Thế nhưn, điều đáng buồn hơn cả là bạn bè xung quanh tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm với
những gì cậu bạn chịu đựng.
Khơng để bản thân gục ngã, Hùng Mạnh rút ra bài học cho mình “Khi người ta đánh
mình bằng một cái nồi thì mình hãy đánh họ bằng một cái chảo lớn”. Tuy nhiên, điều
cậu muốn chứng minh ở đây không phải bằng bạo lực mà bằng sự cố gắng trong học
tập.
Cuối cùng, Mạnh đã xuất sắc thi đỗ vào trường cấp 3 với số điểm thuộc top 2 của lớp,
trong khi hầu như những người đã đối xử tệ với cậu bạn đều trượt.
Hùng Mạnh bày tỏ: “Mình khơng chỉ xấu hổ với mọi người mà cịn xấu hổ với gia đình.
Khi sự việc xảy ra, hơm sau mình đến trường, ai cũng chỉ trỏ, cười nhạo mình. Họ nghĩ
điều đó rất vui và về nhà cũng vậy. Cả hàng xóm cũng như anh em họ, chị em đều bng
lời trách móc mình “Sao mày ngu thế” mà không mảy may nghĩ đến cảm giác của mình.
Thực sự mình rất tủi thân”.
Trải qua quãng thời gian cấp 2 với nhiều chuyện đáng tiếc, Hùng Mạnh sau đó đã tìm ra
nguồn động lực, sức mạnh của riêng mình: “Mình cảm thấy bản thân sống trong một
mơi trường chưa đủ tốt. Mục đích của mình là tìm một mơi trường tốt hơn. Cuối cùng
mình đã chọn trường Trần Phú, ở đây mình có thể phát huy được hầu hết khả năng,
khơng bị gị bó bởi những áp lực xúc quanh. Như vấn nạn bạo lực học đường, mình rất
ít gặp phải ở nơi này”. Khơng những thi đỗ với số điểm thuộc Top 2 của lớp, Hùng Mạnh khi vào cấp 3 đã
vươn lên, trở thành lớp trưởng và tỏa sáng hơn bao giờ hết: “Cũng nhờ chức lớp trưởng
này mà mình trở nên mạnh mẽ hơn so với chính bản thân ngày xưa. Mình biến cách đối
xử phù hợp với từng bạn trong lớp”.
Hùng Mạnh giờ đây đã có cơ hội để chứng tỏ bản thân, tỏa sáng theo một cách rất riêng
và mạnh mẽ như chính cái tên của mình.
“Mình muốn nhắn gửi đến các bạn đang gây ra bạo lực học đường: Họ khơng cần nắm

đấm của các bạn, họ cần trí óc và trái tim của các bạn”.
Câu hỏi:
18


Câu 1: Nội dung tình huống đã đề cập đến vấn đề gì trong chương trình tâm lý học?
Câu 2: Phân tích sự hình thành, phát triển và biểu hiện của sự tự ý thức ở bạn Hùng
Mạnh trong câu chuyện trên?
Câu 3: Nêu ứng dụng được rút ra từ vấn đề tâm lý trong tình huống?
Trả lời:
Câu 1: Nội dung tình huống đã đề cập đến vấn đề gì trong chương trình tâm lý học: Sự
hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT
Câu 2: Phân tích sự hình thành, phát triển và biểu hiện cảu sự tự ý thức của bạn Hùng
Mạnh:
Câu chuyện của cậu học sinh Hùng Mạnh là minh chứng rõ ràng những biểu hiện của
sự tự ý thức của lứa tuổi thanh niên học sinh (THPT)
Chi tiết cậu bạn nói về bản thân “Mặc dù tên Mạnh nhưng mình lại có tâm hồn khá nhạy
cảm với mọi thứ xung quanh” đã chứng tỏ em trân trọng và thấu hiểu bản thân mình.
Bạn ấy biết mình khơng hề mạnh mẽ như cái tên mà cũng rất nhạy cảm trước những
chuyện xảy ra trong cuộc sống của mình. Đây chính là khả năng tự đánh giá bản thân
mà Mạnh sở hữu khi là một học sinh THPT.
Nhưng thật may mắn, với nỗi ám ảnh và vết thương lòng đến từ nạn bạo lực học đường
mà chính mình phải chịu đựng, Mạnh chỉ buồn rầu trong khoảng thời gian đầu, sau đó
Mạnh đã ln mang một tâm thế rất tích cực với bài học ý nghĩa, với hành động thiết
thực: “Khi người ta đánh mình bằng một cái nồi thì mình hãy đánh họ bằng một cái chảo
lớn”. Điều cậu bạn muốn chứng minh ở đây không phải bằng bạo lực mà bằng sự cố
gắng trong học tập. Mạnh thể hiện bản thân mình bằng điểm thi thuộc Top 2 của lớp,
bằng vị trí lớp trưởng tài năng-vị trí mà giúp Mạnh thêm mạnh mẽ và tính tế thấu hiểu
mọi người xung quanh hơn. Phải nói thêm, đã có rất nhiều bạn học sinh cũng từng rơi
vào hoàn cảnh giống như Mạnh, nhưng thật đáng tiếc các bạn lại chọn sai cách thể hiện

bản thân mình, đi vào con đường mòn đầy tiêu cực và đáng sợ hơn là đến những hậu
quả rất đau lòng. Còn bạn Hùng Mạnh, với sự khả năng đánh giá bản thân mình tốt và
định hướng đến cách thể hiện bản thân mình tích cực, bạn ấy đã vượt qua được những
sự kiện đau buồn năm xưa.
3. Những ứng dụng từ vấn đề tâm lý trên:
- Nhà trường có thể tổ chức các buổi workshop, hội thảo để học sinh THPT hiểu thêm
về đặc điểm, tâm lý của lứa tuổi của mình. Lưu ý là nên cân bằng giữa việc cung cấp lý
19


thuyết và những hoạt động thực tiễn để luôn giữ được sự ưa thích tìm hiểu về bản thân
của học sinh.
- Giáo viên nên tổ chức các hoạt động kết nối giữa học sinh và nhà trường, học sinh và
học sinh để gắn kết hơn các mối quan hệ và tăng sự tương tác. Bên cạnh đó, giáo viên
sẽ có cơ hội hiểu về học sinh của mình, nắm bắt chuyển biến tâm lý của các em, kịp thời
xử lý được những tình huống xấu.
- Học sinh ln cần trang bị bên mình khả năng tự đánh giá bản thân thật tốt. Dù có gặp
chuyện đau buồn và khó khăn đến đâu, hãy cố gắng chia sẻ với những người thân yêu
để có được chỗ dựa kịp thời. Quan trọng hơn hết, các bạn hãy cố gắng suy nghĩ tích cực
và hướng bản thân mình đến sự chuyển biến tích cực để phát triển tốt hơn.
5. Tình huống 5
Chạm tới mục tiêu
Nữ sinh Đinh Ngọc Thảo (lớp 12 chuyên Nhật, THPT Chuyên ngoại ngữ) viết luận bằng
tiếng Nhật và đạt học bổng tiền tỷ từ các trường Đại học Mỹ. Đáp lại yêu cầu viết bài
luận từ ĐH Mỹ, nữ sinh Đinh Ngọc Thảo đã khiến hội đồng tuyển sinh ấn tượng khi tự
làm một bài thơ hai-cư (một kiểu thơ của Nhật Bản) trả lời câu hỏi: “Tại sao lại là
Lawrence University?” đúng 47 từ như giới hạn của đề. Kết quả là Thảo đã đỗ cả 4
trường đại học danh giá với giá trị rất lớn. Khó khăn lớn nhất của nữ sinh 10X là cân
bằng hoạt động vì hồ sơ gửi trường Mỹ khá cồng kềnh. “Việc cân bằng nhiều yếu tố
phải làm trong thời gian ngắn khá là khó. Ở trường chương trình học của em khá nặng

nên để duy trì điểm GPA và xây dựng bộ hồ sơ là một thử thách gây stress không ít lần
cho em”, Thảo chia sẻ. Đầu tiên, để hồ sơ có thể đẹp hơn thì nhất định phải có các hoạt
động có ích cho xã hội. Em cho biết, bản thân tham gia hoạt động ngoại khóa khơng vì
đám đơng làm vậy mà tham gia vì mình muốn tận hưởng điều đó và cảm thấy xứng
đáng, ý nghĩa so với cơng sức mà mình bỏ ra. Khi được hỏi về cơ duyên du học Mỹ
trong khi học chuyên tiếng Nhật, Ngọc Thảo chia sẻ: “Năm lớp 11 em mới bắt đầu có ý
định đi du học. Sau khi cân nhắc giữa du học Mỹ và du học Nhật, em nhận thấy du học
Mỹ cho mình nhiều học bổng và cơ hội hơn nên đã chuẩn bị hồ sơ, thi chuẩn hóa để gấp
rút thực hiện mục tiêu”. Và khi đã hái được trái ngọt, Thảo có chia sẻ “Trong suy nghĩ
của em, bài học quý giá nhất em học được là bản thân đã hiểu mình hơn, qua những
ngày tháng ôn SAT miệt mài mà biết thế mạnh thế yếu trong học thuật, qua những hoạt
động mà biết mình muốn trở thành người như thế nào trong xã hội… Từ đó, em thấy
mình trưởng thành lên rất nhiều. Vậy nên em muốn gửi gắm tới tất cả những ai đang ơm
trong mình giấc mơ chinh phục các nhà tuyển sinh Mỹ, hay bất kì giấc mơ nào khác, đó
20


là hãy có niềm tin vào bản thân và lấy sự trưởng thành của bản thân làm thang đo cho
sự thành công, chứ không phải đo bằng xếp hạng trường hay điểm số.”
(Theo Trường THPT chuyên Ngoại ngữ: )
Câu hỏi:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đã đề cập đến vấn đề gì trong chương trình tâm lý học?
Câu 2: Phân tích sự hình thành, phát triển và biểu hiện của tự ý thức của nữ sinh trong
câu chuyện trên?
Câu 3: Nêu ứng dụng được rút ra từ vấn đề tâm lý trên?
Trả lời:
Câu 1: Nội dung tình huống trên đã đề cập đến vấn đền gì trong chương trình tâm lý
học: Sự hình thành, phát triền và biểu hiện của tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT
Câu 2: Phân tích Sự hình thành, phát triền và biểu hiện của tự ý thức của nữ sinh
trong câu chuyện trên?

-

Cơ bé đã biết và xác định được mình cần gì và mục tiêu của mình là gì. Đó chính là

đi đạt học bổng để đi du học. Thậm chí, em cịn cân nhắc giữa Nhật (ngành ngơn ngữ
em đang học chuyên) và Mỹ để đưa ra sự lựa chọn tối ưu cho bản thân mình.
- Để hồn thành mục tiêu cho bản thân, Ngọc Thảo đã phải trải qua một q trình tích
lũy để đạt được mục tiêu đó. Cụ thể là các hoạt động thiện nguyện, dạy học miễn phí, tổ
chức các sự kiện cho các em nhỏ hoặc trẻ tự kỷ. Mục hoạt động tình nguyện chắc hẳn
phải có trên CV của hầu hết mọi người nên việc Ngọc Thảo tham gia những hoạt động
này vừa đáp ứng yêu cầu của học bổng vừa thỏa mãn cái tâm của em.
- Lấy sự trưởng thành của bản thân làm thang đo cho sự thành công. Theo chia sẻ
“Năm lớp 11 em mới bắt đầu có ý định đi du học…hãy có niềm tin vào bản thân và lấy
sự trưởng thành của bản thân làm thang đo cho sự thành công, chứ không phải đo bằng
xếp hạng trường hay điểm số.” Ngọc Thảo đã thể hiện sự tự đánh giá chính mình, cũng
như tự biểu hiện, khám phá ra bản thân mình. Đó là giai đoạn, bước chuyển lớn trong
quá trình tâm lý từ thanh niên-học sinh sang thanh niên-sinh viên.
Câu 3: Ứng dụng từ vấn đề tâm lý trên

21


- Từ việc muốn thể hiện bản thân, hiểu sâu mình hơn, các em biết mình muốn gì và từ
mục đích, các em xác định được q trình tích lũy mình cần làm để đạt được mục đích
đề ra đó. Ví dụ như trường hợp ở trên, Ngọc Thảo xác định mình muốn đi du học và từ
đó đã tích lũy dần để có một CV lẫn kiến thức đủ để đạt được học bổng đi Mỹ.
- Biết cách tự đánh giá mình chứ khơng phải theo số đơng qua bề nổi, từ đó có thể
nhìn sâu bản chất của sự việc hơn, thấu hiểu hơn cả chính mình lẫn những vấn đề xung
quanh.
- Trường học cũng như thầy cô sẽ nắm bắt được tâm lý của học sinh để có phương

pháp khơng chỉ dạy kiến thức học thuật mà còn đồng hành với các em về mặt tâm lý.
Đặc biệt là những trường đại học danh tiếng sẽ có phương án tuyển sinh phù hợp để
chọn ra những học sinh phù hợp nhất với tiêu chí của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nxb. Đại
học sư phạm, Hà Nội 2005, Chương IV)
2. />i_cua_thieu_nien/
3. />
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ
ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÓM 6
Nhiệm vụ

Người phụ trách

Hạn

Đánh giá

22


Lý thuyết

Cả nhóm

15/04/2022

Mọi người hồn thành rất


(23h59)

tốt nhiệm vụ, tích cực
trao đổi, bàn bạn cùng
nhau.
Điểm đánh giá: 10

Tình huống

Cả nhóm (Mỗi bạn một
tình huống)

16/04/2022
(23h59)

Tất cả các thành viên
hồn thành đúng hạn, có
ý thức tìm tịi, phân tích
và lựa chọn tình huống
phù hợp.
Điểm đánh giá: 10

PowerPoint

Nguyễn Hoàng Mai

17/04/2022
(23h59)

Hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ, chủ động
công việc.
Điểm đánh giá: 10

Bản word

Nguyễn Thị Trang

báo cáo

17/04/2022

Hồn thành xuất sắc

(23h59)

nhiệm vụ, chủ động
cơng việc.
Điểm đánh giá: 10

Thuyết
trình

Nguyễn Vũ Bích Đan

18/04/2022

Nguyễn Thị Mỹ hạnh

(10h)


Chủ động trong cơng
việc, chuẩn bị chu đáo

Dương Hải Hà

cho bài thuyết trình.

Bùi Phương Thảo

Điểm đánh giá: 10

23


24



×