Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tập làm văn lớp 4 kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biếtdàn ý 9 bài văn kể chuyện lớp 4 tuần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.57 KB, 12 trang )

Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

Dàn ý Kể một câu chuyện về lịng tự trọng
1. Mở bài


Giới thiệu hồn cảnh, nhân vật của câu chuyện muốn kể

2. Thân bài
- Đi vào chi tiết câu chuyện:


Người có lịng tự trọng là một cậu bé bán giày nghèo nhưng trung thực,
thật thà.



Người có lịng tự trọng là cơ hàng xóm có hồn cảnh khó khăn nhưng
khơng nhận sự thương hại từ người khác.



Người có lịng tự trọng là ơng cụ già bán đồ bên đường nhưng khơng
nhận tiền bố thí.

- Hành động thể hiện lòng tự trọng.
- Cảm xúc của em khi được nghe, chứng kiến
- Bài học rút ra
3. Kết bài



Nêu cảm nhận của em về tấm gương lòng tự trọng ấy

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 1
Cuối tuần trước, cả gia đình em cùng nhau đi ăn sáng như thường lệ. Quán bánh
cuốn quen thuộc đã sớm chật ních người, nhà em phải kê thêm bàn ngồi sát
cạnh vỉa hè.
Trong lúc ngồi đợi bánh cuốn ra lị, có một bạn trạc tuổi em, tay xách hộp đồ
nghề ra mời bố em đánh giày. Trông bạn tội nghiệp với bộ quần áo bạc màu,

Tổng hợp: Download.vn

1


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

chân đi dép tổ ong sờn cũ, bố em gật đầu đồng ý và không quên dặn bạn đánh
cho sạch.
Một lát sau, bạn nhỏ mang trả bố đơi giày bóng lống kèm theo nụ cười thật
tươi:
- Của chú hết hai mươi ngàn ạ!
Bố em mở ví tìm tiền lẻ nhưng khơng thấy tờ 20 nghìn nào, mẹ cũng khơng có.
Thấy vậy, bố đưa cho cậu bé tờ 50 ngàn và nói:
- Con đi đổi tiền rồi về đưa lại cho chú nhé!
Cậu bé chần chừ một lát rồi chạy đi. Mẹ trách bố tại sao lại tin người như vậy,
nhỡ cậu ấy cần tiền rồi đi ln khơng trả lại thì sao. Bố chỉ cười và nói:
- Mất thì coi như làm từ thiện vậy
Nhưng không. Chỉ tầm 5 phút sau, dáng người bé nhỏ ấy đã chạy lại phía gia
đình em đang ngồi. Cậu bé đưa 30 nghìn bằng cả hai tay, khơng qn cảm ơn bố
em đã đánh giày giúp. Bố đưa lại cho cậu bé 30 nghìn và bảo:

- Chú cho con. 30 nghìn này là tiền con xứng đáng có được vì sự thật thà của
mình.
Sáng hơm đó, em thấy bầu trời dường như đẹp hơn.

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 2
Mai và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo
nộp tiền quỹ lớp. An vốn dĩ nhà nghèo nên khơng mấy khi cậu có tiền sẵn trong
người. Nên An đã quyết định vay tiền của Mai để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là
học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Mai ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi
nộp xong An quay lại cảm ơn bạn và hứa ba ngày nữa sẽ trả lại tiền.
Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Mai, nhưng An vơ tình nghe được câu
chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An
Tổng hợp: Download.vn

2


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lịng tự trọng mà em biết

khơng muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan
học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Mai 20
nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Mai nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lịng
tự trọng.

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 3
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha
dừng lại đọc bảng giá:
"Người lớn: 30.000 đồng
Trẻ em trên 5 tuổi: 10.000 đồng
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"

Đọc xong, ơng nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ơng khơng nói cho tơi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể khơng ai biết, nhưng con tơi tự nó biết.
Câu chuyện về lịng tự trọng này có thể nói chính là tấm gương của người bố vơ
cùng quan trọng để con cái có thể noi thoi.

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 4
Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất.
Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng
Tổng hợp: Download.vn

3


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy
nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự
trọng”.
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự
của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lịng “tự trọng” là người
ln biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều
đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm
yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và ln cố gắng tìm cách khắc
phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn
muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng
lịng “tự trọng” là vơ cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần

cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, ln tơn trọng thầy cơ và giữ mối quan
hệ hịa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn ln phải trung thực với chính bản thân
mình và những người xung quanh. Tuyệt đối khơng được quay cóp, gian lận
trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh
mất đi lịng tự trọng của chính mình.
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tịi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện
kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch
để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng khơng được nản chí. Đó chính là
cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ
thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng khơng được cắt
ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể
hiện cái tơi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn
sẽ nghĩ bạn thiếu tơn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
Người có lịng tự trọng ln biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm.
Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh,
hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ khơng tái phạm. Đó cũng là cách bạn
Tổng hợp: Download.vn

4


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi
người sẽ khơng coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng khơng dám nhận, đó là
hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài
hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ
người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi
lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người
khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ ln nhìn nhận

bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn
đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.
Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của
một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn
giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lịng tự trọng sẽ biết cách hồn thiện bản
thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều
đó, bản thân mỗi người phải ln nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong
cuộc sống.

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 5
Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa,
phẩm chất này được thể hiện qua một số câu tục ngữ như: “Giấy rách phải giữ
lấy lề” hay “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mỗi người cần phải có lịng tự trọng
để tự làm đẹp cho nhân cách của mình. Và câu chuyện em kể dưới đây là một ví
dụ tiêu biểu thể hiện tinh thần tự trọng.
Lòng tự trọng được thể hiện qua rất nhiều hành động cụ thể như không làm ăn
bn bán gian lận, khơng ăn hối lộ đút lót hay đơn giản như các bạn học sinh
khơng quay cóp trong giờ kiểm tra. Bác của em là một cán bộ ở huyện, chức của
bác cũng khá cao và được nhiều kính nể tuy vậy nhưng bác vẫn rất sống một
cuộc sống rất bình dị, quan tâm đến mọi người chứ không bao giờ tỏ thái độ
Tổng hợp: Download.vn

5


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

hách dịch hay tự cao trước bất cứ ai. Chính vì vậy bác ln được mọi người ở cả
cơ quan và xóm làng kính trọng. Đặc biệt ở bác ln có sự thanh liêm của một
vị quan như ơng cha ta thường nói, bác khơng bao giờ nhận bất cứ của ai cái gì

mỗi khi giúp họ làm một số việc từ những món quà lớn như tiền hay những thứ
quý giá đến những thứ nhỏ nhất như quà bánh.
Nhà bác và nhà em ở gần nhau nên em hay sang nhà bác chơi vì chị con nhà bác
cũng chạc tuổi em. Em vừa đến chơi một lúc thì có một bác gái và một chị đến,
họ đến nhờ bác xin cho chị ấy vào làm ở huyện hay ở xã gì đó kèm theo một giỏ
hoa quả và một cái phong bì trong đó khơng biết có bao nhiêu tiền. Sau khi
nghe hai mẹ con bác gái trình bày vấn đề của mình và đẩy giỏ hoa quả trong đó
có một cái phong bì về phía bắc nhưng bác đã trả lời ln, bác bảo bác không
hứa là sẽ chắc chắn giúp được chị ấy nhưng bác sẽ cố gắng hết sức và bảo bác
gái cầm số tiền đấy về để lo cho việc khác, bác cịn bảo khơng chỉ vì họ có anh
em với gia đình đằng nhà vợ bác nên mới nhận lời giúp như vậy mà đối với ai
bác cũng sẽ như vậy chỉ cần họ có năng lực thật sự và có thể đảm nhiệm được
cơng việc. Hai mẹ con bác kia rối rít cảm ơn bác và nhất quyết đòi bác nhận giỏ
hoa quả, bác vui vẻ đồng ý và bảo bác gái – vợ bác đi gọt hoa quả để mọi người
cùng ăn.
Khi hai người họ về rồi bác cịn dặn bác gái là khi bác khơng có nhà thì cũng
khơng được nhận bất cứ cái gì vì mình khơng chắc chắn là có giúp được họ
khơng để đỡ áy náy về sau. Khi về em còn được bác cho một túi hoa quả mang
về nhà, em kể chuyện cho bố mẹ nghe, bố mẹ rất vui và hài lịng vì có một
người bác như bác, bố mẹ em bảo những người cán bộ ai mà cũng được như bác
thì nhân dân được nhờ và khơng bao giờ có tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ
nữa.

Tổng hợp: Download.vn

6


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lịng tự trọng mà em biết


Sự thanh liêm trong cơng việc của bác là một biểu hiện của lòng tự trọng mà
nhiều người cần phải học hỏi, và đây chính là một phẩm chất quý báu mà chúng
ta cần phải gìn giữ và phát huy.

Kể một câu chuyện về lịng tự trọng - Mẫu 6
Lịch sử Việt Nam ghi nhận những vua quan, danh tướng, chiến sĩ kiệt xuất đã
đổ bao cơng sức, hy sinh để giữ gìn non sơng gấm vóc nước ta. Bên cạnh các vị
quốc tướng, cơng thần khác, danh tướng Trần Bình Trọng cũng đã lưu danh sử
sách bằng khí phách khẳng khái ngoan cường và lịng tự trọng cao cả của mình.
Năm 1285, qn Ngun Mông ồ ạt sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh như
thác lũ khiến triều đình và quân dân phải cân nhắc khi tham gia trận chiến. Để
bảo toàn và đảm bảo chiến thắng, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn đã thực hiện chiến dịch “vườn không nhà trống”. Triều đình sơ tán
về Nam Định. Tồn bộ lực lượng quân đội và nhân dân rút vào rừng sâu trấn thủ
nơi hiểm yếu, bỏ mặc thành trì vắng lặng, làng xóm khơng người. Hưng Đạo
Vương chờ thế giặc suy giảm vì phong thổ, hao mịn lương thực, đạn dược sẽ
phản công. Trên đường rút lui của vua, bãi sông Thiên Mạc là điểm mấu chốt để
chặn giặc, lừa giặc. Tướng Trần Bình Trọng được giao chỉ huy trấn giữ bãi sông
này đè chặn đường tiến quân của giặc.
Trần Bình Trọng sinh năm 1259, người xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam. Ơng kết hơn với cơng chúa, tước Bảo Nghĩa Hầu.
Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng cho qn đóng trại ở bờ sơng Thiên Mạc,
kiên quyết ngăn giặc vượt qua sông xuôi thuyền về Nam. Sau nhiều ngày chiến
đấu, lực lượng qn lính hao mịn. Lúc này, hai vua Trần đã đến Nam Định.
Cánh quân của Trần Bình Trọng chỉ cịn là một đội qn nhỏ. Quân giặc đông
hàng vạn tên vây đánh đội quân cảm tử, Trần Bình Trọng bị giặc bắt. Biết Trần
Bình Trọng là danh tướng, giỏi võ nghệ, thông thạo binh thư, giặc ra sức thu
Tổng hợp: Download.vn

7



Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lịng tự trọng mà em biết

phục ơng hàng, hịng biến ông thành kẻ bán nước, dẫn đường cho chúng cướp
nước ta. Trần Bình Trọng im lặng khơng đáp. Tướng giặc ngọt ngào phủ dụ:
- Có muốn làm Vương đất Bắc khơng?
Trần Bình Trọng qt:
- Ta thà làm quỷ nước Nam, cịn hơn làm Vương đất Bắc!
Biết khơng thể thu phục được ơng, giặc trói chặt ơng ở bãi sơng, chờ nước triều
dâng cao dìm ơng chết. Tuy bị giặc giết hại nhưng khí phách trung liệt của Trần
Bình Trọng đã làm rung động đã lòng quân thù. Tướng chỉ huy giặc lúc ấy ngửa
mặt than: “Danh tướng nước Nam trung liệt như thể, ta e thơn tính nước Nam
cịn nhiều việc khó.”.
Trần Bình Trọng mất, vua Trần Nhân Tơng phong ông là Bảo Nghĩa Vương.
Trần Bình Trọng bị quân giặc giết hại nhưng khí phách và lịng tự trọng của ông
sống mãi nghìn thu.
Tấm gương trung liệt của Trần Bình Trọng làm xúc động hàng triệu trái tim con
người và là tấm gương sáng chói cho chúng em noi theo. Em hứa rèn luyện
phẩm chất cách mạng, lòng tự trọng của mình, khơng vì bất kì mối tham lợi nào
mà quên đi danh dự người Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Kể một câu chuyện về lịng tự trọng - Mẫu 7
Chắc hẳn các bạn ai cũng đều đọc chuyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Đặc biệt
nhân vật Binh Tư trong chuyện ngắn chính là tơi. Là một người được chứng
kiến câu chuyện của lão Hạc tôi vơ cùng xúc động về lịng tự trọng của người
nơng dân ấy. Sau đây tôi xin kể câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo. Bây giờ tôi đã là chủ gia đình
nhỏ nhưng vẫn có cái tính thích tiền, thích ăn ngon và động đến việc là khơng
Tổng hợp: Download.vn


8


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

muốn làm. Hễ nhà nào sơ ý là tôi mượn đồ của họ về dùng tạm nên bà con hàng
xóm ln tránh xa tơi. Gần nhà tơi là nhà của lão Hạc, hồn cảnh nhà lão cũng
rất khó khăn: vợ mất sớm, có một thằng con trai bỏ đi làm đồn điền cao su bây
giờ vẫn chưa thấy về. Lão sống một mình cùng con chó Vàng bầu bạn trong một
túp lều tranh với ba sào vườn mà hoa màu không thu được bao nhiêu bởi thiên
tai bão lũ. Tơi chẳng ưa gì lão vì lão là một người lương thiện nên dân làng ai
cũng yêu quý lão.
Rồi một hôm, tôi đang ở nhà bỗng nhiên tơi nhìn thấy lão Hạc xuất hiện trước
cửa nhà mình. Thấy vậy tơi liền mời lão vào nhà uống nước. Tôi thầm nghĩ:
“Quái lạ, sao hôm nay lại sang nhà mình chơi vậy”. Lão Hạc cầm chén nước
trên tay mà nhìn lão như có điều muốn nói. Tơi liền hỏi:
- Hơm nay lão sang đây chơi hay có việc gì vậy?
- Tơi…muốn xin anh một ít bả chó. Lão Hạc trả lời.
Tơi nhanh nhanh đáp lại:
- Được, tưởng gì chứ thứ đó tơi chẳng thiếu.
Vừa nói tơi liền chạy vào nhà lấy đưa cho lão. Lão Hạc đón vội lấy gói bả chó
và rảo bước về ln mà chẳng kịp nói lời cảm ơn. Tơi nhìn theo lão bụng cười
thầm “Tưởng gì chứ lão cũng ra phết chẳng vừa đâu”. Bẵng đi một thời gian rồi
một hôm tôi đang làm việc ở ngồi đồng thì thấy mọi người chạy xơ về nhà lão
Hạc mà chẳng hiểu có chuyện gì đang xảy ra. Tôi liền chạy lại xem. Vừa đến
cổng, tôi thấy mọi người đứng đông đúc chen nhau. Không biết có chuyện gì,
tơi bèn lẻn vào xem. Sững người tơi nhìn thấy lão Hạc đang nằm quằn quại trên
sàn nhà, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sịng sọc, miệng sùi bọt
chân tay quay cóp, thỉnh thoảng lão lại lên cơn co giật trông thật đau đớn và dữ

dội. Trông thấy thế tôi hoảng sợ chạy một mạch về nhà. Về đến nhà tơi cịn chưa
hết sợ. Nằm trên giường tôi lẩm bẩm:
Tổng hợp: Download.vn

9


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em biết

- Lão Hạc chết là do tơi vì tơi đã đưa bả chó cho lão, nếu biết thế thì tơi sẽ
khơng đưa và lão Hạc sẽ không chết một cách đau đớn như vậy. Mà lúc đầu tơi
cứ tưởng lão giống mình.
Sau cái chết của lão Hạc tôi cảm thấy rất buồn cứ nghĩ mãi khơng thơi về một
con người giàu lịng tự trọng cho dù sống trong đói nghèo thà chết chứ khơng
làm việc xấu. Thật là một con người đáng ngợi ca. Nghĩ đến lão Hạc là tơi lại
nghĩ đến bản thân mình mà cảm thấy vơ cùng xấu hổ vì những hành động sai
trái từ trước đến nay. Tôi tự nhủ:
- Lão Hạc ơi! Tôi xin hứa từ nay sẽ không làm việc xấu nữa, sẽ chăm chỉ làm ăn
thay đổi tính cách trong con người mình để khơng phải cảm thấy xấu hổ về
chính bản thân mình nữa. Cảm ơn lão đã dạy cho tơi bài học về lịng tự trọng
bài học quý giá trong cuộc sống mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Tôi đã kể cho các bạn nghe câu chuyện về lòng tự trọng của lão Hạc người mà
tơi ln coi như một tấm gương sáng để mình học tập và noi theo. Qua câu
chuyện tôi mong các bạn sống có lịng tự trọng đừng làm những việc xấu. Hãy
sống như câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 8
Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý
Thái Tổ. Khách ăn khá đơng, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mẹ con tơi
phải ngồi ở chiếc bàn ngồi cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tơ phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên
tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:
- Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Tổng hợp: Download.vn

10


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lịng tự trọng mà em biết

Mẹ tơi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của
cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả
lại tiền thừa.
Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng
cả hai tay:
- Cháu gửi lại cô ạ!
Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lịng tự trọng.

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng - Mẫu 9
“Vé số! Vé số! Chiều xổ đây!” Đó là tiếng rao của đứa trẻ trạc tuổi tôi mà mỗi
lần đi ngang qua tiệm cà phê Ngọc Châu cạnh bờ hồ Trúc Giang thuộc trung
tâm thị xã mà tôi thường nghe rất quen thuộc. Thú thật là tôi không biết tên bạn
ấy và cũng không rõ nhà bạn ấy ở chỗ nào? Nghe tiếng rao chào mời dẻo quẹo,
hay hay, tơi và Vượng dừng lại nhìn cậu bạn rao mời hết bàn này đến bàn khác:
“Cặp vé số gánh đẹp lắm anh ơi, mua giùm em! Còn cặp này số đẹp rồng bay,
hay ra lắm! Và đây nữa, cặp nguyên số thần tài, chú mua đi, chiều “dô” đây!”…
Lời chào mời của cậu vừa dịu dàng vừa tha thiết, làm cho khách hàng khơng có
ý định mua cũng phải xiêu lịng mua vài ba tờ. Bất chợt có một vị khách ăn mặc
sang trọng vẫy cậu tới, nói:

- Cặp “thần tài” bao nhiêu tờ hả cháu?
- Dạ, năm mươi ạ! Vị khách cầm lấy cặp vé số, rồi rút bóp đưa cho cậu tờ giấy
bạc một trăm nghìn loại tiền mới. Cậu cầm lấy, vẻ mặt hớn hở, cám ơn vị khách.
Vị khách đi rồi, cậu tần ngần nhìn theo như muốn gửi lời chào cảm ơn. Thế rồi,
cậu mẩn mê tờ giấy bạc. Bỗng cậu hớt hơ hớt hải đuổi theo vị khách. Vừa chạy
cậu vừa kêu to: - Chú gì ơi! Chờ cháu với! Chú trả dư tiền cho cháu một trăm
ngàn, nè!

Tổng hợp: Download.vn

11


Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lịng tự trọng mà em biết

Ơng khách cảm động xoa đầu cậu, nói:
- Cảm ơn cháu! Cháu là một đứa trẻ thật thà trung thực có lịng tự trọng. Chú
biếu luôn cho cháu đấy!
- Không! Cháu không nhận đâu. Chú mùa giùm cháu nhiều như thế là cháu cám
ơn rồi.
Nói xong, cậu nhét tờ giấy bạc năm mươi ngàn vào túi vị khách rồi tung chân
sáo nhảy đi, miệng huýt gió bài gì đó khơng rõ.

Tổng hợp: Download.vn

12




×