Đề bài: Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương
Bài làm:
Là người con của núi rừng và được sinh ra, lớn lên trong nền văn hóa đậm đà
bản sắc của dân tộc Tày, nhà thơ Y Phương đã đem đến trong những sáng tác
của mình niềm tự hào và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương cùng sự đề
cao những giá trị văn hóa dân tộc. Điều này đã được thể hiện qua hàng loạt
sáng tác của ơng, tiêu biểu là bài thơ "Nói với con". Qua bài thơ này, tác giả đã
gửi gắm lời tâm sự thiết tha, tâm tình đầy ý nghĩa về cội nguồn sinh ra, lớn lên
và nuôi dưỡng con người. Đồng thời thể hiện niềm tự hào về những phẩm chất
cao quý của quê hương và để lại những lời khuyên mộc mạc, chân thành nhưng
ẩn chứa những bài học triết lý sâu sắc.
Bài thơ "Nói với con" chứa đựng một thế giới ấm áp và chứa chan tình yêu
thương của gia đình và quê hương. Trước hết, tác giả khẳng định cội nguồn
sinh thành và ni dưỡng con người chính là mái ấm gia đình:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Thông qua việc sử dụng điệp từ "bước tới" lặp lại hai lần kết hợp với phép liệt
kê "chân trái", "chân phải", "một bước", "hai bước" trong sự hô ứng và tương
xứng, tác giả đã tái hiện hình ảnh của một em bé đang ở tuổi tập nói, tập đi
trong vịng tay nâng niu, đón chờ và đơi mắt ngập tràn niềm tin yêu và hy vọng
của bố mẹ. Bằng giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng qua hình ảnh ẩn dụ "chạm tiếng
nói", "tới tiếng cười" thể hiện sự mừng vui, đón nhận của cha mẹ theo từng
tiếng bi bơ, từng bước chập chững của người con, tác giả đã khái quát chân lý
tồn tại trong mỗi một gia đình: tấm lịng cha mẹ ln dõi theo và cũng chính là
bến bờ hạnh phúc mà người con hướng đến.
Bên cạnh gia đình thì q hương cũng là chiếc nơi tươi mát, ngọt lành ni
dưỡng tâm hồn và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi
một con người:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
Tác giả đã sử dụng cách gọi đầy thân thương, trìu mến "người đồng mình" để
gọi những người cùng sinh sống trên một mảnh đất và chung nơi "chôn rau cắt
rốn". Hình ảnh những con người thân quen đó hiện lên qua đôi bàn tay lao
động tài hoa, khéo léo "đan lờ cài nan hoa" và đời sống tâm hồn dạt dào tình
cảm, tràn đầy niềm tin yêu lạc quan "Vách nhà ken câu hát". Vai trò của quê
hương cịn được nhấn mạnh qua biện pháp nhân hóa "Rừng cho hoa", vừa miêu
tả chân thực về vẻ đẹp của những rừng hoa, vừa biểu tượng cho sự trù phú mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Những con chữ mang nặng tâm tình của
nhà thơ Y Phương đã gợi nhắc đến rất nhiều câu thơ dạt dào cảm xúc về tình
cảm q hương:
"Q hương là vịng tay ấm
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Hay như:
Con nằm ngủ giữa đêm mưa
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè"
("Quê hương" - Đỗ Trung Qn)
"Q hương mang nặng nghĩa tình
Q hương tơi đó đẹp xinh tuyệt vời
Q hương ta đó là nơi
Chơn rau cắt rốn người ơi nhớ về"
("Quê hương" - Nguyễn Đình Huân)
Như vậy, khi viết về quê hương, cảm xúc chung và xuyên suốt luôn là nỗi niềm
tự hào, biết ơn sâu nặng qua những ngôn từ thật hay, thật đẹp và nơi "chôn rau
cắt rốn" đã trở thành mạch nguồn không bao giờ vơi cạn đối với tâm hồn của
người nghệ sĩ. Đối với nhà thơ Y Phương cũng vậy, ông đã thể hiện sự tự hào
cao độ đối với những phẩm chất của "người đồng mình". Trong con người họ
ln ngời sáng những vẻ đẹp của ý chí và nghị lực vươn lên:
"Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá khơng chê đá gập ghềnh
Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
Tác giả đã đong đếm nỗi buồn và chí lớn - những khái niệm trừu tượng, vơ
hình bằng chiều cao và chiều xa - cách tư duy vô cùng quen thuộc của người
miền núi. Mặc dù cuộc sống diễn ra hết sức khó khăn trên những tảng đá, thung
lũng gập ghềnh nhưng cuộc sống của họ vẫn tràn ngập niềm tin và sự lạc quan.
Sau hành trình dựng nhà, dựng cửa đầy gian nan, vất vả, "người đồng mình"
vẫn giữ được lối sống bền bỉ như những dịng sơng, như những con suối và gắn
bó sâu nặng với quê hương bằng tất cả ý chí, niềm tin và nghị lực. Họ khơng
chỉ gắn bó mà cịn nỗ lực "tự đục đá kê cao quê hương" để nâng tầm nơi "chôn
rau cắt rốn", thể hiện rõ sự trân trọng và ý thức gìn giữ, xây dựng và bảo vệ cội
nguồn. Tất cả đã được tác giả làm nổi bật thông qua hệ thống điệp từ kết hợp
các biện pháp tu từ như so sánh ẩn chứa trong kiểu câu ngắn dài khác nhau.
Chính những giá trị trân trọng, đề cao này đã làm tiền đề và trở thành cảm hứng
cho những lời khuyên mộc mạc, chân thành mà người cha nhắn gửi cuối bài
thơ:
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con"
Bốn câu thơ tuy ngắn gọn chất chứa bài học về ý chí, nghị lực và bản lĩnh sống.
Người cha mong muốn đứa con phải luôn kiên cường, tự tin, mạnh mẽ bước đi
trên đường đời, bản lĩnh đương đầu với những khó khăn, gập ghềnh để khẳng
định giá trị sống và ý nghĩa tồn tại của bản thân "Không bao giờ nhỏ bé được".
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Bằng thể thơ tự do, các câu thơ có độ ngắn dài khác nhau kết hợp giọng thơ khi
mạnh mẽ, khoáng đạt; khi lại chùng xuống, lắng sâu như những lời tâm tình thủ
thỉ, bài thơ "Nói với con" đã nêu bật ý nghĩa của gia đình và quê hương những chiếc nơi có vai trị quan trọng đối với con người. Đồng thời thể hiện rõ
ngọn lửa của niềm tự hào, ý thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà
tác giả muốn truyền đến và thắp sáng trong lòng độc giả.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí