Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.32 KB, 3 trang )
Khi nào cần sử dụng thuốc si-rô trị ho
ở trẻ?
Nhiều bạc phụ huynh hay lo lắng, quan tâm khi thấy trẻ ho và thường
cho trẻ dùng thuốc trị họ ngay, nhất là các dạng thuốc ho si-rô. Tuy
nhiên nên tránh lạm dụng và phải hiểu rõ khi nào mới cần đến các loại
si-rô này.
Tại sao trẻ ho?
Ho là triệu chứng thường gặp. Riêng ở trẻ con rất dễ bị ho do dễ bị viêm
nhiễm đường hô hấp, dễ bị các bệnh tai mũi họng đưa đến cơ quan thụ cảm
ho bị kích thích.
Trước hết ta cần biết ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính
nhờ ho, biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống
xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp
hoạt động tốt. Có một số trường hợp như bị hen phế quản, viêm phế quản
cấp, cần ho để tống xuất đàm nhớt mà lại dùng thuốc ức chế phản xạ ho là
không có lợi, chỉ có hại.
Trẻ cũng có thể ho do cảm lạnh, nhất là vào mùa mưa. Trường hợp bị cảm
lạnh, thậm chí bị viêm họng (viêm họng ở trẻ em thường do nhiễm siêu vi)
gây ho, có lời khuyên không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc
đúng cách: giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều
hơn (đặc biệt cho uống nước cam, nước chanh), trẻ có thể tự khỏi sau 1 – 2
tuần và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
Lạm dụng thuốc ho nguy hại đến trẻ
Loại thuốc trị ho hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống
dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho, và thuốc dùng cho trẻ có
dạng sirô hoặc thuốc nước. Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có
thể kể: si-rô Phénergan, si-rô Théralène. Còn thuốc chứa nhiều thành phần
giảm ho (trong đó có thuốc kháng histamin và thuốc ức chế ho là
dextromethorphan), có thuốc nước Pulmofar, si-rô Toplexil, si-rô Atussin…
Liều của thuốc dạng si-rô được tính theo muỗng hoặc dụng cụ lường có khắc
vạch kèm theo thuốc, liều dùng như thế nào cho trẻ sẽ căn cứ vào bảng