Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24 36 tháng tuổi khi xem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 16 trang )

UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ĐÌNH XUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIDEO DẠY HỌC CHO TRẺ 24-36 THÁNG
TUỔI, TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ KHI XEM VIDEO BÀI HỌC

Lĩnh vực/ Môn: Giáo Dục Nhà Trẻ
Cấp học: MẦM NON
Tên tác giả: Phạm Thị Hằng
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Đình Xuyên – Gia Lâm – HN
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2021-2022


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
MỤC LỤC
TT
I

Nội Dung

Trang

Đặt vấn đề

2

II/


Giải Quyết vấn đề

3

1.

Cơ sở lý luận

3

2.

Thực trạng vấn đề

3

2.1

Tình hình của lớp

4

2.2

Thuận lợi

4

2.3


Khó khăn

4

3.

Một số biện pháp giải quyết

5

3.1

Biện pháp 1: Trước khi quay video cần chuẩn bị đầy đủ,
cẩn thận những nguyên vật liệu – đồ dùng đồ chơi, kịch
bản, trang phục để quay video

5

3.2

Biện pháp 2: Tận dụng hết tất cả các tính năng sẵn có trên
điện thoại mà mình đang có để quay video

6

3.3

Biện pháp 3: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại, các
phần mềm để cắt ghép chỉnh sửa, cắt ghép và lồng hiệu
ứng âm thanh hình ảnh vào video


8

3.4

Biện pháp 4: Giúp phụ huynh học sinh cũng như trẻ mầm
non tiếp cận video dễ dàng và thuận tiện hơn

9

4.

Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

10

III/

Kết thúc vấn đề

11

1.

Ý nghĩa

11

2.


Bài học kinh nghiệm

11

3.

Kiến nghị

11

IV/

Tài liệu tham khảo

15
1


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Mầm non là cấp học đầu tiên theo hệ thống giáo dục của nước ta và là nền
móng cho sự phát triển tồn diện cho trẻ nhỏ. Những kiến thức, kỹ năng mà các bé
học được ở cấp bậc mầm non sẽ góp phần xây dựng con người và tính cách của trẻ
sau này.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất cần được quan tâm kỹ lưỡng vì
đây là giai đoạn hình thành nên nhân cách cũng như là năng lực của các con. Mặc
dù, ở độ tuổi này, các bé có khả năng bẩm sinh tiếp thu và hình thành nhận thức thế
giới xung quanh rất nhanh chóng nhưng nó cũng dễ dàng bị tác động hoặc hạn chế
bởi các yếu tố như thể trạng, nhận thức, tình cảm, mối quan hệ xã hội,… Nếu được

quan tâm chăm sóc ngay từ nhỏ, trẻ sẽ có một nền móng vững chắc để phát triển
triển một cách toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm xã hội
và thẩm mỹ …. Do đó, chương trình học ở mẫu giáo sẽ giúp trẻ chuẩn bị những
hành trang kiến thức như khả năng tự lập, khả năng giao tiếp và diễn đạt và rèn
luyện cho bé thói quen, sự thích thú đối với việc đến trường.
Do ảnh hưởng của dịch covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, học sinhgiáo viên các cấp chưa thể tiếp tục theo phương thức dạy học trực tiếp. Nên phải
chuyển từ học trực tiếp sang dạy học trực tuyến là lựa chọn phù hợp trong bối cảnh
hiện nay. Tuy nhiên với trẻ mầm non do đặc điểm trẻ còn quá nhỏ cần người lớn hỗ
trợ, trẻ không thể tự thao tác trên máy tính để học trực tuyến được. Vì vậy mà hình
thức học online chỉ phù hợp vơi các cấp học lớn hơn như tiểu học, trung học cơ sở,
phổ thông trung học…..Vậy với cấp học mầm non thì phương pháp học tập nào là
hữu ích và tối ưu nhất đối với trẻ trong thời gian nghỉ học tại nhà như hiện nay?
Với mục tiêu của Sở Giáo Dục Và Đào tạo Hà Nội năm học 2021-2022 đó là “
tạm ngừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Thì phương án tối ưu áp dụng
với trẻ mầm non được Sở và phòng Giáo Dục huyện Gia Lâm đưa ra đó là làm
video gửi tới vác bậc phụ huynh và học sinh lứa tuổi mầm non. Dưới sự chỉ đạo
linh hoạt và sáng suốt của Ban Giám Hiệu trường Mầm Non Đình Xun, tơi được
phân cơng đứng lớp và làm video các bài học cho lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
Trong quá trình làm video với mong muốn giúp các bé nhà trẻ có những video học
bổ ích, hứng thú với các mơn học. Chính vì những lý do trên nên tôi đã lựa chọn đề
tài: Nâng cao chất lượng video dạy học cho trẻ 24-36 tháng tuổi, tạo hứng thú
cho trẻ khi xem video bài học
2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2021 đến tháng 3/ 2022
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm Non Đình Xuyên
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh và phụ huynh lớp NT D3, Trường MN Đình
Xuyên
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
2



Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
1. Cơ Sở Lý Luận:
Giai đoạn trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn
khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhận thức, kỹ năng của trẻ, các mặt
phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét.
Trẻ hồn tồn cịn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc
trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được
nguồn hạnh phúc, ấm áp thấy mình được chấp nhận, được an toàn được yêu mến
và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ hòa nhập. Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm
xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động lao động
sư phạm của cơ giáo mầm non địi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải
có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ .
Hoạt động lao động sư phạm của cơ giáo mầm non có định hướng, có mục đích
để giáo dục phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù
hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có tình cảm có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ
yếu của cơ thể hiện ở chỗ biết hào nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người
lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên
khơng khí cởi mở, lơi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn
của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu biết
nhất định, tạo cho trẻ có đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và
phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà trường phải đóng cửa,
học sinh phải nghỉ học trong thời gian dài. Học sinh và cô giáo chỉ có thể gặp nhau
trong những buổi giao lưu, kết nối phụ huynh, học sinh online mỗi tuần 1 lần. Song
những buổi giao lưu kết nối lại không đảm bảo thời gian để truyền tải những kiến
thức, kỹ năng cần có cho học sinh khi bắt đầu tới trường. Cũng như đảm bảo cho
trẻ những kỹ năng kiến thức đó được áp dụng vào cuộc sống của trẻ, được phụ
huynh hướng dẫn trẻ hàng ngày trong thời thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Tơi đã
nghiên cứu, tìm tịi những biện pháp tốt nhất để thiết kế ra những video sáng tạo,

hấp dẫn thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo hứng thú cho các em mỗi khi xem
video tơi làm.
2 . Thực trạng vấn đề
2.1. Tình hình của lớp
- Tổng số: 24 cháu. Hiện tại đang ở nhà và không thể đến trường học do dịch bệnh.

3


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
Sau một thời gian nhất định, tôi đã theo dõi lượng truy cập và xem video tơi
gửi trong zalo nhóm lớp, đăng trên facebook… tơi có được kết quả như sau:
STT

Nội dung đăng trên

Số HS

Lượt xem

1

Zalo nhóm lớp

24

14

2


Facebook cá nhân

24

12

3

Cổng thơng tin của trường

24

14

Tơi nhận thấy lượng xem như vậy là ít so với số lượng học sinh trong lớp.
Với kết quả như trên tơi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số hình
thức đổi mới trong quá trình làm video. Trong khi thực hiện đề tài này tôi gặp
những thuận lợi khó khăn như sau:
2.2.Thuận lợi
- Ln được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp.
- Bản thân luôn tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tham gia các buổi tập huấn công nghệ thông tin, áp dụng các ứng dụng mới trong
việc thiết kế video.
- Cơ sở vật chất của trường, lớp đầy đủ, đẹp, phong cảnh sư phạm xanh sạch đẹp
để làm video được tốt hơn
- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ.
- Nguồn kiến thức trên internet phong phú đa dạng.
- Trẻ nhỏ thích xem tivi và điện thoại do đó video bài học sẽ được trẻ tiếp thu
nhanh và dễ dàng hơn.
2.3 . Khó khăn

- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở gia đoạn lời nói đang phát triển do đó khả
năng giao tiếp về ngơn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
- Thời gian tập trung của trẻ ngắn, do đó thời lượng của 1 video bài học không thể
quá dài. Thời gian trung bình một video là từ 3-5 phút.
- Trẻ đang sống trong mơi trường gia đình, được ơng bà, bố mẹ yêu thương chăm
sóc. Do chưa được đến trường nên trẻ chưa quen với cô và các bạn.

4


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé và chưa dành
nhiều thời gian cho con.
- Do thiếu thiết bị chuyên dụng nên chủ yếu các video đều được quay từ điện thoại
cá nhân, và được chỉnh sửa trên các ứng dụng miễn phí.
Qua bảng số liệu tơi tổng hợp lại, dựa vào những khó khăn và thuận lợi trên vậy
làm thế nào để các video mình làm có thể thu hút được sự chú ý của trẻ và các bậc
phụ huynh. Khiến cho chính các bậc phụ huynh dành nhiều thời gian cho con và
cùng con xem và thực hành các video bài học mà mình đăng tải. Với những băn
khoăn trên tơi đã cố gắng tìm tịi và khắc phục chất lượng video bài học thơng qua
những biện pháp sau đây.
3. Một số biện pháp giải quyết
3.1. Biện pháp 1: Trước khi quay video cần chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận những
nguyên vật liệu – đồ dùng đồ chơi, trang phục, kịch bản để quay video. (Ảnh
1)
Trẻ Mầm non là lứa tuổi hiếu động, thích khám phá vì vậy điều quan trọng nhất
là nội dung video phải sinh động, tạo khơng hí vui nhộn, gần gũi với trẻ, qua đó
giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ nhất là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nội
dung các bài học sát với thực tế, nhưng cũng khơng rời xa chương trình mà Bộ, Sở
và Phịng Giáo Dục cũng như Ban Giám Hiệu nhà trường đã đề ra. Ln làm video

theo thời khóa biểu mà tổ nhóm chuyên môn đã đưa ra theo từng tháng.
Mỗi lần quay video mất khoảng 30-45 phút, ngoài chuẩn bị trang phục gọn
gàng, chỉnh chu, tơi cịn phải tập dượt nhiều lần trước khi quay. Nhiều video tôi
phải tận dụng những không gian trong nhà hoặc ngoài trời như vườn hoa, cây cảnh
hay những góc nhà đẹp làm nơi quay video. Tơi cũng thường xun thay đổi góc
quay, thay đổi phơng nền phía sau, khi thì tại nhà, khi thì ở lớp, nhiều lúc lại là khu
vui chơi trong sân trường Mầm Non Đình Xun để trẻ làm quen với mơi trường
lớp học, trường học để khi trẻ tới trường tới lớp khơng bị bỡ ngỡ.
Ngồi phơng nền video thì ngun vật liệu để dùng trong bài học cũng là điều
khiến tôi phải suy nghĩ, bởi hiện tại trẻ đang ở nhà không thể đủ nguyên vật liệu,
đồ dùng dụng cụ học tập như ở lớp. Chính vì vậy tơi ln chọn những bài học,
những nguyên vật liệu gần gũi với trẻ và gia đình, những dụng cụ dễ kiếm, dễ sử
dụng để lồng ghép vào bài học.
Ví dụ: khi dạy trẻ kỹ năng sống tôi luôn chọn những kỹ năng giúp trẻ tự phục
vụ bản thân, dễ áp dụng tại nhà để làm video bài học. Cụ thể như video kỹ năng tôi
5


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
làm video về các kỹ năng: kỹ năng đi dép, kỹ năng mặc áo chui đầu, kỹ năng bê
ghế, kỹ năng cầm cốc, kỹ năng đi tất…… Hoặc khi dạy trẻ tạo hình, tơi luôn làm
những video mà trẻ dễ hiểu nhất như: tô màu bơng hoa, trang trí cái cốc bằng
những chấm trịn hoặc bằng những vụn báo trí, giấy màu……
Trước hững bài học như nhận biết phân biệt - to hơn nhỏ hơn, nhận biết phân
biệt – các hình vng, tam giác, chữ nhật …. Tơi ln trị chuyện với học sinh và
phụ huynh để bố mẹ chuẩn bị cho các đồ dùng đồ chơi có dạng hình mà con học.
Học to hơn nhỏ hơn, tơi trị chuyện để tìm hiểu trẻ có những đồ chơi gì có kích
thước to hơn – nhỏ hơn, sau đó tơi dựa vào số đơng trẻ có loại đồ chơi giống nhau
nhất và chọn loại đồ chơi đó để làm đồ dùng đồ chơi – học cụ cho tiết học đó. Điều
này giúp phụ huynh dễ chuẩn bị cho con, cũng như giúp tre dễ dàng nhận biết và

nắm bắt được nội dung tiết học cô truyền tải qua video một các dễ dàng nhất.
3.2. Biện pháp 2: Tận dụng hết tất cả các tính năng sẵn có trên điện thoại mà
mình đang có để quay video, tạo ra một video có chất lượng tốt. (Ảnh 2)
Các khóa học trực tuyến dưới dạng bài giảng video đang trở thành xu thế
đào tạo trong thời đại công nghệ 4.0. Video bài giảng online có lợi thế khơng bị
giới hạn bởi khơng gian, thời gian, lại có khả năng tiếp cận với số lượng lớn
học sinh, học viên. Vậy làm thế nào để có được các video với chất lượng tốt
nhất có thể mà điều kiện thiết bị thiếu thốn, thiết bị duy nhất để quay video mà
tôi có là chiếc điện thoại Iphone 7 plus, kèm theo đó là chiếc Tripo để cố định
điện thoại. Với mong muốn đó tơi đã lên mạng Internet để tìm hiểu các mẹo vặt
đơn giản làm video từ điện thoại trở nên chuyên nghiệp hơn. Sau đây tôi xin
chia sẽ các mẹo vặt mà tôi đã tim hiểu và áp dụng vào việc quay video bài học
mà tôi đã làm:
 Luôn Dùng Camera Sau :
Đây dường như là điều kiện tất yếu, nhưng cũng dễ quên lắm. Camera sau có chất
lượng tốt hơn, độ phân giải cao hơn và dễ hiệu chỉnh khi dùng app hơn. Camera
sau lúc nào cũng cho những đoạn quay rõ nét.
Tôi sử dụng camera sau bằng cách đặt điện thoại đặt trên bàn hoặc dựa vào tường,
dùng Tripo. Nếu thích kiểu tự sướng thì tơi sử dụng camera trước, nhưng xoay điện
thoại để lấy khung hình ngang.
Tơi thu giọng nói trực tiếp bằng điện thoại vì vậy tơi vừa nói, vừa nhìn vào ống
kính chứ khơng phải nhìn vào màn hình.
 Ổn Định Hình Ảnh Và Lấy Nét:
6


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
Có 2 điều cực kỳ cần thiết để quay được một video đẹp. Đó là phải giữ camera
cho chắc để không bị rung và giữ camera làm sao có thể ln lấy nét được. Để
đảm bảo điều này tôi luôn dùng Tripo để cố định điện thoại, giúp điện thoại không

bị rung và lấy nét tốt.
Ngồi ra nếu khơng có Tripo thì tơi tùy tình huống mà tận dụng những vật xung
quanh để giữ cho thiết bị cố định.
Ví dụ: Khi quay ngồi đường nếu không mang theo Tripo tôi sẽ tận dụng chồng
gạch là một vật hay để tôi cố định điện thoại của mình.
 Ghi Hình Với Khung Hình Nằm Ngang:
Cách đơn giản đầu tiên trong bí kíp làm ra những video chun nghiệp là phải
ln ln nhớ ghi hình với khung nằm ngang – đơn giản chỉ cần quay ngang điện
thoại của lại thôi.
Các video quay dọc hoặc dạng chân dung cũng ổn nhưng chúng chỉ phù hợp khi
xem chúng trên điện thoại. Tuy nhiên, khi tôi thử xem lại trên TV, máy tính xách
tay, máy tính bảng hoặc bất kỳ thiết bị nào khác thì khung hình đó lại khơng phù
hợp.
Và ngồi ra, tơi nhận thấy góc quay sẽ rộng hơn khi tơi quay ngang điện thoại của
mình, có thể lấy được nhiều cảnh hơn khi quay với khung hình ngang. Điều này
giúp tôi hạn chế được các động tác xoay sang trái, xoay phải, và giúp sản phẩm
quay sau cùng nhìn chỉnh chu hơn.
 Thêm Những Đường Kẻ Khung Hình:
Có một điều cịn chán hơn việc phải xem một video quay ở chế độ chân dung đó
là việc xem video được quay với góc quay nhìn kỳ quặc, xiêu vẹo. Việc hiển thị
những đường kẻ khung hình khi quay sẽ giúp tôi canh được bối cảnh nền cân đối
và quan trọng là tạo được bố cục chuẩn cho video.
Thường thì thiết bị nào cũng có sẵn tính năng này, bạn có thể mở nó ở phần tùy
chỉnh trong phần mềm quay video của bạn.
Đường kẻ khung hình giúp tơi canh được hình ảnh trong video khớp với cảnh quan
ở ngồi và tơi sẽ an tâm rằng video của tơi sẽ không bị lệch khung.
Khung này cũng kiêm luôn chức năng hỗ trợ cho bố cục khung hình. Khi quay chủ
thể là người, hãy đặt vị trí mắt họ trùng với đường kẻ phía trên cùng.
Những người đam mê nhiếp ảnh sẽ biết đây là quy tắc phần ba, giúp tơi phân bố
những chủ thể trong khung hình tốt hơn.

 Ánh Sáng:

7


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
Rất đơn giản để cân chỉnh độ sáng trên một bức ảnh bị tối hoặc thiếu sáng nhưng
nếu chỉnh trên video thì nó phức tạp hơn nhiều. chính vì vậy tơi ln tìm cách tối
ưu hóa điều kiện ánh sáng bằng cách:
- Chọn thời gian quay là lúc ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mặt trời có độ sáng vừa
phải, khơng q gắt. Khi quay chọn hướng ánh sáng ngược với khuôn khuôn mặt,
tránh để cammera ngược sáng như vậy sẽ làm video của bạn sáng rõ, màu sắc ánh
sáng giúp cảnh có hình khối và chiều sâu.
- Khi quay ở điều kiện ánh sáng yếu, tôi phải giữ cố định camera, lấy nét và sử
dụng đèn flash của điện thoại để tăng thêm độ sáng cho video.
 Làm Quen với Những Góc Quay:
Ai cũng có thể tự mình cầm máy và quay video được. Để quay được một video
mang tính chuyên nghiệp tại nhà thì tơi cần phải tập làm quen với việc sử dụng
những góc quay. Thay vì quay mọi thứ theo góc nhìn từ một điểm, thì tơi thử quay
ở những góc rộng hơn rồi từ từ lại gần chủ thể để quay cận cảnh. Sau đó chỉnh sửa
2 đoạn đó vào thành 1 đoạn. Hoặc có thể giơ camera qua khỏi đầu để quay hành
động từ trên cao.
Tôi thoải mái tìm ra những góc quay đẹp nhất, khơng cần nhất thiết phải quay từng
khung hình khác nhau hồn tồn, phong phú làm cho đoạn phim của tôi thú vị hơn.
 Sử Dụng Các App Store Khác nhau Trên Điện Thoại Để Quay
Ngồi việc sử dụng các tính năng sẵn có trong điện thoại và các mẹo nhỏ đã học
được trên Internet thì tơi sử dụng các App store có sẵn trên kho ứng dụng Apple.
Các bạn sử dụng smastphone cũng có thể tìm hiểu thêm các App tương tự trong
kho ứng dụng CHplay. Các app mà tôi hay sử dụng đó là: Snow, PINIC……
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại, các phần mềm để

chỉnh sửa video, cắt ghép và lồng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh vào video.
( Ảnh 3)
Quay được video đã khó, chỉnh sửa được video, cắt ghép, lồng nhạc, lồng ghép
các hiệu ứng vào video làm sao cho đẹp, hợp lý, khiến học sinh của tơi thích thú
khi xem các video cịn khó hơn. Để có được những video hấp dẫn, sáng tạo và chỉn
chu như vậy tôi đã sử dụng một số ứng dụng, trang web và các phần mềm chỉnh
sửa ảnh và video. Các ứng dụng đó là ứng dụng dễ hiểu, dễ thao tác, dễ thực hành
và nhiều người sử dụng và một điểm quan trọng đó là các ứng dụng đó là hồn
tồn miễn phí. Để tận dụng các tính năng của ứng dụng một cách tối đa, tôi thường
lên mạng intenet để đọc các bài viết, lên youtube xem các video dạy sử dụng các
8


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
ứng dụng đó để chỉnh sửa, cắt ghép giúp video của tơi hồn chỉnh hơn. Các ứng
dụng tơi hay sử dụng đó là:
Ứng dụng trên điện thoại tôi dùng CapCut: CapCut là ứng dụng phổ biến
trên điện thoại hiện nay dùng để chỉnh sửa video miễn phí, đơn giản chun nghiệp
bằng các cơng cụ hỗ trợ như thêm sticker động vào video đơn giản, chỉnh tốc độ
video nhanh hay chậm dễ dàng. Ngoài ra capcut còn giúp người dùng tùy ý chọn
nhạc và chèn nhạc vào video cực kỳ nhanh chóng. CapCut cịn giúp tạo hiệu ứng
video bằng nhiều màu sắc khác nhau với đa dạng bộ lọc như: độ tương phản, ánh
sáng mạnh, sắc nét hay mờ ảo...Chỉ cần chọn vào chế độ phù hợp với video thì
CapCut đã giúp tạo ra video chất lượng và màu sắc hấp dẫn nhé.
Phần mềm Windows Movie Maker : Windows Movie Maker là phần mềm
tạo video giúp bạn lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống bằng cách
kết hợp hình ảnh và âm nhạc theo một trình tự kể chuyện do bạn lựa chọn. Movie
Maker tích hợp khá nhiều tính năng hấp dẫn cùng với nhiều công cụ chỉnh sửa
video như thêm dấu bản quyền, cắt, ghép video, cắt đoạn nhạc sao cho phù hợp với
video nhất. Phần mềm này hỗ trợ nhiều định dạng ảnh và video khác nhau như

MP4, WMA, WAV, AVI, MPG, JPG, BMP, PNG...Ứng dụng này mang đến nhiều
công cụ chỉnh sửa video khác nhau như cắt video thành các đoạn khác nhau, loại
bỏ các khoảng im lặng, đặt tên cho các đoạn phim. Ưu điểm của ứng dụng là cho
phép tôi vừa xem video vừa chỉnh sửa và thấy trước được sự thay đổi.
Ứng dụng online Canva: Thật may mắn khi tôi được Ban Giám Hiệu nhà
trường tin tưởng và lựa chọn là 1 trong 5 người tham gia tập huấn chuyên đề: “Ứng
dụng một số phần mềm tin học miễn phí thiết kế truyện tranh, phim hoạt hình cho
trẻ mầm non” do Phòng Giáo Dục Huyện Gia Lâm tổ chức. Nhờ chương tập huấn
bổ ích này mà tơi biết tới Canva. Công cụ này cho phép người dùng sử dụng miễn
phí trên cả máy tính và điện thoại vơ cùng tiện lợi. Người dùng có thể thoải mái
chỉnh sửa hình ảnh, video bằng những cơng cụ đơn giản giúp q trình thiết kế trở
nên nhanh chóng hơn. Hơn nữa, công cụ sở hữu một kho tàng template (mẫu có
sẵn) rất đa dạng và phong phú, vì vậy ngay cả khi khơng giỏi về thiết kế tơi cũng
có thể sử dụng một cách dễ dàng. Đặc biệt, Canva còn có tính năng lưu tự động và
lưu lại những mẫu mà tôi đã thiết kế giúp bạn xem lại những thiết kế trước đó của
mình.
3.4. Biện pháp 4: Giúp phụ huynh học sinh cũng như trẻ mầm non tiếp cận
video dễ dàng và thuận tiện hơn. ( Ảnh 4)
9


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
Khi đăng lên zalo nhóm lớp những video mình làm tơi nhận thấy ít phụ
huynh cho con xem hơn. Sau khi tạo cuộc bình chọn trên zalo nhóm lớp tơi biết
được ngun nhân là do dung lương video quá lớn sau khi được xử lý cắt ghép qua
các phần mềm làn video nói trên. Tơi đã lựa chọn một cách khác đó là gửi link
Facebook, hoặc link trang web của nhà trường, thì lượng xem cũng không tăng lên
do thao tác vào các link trên phức tạp và nhiều bước mới xem được video mà cơ
gửi.
Chính vì những lý do trên, tơi đã tìm hiểu và lập một kênh yotube của riêng

mình. Sau khi làm xong video tơi đăng lên kênh youtube, sau đó lấy link youtube
đó gửi vào zalo nhóm lớp. Học sinh chỉ cần chạm vào link đó sẽ được đưa thẳng
tới trang youtube cô đã đăng video và xem một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tơi
cũng dùng link youtube đó để đăng lên Facebook cá nhân và cổng thông tin nhà
trường, tôi thấy lượng xem trên các trang trên cũng tăng lên đáng kể.
Sau khi các video đã được cắt ghép chỉnh sửa, chèn nội dung giới thiệu bao gồm:
-

Tên trường
Tên bài dạy, đề tài
Tên giáo viên
Tên nhóm lớp, khối mình đang dạy

Khi đã đầy đủ thơng tin và nội dung cần thiết, thì video được gửi vào zalo nhóm
lớp thông qua link kênh youtube của tôi. Tôi nhận thấy kết quả lượt xem của
phụ huynh và học sinh đã có thay đổi rất nhiều so với trước đây.
4. Hiệu quả SKKN: (Ảnh 5)
Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là
kết quả tôi đã khảo sát lại và so sánh với kết quả trước đó:
ST
T

Nội dung đăng trên

Số HS

Lượt xem
trước đây

1


Zalo nhóm lớp

24

14

Lượt xem sau khi
đã thay đổi hình
thức
21

2

Facebook cá nhân

24

12

20

3

Cổng thông tin của trường

24

14


20

4

Trang youtube cá nhân

24

10

32


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
- Các cháu có kỹ năng tự phục vụ nên phụ huynh chăm sóc giáo dục một cách dễ
dàng hơn.
- Đặc biệt sau khi các con xem video của tôi đã làm, các cháu ở nhà đã biết tự
mình làm một số việc tự phục vụ như : Tự xúc cơm ăn, tự uống nước, biết gọi
người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong biết tự cất đồ chơi ….biết đọc
thơ, hát bi bơ cho ơng bà, bố mẹ nghe.Vì vậy các bậc phụ huynh rất vui và ngày
càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp. Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học tập
của con nhiều hơn. Và lượt xem từ các video sau có lượt xem nhiều hơn video
trước.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Ý nghĩa:
Từ việc trẻ được tiếp cận những video học tập dễ dàng hơn, trẻ xem đi xem lại
nhiều lần để học tập và thực hành tại nhà nên kết trẻ đạt được sau mỗi bài học cũng
cao hơn. Minh chứng đó là các sản phẩm của học sinh, cách các con thực hành
những bài học kỹ năng sống được phụ huynh quay video, chụp ảnh gửi phản hồi lại
bằng cho các cô trên zalo nhóm lớp. Những thành tựu mà các con có được khiến

tơi cảm thấy những tâm huyết, những học hỏi của mình trong suốt thời gian qua để
có những video bài học cho các con là không hề uổng phí.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Nghiên cứu tham khảo tài liệu, khơng ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ cơng
nghệ thông tin qua các bài viết trên internet.
- Trong quá trình tự học hỏi mày mị làm video, tơi trao đổi cùng các đồng nghiệp
để cùng nhau nâng cao kỹ năng kỹ năng sư phạm, kỹ năng làm video làm sao cho
sinh động và hấp dẫn đối với trẻ. Từ đó tơi cũng học hỏi được rất nhiều từ các
đồng nghiệp của mình.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh những gì trẻ làm được và chưa làm được
để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất.
- Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng của trẻ
thông qua sản phẩm của trẻ.
3. Kiến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo:

11


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem
- Sau khi tham gia lớp tập huấn chuyên đề của Phòng GD Huyện Gia Lâm tổ chức
tôi nhận thấy bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều. Chính vì vậy tơi kính mong
các cấp lãnh đạo huyện tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn như vậy để cho giáo viên
chúng tôi được học hỏi những kiến thức mới. Giữa giáo viên các trường với nhau
được giao lưa và trao đổi kinh nghiệm với nhau nhiều hơn.
* Đối với nhà trường:
- Trường mầm non tạo điều kiện cơ sở vật chất góp phần nâng cao điều kiện học
tập, phong phú nội dung các hoạt động.
- Tạo điều kiện cho giáo viên trong trường tham gia nhiều lớp tập huấn chuyên đề
cấp trường, cấp huyện hơn nữa.

* Đối với tổ nhóm chun mơn và đồng nghiệp:
- Tổ chuyên môn của trường lên kế hoạch bồi dưỡng và cùng nhau trao đổi chia sẻ
kinh nghiệm để nâng cao trình độ quay và chỉnh sửa video cho giáo viên.
- Sau khi áp dụng những biện pháp trên, tôi đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của trẻ.
Vì vậy, tơi đã chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn đồng nghiệp trong trường để những
biện pháp trên được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao hơn.
* Đối với phụ huynh học sinh:
- Tôi tiếp tục gửi tới phụ huynh học sinh những video có chất lượng được nâng cao
và hấp dẫn hơn nữa đối với học sinh
- Tiếp tục tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi giao lưu trực tuyến, về tầm
quan trọng của việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh thông qua việc xem
các video tại nhà, để phụ huynh quan tâm và dành nhiều thời gian cho con em
mình hơn nữa.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi trong q trình học tập, làm
video và công tác phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
đã đề ra. Do giới hạn về thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và kiến thức
cịn hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết nhất định. Rất
mong nhận được sự đóng góp, xây dựng ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè
đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện và hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
12


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem

PHỤ LỤC

Ảnh 1: Phông nền quay video, đồ dùng học tập được tôi lựa chọn linh hoạt

Ảnh 2: Điện thoại và Tripo tôi đang dùng, khi quay tôi cố định và để ngang máy

13


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem

Phần mềm CapCut

Ứng dụng Canva

Phần mềm miễn phí
Windows Movie Maker

Ảnh 3: Các ứng dụng chỉnh sửa video được tôi sử dụng

Ảnh 4: Kênh youtube của tôi, nơi đăng tải những video sau khi tôi làm

14


Nâng cao chất lượng video, tạo hứng thú cho trẻ cho trẻ 24-36 tháng tuổi khi xem

Ảnh 5: Kết nối phụ huynh online, học sinh học bài qua video và thực hành bài đã học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lí học lứa tuổi mầm non 1994
Nguyễn Thị Ánh Tuyết – chủ biên
Nguyễn Như Mai – Đinh Kim Thoa
2. Giáo dục mầm non II năm 1995
Tiến sĩ Đào Thanh Âm – chủ biên
Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hòa

3. Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục mầm non
Nguyễn Ánh Tuyết – chủ biên
Đinh Văn Vang – Lê Thị Kim Anh
4. Các trang mạng như:
- />- />- />
15



×