Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.26 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ XUÂN VIỆT ANH

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ XUÂN VIỆT ANH

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã ngành: 8380101.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến

Hà Nội - 2020



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới
sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Bá Diến. Các kết quả nêu trong Luận văn
chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Xuân Việt Anh

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

MỞ ĐẦU


7

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN NINH HÀNG

12

KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
1.1. Những khái niệm cơ bản

12

1.1.1. An ninh hàng khơng

12

1.1.2. Cảng hàng khơng

14

1.2. Vai trị của việc đảm bảo an ninh hàng không tại cảng

17

hàng không
1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt

19

Nam về đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không
1.3.1. Về hệ thống pháp luật quốc tế


19

1.3.2. Về hệ thống pháp luật Việt Nam

22

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ

25

AN NINH HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
2.1. Một số điều ƣớc quốc tế quan trọng liên quan đến an

25

ninh hàng không tại cảng hàng không
2.1.1. Công ước Chicago năm 1944 về hàng không dân dụng

25

quốc tế
2.1.2. Công ước Montreal năm 1971 về ngăn chặn các hành vi

35

bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng và Nghị
định thư Montreal 1988 bổ sung cho Công ước Montreal 1971
2.1.3. Công ước Bắc Kinh 2010 về ngăn chặn các hành vi bất


37

hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quốc tế
2.2. Việc đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không

2

40

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của một số quốc gia trên thế giới
2.2.1. Kinh nghiệm tổ chức đảm bảo an ninh hàng không tại

40

cảng hàng không của một số nước
2.2.2. Công tác thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cảng

43

hàng không trên thế giới
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN NINH HÀNG

49

KHÔNG TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG CỦA VIỆT
NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1. Thực tiễn đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng


49

hàng không của Việt Nam
3.1.1. Các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng

49

không của Việt Nam
3.1.2. Cơ cấu tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh hàng không tại

64

các cảng hàng không của Việt Nam
3.1.3. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đảm

68

bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng không của Việt Nam
3.1.4. Nhân lực thực hiện đảm bảo an ninh hàng không tại cảng

70

hàng không
3.2. Đánh giá hiệu quả của công tác đảm bảo an ninh hàng

72

không tại các cảng hàng không của Việt Nam
3.2.1. Ưu điểm


72

3.2.2. Tồn tại, hạn chế

78

3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện và giải pháp đề xuất

86

3.3.1. Phương hướng chiến lược bảo đảm an ninh hàng khơng

86

tại cảng hàng khơng
3.3.2. Giải pháp hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an

87

ninh hàng không tại cảng hàng không

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh

90


hàng không tại cảng hàng không
3.3.4. Giải pháp nâng cao hệ thống hạ tầng, phương tiện, thiết bị

91

an ninh hàng không
3.3.5. Giải pháp hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bảo đảm an

92

ninh hàng không tại cảng hàng không
KẾT LUẬN

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACV

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam


ANHK

An ninh hàng không

ANTT

An ninh trật tự

CICA

Công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế

ICAO

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

IATA

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

World Bank

Ngân hàng thế giới

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh hàng khơng

20

và tình hình gia nhập của Việt Nam
Bảng 2.1. Danh mục các Phụ lục của Công ước Chicago 1944

26

Bảng 3.1: Tổng hợp danh mục trang thiết bị an ninh tại các cảng

69

hàng không của Việt Nam
Bảng 3.2: Số lượng nhân viên An ninh hàng không

71

của ACV
Bảng 3.3: Thống kê vụ việc vi phạm an ninh hàng không tại các

73

cảng hàng không của Việt Nam năm 2017 – 2018
Bảng 3.4: Thống kê vụ việc vi phạm an ninh trật tự tại các cảng

76

hàng không của Việt Nam năm 2017 – 2018

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Mơ hình tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh hàng không

66

tại các cảng hàng không tại Việt Nam

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, cũng như hiện nay, ngành vận tải hàng
khơng đang có những bước tăng trưởng rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Theo số
liệu của World Bank, thị trường hàng khơng đang là thị trường có sức phát
triển cao nhất trong lĩnh vực vận tải với mức tăng trưởng hàng năm ln được
duy trì ổn định, đặc biệt là thị trường châu á – thái bình dương khoảng 8%
trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015 và khoảng 10% trong năm 2016.
Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có biên độ tăng trưởng cao
nhất với khoảng 15% trong thời gian từ năm 2010 đến 2015 và hơn 25% trong
năm 2016. Có thể lấy điển hình tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (là một
trong những cảng hàng khơng có lưu lượng hành khách cao nhất tại Việt
Nam) thì trong năm 2017, tại đây đã tiếp đón hơn 24 triệu lượt hành khách, số
lượt cất hạ cánh đạt xấp xỉ 160 ngàn và hơn 600 ngàn tấn hàng hóa qua Cảng,
mức độ tăng trưởng tương ứng khoảng 12% so với năm 2016.
Với tình hình hoạt động hàng khơng dân dụng sơi động như vậy thì u
cầu thiết yếu và quan trọng nhất đó chính là vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn
cho mỗi chuyến bay vì chỉ có thể một sơ suất nhỏ trong q trình vận hành thì

có thể sinh mạng của gần 300 con người có thể bị ảnh hưởng cùng với đó là
những thiệt hại kinh tế vơ cùng to lớn. Trong đó, cơng tác đảm bảo an ninh
hàng khơng được coi là vấn đề quan trọng nhất.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình an ninh trên thế giới có nhiều bất ổn
và diễn biến phức tạp, nguy cơ khủng bố, đánh bom, can thiệp bất hợp pháp
vào hoạt động hàng không dân dụng là rất lớn, đặt ra những thách thức không
nhỏ đối với công tác đảm bảo an ninh hàng không.
Các hoạt động khủng bố ngày càng phát triển, xu hướng lựa chọn hàng
không dân dụng là một trong những mục tiêu quan trọng mà tổ chức khủng bố

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhằm vào. Hiện nay, mâu thuẫn và xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân
tộc, giữa các tôn giáo, tín ngưỡng… trên thế giới diễn ra ngày càng sâu sắc,
khốc liệt; cùng với các mâu thuẫn, xung đột đó thì xu hướng cực đoan, lựa
chọn khủng bố là biện pháp, phương thức giải quyết mâu thuẫn chưa bao giờ
nghiêm trọng như giai đoạn hiện nay, đe dọa sâu sắc đến hịa bình, phát triển
của nhân loại.
Sự trỗi dậy, nở rộ của các tổ chức khủng bố toàn cầu gần đây như Nhà
nước Hồi giáo (IS), Al-Queda, Taliban, Al-Nusea Front – Syria, Boko Haram
– Nigeria, Jemaah Islamiyah và các chi nhánh Al-Queda tại Đông Nam Á,
Abu Sayyaf – Philipines, Lashkar-e-Taiba – Pakistan…) là yếu tố tiềm ẩn
nguy cơ cao. Trong bối cảnh đó, hoạt động hàng khơng dân dụng, với tính
chất đặc thù của nó ln được các đối tượng khủng bố coi là mục tiêu nhắm
đến: Sự kiện Metrojet KGL9268 ngày 31/10/2015; chuyến bay 9525
(4U9525/GWI18G) Airbus A320-200 ngày 24/3/2015 từ sân bay El Prat –
Barcelona đến sân bay Duselldorf của Đức; vụ đánh bom sân bay Brussels

Zavenem ngày 22/3/2016; vụ cướp tàu bay ngày 29/3/2016 tại Ai Cập,… đặt
ra nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng đối với an ninh hàng khơng.
Trước tình hình trên, nguy cơ tấn cơng khủng bố vào mục tiêu lợi ích của
các quốc gia trong hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam là vấn đề
thời sợ cần có giải pháp chủ động ứng phó. Với việc các quốc gia tăng cường
các hoạt động tiêu diệt các tổ chức khủng bố IS, Al-Queda, phong trào Hồi
giáo Đông Turkestan,… các quốc gia này đang đối mặt với sự trả thù quyết
liệt của các đối tượng khủng bố. Việt Nam cũng là một trong số nhiều nước
có sự hợp tác, quan hệ giao thương với các nước đi đầu trong cơng cuộc
phịng chống khủng bố; do đó nguy cơ các tổ chức khủng bố tấn cơng khủng
bố vào hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam cần phải được chủ động

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phân tích, đánh giá, có giải pháp phịng ngừa, ngăn chặn phù hợp, đặc biệt là
các đường bay từ Châu Âu, Trung Đông đến Việt Nam và ngược lại.
Ngày 05/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
809/QĐ-TTg về việc đưa cơng trình Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài, Cảng
hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào danh mục cơng trình quan trọng liên
quan đến an ninh quốc gia. Do đó, cơng tác đảm bảo an ninh hàng khơng tại
các cảng hàng khơng cần có được sự quan tâm hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Pháp luật quốc tế về an ninh hàng
không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế
về đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không. Đồng thời, nghiên cứu,

đánh giá công tác tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh hàng
không tại các cảng hàng không trên cơ sở thực tế cũng như tại các văn bản
pháp luật hiện hành.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn
sẽ đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các
biện pháp đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không một cách có hiệu
quả.
2.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện tại cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực hàng không dân
dụng được đề cập trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, về vấn đề đảm bảo an ninh
hàng khơng thì số lượng cịn ít, tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng
có 01 đề tài “Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng
theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” của Học viên
Nguyễn Thị Hà, bảo vệ năm 2012.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mặc dù vậy, trong Luận văn trên tập trung chủ yếu vào các quy định về
biện pháp đảm bảo an ninh hàng không dân dụng của pháp luật quốc tế cũng
như của Việt Nam. Trong khi đó, trong luận văn này, tôi sẽ tập trung chủ yếu
vào công tác đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng không và thực
tiễn triển khai công tác này tại các cảng hàng khơng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay, hệ thống văn
bản pháp luật quy định về an ninh hàng không tại Việt Nam cũng có nhiều sự
thay đổi, do đó cần có sự cập nhật, đánh giá lại để đảm bảo phù hợp với thực
tiễn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về an ninh hàng
không tại cảng hàng không và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các hệ thống văn bản
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không tại cảng hàng
không.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện các biện
pháp đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài để từ
đó đưa ra đánh đánh giá, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.
4. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
kèm theo, luận văn bao gồm 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Khái quát chung về an ninh hàng không tại cảng hàng không
Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế về an ninh hàng không tại
cảng hàng không
Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không tại

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cảng hàng không và thực tiễn đảm bảo an ninh hàng không tại các cảng hàng
không của Việt Nam.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. An ninh hàng khơng
Khi nói đến “An ninh hàng khơng” nhiều người có thể nghĩ ngay đến
việc bảo đảm an tồn cho các chuyến bay do đó “an ninh hàng khơng” thường
bị nhầm lẫn với “an tồn hàng khơng” trong khi đây là hai lĩnh vực hoàn toàn
khác nhau. Khái niệm “An ninh hàng không” được định nghĩa tại chương 1,
Phụ lục 17, Công ước Chicago 1944 (phiên bản lần thứ 10) như sau: “an ninh
là sự bảo vệ hàng không dân dụng chống lại các hành vi can thiệp bất hợp
pháp và được thực hiện bằng sự kết hợp của nguồn nhân lực và vật chất.”
Khái niệm này cũng tương đồng với định nghĩa về “an ninh hàng không”
trong pháp luật Việt Nam quy định cụ thể điều 190 Luật hàng không dân dụng
Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau:
“An ninh hàng không” là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn
nhân lực, trang bị, thiết bị để phịng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi
can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng khơng dân dụng, bảo vệ an tồn
cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất.
Từ định nghĩa trên có thể thấy mục đích quan trọng và cao nhất của an
ninh hàng khơng là phịng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp
bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Trong đó, “hành vi can
thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng khơng dân dụng” được xác định là
hành vi có khả năng uy hiếp an tồn hoạt động hàng khơng dân dụng, bao
gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;

12


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng khơng, sân bay và
cơng trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và
khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy,
chất nổ, chất dễ nổ, chất độc hóa học và sinh học, chất phóng xạ và các vật
hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm
cho sức khỏe, tính mạng của con người, an tồn của chuyến bay;
g) Cung cấp thơng tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay
hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc
người tại cảng hàng khơng, sân bay và cơng trình, trang bị, thiết bị hàng
không dân dụng;
h) Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai
thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay.”
Từ việc phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với các hành vi trên mà an ninh
hàng khơng có thể đảm bảo an tồn cho tàu bay, hành khách, tổ bay trên tàu
bay và các cơ sở, phương tiện, con người phục vụ cho hoạt động bay. Việc
này khác với khái niệm “an tồn hàng khơng” mà nhiều người đang có sự
nhầm lẫn khi nhắc đến “an ninh hàng khơng”.
An tồn hàng khơng là một hệ thống các điều kiện, tiêu chuẩn để đảm
bảo an toàn cho hoạt động bay dân dụng của tàu bay. Theo đó, để đảm bảo an
tồn hàng khơng, người khai thác tàu bay và các đơn vị có liên quan phải tuân
thủ các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, tiêu chuẩn chuyên môn
của nhân viên hàng không trong lĩnh vực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu
bay và cơ sở y tế giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không. Các tiêu

chuẩn này đều được định lượng bằng những con số cụ thể được gọi là

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“ngưỡng an tồn” để đảm bảo tàu bay có thể hoạt động tốt và được phép hoạt
động.
1.1.2. Cảng hàng không
Cảng hàng không là một khu vực xác định nằm trên đất liền hoặc mặt
nước, được xây dựng để phục vụ cho hoạt động giao thông hàng không. Mỗi
cảng hàng không phải có ít nhất một đường băng làm nơi để các máy bay cất
cánh và hạ cánh. Thông thường, các cảng hàng không sẽ được tổ chức để
phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đó là khu phức hợp hiện đại,
gồm có nhà ga hàng khơng, trung tâm kiểm sốt khơng lưu, xưởng bảo dưỡng
máy bay, sân đậu máy bay, đường lăn, đường băng và một số cơ sở hạ tầng
khác. Tại những cảng hàng không quốc tế, nước sở tại sẽ đặt một cửa
khẩu hải quan để kiểm soát việc xuất - nhập cảnh của hành khách, hoặc thơng
quan để kiểm sốt xuất - nhập khẩu hàng hóa.
Khái niệm “Cảng hàng khơng” định nghĩa tại khoản 1, điều 47 Luật hàng
không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau:
“Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và
trang bị, thiết bị, cơng trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến
và thực hiện vận chuyển hàng không.
Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:
a) Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận
chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa;
b) Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển
nội địa.”

Cảng hàng không là một phạm vi tương đối rộng bao gồm nhiều hoạt
động, cơng trình hàng khơng được tổ chức nhằm đảm bảo cho quá trình khai
thác hành khách, hành lý, hàng hóa trên tàu bay được duy trì một cách thường
xun, ổn định.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tại mỗi cảng hàng khơng đều được hình thành trên 3 trụ cột chính mà
trong lĩnh vực hàng khơng thường được biết đến với khái niệm “3 Airs”, cụ
thể:
- “Airport” – người khai thác cảng hàng không: là tổ chức được cấp giấy
chứng nhận khai thác cảng hàng không. Được coi là “chủ nhà” trong hoạt
động khai thác tại cảng hàng khơng, người khai thác cảng hàng khơng có
trách nhiệm:
+ Duy trì đủ điều kiện cấp giấy đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng
hàng khơng; chủ trì điều phối việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tại cảng hàng
không.
+ Quản lý, khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng
hàng không thuộc phạm vi được giao quản lý đảm bảo tuân thủ các quy định
của pháp luật, tài liệu khai thác cảng hàng không; duy trì khai thác cảng hàng
khơng, sân bay theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; phối hợp thực
hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh hoặc phòng, chống dịch bệnh tại
cảng hàng không.
+ Ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với doanh nghiệp được
Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tương
ứng tại cảng hàng không.
+ Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của

cảng hàng không thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định.
+ Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh,
an toàn hàng không.
- “Airlines and aircraft operators” – người khai thác tàu bay: là tổ chức,
cá nhân tham gia khai thác tàu bay và được cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc
công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay. Người khai thác tàu bay

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại. Người
khai thác tàu bay có trách nhiệm:
+ Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác
tàu bay an toàn.
+ Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
+ Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an
toàn.
+ Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn
luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
+ Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
+ Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu
bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ
khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
+ Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
- “Air Control” – cơ quan quản lý hoạt động bay: là tổ chức điều hành
hoạt động bay tại cảng hàng không, cho phép tàu bay được cất cánh, hạ cánh
tại cảng hàng không, trừ trường hợp phải hạ cánh bắt buộc.
Ngồi ra, “Cảng vụ hàng khơng” là một cơ quan nhà nước có nhiệm vụ

kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tại cảng hàng không được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật; đồng thời có chức năng xử phạt các vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng khơng dân dụng trong phạm vi được pháp luật
quy định.
Với các khái niệm “an ninh hàng không” và “cảng hàng không” nêu trên
có thể nói đảm bảo an ninh hàng khơng tại cảng hàng không là việc sử dụng
kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị tại cảng hàng khơng
để phịng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hoạt động hàng không dân dụng nhằm bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành
khách, tổ bay và cơ sở vật chất, hạ tầng hàng không tại cảng hàng không.
1.2. Vai trị của việc đảm bảo an ninh hàng khơng tại cảng hàng khơng
Như đã trình bày ở phần trên, ngành hàng khơng dân dụng đang có sự
phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và dần trở thành một ngành
kinh tế trọng điểm, có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển của
mỗi quốc gia. Do đó, đảm bảo duy trì mơi trường an ninh hàng không ổn
định, hiệu quả, bảo vệ an tồn cho hoạt động hàng khơng dân dụng góp phần
tích cực đảm bảo an ninh quốc gia, là một bộ phận khơng thẻ tách rời của an
ninh quốc gia.
Trong đó, việc bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không là vấn
đề được coi là quan trọng và cốt lõi nhất trong việc bảo đảm an ninh hàng
khơng vì cảng hàng không là điểm đến cũng như điểm kết thúc của mọi
chuyến bay. Mọi vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của chuyến bay cần
được loại trừ ngay tại cảng hàng không, nếu không các mối nguy hại không
được loại trừ khi đưa được lên tàu bay sẽ đem lại những hậu quả không thể

lường trước được. Bên cạnh đó, việc kiểm tra an ninh hàng khơng tại cảng
hàng khơng cịn góp phần phát hiện ra các mối đe dọa hay các vi phạm luật
khác như vận chuyển trái phép ma túy, động vật hoang dã,… [18]
Thế giới đã từng chứng kiến sự kiện lịch sử ngày 11 tháng 9 năm 2001
được biết đến như một thảm họa kinh hồng của ngành hàng khơng dân dụng
với thiệt hại tổng cộng lên đến 3 nghìn tỷ đơ là và khiến cho 2.996 người chết,
hơn 6.000 người khác bị thương. Nguyên nhân được xác định là do một nhóm
khủng bố người Hồi giáo thuộc Tổ chức khủng bố Al-Quada đã thực hiện việc
cướp quyền điều khiển của các máy bay để sử dụng như một vũ khí khủng bố
tấn cơng vào các cơng trình của nước Mỹ mà quốc gia này khơng thể phịng
tránh hoặc đối phó được. Các cuộc điều tra không thể hiện rõ được cụ thể

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cách thức chiếm quyền điều khiển tàu bay của các đối tượng trên nhưng một
vấn đề chắc chắn được nhận thấy là nếu cảng hàng không nơi các tàu bay bị
khủng bố làm tốt hơn nữa công tác đảm bảo an ninh hàng không như loại bỏ
các hành khách bị tình nghi là đối tượng khủng bố, đảm bảo phát hiện 100%
các vật phẩm nguy hiểm có thể được sử dụng làm vũ khí thực hiện hành vi
khủng bố thì có lẽ thảm họa đã khơng xảy ra.
Cũng có lẽ nhận ra được những nguyên nhân như vậy mà sau sự kiện
11/9, vấn đề an ninh hàng không tại các cảng hàng khơng đã được Chính phủ
Hoa Kỳ thắt chặt trên phạm vi cả nước như yêu cầu hành khách từ 12 quốc
gia gồm Syria, Algeria, Afghanistan, Iraq, Iran, Yemen, Cuba, Lebanon,
Libya, Somalia, Sudan và Triều Tiên phải làm thủ tục kiểm tra an ninh nâng
cao, nghĩa là công dân các nước ngày phải đứng sang một bên để khám xét
toàn thân và kiểm tra hành lý kĩ càng.

Bên cạnh đó, với tính chất là một địa điểm tập trung đông người, cảng
hàng không cũng luôn là một mục tiêu được cái đối tượng khủng bố ưu tiên
nhắm đến, có thể kể đến vụ việc đánh bom khủng bố tại sân bay Zaventem ở
Brussels Bỉ ngày 22/3/2016 làm 14 người thiệt mạng, 35 người bị thương và
khơng lâu sau đó vào ngày 28/6/2016, sân bay Ataturk, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
cũng đã bị đánh bom làm 41 người thiệt mạng, 106 người bị thương; cả 2 vụ
việc đều do lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện.
Ngoài ra, cũng không thể không kể đến vụ việc khủng bố tại sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 22/4/2017 do một nhóm người thực hiện dưới sự
lơi kéo, chỉ đạo của các nhóm phản động ở nước ngồi bằng việc đặt bom
xăng tại một số vị trí cơng cộng tại Cảng hàng khơng với mục đích gây tiếng
vang trước thời điểm diễn ra ngày kỉ niệm chiến thắng 30/4 và quốc tế lao
động 01/5. Vụ việc đã được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra
xét xử sơ thẩm vào tháng 12/2017 và phúc thẩm ngày 04/6/2018.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Qua đó, có thể thấy các cuộc tấn cơng vào cảng hàng không đã ngày
càng tăng trong bối cảnh các địa điểm tập trung đông người và hành khách
lưu thông là mục tiêu được nhắm đến để thực hiện các hành vi đe dọa. ICAO
đã đánh giá các mối nguy này thực tế và cần được ngăn chặn [16].
Chính vì vậy, an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam,
cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với
tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường [2, tr 1].
1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về đảm
bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không

1.3.1. Về hệ thống pháp luật quốc tế
Hoạt động hàng không dân dụng là một hoạt động mang tính chất quốc
tế rất cao với sự kết nối qua nhiều lãnh thổ quốc gia nên việc điều chỉnh của
hệ thống pháp luật quốc tế là hết sức quan trọng. Trong đó, điều ước quốc tế
được xác định quan trọng nhất là Công ước Chicago 1944 về hàng không dân
dụng quốc tế. Mặc dù nội dung của Công ước Chicago 1944 không đề cập
một cách trực tiếp đến công tác đảm bảo an ninh hàng khơng tại cảng hàng
khơng nói riêng và đảm bảo an ninh hàng khơng nói chung nhưng các Tiêu
chuẩn và khuyến cáo thực hành quy định tại Phụ lục 17 – An ninh hàng không
để quy định một cách cụ thể về công tác đảm bảo an ninh hàng khơng.
Ngồi Cơng ước Chicago 1944, hệ thống pháp luật quốc tế về đảm bảo
an ninh hàng khơng cịn bao gồm một số điều ước quốc tế sau:
- Công ước Tokyo 1963 về tội phạm và các hành vi vi phạm khác trên
tàu bay;
- Công ước Hague 1970 về loại trừ hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu
bay;

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Công ước Montreal 1971 về loại trừ những hành vi bất hợp pháp chống
lại an tồn hàng khơng dân dụng;
- Nghị định thư Montreal 1988 về loại trừ những hành vi bạo lực bất hợp
pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế;
- Công ước Montreal 1991 về đánh dấu chất nổ dẻo cho mục đích phát
hiện;
- Cơng ước Bắc Kinh 2010 về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên
quan đế hàng không dân dụng quốc tế;

- Nghị định thư Bắc Kinh 2010 sửa đổi, bổ sung Công ước về ngăn chặn
các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay.
Tình hình gia nhập và hiệu lực thực tế của các điều ước trên được tổng
hợp như sau:
Bảng 1.1: Các điều ƣớc quốc tế liên quan đến an ninh hàng không và tình
hình gia nhập của Việt Nam
STT

1

Tên điều ƣớc
Cơng ước Chicago 1944 về

Ngày Việt Nam phê

Ngày có

chuẩn hoặc gia nhập

hiệu lực

13/3/1980

12/4/1980

10/10/1979

08/01/1980

17/9/1979


17/10/1979

17/9/1979

17/10/1979

hàng không dân dụng quốc tế
2

Công ước Tokyo 1963 về tội
phạm và các hành vi vi phạm
khác trên tàu bay

3

Công ước Hague 1970 về ngăn
chặn các hành vi chiếm đoạt
bất hợp pháp tàu bay

4

Công ước Montreal 1971 về
ngăn chặn các hành vi bất hợp
pháp chống lại an toàn hàng

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



không dân dụng
5

Nghị định thư Montreal 1988

25/8/1999

24/9/1999

về ngăn chặn các hành vi bạo
lực bất hợp pháp tại sân bay
phục vụ hàng không dân dụng
quốc tế, bổ sung cho Công ước
Montreal 1971 về ngăn chặn
các hành vi bất hợp pháp chống
lại an tồn hàng khơng dân
dụng
6

Cơng ước Montreal 1991 về

Chưa gia nhập

đánh dấu chất nổ dẻo cho mục
đích phát hiện
7

Cơng ước Bắc Kinh 2010 về


Chưa gia nhập

ngăn chặn các hành vi bất hợp
pháp liên quan đến hàng không
dân dụng quốc tế
8

Nghị định thư Bắc Kinh 2010

Chưa gia nhập

sửa đổi, bổ sung Công ước về
ngăn chặn các hành vi chiếm
đoạt bất hợp pháp tàu bay
(Nguồn: Tổng hợp)
Với tổng quan các công ước quốc tế liên quan đến an ninh hàng không
như trên có thể thấy cơng tác đảm bảo an ninh hàng khơng tại cảng hàng
khơng chưa có một cơng ước hoặc nghị định thư nào quy định một cách
chuyên biệt tương tư như đối với các quy định về tội phạm và các hành vi vi
phạm khác trên tàu bay tại Công ước Tokyo 1963 mà chỉ được đề cập một

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cách rải rác tại nhiều Công ước, Nghị định thư bổ sung. Trong khi đó, như đã
trình bày về khái niệm của “An ninh hàng khơng” thì nhiệm vụ cao nhất của
đảm bảo an ninh hàng không là các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tối
đa nguy cơ xảy ra các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng

không dân dụng mà các biện pháp này chỉ được thực hiện hiệu quả nhất khi
được triển khai tại các cảng hàng khơng để kiểm sốt hành khách, hành lý,
hàng hóa vận chuyển lên tàu bay.
Vì vậy, việc chưa có một Cơng ước hoặc Nghị định thư quy định riêng
biệt về việc đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng khơng có thể coi là
một thiếu sót trong hệ thống pháp luật quốc tế về hàng không dân dụng nói
chung và an ninh hàng khơng nói riêng.
1.3.2. Về hệ thống pháp luật Việt Nam
Hệ thống các văn bản pháp luật về hàng không dân dụng hiện nay quy
định việc đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không của Việt Nam đề
cập đến các vấn đề chính sau: các biện pháp an ninh phịng ngừa và các biện
pháp ứng phó khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; phân công trách
nhiệm và phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh hàng không; tổ chức lực
lượng kiểm sốt an ninh hàng khơng; cơ sở vật chất, tài chính cho bảo đảm an
ninh hàng khơng tại cảng hàng không.
Hệ thống văn bản pháp quy về bảo đảm an ninh hàng không tại cảng
hàng không của Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ từ Luật cho đến Nghị
định và các Thông tư hướng dẫn, trong đó một số văn bản chủ yếu gồm:
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm
2014);
- Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định
về Nhà chức trách hàng không;

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về an
ninh hàng không;

- Nghị định 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản
lý, khai thác cảng hàng khơng, sân bay;
- Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09/01/2009 của Chính phủ về công
tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ;
- Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến
bay chuyên cơ, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 53/2015/TT-BGTVT
ngày 24 tháng 9 năm 2015.
- Thông tư số 18/2015/TT-BGTVT ngày 25/5/2015 của Bộ Giao thông
vận tải quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm sốt an
ninh hàng khơng.
- Thông tư 17/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận
tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Thông tư số 43/2017/TT-BGTVT ngày 16/11/2017 của Bộ Giao thông
vận tải quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không;
- Thông tư số 10/2018/TT-BGTVT ngày 14/3/2018 của Bộ Giao thông
vận tải quy định về nhân viên hàng không, đào tạo, huấn luyện và sát hạch
nhân viên hàng không;
- Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ Giao thông
vận tải quy định chi tiết Chương trình An ninh hàng khơng và kiểm sốt chất
lượng an ninh hàng không Việt Nam;
Trong số các văn bản trên thì Thơng tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày
29/3/2019 của Bộ Giao thơng vận tải quy định chi tiết Chương trình An ninh
hàng khơng và kiểm sốt chất lượng an ninh hàng không Việt Nam (sau đây

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×