Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ HỒNG THẮM

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ HỒNG THẮM

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Thủy

Hà Nội, 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt......................................................................................... i
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG
CHỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG.............................................. 6
1.1. Khái quát về công chứng và hoạt động công chứng ............................. 6

1.1.1. Quan niệm chung về công chứng và hoạt động công chứng .................. 6
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hoạt động công chứng ....................................... 10
1.2. Pháp luật công chứng của Việt Nam .................................................... 15
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công chứng..................................................... 15
1.2.2. Sự phát triển của công chứng và pháp luật công chứng Việt Nam ....... 15
1.2.3. Khái niệm công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện hành ................. 25
1.3. Một số đặc điểm trong quy định công chứng của một số nƣớc trên
thế giới ............................................................................................................ 35
1.3.1. Công chứng ở Cộng hịa Pháp .............................................................. 37
1.3.2. Cơng chứng ở Anh - Mỹ ....................................................................... 40
1.3.3. Cơng chứng ở Cộng hịa nhân dân Trung Hoa ..................................... 42
Tiểu kết chƣơng 1. ......................................................................................... 45
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ THỰC TIỄN THỰC THI
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............................................................................ 46
2.1. Quy định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt
động của tổ chức hành nghề công chứng .................................................... 46
2.1.1. Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng ... 46
2.1.2. Pháp luật về công chứng viên ............................................................... 62
2.1.3. Các bất cập trong quy định của pháp luật về công chứng .................... 72

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. Thực tiễn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay........................................................................... 76
2.2.1. Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động công chứng
trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................ 77
2.2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................... ...... 78
2.2.1.2. Điều kiện về hệ thống cơ quan quản lý, về nguồn nhân lực .............. 78

2.2.2. Thực tiễn hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.............................................................................. 79
2.2.3. Các kết quả đạt được sau hơn sáu năm thực thi Luật công chứng........ 87
2.3. Một số bất cập trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công
chứng trên địa bàn Hà Nội hiện nay ........................................................... 94
2.3.1. Có nhiều vi phạm trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng . 94
2.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước về cơng chứng cịn bị bng lỏng ......... 97
2.3.3. Nhận thức của người dân về cơng chứng cịn chưa đầy đủ .................. 98
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 99
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CƠNG CHỨNG.............. 100
3.1. Phƣơng hƣớng hồn thiện pháp luật công chứng và quy hoạch phát
triển tổ chức hành nghề cơng chứng ......................................................... 100
3.1.1. Phương hướng hồn thiện pháp luật công chứng ............................... 100
3.1.2. Phương hướng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng . 104
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cơng
chứng ............................................................................................................ 108
3.2.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật ........................................................... 108
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ khác .......................................................................... 114
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 118

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LCC 2006

Luật công chứng 2006


Tổ chức HNCC

Tổ chức hành nghề cơng chứng

UBND

Ủy ban nhân dân

VPCC

Văn phịng công chứng

CCV

Công chứng viên

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, hoạt động công chứng ở nước ta đã có những
bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Đồng thời khẳng định được vị trí, vai trị của cơng chứng trong đời
sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trong nền kinh tế
thị trường. Hoạt động công chứng đã tạo ra các bằng chứng, sự an tồn pháp lí
cần thiết cho các hợp đồng và các giao dịch dân sự khác, thúc đẩy sự hợp tác
giao lưu kinh tế, thương mại, góp phần vào việc phịng ngừa các tranh chấp, vi

phạm pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động công chứng với thực tiễn cuộc
sống, tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật công
chứng số 82/2006/QH11 về công chứng (LCC 2006) đã được thơng qua và có
hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2007; cùng với sự ra đời của LCC 2006, các văn
bản quy phạm pháp luật về hoạt động công chứng cũng lần lượt được ban hành
như: Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5
năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ kí (Nghị định số 79/2007/NĐ-CP); Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Công chứng (Nghị định số 02/2008/NĐ-CP), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật công chứng, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
02/2008/NĐ-CP (Nghị định số 04/2013/NĐ-CP). Đồng thời, hiện nay Dự thảo
Luật công chứng sửa đổi đang trong q trình thảo luận, hồn thiện để trình
Quốc hội thơng qua vào đầu năm 2014 đã góp phần tạo nên sự hoàn thiện của hệ
thống pháp luật cơng chứng nước ta.
Có thể khẳng định rằng LCC 2006 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong q trình xây dựng, hồn thiện chế định cơng chứng tại nước
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ta. Sau gần hai mươi năm kể từ khi được tái lập trong hệ thống pháp luật của
Việt Nam, lần đầu tiên văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công
chứng đã được “nâng cấp”, thể hiện dưới hình thức một đạo luật. Đặc biệt,
LCC 2006 đã chuyển tải một số quan điểm lập pháp hoàn toàn mới lạ với tư
duy pháp lý truyền thống cũng như giải quyết thành công một vài hạn chế
trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng trước

đó. Có hiệu lực pháp lý kể từ ngày 01/07/2007, cho đến nay Luật công chứng
đã đi vào cuộc sống được hơn sáu năm, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức
hành nghề công chứng (tổ chức HNCC) hoạt động một cách tương đối hiệu
quả trong suốt thời gian vừa qua. Thực tiễn áp dụng Luật công chứng trong
phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những
năm qua đã đem lại nhiều kết quả khả quan như: Số lượng tổ chức HNCC và
công chứng viên (CCV) hành nghề ngày càng tăng về số lượng, vững vàng
hơn về chất lượng, chất lượng phục vụ người dân ngày càng tốt và chuyên
nghiệp hơn. Các Phòng cơng chứng duy trì được chất lượng và uy tín, nhiều
Văn phịng cơng chứng (VPCC) xây dựng được thương hiệu tốt, đáp ứng
được nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Người dân trên địa bàn thành
phố có nhiều thuận lợi, nhiều lựa chọn hơn khi có yêu cầu công chứng, nhất là
người dân tại các huyện, nơi trước đây khơng có tổ chức HNCC.
Luật cơng chứng là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các
giao dịch dân sự, nhưng đến nay, do biến động của tình hình thực tế có nhiều
vấn đề mà Luật công chứng chưa tiên liệu được. Điều này dẫn đến thực tiễn
thi hành pháp luật công chứng hiện nay ở trên địa bàn cả nước nói chung, trên
địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc
phục để hoạt động này phát huy tốt hơn nữa vai trị của mình trong thực tiễn
cuộc sống.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi tập trung của cả nước về
kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Với đặc điểm là dân số đơng, đơ thị hóa
diễn ra nhanh chóng, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, phức tạp - đặc biệt
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


là các giao dịch về bất động sản nên thực tiễn thực thi pháp luật về công chứng
tại Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng phát sinh nhiều bất cập. Bởi vậy, tác

giả đã chọn thành phố Hà Nội là địa bàn nghiên cứu cho luận văn.
Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thành lập và
hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cơng chứng, với tư cách là một chế định bổ trợ tư pháp trong hệ thống
pháp luật Xã hội chủ nghĩa, xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu. Tuy nhiên, trong
thời gian qua, kể từ khi Luật cơng chứng ra đời, đã có một số đề tài luận án,
luận văn nghiên cứu về lĩnh vực này. Cụ thể như: Tuấn Đạo Thanh, Luận án
Tiến sĩ Luật học, “Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước
trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện
pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, 2008; Phạm Thị Mai Trang,
Luận văn thạc sĩ Luật học, “Xã hội hóa cơng chứng ở Việt Nam hiện nay, thực
trạng và giải pháp”, 2011; Nguyễn Quang Minh, Luận văn thạc sĩ luật học,
“Xã hội hóa cơng chứng ở Việt Nam hiện nay”, 2008; Nguyễn Chí Thiện,
Luận văn thạc sĩ luật học, “Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay”, 2006… cùng một số khóa luận tốt nghiệp khác.
Ngồi ra, cịn có sách chun khảo: Pháp luật công chứng - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, 2012 của tiến sĩ Tuấn Đạo Thanh cùng khá nhiều các bài
báo, tạp chí viết về vấn đề này như Tạp chí Nghề Luật, số 5 tháng 10/2012
Chuyên đề về Cơng chứng; Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2/21010 Chuyên
đề về công chứng; Đặng Thị Tân Mai, 2010, “Phát triển hệ thống tổ chức
hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Quản lý Nhà nước Học viện hành chính, số 177 (T10/2010)…
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các quy định
của pháp luật về cơng chứng nói chung, tình hình cơng chứng trên phạm vi cả
nước, xã hội hóa cơng chứng hoặc nghiên cứu chun sâu về pháp luật công
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



chứng Việt Nam dựa trên sự phân tích, so sánh với pháp luật công chứng của
các quốc gia khác trên thế giới… tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách tồn diện, cụ thể về tình hình và kết quả hoạt động công chứng của
các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật
hiện hành về công chứng và tổ chức HNCC, luận văn đi sâu phân tích, đánh
giá quá trình và kết quả hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành
phố Hà Nội, đồng thời đưa ra các ý kiến góp phần hồn thiện pháp luật Việt
Nam về công chứng và hoạt động công chứng trong điều kiện hiện nay.
 Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích đó, luận văn tập trung vào
những nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phân tích tổng quát các về đề lý luận về pháp luật công chứng và
tổ chức HNCC.
Hai là, phân tích, đánh giá về pháp luật công chứng và thực trạng thành
lập, hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ kết
quả đạt được nhằm rút ra các vướng mắc, hạn chế của pháp luật hiện hành và
nguyên nhân của những bất cập trong thực thi pháp luật về công chứng.
Ba là, đề xuất các ý kiến nhằm hồn thiện pháp luật về cơng chứng và
nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng hiện nay.
 Phạm vi nghiên cứu:
Với khuôn khổ của Luận văn, luận văn sẽ tập trung đi sâu phân tích một
số quy định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt động tổ
chức HNCC và thực tiễn hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành
phố Hà Nội.

• Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của Đảng cộng sản Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng những phương pháp
nghiên cứu luật học truyền thống như phương phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, tư
duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải … nhằm làm sáng tỏ nội dung và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Những đóng góp mới của Luận văn
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật công chứng
hiện hành.
Thứ hai, đánh giá, tổng kết được kết quả hoạt động của các tổ chức
HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội sau hơn sáu năm Luật công chứng có
hiệu lực.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hồn thiện hệ
thống pháp luật công chứng, phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
bao gồm 3 chương.
Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật công chứng và hoạt động
công chứng.
Chương 2: Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công
chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật công chứng và nâng cao hiệu quả hoạt động
công chứng.

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG
CHỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1.1. Khái quát về công chứng và hoạt động công chứng
1.1.1. Quan niệm chung về công chứng và hoạt động công chứng
1.1.1.1. Quan niệm công chứng trên thế giới
Trên thế giới, nghề công chứng đã có lịch sử hình thành, phát triển hàng
ngàn năm, gắn bó chặt chẽ với đời sống dân sự, được người dân và pháp luật tôn
trọng. Công chứng và việc hành nghề của CCV đã góp phần tích cực cho công
việc quản lý nhà nước và xã hội. Để hiểu rõ hơn về hoạt động công chứng, trước
tiên phải tìm hiểu về nguồn gốc của khái niệm cơng chứng trên thế giới.
Theo định nghĩa tại từ điển online Legal Dictionary, CCV là “Một
người mang công quyền, mà quyền hạn bao gồm quản lý việc tuyên thệ và xác
nhận chữ ký, cả hai cách quan trọng và hiệu quả để giảm thiểu gian lận trong
các tài liệu liên quan đến luật pháp (A public official whose main powers
include administering oaths and attesting to signatures, both important and
effective ways to minimize fraud in legal documents) [54].
Từ điển Luật học Mỹ, cũng định nghĩa công chứng (Notarial) là hoạt
động của CCV. CCV, theo tiếng Latinh là “Notarius”. “Notarius” trong luật
Anh cổ là một người sao chép hay trích lục các loại văn bản, giấy tờ khác,
người làm chứng.
Có thể truy nguyên nguồn gốc của chức danh CCV từ thời đế chế La
Mã cổ xưa. Sự ra đời của nghề công chứng ở Cộng hịa La Mã cổ đại được
hình thành từ năm 106 đến năm 43 trước công nguyên, và gọi là notaries
(công chứng) hay scribae (thầy tư tế). Về sau, trong luật La Mã đó là người
ghi chép, thư ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của
Tòa án, hoặc ghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy

chuyển nhượng sở hữu. Họ là nhánh lâu đời nhất trong ngành luật còn tồn tại
đến ngày nay trên khắp thế giới [1].

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo các cách giải thích trên, xét về nguồn gốc, cơng chứng là nghề
sớm xuất hiện trong lịch sử lồi người với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản
và làm chứng, tính chất của nghề CCV là một nhân viên cơng. Các nhân viên
cơng, cịn được gọi là ''thư ký'' là những người chuyên chép thuê. Thời gian
trôi qua đã có sự thay đổi về tính chất nghề nghiệp trong các mối quan hệ giữa
các lĩnh vực công - tư. Một số là nhân viên thường trực gắn bó với Viện
ngun lão và Tịa án, có trách nhiệm lưu giữ các biên bản, sao chép lại giấy
tờ của nhà nước, hỗ trợ các quan tòa về các thủ tục pháp lý và ghi vào sổ các
bản án và phán quyết của quan tòa [50, tr.10].
Pháp luật dân sự đã trải qua thời kỳ trung cổ đến thời kỳ phục hưng từ
thế kỷ 12 trở đi, thời kỳ này, công chứng phát triển thành tổ chức nghề luật ở
hầu hết các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Nghiên cứu các tài liệu về công chứng cho thấy, từ trước tới nay trên
thế giới luôn cùng tồn tại ba hệ thống công chứng: Hệ thống công chứng La
tinh (Luật viết), hệ thống công chứng Anglo-sacxon ( Anh - Mỹ) và hệ thống
công chứng nhà nước bao cấp (Collectiviste).
- Hệ thống công chứng La tinh (chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống
luật La mã, còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự - Civil Law). Hệ thống này
tồn tại ở hầu hết các nước thuộc cộng đồng châu Âu (trừ Đan Mạch và Anh);
châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp); các nước châu Mỹ - La tinh, bang
Quebec của Canada, bang Luisane của Hoa Kỳ, một số nước châu Á (Nhật
Bản, Thổ Nhĩ Kỳ...).

- Hệ thống công chứng Anglo-saxon, gắn liền với hệ thống pháp luật
Anglo-Saxon (Common Law), tồn tại ở các quốc gia: Vương quốc Anh, Mỹ
(trừ bang Luisane), Canada (trừ bang Quebec); Hàn Quốc, Singapore, Thái
Lan, Đài Loan...
- Hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tồn tại ở các
nước XHCN trước đây và phát triển mạnh vào các năm 70 của thế kỷ

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


XX đến trước năm 1990, bao gồm: Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Bungari,
Hungari, Rumani, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam [18].
Mặc dù hình thành ba hệ thống cơng chứng như trên, song chung quy
lại, chỉ có hai mơ hình cơng chứng: mơ hình cơng chứng tự do (ở hệ thống
công chứng Latinh và hệ thống công chứng Anglo-Saxon) và mơ hình cơng
chứng nhà nước (chỉ tồn tại ở hệ thống cơng chứng Collectiviste).
Ở mơ hình cơng chứng tự do, các CCV được Nhà nước bổ nhiệm, hành
nghề tự do theo quy định của pháp luật đối với các hình thức VPCC tư nhân
hoặc VPCC tập thể, tự chủ trong tổ chức, hoạt động, tự hạch tốn và đóng
thuế cho Nhà nước. CCV chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi cơng chứng
của mình, phải bồi thường thiệt hại bằng tài khoản tiền ký quỹ của mình nếu
hành vi cơng chứng gây thiệt hại cho khách hàng hoặc người thứ ba.
Ở mơ hình cơng chứng nhà nước, cơ quan cơng chứng là thiết chế nhà
nước, CCV là công chức nhà nước, do nhà nước bổ nhiệm, hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, CCV không phải chịu trách nhiệm vật chất trước đương
sự về các hậu quả do hành vi công chứng trái pháp luật của mình gây ra, chỉ
phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà nước. Lệ phí cơng chứng được
nộp cho ngân sách nhà nước, có trích lại một phần để trang trải thêm cho hoạt

động của phòng cơng chứng. Có thể nói, với sự bao cấp tồn bộ của nhà nước,
mơ hình cơng chứng nhà nước chỉ phù hợp với cơ chế kế hoạch hoá tập trung
và nền kinh tế hiện vật, trong đó, các giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại
khơng phát triển, ở đó, vai trị cơng chứng chủ yếu là nhằm bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản cá nhân [18].
Có thể thấy rõ ưu thế vượt trội của mơ hình cơng chứng tự do so với mơ
hình cơng chứng nhà nước. Đó là sự đề cao, phát huy trách nhiệm cá nhân của
CCV, tạo ra cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực để các CCV phát huy
tính tích cực, chủ động nhiệt tình trong hoạt động của mình, giảm nhẹ sự bao cấp
của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước tinh giản, gọn nhẹ, tách bạch chức năng
quản lý nhà nước với chức năng cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực công
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chứng. Mơ hình tổ chức này khơng chỉ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước mà còn
tăng thu ngân sách thơng qua việc đóng thuế của các CCV. Về mặt tổ chức và
hoạt động, mơ hình cơng chứng tự do tạo ra sự linh hoạt về mặt tổ chức, bảo
đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của nhân dân.
1.1.1.2. Hoạt động công chứng
Từ các quan niệm về công chứng ở trên, có thể thấy được, hoạt động
cơng chứng là hành vi của CCV nhằm lập, chứng nhận tính xác thực của các
hợp đồng, giao dịch với mục đích đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể
tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Khởi nguồn của hoạt động công chứng là hoạt động của xã hội, với vai
trò làm chứng của quần chúng nhằm bảo đảm tính cơng khai, minh bạch,
khách quan của các khế ước, văn tự được lập, đề phòng sự tranh chấp, lật
lọng. Có thể nói, ở giai đoạn đầu của lịch sử cơng chứng, cơng chứng chính là
nhu cầu tự nhiên, tự bảo vệ của dân chúng khi họ tham gia các hợp đồng, giao

dịch chứ chưa phải nhu cầu của quản lý nhà nước. Như vậy, công chứng là
một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc.
Mặt khác, với vai trị chủ yếu là hỗ trợ cơng dân, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cơng dân và các tổ chức trong các giao dịch dân sự, kinh tế,
thương mại; phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật; hỗ trợ quản lý nhà
nước, góp phần bảo đảm ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy các giao lưu dân sự,
kinh tế, thương mại phát triển và hỗ trợ tư pháp thông qua việc cung cấp
chứng cứ cho hoạt động xét xử, công chứng là một nghề có tính chun mơn
hóa, chun nghiệp hóa phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. Với
vai trị quan trọng như trên, công chứng đã trở thành đối tượng quản lý của
nhà nước. Thậm chí, ở một số quốc gia, trong những điều kiện lịch sử nhất
định, công chứng còn trở thành một hoạt động thuộc chức năng xã hội của
nhà nước (chức năng cung ứng dịch vụ công). Trải qua sự thăng trầm của lịch
sử, hoạt động công chứng đã khẳng định sự tồn tại vững chắc và đóng vai trị
quan trọng trong đời sống xã hội, được nhà nước thừa nhận và trở thành hoạt
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động hỗ trợ đắc lực cho công dân và nhà nước trên cả hai phương diện: hỗ trợ
hành pháp (quản lý nhà nước) và bổ trợ tư pháp [50, tr.12-13].
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hoạt động công chứng
Từ khái niệm về cơng chứng và hoạt động cơng chứng, có thể rút ra
những đặc điểm pháp lý của hoạt động công chứng như sau:
Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính chun mơn nghề
nghiệp của CCV
Nội dung cơ bản của hoạt động công chứng là lập các hợp đồng, giấy tờ
theo yêu cầu của đương sự và chứng nhận các hợp đồng, giấy tờ theo quy
định của pháp luật bởi vậy, hoạt động công chứng là hoạt động mang tính

chun mơn nghề nghiệp của CCV. Chỉ có CCV, người được đào tạo về
chuyên môn và được cơ quan nhà nước trao quyền mới được thực hiện hoạt
động này.
Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của hoạt động công chứng, là căn cứ
quan trọng nhất để phân biệt hoạt động cơng chứng với các hoạt động mang tính
chất hành chính của các cơ quan cơng quyền. Hành vi lập hợp đồng, giấy tờ theo
yêu cầu của đương sự và chứng nhận các hợp đồng giấy tờ đó theo quy định của
pháp luật là hành vi tạo nên các văn bản cơng chứng. Hay nói cách khác, các hợp
đồng giấy tờ đã được công chứng gọi là các văn bản công chứng.
Đặc điểm này của hoạt động công chứng được biểu hiện như sau: Các
phịng cơng chứng, VPCC thực hiện hoạt động công chứng bằng kiến thức
chuyên môn nghề nghiệp của các CCV là những người do Nhà nước bổ
nhiệm với đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng. Các CCV thông qua các thao
tác nghề nghiệp của mình, giúp khách hàng thể hiện ý chí, nguyện vọng, thỏa
thuận bằng văn bản, đảm bảo cho ý chí của họ phù hợp với pháp luật, khơng
trái đạo đức xã hội. Đồng thời, CCV còn kiểm tra, tư vấn góp ý để khách hàng
có thể thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của chính họ một cách chính
xác rõ ràng nhất trong các văn bản công chứng.
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CCV bằng sự kiến thức pháp luật và kinh nghiệm nghề nghiệp, với sự
khách quan, vô tư phải đảm bảo xác định đúng chủ thể, đối tượng, nội dung,
tính chất của hợp đồng giao dịch, xác định các quan hệ pháp lý phát sinh xung
quanh yêu cầu công chứng, hậu quả pháp lý có thể xảy ra.
Ví dụ: khi tiếp nhận yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán xe ơ tơ của
khách hàng thì ngồi việc xác định các nội dung cơ bản của hợp đồng theo

quy định pháp luật như bên mua, bên bán, tình trạng chất lượng tài sản, giá cả
và phương thức thanh tốn... CCV cịn phải xác định các quan hệ pháp lý liên
quan khác, gồm:
- Quan hệ sở hữu: sở hữu chung hay sở hữu riêng...
- Quan hệ giao dịch bảo đảm: tài sản có đang đảm bảo cho việc thực hiện
nghĩa vụ nào khác hay không như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh...);
- Quan hệ thừa kế: tài sản có liên quan đến di sản thừa kế hay khơng? ...
Đồng thời CCV cịn phải giải thích rõ cho khách hàng biết họ sẽ phải
chịu những hậu quả pháp lý gì khi tranh chấp xảy ra nếu có sự dối trá, giả tạo,
khơng trung thực trong quá trình giao kết hợp đồng thì.
Sau khi xác định rõ các vấn đề trên, các bên trong hợp đồng ký vào văn
bản trước sự chứng kiến của CCV. CCV cơng nhận tính xác thực, hợp pháp
của các hợp đồng giấy tờ bằng việc ghi lời chứng theo thể thức và nội dung
do pháp luật quy định và ký tên vào văn bản, giấy tờ đó. Sau khi hoàn tất giai
đoạn này, hợp đồng giấy tờ trở thành văn bản công chứng - một loại công
chứng thư (văn bản có tính chất cơng như văn bản cửa cơ quan cơng quyền được lập ra do người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục chặt chẽ) [50, tr.16].
Ngồi ra, sau khi lập, chứng nhận các hợp đồng giấy tờ như đã phân
tích ở trên, CCV cịn phải cấp văn bản cho khách hàng và phải có nghĩa vụ
lưu giữ văn bản công chứng lâu dài, đảm bảo an tồn và cấp bản sao văn bản
cơng chứng khi có yêu cầu của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, có thể thấy được, hoạt động cơng chứng là hoạt động nghề
nghiệp có tính chun mơn hóa, chun nghiệp hóa cao của CCV, khác với hoạt
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động chuyên môn thuần túy của các công chức hành chính. Ý nghĩa pháp lý của
hoạt động động cơng chứng là đảm bảo giá trị thực hiện cho các hợp đồng giao
dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu có tranh chấp xảy ra (văn

bản cơng chứng là một công chứng thư). Bản thân hoạt động công chứng chứa
đựng tính phức tạp, đa dạng của các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Vì
thế, khơng phải ngẫu nhiên mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các quy
định nghiêm ngặt về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm CCV.
Văn bản cơng chứng có giá trị thực hiện và giá trị chứng cứ
Văn bản công chứng là văn bản do CCV lập theo trình tự, thể thức bắt
buộc, ghi lại một cách chính xác ngày, tháng, năm, địa điểm giao kết và ý chí,
nguyện vọng của các bên khi tham gia hợp đồng giao dịch.
Theo Bộ luật Dân sự Pháp, tại điều 1319: “Văn bản công chứng đem
lại sự tin cậy đầy đủ cho hợp đồng”; Điều 1317: “Văn bản công chứng là văn
bản được CCV lập để làm chứng, tại một địa điểm và theo những thể thức bắt
buộc” [44, tr 31].
Tại Việt Nam, theo Điều 6 khoản 1, LCC 2006 thì: “ Văn bản cơng
chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên
có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham
gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác”.
Có thể thấy, văn bản công chứng được tạo lập trước hết không nhằm
tạo ra chứng cứ và càng khơng phải mục đích duy nhất làm chứng cứ. Văn
bản công chứng được tạo lập, trước hết đảm bảo giá trị thực hiện đối với các
bên trong giao dịch, đồng thời có giá trị đối với cả bên thứ ba. Hợp đồng, giao
dịch khi đã được cơng chứng theo các quy định của pháp luật thì giá trị pháp
lí của hợp đồng, giao dịch đó sẽ được nhà nước thừa nhận. Văn bản đã được
công chứng sẽ có ý nghĩa ràng buộc các bên tự nguyện thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình mà khơng cần sự phán xét của Tịa án. Trừ khi bên có
nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện theo văn bản đã cơng chứng thì bên cịn
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



lại trong hợp đồng, giao dịch có quyền yêu cầu tòa án xét xử theo quy định
của pháp luật. Điều này có nghĩa là văn bản đã được cơng chứng ln tạo ra
một biện pháp an tồn cho các bên khi tranh chấp xảy ra. Đây chính là giá trị
chứng cứ của các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Trong trường hợp
có tranh chấp xảy ra, những văn bản đã được cơng chứng chính là bằng chứng
khơng thể chối cãi giữa các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Từ đó, quyền,
lợi ích hợp pháp của các bên được bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
Trên thế giới hiện nay, các hệ thống cơng chứng khác nhau có quan
điểm khác nhau khi xác định giá trị chứng cứ của văn bản công chứng.
- Hệ thống công chứng Anglo-Sacxon là cơng chứng hình thức, khi
thực hiện cơng chứng, các luật sư, hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của Giáo
hội chỉ chú trọng đến tính xác thực về mặt hình thức như: nhận diện đúng
khách hàng, xác định đúng thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, ghi lại sự
kiện pháp lý hoặc thỏa thuận của các bên hoặc ý chí của người u cầu cơng
chứng mà khơng quan tâm đến việc xác định tình trạng pháp lý của đối tượng
hợp đồng, khơng cần biết thỏa thuận có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay
không, không chịu trách nhiệm nếu có điều khoản nào đó trong hợp đồng bất
lợi cho một bên hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba [15, tr.19-20]... Bởi vậy,
văn bản công chứng mang lại sự an tồn pháp lý thấp, khơng được coi là
chứng cứ xác thực, hiển nhiên trước Tòa án, khơng có giá trị cưỡng chế thi
hành như một phán quyết của Tòa án, mà chỉ được coi là nguồn chứng cứ
trước tịa, vẫn cần điều tra xác minh, có tỷ lệ tranh chấp xảy ra nhiều hơn so
với các hệ thống công chứng khác.
- Hệ thống công chứng La tinh: công chứng La tinh là công chứng nội
dung, văn bản cơng chứng được lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do luật
định, CCV không chỉ chứng nhận, đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính xác
thực của hợp đồng, giao dịch mà còn phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp,
khơng trái đạo đức xã hội của các hợp đồng, giao dịch đó, đảm bảo khơng
xâm hại lợi ích của người thứ ba hoặc của Nhà nước. Bởi vậy, CCV đem lại

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cho văn bản giá trị như văn bản do cơ quan công quyền cấp, đảm bảo cho các
hợp đồng một sự an tồn trong mọi tình huống, hạn chế được đến mức thấp
nhất những tranh chấp dân sự, làm giảm bớt gánh nặng quá tải về xét xử của
các Tòa án. CCV giữ vai trò quan trọng để đảm bảo trật tự pháp lý, đó là vai
trị bổ trợ tư pháp như một thẩm phán về hợp đồng, nhằm phòng ngừa tranh
chấp (thẩm phán phịng ngừa). Chính vai trị mang tính chất phịng ngừa này
của CCV là một ưu điểm trong hệ thống luật Châu Âu lục địa so với hệ thống
luật Anh - Mỹ [15, tr.12-13].
Hoạt động công chứng chịu sự quản lý của Nhà nước
Đặc điểm này được thể hiện ở các hệ thống công chứng như sau:
Ở các nước theo hệ La tinh, CCV được Nhà nước ủy thác một phần quyền
lực và trao cho con dấu riêng có khắc tên CCV đó. Với tư cách là ủy viên cơng
quyền, CCV có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cơng, thể hiện ở việc chính họ được
người đứng đầu Nhà nước hoặc Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm và được đặt dưới
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt khác, hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng AngloSaxon đều coi công chứng là một nghề tự do. CCV hoạt động độc lập, tự chịu
trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình. Tuy nhiên, đó là một nghề đặc
biệt, địi hỏi CCV phải có trình độ chun mơn (luật) và kỹ năng nghiệp vụ
được nhà nước công nhận để có thể đảm bảo tính xác thực cho các hợp đồng
vốn rất phức tạp, bởi vậy, CCV do nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo
các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng chỉ
hành nghề [50, tr.14].
Hệ thống công chứng Collectiviste là một thể chế công chứng được tổ
chức khá chặt chẽ, hoạt động chuyên nghiệp bằng sự bao cấp của nhà nước
thơng qua việc cấp ngân sách hành chính để đầu tư cơ sở vật chất, trả lương

và hoạt động. Tổ chức cơng chứng là một loại hình cơ quan bổ trợ tư pháp
trong bộ máy hành pháp của Chính phủ. CCV hầu hết đều là công chức, nhân

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


viên nhà nước, hưởng lương từ nguồn ngân sách quốc gia và được hưởng mọi
chế độ chính sách theo quy chế công chức [15, tr.22].
Hiện nay trong hệ thống công chứng Collectiviste, hầu hết các nước đã
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên đã có những sự thay đổi nhất định.
Pháp luật đã xác định công chứng là một nghề tự do đặt dưới sự quản lý của
Nhà nước và đang từng bước cải cách từ mơ hình cơng chứng nhà nước sang
mơ hình cơng chứng tự do.
Vấn đề quản lý của Nhà nước đối với hoạt động công chứng đã được
LCC 2006 cùng các Nghị định hướng dẫn quy định cụ thể trong các điều luật
về thành lập tổ chức HNCC, thủ tục cơng chứng, phí cơng chứng, tiêu chuẩn
CCV, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng... tất cả đều chịu sự
quản lý của các cơ quan nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước về cơng
chứng là sự phối hợp giữa Chính phủ, Bộ tư pháp, Bộ Ngoại giao; Bộ, cơ
quan ngang Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để tăng
cường công tác quản lý nhà nước về công chứng, Luật công chứng phân định
rõ nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong quản lý về tổ chức và hoạt động
cơng chứng, theo hướng tăng cường vai trị của UBND cấp tỉnh đối với việc
phát triển và quản lý hệ thống tổ chức HNCC ở địa phương mình, đồng thời
bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý nhà nước về cơng chứng trên
phạm vi tồn quốc, đảm bảo các tổ chức HNCC hoạt động trong khuôn khổ
các quy định của pháp luật, phát huy được vai trò, tầm quan trọng của công
chứng trong đời sống xã hội.

1.2. Pháp luật công chứng của Việt Nam
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công chứng
“Pháp luật về công chứng là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến tổ chức thành lập
và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng”.
1.2.2. Sự phát triển của công chứng và pháp luật công chứng Việt Nam
1.2.2.1. Thời kỳ trước khi Luật công chứng 2006 ra đời
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Giai đoạn Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám
Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, kể từ khi thực
dân Pháp xâm lược. Hoạt động công chứng của nước ta ở giai đoạn này đều
áp dụng theo mơ hình của Pháp chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của
Pháp tại Đơng Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Tiêu biểu là Sắc lệnh
ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Cộng hịa Pháp về tổ chức cơng
chứng (được áp dụng ở Đơng Dương theo quyết định ngày 07/10/1931 của
Tồn quyền Đơng Dương P.Pasquies). Theo đó, người thực hiện cơng chứng
là CCV mang quốc tịch Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiệm và giữ chức vụ
suốt đời. Khi đó Việt Nam chỉ có một VPCC ở Hà Nội, ba VPCC ở Sài Gịn,
ngồi ra ở các thành phố Hải Phịng, Nam Định, Đà Nẵng thì việc cơng chứng
do Chánh lục sự Tịa án sơ thẩm kiêm nhiệm [17, tr.18].
- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991
Cách mạng Tháng 8 thành công, bộ máy nhà nước thực dân phong kiến
bị đập tan, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cùng với việc xây
dựng bộ máy nhà nước kiểu mới, ngày 01/10/1945 Chính quyền cách mạng
đã quyết định về một số vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng như: bổ
nhiệm một CCV người Việt Nam thay thế cho CCV người Pháp tại Hà Nội,

những quy định cũ về công chứng của Pháp vẫn được áp dụng, trừ những quy
định trái với chính thể Việt Nam dân chủ cộng hồ.
Tiếp sau đó, Nhà nước ta ban hành sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945
“Ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ” và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952
quy định “Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất”.
Theo hai Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận các giấy tờ giao cho Uỷ ban
kháng chiến hành chính (nay là Ủy ban nhân dân - UBND) các cấp thực hiện.
Để đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc đổi mới tồn diện, căn cứ vào các
quy định tại Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính Phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức tư pháp, ngay sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới, hoạt động công chứng
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Việt Nam đã được triển khai. Ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số
574/QLTPK (Thông tư 574/QLTPK) về công chứng nhà nước. Công tác công
chứng của UBND các địa phương được cải tiến và nâng cao chất lượng, đồng
thời thành lập phịng cơng chứng nhà nước tại thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác có nhu cầu lớn về cơng chứng và
có đủ điều kiện cần thiết. Sau mấy chục năm khơng tổ chức hoạt động cơng
chứng thì đây là bước cần thiết để đúc rút những kinh nghiệm tiếp tục từng
bước xây dựng tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta [15, tr.40].
Sau khi Thông tư 574/QLTPK ra đời thì khái niệm đầu tiên về “cơng
chứng” của nước ta mới chính thức được quy định, theo đó,
Cơng chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhằm
giúp công dân, các cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản,
sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó,
làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Bằng hoạt

động trên, công chứng nhà nước tạo ra những bảo đảm pháp lý để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, các cơ quan, tổ
chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho
việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phần tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong khái niệm này, nhà làm luật tuy mới chỉ xác định chung chung
chủ thể công chứng là Nhà nước, nhưng đã khẳng định được hoạt động công
chứng là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước “lập và xác nhận”,
“hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó; nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp” và “giúp cho việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi”. Là văn
bản pháp lý đầu tiên về công chứng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới,
do đó, văn bản này khơng thể tránh được các hạn chế, đó là: chưa xác định
được rõ chủ thể, đối tượng của hoạt động công chứng cũng như nội dung việc
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


công chứng, chưa phân biệt rõ hoạt động công chứng với hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác.
Tại miền nam Việt Nam, sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, công chứng
dưới thời chính quyền Sài Gịn được điều chỉnh bởi Dụ 43 ngày 29 tháng 11
năm 1954 quy định về ngạch chưởng khế (chưởng khế là người Việt Nam) do
Bảo Đại ký với tư cách là Quốc trưởng. Mục đích ban hành chưởng khế là
nhằm thiết lập trong quản hạt của mỗi Toà án cấp sơ thẩm thuộc Bộ Tư Pháp
có một phịng cơng chứng, song trên thực tế chỉ thiết lập được duy nhất một
văn phòng chưởng khế tại Sài Gịn và văn phịng đó đã hoạt động cho đến
năm 1975 [17, tr.25].
- Giai đoạn 1991 đến trước khi LCC 2006 ra đời:

Giai đoạn này, hệ thống công chứng ở nước ta được chính thức thành
lập kể từ khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày
27/02/1991 (Nghị định số 45/HĐBT) về Công chứng nhà nước. Từ đó đến
trước khi Luật cơng chứng ra đời, Chính phủ đã có thêm hai lần ban hành các
nghị định về cơng chứng đó là:
+ Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 (NĐ số 31/CP) về tổ chức và
hoạt động công chứng nhà nước.
+ Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 (NĐ số 75/2000/NĐCP) về công chứng, chứng thực.
Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà
nước ra đời đã đặt ra cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động công chứng một chức năng nhà nước rất cần thiết trong cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Theo Nghị định số 45/HĐBT, quan niệm của nhà nước ta về
cơng chứng cũng có những thay đổi nhất định. Điều 1, Nghị định này xác
định: “Cơng chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng
và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gọi chung là các tổ chức), góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, theo khái niệm này, mục đích
của hoạt động công chứng được xác định rõ là “việc chứng nhận tính xác
thực các hợp đồng và giấy tờ”, nhiệm vụ mà nó phải thực hiện vẫn là bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức… Bên cạnh vai trò quản lý nhà
nước bằng pháp luật - “góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa”, thì vai trị bổ trợ tư pháp của hoạt động công
chứng trong việc xác nhận tính xác thực của các hợp đồng, giấy tờ, sau khi
các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ trong việc

giải quyết các tranh chấp sau này. Giai đoạn này, chúng ta đã mô phỏng mơ
hình cơng chứng nhà nước, mơ hình đặc trưng của hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.
Sau Nghị định số 45/HĐBT, tại Nghị định số 31/CP khái niệm về công
chứng đã được quy định như sau:
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng
và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là tổ chức), góp phần phịng
ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa… Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước
chứng nhận hoặc Ủy ban nhân cấp có thẩm quyền chứng thực có
giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tịa án nhân dân tuyên bố là
vô hiệu.
Tại khái niệm công chứng này, chủ thể công chứng đã được gián tiếp nhắc
đến, đó là “cơng chứng nhà nước” và “UBND cấp có thẩm quyền”. Ở đây, các
nhà làm luật đã tách biệt hai hành vi chứng nhận của công chứng nhà nước và
chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Mục đích của hoạt động cơng
chứng vẫn là chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ, vai trò

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×