Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM DO

6

XÂM PHẠM MƠI TRƢỜNG

1.1.

Khái niệm mơi trường

6

1.1.1.

Khái niệm

6

1.1.2.


Đặc điểm mơi trường

9

1.2.

Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường

11

1.2.1.

Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường

11

1.2.2.

Đặc điểm của trách nhiệm dân sự do xâm phạm mơi trường

25

1.3.

Tiến trình phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới
và Việt Nam quy định về trách nhiệm so xâm phạm môi trường

34

1.3.1.


Pháp luật của một số nước trên thế giới về trách nhiệm bồi
thường do xâm phạm môi trường

34

1.3.2.

Pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường do
xâm phạm môi trường

37

Chương 2: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG

45

2.1.

Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mơi trường

46

2.1.1.

Có thiệt hại xảy ra do môi trường bị xâm phạm

46


2.1.2.

Hành vi xâm phạm môi trường là hành vi trái pháp luật

48

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.3.

Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại

56

2.1.4.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm môi trường
và thiệt hại xảy ra

57

2.2.1.

Trách nhiệm riêng rẽ

59


2.2.2.

Trách nhiệm liên đới

60

2.3.

Người phải bồi thường và người được bồi thường do xâm
phạm môi trường

63

2.3.1.

Người phải bồi thường

63

2.3.2.

Người được bồi thường

66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT

70

HẠI DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN

3.1.

Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
môi trường

70

3.1.1.

Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

70

3.1.2.

Đánh giá về một số vụ việc điển hình đã được giải quyết
trong những năm gần đây

70

3.1.3.

Những vụ việc điển hình đang trong quá trình giải quyết

80

3.2.


Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường

84

3.2.1.

Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định
pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường

84

3.2.2.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật

84

3.2.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

94

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.3.1. Cần chi tiết hóa về xác định thiệt hại đối với tài sản, sức
khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do hành vi
làm ô nhiễm môi trường

99

3.2.3.2. Các biện pháp liên quan nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về bồi thương thiệt hại và xác định thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường có hiệu quả

103

3.2.3.3. Một số vấn đề có thể phát sinh trong thời gian tới

108

3.2.3.4

Giải pháp hoàn thiện

112

KẾT LUẬN

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


117

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
BTTH

: Bồi thường thiệt hại

BVMT

: Bảo vệ môi trường

XĐTH

: Xác định thiệt hại

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ơ nhiễm mơi trường là ngun nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu
trái đất, sự gia tăng khí thải trong q trình sản xuất, cơng nghiệp đã làm
thủng tầng ozone, gây nên hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng lên cao gây
ngập lụt ở nhiều thành phố, nhiều vùng đồng bằng rộng lớn có cốt đất thấp mà
trong đó có hai đồng bằng là vựa lúa quan trọng nhất của nước ta đó là đồng
bằng sơng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Mối hiểm họa của ô nhiễm môi trường sống đối với con người từng
ngày từng giờ hiển hiện rõ hơn. Nhiều con sông đã bị bức tử, nhiều thành phố
khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề rất tai hại cho sức khỏe con người, cho hệ sinh
thái của tự nhiên. Nhiều thành phố ô nhiễm không khí đã vượt q sức báo
động, nhiều con sơng đã "chết" hẳn, mức độ ô nhiễm nguồn nước rất cao,
không một thủy sinh nào có thể sống nổi. Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể
nào về hậu quả của ô nhiễm môi trường sống đối với con người nhưng điều
đó rõ ràng nhất là số nạn nhân bị các chứng bệnh ung thư, bệnh phổi, bệnh
nhiễm các chất độc hóa học ngày càng gia tăng ở con người.
Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do xâm phạm mơi
trường tại Việt Nam là vấn đề cịn rất mới cả từ phương diện lý luận và thực
tiễn. Nhưng những hành vi xâm phạm môi trường đã diễn ra từ khá lâu và vẫn
đang còn tiếp diễn hàng ngày, hàng giờ khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm trầm
trọng… là hệ lụy từ những hành vi thiếu suy nghĩ của con người đã gây hại
đến mơi trường. Đây khơng cịn là vấn đề riêng ở mỗi quốc gia mà nó trở
thành vấn đề nan giải của tồn hành tinh, địi hỏi các quốc gia phải liên kết,
hợp tác với nhau để bảo vệ môi trường.


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề bảo
vệ môi trường; Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Luật
BVMT) và Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS), Quyết định 22/2006/QĐ-BVMT.
Những văn bản quy phạm nói trên quy định một số vấn đề bảo vệ mơi trường
nói chung và trách nhiệm BTTH do xâm phạm nói riêng khẳng định nhận
thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường,
BTTH về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách
nhiệm này trong tương lai. Tuy nhiên, trong vấn đề lý luận và thực tiễn còn
nhiều vấn đề bất cập, học viên chọn đề tài này vì những lý do sau:
1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những
quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường.
2. Hiện nay, vấn đề về BTTH do xâm phạm mơi trường cịn nhiều bất
cập về lý luận và thực tiễn áp dụng. Nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo
sẽ giúp cho việc nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường và xây dựng
quy phạm về BTTH do xâm phạm môi trường đầy đủ, đúng đắn và hồn
chỉnh hơn, có hiệu quả thiết thực hơn trong cuộc sống.
3. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn, so sánh… sẽ giúp đưa ra
những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm BTTH do xâm phạm mơi trường.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường là một vấn đề mới
mẻ cho nên tính đến thời điểm hiện nay nghiên cứu về vấn đề này còn chưa
nhiều. Những cơng trình khoa học nghiên cứu chun sâu về trách nhiệm dân
sự do xâm phạm mơi trường cịn thiếu vắng, tuy rằng đã có một số bài báo
mang tính chất thơng tin về nơi này nơi khác mơi trường bị xâm phạm mà

thực sự chưa rút ra được đặc điểm pháp lý và trách nhiệm pháp lý cụ thể trong
việc bồi thường do môi trường bị xâm phạm. Ngồi ra, có một số luận văn tốt
nghiệp chun ngành luật kinh tế về phí bảo vệ mơi trường… và một số công

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trình khoa học khác nghiên cứu mang tính chất khái quát về vấn đề môi
trường và hành vi xâm phạm mơi trường phải kể đến là cơng trình của Tiến sỹ
Phùng Trung Tập với tiêu đề Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mơi trường
đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01 năm 2010. Như vậy về trách
nhiệm dân sự do xâm phạm mơi trường tính đến thời điểm hiện nay được
nghiên cứu chưa nhiều. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và
bảo vệ môi trường cũng như hậu quả do môi trường xâm phạm gây ra những
thiệt hại lớn cho cuộc sống con người ở Việt Nam trong thời gian qua đã minh
chứng điều đó. Việc nghiên cứu đề tài đã thật sự mang tính cấp thiết nó vừa
đáp ứng được địi hỏi của xã hội về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, học viên
chọn đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường
theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005" để nghiên cứu làm luận văn
Thạc sỹ luật học đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay
và mai sau.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Ngoài phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng học viên còn
sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so
sánh để nghiên cứu vấn đề "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005".
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý

luận, thực tiễn của vấn đề BTTH do xâm phạm môi trường. Trong nội dung
trình bày, học viên sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về lý luận và thực tiễn
áp dụng vấn đề nêu trên. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể hồn thiện
pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm mơi trường ở nước ta.
5. Tính mới của việc nghiên cứu đề tài
- Luận văn thạc sỹ đầu tiên khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý
luận về một loại trách nhiệm cụ thể "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005". Luận văn
đóng góp vào lý luận trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng các khái niệm mơi
trường theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm
phạm mơi trường…
Trong hồn cảnh hiện tại việc nhận thức và ý thức chấp hành các quy
định về bảo vệ mơi trường cịn kém khiến tình hình xâm phạm mơi trường diễn
biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức
khỏe của con người, gây thiệt hại lớn về tài sản, ơ nhiễm mơi trường… do đó,
luận văn góp phần tìm những nguyên nhân, điều kiện của các vụ xâm phạm mơi
trường, dự báo tình hình xâm phạm mơi trường trong những năm tới. Đồng thời,
luận văn góp phần giải quyết một cách có hệ thống những vướng mắc xung
quanh chế định BTTH do xâm phạm môi trường.
- Trên cơ sở lý luận chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, luận
văn làm rõ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý của trách nhiệm BTTH do xâm phạm
môi trường.
- Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc nghiên cứu hoàn
chỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, của

BLDS hiện hành, luận văn đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do xâm
phạm mơi trường nói riêng. Những kiến nghị, giải pháp này có thể tham khảo
trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngồi hợp
đồng nói chung và BTTH do hành vi xâm phạm mơi trường nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về việc giữ gìn bảo vệ mơi
trường và làm tài liệu tham khảo trong việc biên soạn giáo trình cũng như
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bậc cao đẳng, đại học về chuyên ngành luật
dân sự và làm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu về khoa học
pháp lý.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm môi trường và trách nhiệm do xâm phạm môi trường
Chương 2: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường
Chương 3: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mơi trường và giải pháp hồn thiện

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chương 1
KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM
DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG

1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG

1.1.1. Khái niệm
Mỗi cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một loại sinh vật
nào tồn tại trên trái đất ở trong mọi trạng thái đều bị bao quanh và chi phối
bởi mơi trường. Vậy mơi trường là gì?
Xung quanh khái niệm mơi trường, hiện có rất nhiều quan điểm khác
nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và trên thế
giới. Mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý có
sức thuyết phục ở các mức độ khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Cho rằng môi trường là sinh quyển, sinh thái cần
thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Môi trường cũng là nơi chứa đựng
những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động sản xuất và hình
thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài
người, trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác khơng thể tái tạo
được. Trong q trình khai thác nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái
tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng môi trường.
Quan điểm thứ hai: Quan điểm này cho rằng môi trường là tổng hợp
các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự
vật hoặc sự kiện nào đó. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại
và phát triển trong môi trường nhất định. Đối với cơ thể sống thì mơi trường
sống là tổng hợp những điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến sự phát triển
của cơ thể. Tương tự như vậy đối với con người thì "mơi trường là tổng hợp

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tất cả các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng
đến sự sống và phát triển của từng cá nhân của cộng đồng người" [22, tr 10].
So với khái niệm trên, khái niệm này mang tính bao qt hơn, tồn
diện và đầy đủ các yếu tố cấu thành của môi trường bao quanh mọi cơ thể
sống, đặt môi trường trong quan hệ với sự sống, gắn với sự sống.
Quan điểm thứ ba: Môi trường ở một thời điểm nhất định là tập hợp
các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và các nhân tố xã hội có thể có một hậu
quả trực tiếp, gián tiếp, trước mắt hay lâu dài tới các sinh vật sống và các hoạt
động của con người.
Với phương pháp tiếp cận mang tính khoa học, quan điểm này đã hàm
chứa tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành mơi trường, đó là yếu tố vật lý,
hóa học, sinh học, xã hội… Điểm mới ở đây là tính thời gian của môi trường,
môi trường không phải là "cái gì" tĩnh tại, bất biến mà ln thay đổi theo thời
điểm. Đây là quan điểm tương đối toàn diện về mơi trường vì đã đề cập đến
cả tính thời gian và không gian cũng như ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu
dài của môi trường đối với đời sống con người. Nhưng quan điểm trên đây
chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường.
Quan điểm thứ tư: Căn cứ trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin
về các điều kiện sống của con người, sự tồn tại và phát triển của lồi người đó
là điều kiện địa lý, dân số và phương thức sản xuất trong điều kiện hiện tại.
Ba nhân tố cũng có thể được xem là các nhân tố môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và môi trường kinh tế. Theo đó, mơi trường dùng để chỉ tổng
thể các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có quan hệ
mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của con người cùng xã hội lồi người.
Mặc dù đã mang tính bao qt rất rộng và đầy đủ, bao hàm cả môi
trường tự nhiên, xã hội và môi trường nhân tạo, nêu bật được vai trị của mơi
trường đối với đời sống xã hội loài người cũng như mối quan hệ giữa con

người với mơi trường nói chung.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Quan điểm thứ năm: Theo khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường
(Luật BVMT) được Nhà nước ban hành năm 2005 thì "Mơi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật" [29].
Quan điểm trên nhấn mạnh yếu tố mang tính bản chất của môi trường
bao gồm các yếu tố bao quanh con người. Môi trường là một khái niệm rất
rộng bao hàm ba yếu tố là môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi
trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh
con người và các cơ thể sống khác, giữa chúng có các mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại gắn bó và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống
cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong những điều kiện nhất định.
Theo đó, mơi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: đất, nước, không khí, hệ
sinh thái động thực vật và những điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng tới đời
sống con người.
Trong phạm vi khuôn khổ đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu về
hành vi xâm phạm môi trường tự nhiên và trách nhiệm BTTH vấn đề đó theo
Bộ luật dân sự 2005.
+ Môi trường xã hội: là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên
quan và tác động tới đời sống con người. Bao gồm những nhân tố tới việc
hình thành nên nhân cách, lối sống, nếp sống sinh hoạt của mỗi cá nhân, có
ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới việc hình thành nên nhân cách và lối sống
cá nhân. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…ở các cấp khác

nhau như Liên hợp quốc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã…
Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một
khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển,
làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Mơi trường nhân tạo: là tồn bộ các yếu tố do con người tạo nên,
bao quanh sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân con người và nhiều cơ thể
sống khác. Môi trường nhân tạo bao gồm các cơng trình thủy lợi, hồ nước, hệ
thống sơng ngịi nhân tạo, những tiện nghi trong cuộc sống như ô tơ, máy bay,
nhà ở, cơng sở, các khu đơ thị…
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển. Ở Việt Nam, mơi trường đã có một q trình biến đổi
lâu dài theo thời gian. Một điều khẳng định chắc chắn là mơi trường lúc đầu
mới hình thành tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều lần, nguồn nước, bầu khơng
khí… rất trong sạch, các lồi động thực vật phong phú và đa dạng.
1.1.2. Đặc điểm môi trƣờng
Từ nhiều thập kỷ nay, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng
vai trị hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kình tế và
sự sống của con người. Vậy mơi trường có đặc điểm như thế nào?
Thứ nhất, môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự
nhiên của con người, bao gồm khơng khí, nguồn nước, đất, cây cối, rừng và
sinh vật. Những yếu tố này bị tổn hại đến một mức độ nhất định thì hậu quả
của nó sẽ đe dọa đến sự sống của con người. Môi trường là không gian sống,
là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người. "Chỉ có
thiên nhiên như người mẹ hiền mới thực sự có khả năng đem lại cho con

người cái thế cân bằng giữa tâm hồn và thể xác mà khơng có nó thì chẳng có
sức khỏe, chẳng có hạnh phúc và niềm vui" [22 tr.19]. - Bác sỹ G. Botđa đã
nói như vậy.
Thứ hai, mơi trường là nơi chứa đựng, cung cấp nguồn tài nguyên cần
thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Để tồn tại và phát
triển, con người phải dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên và mơi
trường là nơi cung cấp các yếu tố đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội,
số lượng tài nguyên được con người sử dụng ngày càng tăng.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tài nguyên được chia thành hai loại:
+ Nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được như cây rừng, các loài
động vật ở trong rừng, các dưới biển… (trừ những biến động bất thường của
tự nhiên gây ra có thể làm cho loài này hay loài khác bị tuyệt chủng). Nhưng
nếu tốc độ khai thác và sử dụng lớn hơn tốc độ tái tạo, phục hồi thì dần dần sẽ
dẫn tới bị cạn kiệt, khơng cịn nữa.
+ Nguồn tài ngun không thể tái tạo được như quặng sắt, dầu mỏ,
kim cương, than đốt… có sẵn trong lịng đất, trong q trình sử dụng nguồn
tiềm năng này sẽ dần dần bị cạn kiệt và tiến tới khơng cịn nữa.
Ví dụ: hiện tượng khai thác than tràn lan ở Quảng Ninh trong một thời
gian dài.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng chất phế thải của quá trình sinh
hoạt trong cuộc sống của con người và của quá trình sản xuất. Trong quá trình
sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai thác các nguồn tài
nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hóa khác nhau nhưng lại thải
vào mơi trường các chất thải trong q trình sinh hoạt và sản xuất.

Các chất thải có nhiều nguồn khác nhau như: các chất thải công
nghiệp được thải ra từ các xí nghiệp, nhà máy như các loại chất bụi khí; các
loại phế liệu gồm kim loại, đồ gỗ, chất dẻo, cao su, đồ thủy tinh; các loại nước
thải trong đó có hịa tan các chất hữu cơ, hóa chất, kim loại và dầu mỡ; các
chất thải trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc
kích thích sinh trưởng tồn tại trong đất, nước, phân, nước tiểu của động vật
nuôi; các chất thải sinh hoạt bao gồm nước thải, rác thải sinh hoạt, các loại
khí bụi của lị bếp; các khí bụi của phương tiện giao thông vận tải như xe
máy, ô tô, máy bay, tàu thủy.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
+ Môi trường bản thân nó là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch
sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát
triển văn hóa của lồi người.
+ Mơi trường trái đất cung cấp các chỉ thị khơng gian và tạm thời mang
tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên
trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến
thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất…
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tơn giáo và văn hóa khác.
1.2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG


1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm mơi trƣờng
Mơi trường có vai trị hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát
triển sự sống của con người, nền kình tế của mỗi quốc gia và cả nhân loại, bởi
vì nó khơng chỉ cung cấp nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi
sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ phế thải sản xuất và
sinh hoạt do con người thải ra. Hiện nay, nhiều loại tài ngun mơi trường
như: đất, nước, khơng khí, rừng… đã bị ô nhiễm trầm trọng, suy kiệt đến mức
báo động gây tác động xấu đối với đời sống và xã hội… chính là hệ lụy từ
hành vi thiếu suy nghĩ của con người đã gây hại đến môi trường. Vậy ô nhiễm
mơi trường là gì?
Hiện nay, thế giới quan niệm có hai loại ô nhiễm môi trường:
Một là loại ô nhiễm do thừa thãi của cải tại các nước có thu nhập cao
hoặc tầng lớp giàu có trong các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp. Loại ơ
nhiễm này thể hiện ở việc sử dụng quá nhiều nguyên liệu và năng lượng vào

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sản xuất, sự tiêu xài quá mức trong đời sống… đã gây lãng phí to lớn về mặt
mơi trường.
Hay nói cách khác, loại ô nhiễm môi trường này chỉ gồm thiệt hại đối
với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước,
khơng khí… mà khơng bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài
sản của con người. Trong một số điều ước quốc tế về mơi trường có liên quan
đến nội dung này, thiệt hại về môi trường được xác định bao gồm:
+ Động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu;
+ Tài sản vật chất (kể cả di sản khảo cổ và văn hóa);
+ Cảnh quan;

+ Mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên.
Những định nghĩa hợp pháp nhất về thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây nên không bao gồm con người và tài sản của họ. Tương tự, Cộng đồng
chung châu Âu quan niệm thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là sự thay đổi
bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc cản trở đáng kể đến các dịch vụ mơi
trường có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và chúng thường biểu
hiện dưới các dạng sau:
+ Thiệt hại đối với các lồi và mơi trường sống tự nhiên của chúng;
+ Thiệt hại đối với môi trường nước;
+ Thiệt hại về đất (tức là bất kỳ sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ
đáng kể cho sức khỏe con người, bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả của việc đưa
trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi sinh
vật vào đất hoặc lịng đất).
Tại Kazakhstan, thiệt hại mơi trường được đề cập gồm thiệt hại gây ra
đối với tài nguyên sinh học từ các hồ, sông, đầm lầy; thiệt hại về đất, mơi
trường xung quanh và số lượng các lồi. Tại Kyrgystan, thiệt hại về môi

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường bao gồm nước (cung cấp nước sạch, thoát nước mưa, nước thải);
khơng khí (ơ nhiễm khơng khí); đất (chơn lấp rác thải và đất trồng); thủy sản;
cây cối; rừng; nguồn tài nguyên khoáng sản. Tại Phần Lan, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được đặt ra đối với những thiệt hại về môi trường gây nên bởi
các hoạt động trong một khu vực nhất định và là kết quả từ ô nhiễm đất, nước,
không khí. Tại Canada, thiệt hại về môi trường gồm hệ sinh thái nước ngọt và
hệ sinh thái ven bờ; khơng khí, đất, nước do thải các chất độc hại, hóa chất,
các yếu tố vật chất khác và tràn dầu; nước biển, hệ động vật và thực vật biển.

Tại Hàn Quốc, thiệt hại mơi trường là tình trạng gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng đối với những chức năng vốn có của mơi trường tự nhiên do săn
bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức tài nguyên sinh vật,
phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm
tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên…
Quan niệm chung của các quốc gia nêu trên là thiệt hại về mơi
trường có thể được nhận dạng theo nhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộng
đến hẹp, từ tổng hợp đến hợp phần, từ môi trường chung đến từng thành
phần môi trường cụ thể, song cho dù là tiếp cận ở góc độ và cấp độ nào thì
đặc điểm của ô nhiễm môi trường đều không bao gồm thiệt hại đối với con
người hoặc tài sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại về
môi trường.
Hai là loại ô nhiễm xảy ra khá phổ biến là loại ơ nhiễm do đói nghèo,
do người dân khơng có vốn liếng, khơng tài sản, khơng cơng cụ sản xuất, nên
con đường kiếm sống độc nhất của họ là khai thác với kỹ thuật thô sơ các tài
nguyên thiên nhiên mà chưa bị ai chiếm hữu, hoặc sở hữu chưa được chặt chẽ
gây ra.
Loại ô nhiễm môi trường thứ hai này chính là loại ơ nhiễm mơi trường
khơng chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt
hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Cụ thể:

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tại Cộng hòa Liên bang Nga, định nghĩa về thiệt hại do ơ nhiễm, suy
thối mơi trường gồm thiệt hại về sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường. Tại Nhật bản, thiệt hại về môi
trường được phân chia thành nhiều loại, như thiệt hại đối với sức khỏe và tính

mạng của con người (do cơ thể con người hấp thụ hoặc bị tác động bởi các
chất độc hại mà sinh ra bệnh tật hoặc các thương tổn khác); thiệt hại về tài sản
(do môi trường sống của hệ sinh vật bị ơ nhiễm, suy thối, từ đó làm giảm
năng suất cây trồng, vật nuôi như: cá, tôm bị chết do ô nhiễm nguồn nước,
lúa, hoa màu, cây cối bị chết do ơ nhiễm đất, ơ nhiễm khơng khí…); thiệt hại
đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái (do tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác một cách quá mức như rừng bị tàn phá, nguồn nước bị cạn
kiệt, động, thực vật quí hiếm bị sát hại, bị tuyệt chủng, nguồn lợi thủy sinh và
các loài nhạy cảm bị hủy diệt, suy giảm đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái
bị phá vỡ…); thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan (do cảnh quan thiên
nhiên bị phá vỡ, danh lam thắng cảnh bị tàn phá, di tích lịch sử bị hủy hoại
như khu du lịch, khu vui chơi, giải trí bị thu hẹp, nhiễm bẩn, ơ uế, có mùi hơi
thối, khu di tích bị lấn chiếm, phá dỡ…). Đặc biệt, tại Australia, ngoài những
thiệt hại kể trên, các lợi ích về văn hóa, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích
thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại
thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, trong đó lợi ích văn hóa bị xâm phạm
thường phát sinh khi có các dự án phát triển được xây dựng trên những vùng
đất có hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng - những vùng đất được coi là thiêng
liêng đối với các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, thổ dân.
Quốc gia này cho rằng bên cạnh khả năng xâm phạm đến chất lượng mơi
trường sống của cộng đồng, những cơng trình như thế cịn ảnh hưởng rất lớn
đến tình cảm, tín ngưỡng, văn hóa của người dân sở tại. Tương tự, sự phiền
tối và bức bối của người dân do hàng ngày phải chịu tiếng ồn, độ rung quá
mức từ các phương tiện giao thông hay tâm trạng buồn rầu trĩu nặng do khung
cảnh thiên nhiên thân thuộc bị tàn phá… cũng được xem là những lợi ích về
tình cảm và trí tuệ bị xâm phạm do ô nhiễm môi trường gây nên.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Như vậy, theo cách quan niệm này thì đặc điểm của ơ nhiễm mơi
trường chính là những thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm thiệt hại đối
với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe và tài
sản của con người. Tuy nhiên, khi đề cập đến những loại lợi ích nêu trên,
pháp luật của các nước cũng giới hạn rất rõ ràng quyền khởi kiện của người bị
hại. Chẳng hạn, tại Australia, chỉ riêng lợi ích thẩm mỹ, giải trí bị xâm hại thì
khơng được coi là cơ sở khởi kiện các vụ án về môi trường mà chúng phải
được đặt trong mối quan hệ với một yếu tố môi trường cụ thể nào đó bị xâm hại.
Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật BVMT 2005 được ban hành, đặc
điểm của ô nhiễm môi trường là những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
được xác định theo quan niệm thứ hai. Theo quy định tại Điều 131 Luật
BVMT 2005, có 2 loại thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại đối với mơi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của mơi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của
mơi trường được thể hiện qua các phương diện chính như sau:
+ Mơi trường là khơng gian sinh tồn của con người;
+ Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa
dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống
và hoạt động của con người);
+ Môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải
ra trong các hoạt động của mình. Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của mơi trường xảy ra khi: một là, chất lượng của các yếu
tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng
môi trường; hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn
lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng thay
thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); ba là, lượng chất thải thải vào
môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng.


22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng,
tính hữu ích của mơi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con
người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục
hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có ngun nhân từ ơ
nhiễm mơi trường. Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về
cây trồng, vật ni, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn
chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên. Cịn thiệt
hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về
lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự
suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường.
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai
ln được xem là thiệt hại gián tiếp (cịn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại
thứ sinh) - thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần
lưu ý là giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khơng phải ln ln và hồn tồn tách
biệt. Trong một số trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu
vực nhất định cũng đồng thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một
vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân
ở khu vực đó. Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý để tránh sự trùng lặp khi xác
định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm môi trường gây nên.
Như chúng ta đã biết rất rõ về vụ Công ty Vedan là thủ phạm chính
gây ơ nhiễm sơng Thị Vải, Cảnh sát Mơi trường bắt quả tang hệ thống nước

thải của Vedan xả thẳng ra sông thị Vải. Công ty Vedan xả chất thải chưa qua
xử lý ra môi trường, ảnh hưởng tới gần 2.700ha diện tích ni trồng nằm dọc
lưu vực sơng Thị Vải. Mức độ ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra chiếm 90%
với phạm vi bị ảnh hưởng khoảng 10km dọc theo bờ sơng. Đó mà kết quả

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
cơng bố sau những khảo sát thực tế. Viện này cho biết, đã gửi kết quả đến các
sở, ngành, Hội Nông dân các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
và Bà Rịa - Vũng Tàu và cả Công ty Vedan.
Trung tuần tháng 7/2011, cơ quan thơng tấn báo chí đưa tin hàng chục
tấn cá của các hộ nuôi lồng, bè trên sông Châu Giang, xã Lam Hạ, thành phố
Phủ Lý, Hà Nam cũng "lăn" ra chết do nguồn nước sông ô nhiễm. Nhiều hộ
thẫn thờ tiếc của vì chỉ ít ngày nữa, hàng chục tấn cá đó sẽ đem lại cho họ
nguồn thu nhập hàng tỷ đồng. Không dừng lại ở thiệt hại về kinh tế, việc cá
chết cịn bốc mùi hơi thối, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh.
Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cũng xác nhận, hiện
tượng cá chết là do ô nhiễm nguồn nước, nhiều thành phần trong nước sông
vượt mức cho phép hàng chục lần. Nguồn ô nhiễm chủ yếu bắt nguồn từ sông
Nhuệ (Hà Nội), sau đó đổ vào sơng Châu Giang, gây ơ nhiễm nặng. Bên cạnh
đó, nguồn nước thải từ các trang trại và sinh hoạt của người dân cũng góp
phần khơng nhỏ. Tình trạng hạn hán kéo dài, khiến mực nước giảm… cũng là
một nguyên nhân khiến cá ngạt thở và không cịn chỗ để sống.
Như vậy, ơ nhiễm mơi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào mơi trường dẫn đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng

môi trường. Theo Luật BVMT 2005, tại khoản 6, Điều 3 thì "Ơ nhiễm môi
trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật" [29].
Theo đó, ơ nhiễm mơi trường chính là việc các tác nhân ơ nhiễm bao
gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như
nhiệt độ, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Hay nói cách khác
là khi các thành phần mơi trường có sự biến đổi q giới hạn cho phép của

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất
gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ơ nhiễm mơi trường bao gồm các loại sau đây:
a. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Theo TCVN 5966 - 1995, sự ơ nhiễm khơng khí được định nghĩa là
"sự có mặt của các chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người
hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu
chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe hoặc lợi ích của
con người hoặc mơi trường" [7]. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do chất thải
cơng nghiệp và giao thông vận tải gây ra không những làm thiệt hại rất lớn
về vật chất đối với nền kinh tế quốc dân mà còn gây ra bệnh tật cho con
người, động vật và nhiều quần thể cây xanh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Thảm
họa lớn nhất trong lịch sử lồi người là vụ rị rỉ khí MIC (metylizocyanat:
CH3 + NCO3) ở Liên hiệp sản xuất phân hóa, thuốc trừ sâu Bhopal (Ấn Độ)
năm 1984 có 2 triệu dân bị nhiễm độc, 5 nghìn người bị chất và 50 nghìn
người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù. Ơ nhiễm mơi trường

gồm 4 loại cơ bản như sau:
Một là bụi: Là kết quả của sự bẻ vụn các nguyên liệu rắn dưới ảnh
hưởng của các lực tự nhiên hoặc các tác động cơ học khác được sinh ra từ các
trục đường giao thông, hầm, mỏ, sản xuất cơng nghiệp như q trình đốt
nhiên liệu, phân xưởng đúc, nhà máy dệt, các thao tác nghiền, quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu… Bụi nặng (bụi lắng đọng) như đất, đá, bụi kim
loại… Bụi lơ lửng là loại bụi bay lơ lửng trong không gian trong một thời
gian rất lâu, tương tự như các phần tử khí khác. Bụi nhẹ lơ lửng (bụi rắn, bụi
lỏng, bụi vi sinh vật) như bụi nitrat, bụi sulfat, phân tử cacbon, soi khí, muội,
sương mù, phấn hoa… Bụi hơ hấp (hay cịn gọi là bụi phổi) là loại bụi bay lơ
lửng trong không gian có kích thước bé thường xun qua mũi và xâm nhập
vào trong phổi của chúng ta.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hai là khí hơi: Là loại chất ơ nhiễm nhân tạo chính ở dạng hơi, khí
trong mơi trường khơng khí như các loại khí oxyt của ni tơ, SO2, H2O, CO,
các loại khí Halogen (clo, brom, iot…), các chất xăng tổng hợp, hợp chất flo.
Ba là mù: Được tạo ra từ các chất lỏng dưới ảnh hưởng của các tác
động cơ học, tạo ra sự phân tán hoặc do sự bay hơi và ngưng tụ của các hơi.
Mù thường gặp trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện đại như mạ,
phun sơn, phun thuốc trừ sâu. Trong thiên nhiên thỉnh thoảng thường có hiện
tượng "trời mù", nếu bầu khơng khí bị ơ nhiễm nặng thì có thể xảy ra hiện
tượng mù axit rất nguy hiểm.
Bốn là khói: Khói được hình thành từ thể lỏng và thể rắn bé nhỏ sinh
ra từ sự đốt cháy các nguyên liệu cacbon. Trong môi trường, khói được xem
là rất nguy hiểm.

b. Ơ nhiễm tiếng ồn
Là tập hợp những âm thanh tạp loạn với các tần số và cường độ âm
rất khác nhau và gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe. Những tiếng ồn có
tần số âm thanh có f > 20.000 hz là siêu âm, tai người không nghe được và
được coi là ơ nhiễm tiếng ồn. Chúng ta có thể bắt gặp tiếng ồn từ nơi thi công
xây dựng (nhà cửa, cầu cống, đường sá khắp nơi), khu công nghiệp, trong
nhà. Ô nhiễm tiếng ồn là loại ô nhiễm dễ kiểm sốt nhất trong mọi vấn đề ơ
nhiễm mơi trường. Cần phải cho mọi người hiểu biết sự cần thiết phải kiểm
sốt, giảm nhỏ tiếng ồn mới chống được ơ nhiễm mơi trường.
c. Ơ nhiễm mơi trường nước:
Nước là nguồn tài ngun thiên nhiên chung của tồn thể nhân loại,
đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và của mọi sinh vật
trên trái đất của chúng ta, là một tài ngun khống sản đặc biệt vì nó giúp ích
cho sự phát triển kinh tế xã hội trong mọi mặt như sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp xây dựng cơng trình, thủy điện, giao thơng đường thủy. Nước
trên hành tinh phát triển từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên thạch

26

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đưa lại và từ lớp trên của khí quyển trái đất. Nước bị coi là ô nhiễm khi thành
phần của nước bị thay đổi hoặc bị hủy hoại, làm cho nước không thể sử dụng
được trong mọi hoạt động của con người và sinh hoạt. Nước bị ô nhiễm sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp, ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người, ảnh hưởng tới sự biến đổi của các hệ sinh thái (nông nghiệp, đất,
sông hồ và đại dương).
Ơ nhiễm mơi trường nước có rất nhiều nguyên nhân như do hoạt động
sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông ngư nghiệp, giao thông thủy,

dịch vụ và sinh hoạt của con người tạo nên. Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên
(núi lửa, bão, lụt) có thể là nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và
không phải là ngun nhân chính gây suy thối chất lượng nước tồn cầu.
* Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
Một là nước thải từ khu dân cư: Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, trường học, cơ quan chứa chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt hay nước thải từ khu dân cư
hoặc nước thải vệ sinh. Sau khi nước thải sinh hoạt chưa xử lý đưa vào kênh,
rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính như:
- Gia tăng hàm lượng chất lơ lửng, độ đục, màu,
- Hàm lượng hữu cơ dẫn tới làm giảm oxy hòa tan trong nước, từ đó
có thể gây chết tơm, cá và các thủy sinh khác.
- Gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo ra sự bùng nổ rong, tảo,
dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, nước cấp sinh hoạt, du lịch
và cảnh quan.
- Gia tăng vi trùng, đặc biệt là các vi trùng gây bệnh (tả, lỵ, thương
hàn…) dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh
hoạt, du lịch và cảnh quan.
- Tạo điều kiện phân hủy vi sinh, gây mùi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

27

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hai là nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Ba là nước chảy tràn mặt đất: do nước mưa hoặc đã thoát từ đồng
ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước, sông, hồ. Nước rửa trôi qua khu dân cư,
đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ơ nhiễm nguồn nước do

chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng…
Bốn là nước sơng hồ bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: Nước sông bị
ơ nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu
trong nội địa. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển axit, sắt,
nhơm… đến các vùng khác gây ra suy giảm chất lượng vùng bị tác động.
Năm là nguồn ô nhiễm nước từ các hoạt động nông nghiệp: Việc sử
dụng nước cho mục đích nơng nghiệp có tác động tới sự thay đổi một số chế
độ nước và sự cân bằng nước lục địa. Nông nghiệp, trước hết là để khai thác
sử dụng đất, đòi hỏi một lượng nước ngày càng tăng. Trong tương lai đã thâm
canh nơng nghiệp nên dịng chảy tất cả các con sông trên thế giới sẽ bị giảm
đi khoảng 700km3/năm. Sự bốc hơi sẽ tăng một cách tương ứng. Phần lớn
nước sử dụng trong nông nghiệp bị tiêu hao mà ít được hồn lại (phần hồn
lại khơng q 25%). Ngoài việc làm thay đổi sự cân bằng nước lục địa, sử
dụng nước trong nơng nghiệp cịn dẫn đến việc làm giảm chất lượng nước
nguồn. Nước tiêu, nước từ đồng ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn
nuôi gây nhiễm bẩn đáng kể cho sông hồ. Thành phần khoáng chất trong nước
dẫn từ hệ thống tiêu hủy phụ thuộc vào đặc tính đất, chế độ tưới, cấu tạo hệ
thống tiêu… Lượng muối hịa tan trong nước có thể từ 1 đến 200 tấn/ha. Do
việc sử dụng phân hóa học, một lượng lớn dinh dưỡng nitơ và phospho có thể
xâm nhập vào nguồn nước, gây nên hiện tượng phì dưỡng trong nước. Các
hợp chất hữu cơ có chức clo như các loại thuốc trừ sâu DDT, aldrin,
endosunphat, các loại thuốc diệt cỏ axit phenoxyaxetic, các loại thuốc diệt
nấm hexaclobenzen, phentacclophenol… là các chất bền vững vận tốc phân

28

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×