Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU LS trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÝ THỊ TƢỜNG NGA

tr¸ch nhiệm hình sự của pháp nhân

LUN VN THC S LUT HỌC

HÀ NỘI - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÝ THỊ TƢỜNG NGA

tr¸ch nhiệm hình sự của pháp nhân
Chuyờn ngnh : Lut hỡnh sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Dũng

HÀ NỘI - 2017


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và thanh
tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để cho tơi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lý Thị Tƣờng Nga

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU


1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM

9

HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN

1.1.

Khái niệm, đặc điểm và bản chất của trách nhiệm hình sự

9

của pháp nhân
1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và bản chất của trách nhiệm hình sự

9

1.1.2.

Khái niệm, bản chất và đặc điểm của trách nhiệm hình sự

15

của pháp nhân
1.2.


Kinh nghiệm của một số nước quy định trách nhiệm hình sự

28

của pháp nhân
1.2.1.

Pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân của Trung Quốc

29

1.2.2.

Pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân của Pháp

31

1.2.3.

Pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân của Mỹ

32

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ

38

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI

2.1.


Các quy định thuộc phần chung của Bộ luật hình sự nhằm

38

đảm bảo tính thống nhất trong sự so sánh với trách nhiệm
hình sự của cá nhân
2.1.1.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Điều 2)

39

2.1.2.

Vấn đề hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân

40

thương mại nước ngoài thực hiện tội phạm ngoài lãnh thổ
Việt Nam (Điều 6)
2.1.3.

Khái niệm tội phạm (Điều 8)

40

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.2.

Các quy định đặc thù đối với pháp nhân thương mại thuộc

42

phần chung Bộ luật hình sự
2.2.1.

Nguyên tắc áp dụng (Điều 74)

42

2.2.2.

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương

44

mại (Điều 75)
2.2.3.

Loại tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm

47

hình sự
2.2.4.

Các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại


48

2.2.5.

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại

52

2.2.6.

Một số quy định khác liên quan

55

2.3.

Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

63

trong những quy định thuộc phần các tội phạm
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH

66

SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
THƢƠNG MẠI

3.1.


Một số bất cập, hạn chế của các quy định của pháp luật về

66

trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
3.1.1.

Về kỹ thuật lập pháp

67

3.1.2.

Về khái niệm tội phạm (Điều 8 Bộ luật hình sự)

68

3.1.3.

Về xác định tội phạm cụ thể đối với pháp nhân

68

3.1.4.

Về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại

69


3.1.5.

Về hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại

70

3.1.6.

Về xác định đồng phạm đối với pháp nhân

72

3.1.7.

Về mối quan hệ giữa trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân

73

thương mại và cá nhân (cá nhân trong pháp nhân) truy cứu
trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân không loại trừ trách
nhiệm hữu hạn của cá nhân
3.1.8.

Về xóa án tích

74

3.1.9.

Về loại tội đối với pháp nhân


75

3.1.10. Về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

75

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.

Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về

76

trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
3.2.1.

Về kỹ thuật lập pháp

76

3.2.2.

Về xác định tội phạm cụ thể đối với pháp nhân

77

3.2.3.


Về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại

77

3.2.4.

Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

78

3.2.5.

Về hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại

79

3.2.6.

Về xác định đồng phạm đối với pháp nhân

80

3.2.7.

Về xóa án tích

81

3.2.8.


Về loại tội đối với pháp nhân

81

3.2.9.

Bổ sung yếu tố lợi ích kinh tế thu được từ hành vi phạm tội

82

làm căn cứ quyết định hình phạt và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
3.2.10. Về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

82

3.3.

83

Các biện pháp nâng cao nhận thức của các cơ quan bảo vệ
pháp luật và người dân nhằm áp dụng thống nhất quy định của
pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

3.3.1.

Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức tập huấn

83


nghiệp vụ và tổng kết rút kinh nghiệm
3.3.2.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ thực thi pháp luật

84

3.3.3.

Rà soát thêm quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

84

đối với pháp nhân nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
của hệ thống pháp luật
KẾT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS


: Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
TNHS

: Trách nhiệm hình sự

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có
khơng ít pháp nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vì chạy theo lợi nhuận đã
bất chấp pháp luật thực hiện hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho lợi ích của
cá nhân, nhà nước và xã hội. Thực tiễn đấu tranh đối với các hành vi vi phạm
cho pháp nhân thực hiện cho thấy, các lĩnh vực mà pháp nhân vi phạm chủ
yếu trong các lĩnh vực như: gây ô nhiễm môi trường, trốn thuế, buôn lậu hoặc
vi phạm trong lĩnh vực bảo quản, chế biến thức ăn... Đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế như trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, bn lậu hoặc vì lợi ích
cục bộ đã không thực hiện các biện pháp mà pháp luật địi hỏi để bảo vệ mơi
trường, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân
để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Các hành vi
vi phạm pháp luật mang tính chất tội phạm do pháp nhân thương mại thực
hiện trong thời gian qua diễn ra ngày càng tăng như buôn lậu, gian lận thương
mại, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội phạm trong các lĩnh vực chứng

khốn, mơi trường, tài nguyên,… Đa số những trường hợp trên là do cơ quan
lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của
pháp nhân đó hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân thương mại với
những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có những
trường hợp mang tính quốc tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội
và cho đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phịng
ngừa và đấu tranh. Thời gian qua, dư luận trong nước rất bất bình và thế giới
cũng rất quan tâm đến vụ Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh-FHS có hành vi hủy hoại mơi trường biển Việt Nam, bằng
việc xả chất thải có chứa độc tố là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển
chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy. Mà theo đó, qua thu thập, phân tích dữ liệu,

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh,
chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit sắt, tạo thành một
dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu
di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
Thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã cho thấy, hình thức xử
phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân vi
phạm phần nào đã phát huy tác dụng, nhưng nhìn chung cịn nhiều bất cập.
Mặc dù quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhân có ưu điểm
là nhanh, kịp thời nhưng lại thiếu tính chun nghiệp, minh bạch và khơng
giải quyết được triệt để quyền lợi của người dân bị thiệt hại mà họ phải tự
chứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Mặt khác, cơ quan có thẩm
quyền xử phạt hành chính khơng có đội ngũ cán bộ chun trách để điều tra,
chứng minh vi phạm cũng như hậu quả của vi phạm. Hơn nữa, hành vi gây

thiệt hại cho cá nhân, nhà nước, tổ chức thì rất lớn nhưng trách nhiệm pháp lý
áp dụng lại chưa tương xứng làm nảy sinh tư tưởng coi thường pháp luật của
các pháp nhân vi phạm. Trong tình hình đó, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm
lập pháp của nhiều nước trên thế giới (trong đó có các quốc gia ASEAN),
ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã bổ sung vấn đề
trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự
(BLHS). Cùng với việc bổ sung này, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm
2015 cũng bổ sung trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối
với pháp nhân phạm tội. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và
phát triển của pháp luật hình sự nước ta, BLHS đã bổ sung một loại chủ thể
tội phạm mới đó là pháp nhân thương mại. Đây được coi là sự phát triển mới
trong tư duy lập pháp hình sự của Nhà nước ta nhằm phát huy tốt hơn vai trị
của BLHS với tư cách là cơng cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước,
bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đẩy nền kinh tế thị trường XHCN phát triển đúng hướng, đấu tranh chống
tham những có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, tạo mơi trường xã
hội và mơi trường sinh thái an tồn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước [1].
Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 về TNHS
của pháp nhân thương mại cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để
đảm bảo thực thi có hiệu quả hơn trên thực tế như: (i) Vấn đề phân loại đối
với pháp nhân phạm tội; (ii) Loại pháp nhân phải chịu TNHS; (iii) Loại tội
pháp nhân phải chịu TNHS; (iv) Các quy định khác liên quan như: việc xác

định thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân, về miễn TNHS đối với pháp
nhân, vấn đề đồng phạm, vấn đề lỗi... Đây là các vấn đề mang tính học thuật
cao, nhưng việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản là cần thiết để từ đó
đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015, nhất là trong thời
điểm hiện nay, BLHS đang được các cơ quan chức năng tiến hành rà sốt,
chỉnh lý khắc phục một số sai sót để sớm áp dụng trên thực tế.
Chính vì thế, học viên đã mạnh dạn lựa chọn "Trách nhiệm hình sự
của pháp nhân" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về TNHS. Cụ thể:
Ở Liên Xơ trước đây đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn
đề TNHS, điển hình là các cơng trình: "Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách
nhiệm hình sự trong luật hình sự Xơ viết" (1963) của Brainhin Ia. M; "Nhân
thân người phạm tội và trách nhiệm hình sự" (1968) của Lêikina N. X; "Trách
nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm" (1974) của Karpusin M. P, Kurlianđxki V. I;
"Trách nhiệm hình sự và hình phạt" (1976) của Bagri-Sakhmatôv L. V; "Những
vấn đề lý luận của trách nhiệm hình sự" (1982) của Xantalơv A. I....
Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, phân tích
trong một số giáo trình và sách tham khảo như: Những vấn đề lý luận cơ bản

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


về trách nhiệm hình sự, Chuyên khảo thứ hai (trong sách Các nghiên cứu chuyên
khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2000) của TSKH Lê Cảm; Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 1991; Một số hình thức đặc biệt của tội phạm (trong
sách Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Cấu thành tội phạm - lý luận và thực tiễn, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, 2004 của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa; Trách nhiệm hình sự và
hình phạt của tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, Nxb Cơng
an nhân dân, Hà Nội, 2001; Trách nhiệm hình sự và hình phạt của TS. Trương
Quang Vinh (trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Trách nhiệm hình sự của
PGS.TS Trần Văn Độ (trong sách Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần
chung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2001); Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự một số nước
trên thế giới, của PGS.TS Trịnh Quốc Toản; Trách nhiệm hình sự của pháp
nhân trong luật hình sự (Sách chun khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011; Những vấn đề cơ bản trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
hình sự một số nước, của PGS.TS Trịnh Quốc Toản năm 2005;...
Bên cạnh đó, chế định TNHS cũng được nghiên cứu, đăng trên báo,
tạp chí như: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số
nước trên thế giới và sự cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự của pháp
nhân trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nghề luật, số 03/2012) của tác giả
Nguyễn Đức Lực; Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Tạp chí Khoa học, Đại
học Quốc gia Hà Nội, (Luật học), số 29, năm 2013, tr. 142-150) của PGS.TS
Trịnh quốc Toản; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự của
Luxembourg (Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (Luật học), số 27
năm 2011, tr. 19-29) của PGS.TS Trịnh Quốc Toản; Về trách nhiệm hình sự

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (Tạp chí Luật học, số

4/2002) của TS. Lê Thị Sơn; Quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, Viện Nhà nước và pháp luật, 2016, số 5) của tác giả Nguyễn Văn
Thuyết; Khái niệm tội phạm và việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Tạp chí Luật
học, số 2/2016) của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa;...
Các cơng trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra bàn luận và giải
quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
đặt ra, trong đó có vấn đề TNHS của pháp nhân nói chung và pháp nhân
thương mại nói riêng. Tuy nhiên, việc đề cập một cách có hệ thống các luận
điểm, quan điểm cũng như các quy định cụ thể về TNHS của pháp nhân của
Nhà nước ta (trong BLHS năm 2015) cũng như những bất cập hạn chế trong
các quy định hiện hành về TNHS của pháp nhân thì chưa có cơng trình nào đề
cập một cách hồn chỉnh. Đó chính là lý do mà tác giả luận văn lựa chọn đề
tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Mục đích của luâ ̣n văn

là nghiên cứu làm sáng tỏ một cách có hệ

thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định TNHS của pháp
nhân theo luật hình sự Việt Nam, xác định những bất cập để đề xuất những
giải pháp cụ thể, góp phần tiếp tục hoàn thiện chế định này trong BLHS năm
2015. Đồng thời, luận văn cũng nhằm giải quyết một số vướng mắc trong việc
áp dụng các quy phạm của chế định TNHS của pháp nhân, góp phần nâng cao
hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
* Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nghiên cứu của đề tài , các nhiệm vụ cơ
bản sau sẽ đươ ̣c thực hiê ̣n:


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nghiên cứu mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn của chế định

TNHS

của pháp nhân nói chung, TNHS của pháp nhân thương mại nói riêng;
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế cũng như kinh nghiê ̣m mô ̣t số nước
tỏng việc quy định TNHS của pháp nhân;
- Trên cơ sở các quy định hiện hành, có liên hệ với thực tiễn áp dụng
các quy định về TNHS nói chung; đồng thời tham khảo các ý kiến góp ý của
các chuyên gia về những bất cập của BLHS quy định TNHS của pháp nhân
thương mại, tác giả đề xuất bổi sung một số quy định về TNHS của pháp nhân
thương mại trong BLHS năm 2015.
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung:
- Khái niệm, bản chất của TNHS của pháp nhân nói chung và pháp
nhân thương mại nói riêng;
- Cơ sở TNHS;
- Căn cứ (điều kiện truy cứu TNHS) đối với pháp nhân thương mại;
- Căn cứ phân loại tội phạm đối với pháp nhân;
- Các quy định liên quan đến việc quyết định hình phạt; miễn TNHS
đối với pháp nhân;
- Thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân;
- Xóa án tích đối với pháp nhân;
- Ngồi ra tác giả đi nghiên cứu chế định này trên phương diện lập

pháp và việc áp dụng trên thực tiễn để từ đó đưa ra các kiến nghị hồn thiện.
5. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn: là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu
tranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh
chố ng tội phạm cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa ho ̣c pháp lý
như lich
̣ sử pháp luâ ̣t, xã hội học pháp luật, luâ ̣t hiǹ h sự, tô ̣i pha ̣m ho ̣c, luâ ̣t tố

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tụng hì nh sự , những luâ ̣n điể m khoa ho ̣c trong các công triǹ h nghiên cứu

,

sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học
pháp lý chuyên ngành.
Các phương pháp nghiên cứu : Để thực hiê ̣n mu ̣c đić h nghiên cứu ,
luâ ̣n văn sử du ̣ng mô ̣t số phương pháp tiế p câ ̣n để làm sáng tỏ về mă ̣t khoa
học từng vấn đề tương ứng , đó là các phương pháp nghiên cứu cu ̣ thể như :
lịch sử so sánh, phân tić h, tổ ng hơ ̣p, thố ng kê, quy na ̣p và diễn dich…
̣
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Luận văn là mô ̣t công triǹ h vừa có ý nghiã về mă ̣t lý luâ ̣n

, vừa có ý
nghĩa về mặt thực tiễn trong việc nghiên cứu và thực thi các chế định vềTNHS

nói chung và TNHS của pháp nhân nói riêng. Để từ đó có những kiến nghị
sửa đổi nhằm hồn thiện hơn hệ thống pháp luật về TNHS ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý luận: Luận văn là một cơng trình nghiên cứu chuyên khảo
khá đồng bộ đề cập một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về TNHS
của pháp nhân trong Bộ luật hình sự. Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn góp
phầ n hoàn thiê ̣n hơn về chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Cụ thể, luâ ̣n văn đã làm rõ các vấ n đề lý và các quy đinh
̣ của

BLHS

năm 2015; Đồng thời nghiên cứu các quy định về TNHS của pháp nhân của
một số quốc gia. Qua đó chỉ ra những ưu điểm ; tồ n ta ̣i, hạn chế trong những
quy định của pháp luật về TNHS pháp nhân trong BLHS; trên cơ sở đó đưa ra
mô ̣t số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện BLHS năm 2015 nói riêng và hệ
thống pháp luật nói chung.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần bổ sung quy định chung về
TNHS của pháp nhân cũng như đưa ra các kiế n nghi ̣hoàn thiê ̣n các quy pha ̣m
pháp luật ở khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng . Những phương hướng,
giải pháp của luận văn có tính chất định hướng cho hoạt động của cơ quan có
thẩm quyền trong q trình giải quyết. Cùng với đó, luận văn còn là tài liệu
tham khảo cần thiết cho các nhà khoa học pháp lý, cán bộ thực tiễn đang công
tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, các sinh viên và ho ̣c viên cao ho ̣c.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại.
Chương 3: Hồn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân nói chung và pháp nhân thương
mại nói riêng là một vấn đề mới và tương đối phức tạp trong nhận thức cũng
như trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam, do vậy, để có thể
trình bày và phân tích những nội dung cơ bản về TNHS của pháp nhân nói
chung và pháp nhân thương mại nói riêng cần làm rõ những nội dung cơ bản
của TNHS nói chung trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của trách nhiệm hình sự
1.1.1.1. Các quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề lý luận phức tạp, là
một thuật ngữ pháp lý được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp
luật hình sự. Từ trước đến nay xung quanh khái niệm TNHS vẫn còn tồn tại

nhiều quan điểm khác nhau. Hiện, trong khoa học luật hình sự vẫn tồn tại các
quan điểm khác nhau như:
Quan điểm của PGS.TSKH Lê Cảm định nghĩa: "Trách nhiệm hình sự
là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp
dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà
nước do luật hình sự quy định" [2, tr. 122].
PGS.TS.Trần Văn Độ cho rằng: "Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp
lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu
trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng hình
phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình
sự" [13, tr. 91].

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Quan điểm của GS.TSKH Đào Trí Úc viết: "Trách nhiệm hình sự là
hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước" [48, tr. 41].
Quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị Sơn cho rằng:
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội
phải chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình.
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao
gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách
nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách
nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án
tích [18, tr. 126].
Nghiên cứu các quan điểm trên cho thấy, mặc dù cịn có những điểm
chưa thực sự thống nhất, mỗi nhà khoa học đều đưa ra những luận điểm của

riêng mình và ở góc độ nào đó đều có tính hợp lý nhất định. Tuy nhiên, các
quan điểm đều thống nhất với nhau ở một điểm: đó chính là hậu quả pháp lý
bất lợi và được áp dụng cho chính người phạm tội. Theo đó, TNHS với tính
cách là một dạng của trách nhiệm pháp lý, không phải là nghĩa vụ pháp lý nói
chung mà cụ thể hơn chính là việc người đó phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi
của người phạm tội trước Nhà nước trong tình trạng bị cưỡng chế do việc
người đó đã thực hiện tội phạm. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các
biện pháp cưỡng chế, chịu TNHS do Nhà nước áp dụng. Nhưng nghĩa vụ phải
chịu TNHS của người phạm tội sẽ không được thực hiện trên thực tế nếu tội
phạm không bị phát hiện, tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc
người phạm tội được miễn TNHS theo quy định của luật hình sự. Như vậy,
TNHS chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nhưng khơng có nghĩa
người phạm tội nào cũng đều phải chịu TNHS. Do vậy, không thể đồng nhất
nghĩa vụ phải chịu TNHS với TNHS mà một người phải chịu trên thực tế do
việc thực hiện tội phạm.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mặt khác, về quan điểm coi TNHS đồng nghĩa với việc thực hiện chế
tài pháp lý hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội,
qua nghiên cứu, cũng như ý kiến của nhiều nhà khoa học khác, tác giả cho
rằng, không thể đồng nhất TNHS với hình phạt bởi, khái niệm TNHS là khái
niệm rộng hơn khái niệm hình phạt. TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm
tội được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội, cịn hình phạt chỉ
là một trong những biện pháp cưỡng chế chủ yếu của TNHS.
Từ những phân tích trên, tác giả hồn tồn đồng ý với khái niệm
TNHS như sau: TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý

bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó
thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật
hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật, hình
phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự [19].
1.1.1.2. Bản chất và đặc điểm của trách nhiệm hình sự
Theo quan điểm chung hiện nay, bản chất của TNHS là sự lên án của
Nhà nước đối với hành vi phạm tội. Bằng cách áp dụng các biện pháp cưỡng
chế hình sự đối với người phạm tội, Nhà nước thể hiện thái độ của mình đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi đó. Như vậy,
TNHS là biện pháp tác động hữu hiệu của Nhà nước lên người phạm tội và
những người khác trong phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật và
giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật.
Về đặc điểm của TNHS, trong các loại trách nhiệm pháp lí, TNHS là
dạng trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất. Như đã phân tích ở trên, hiện nay
vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự về
khái niệm TNHS từ đó có sự khác nhau về đặc điểm của TNHS như: thời
điểm bắt đầu TNHS, các yếu tố của TNHS... nhưng tựu chung lại, đa số các
quan điểm đều phản ánh thống nhất một số đặc điểm của TNHS như sau:

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ nhất, TNHS là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý. Vì vậy,
TNHS thoả mãn tất cả các dấu hiệu của trách nhiệm pháp lý nói chung được
hiểu theo nghĩa bị động và các dấu hiệu đó được cụ thể hố trong luật hình sự.
Thứ hai, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị luật
hình sự coi là tội phạm. Điều này được hiểu, việc thực hiện hành vi thỏa mãn
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự. Khơng

có việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm thì khơng thể có
TNHS. Trong quá trình áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật xác định
được hành vi của một người thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
được BLHS quy định thì mới có thể kết luận hành vi đó là tội phạm và mới có
thể buộc người thực hiện hành vi phải chịu TNHS. Bởi lẽ, nguyên tắc không
tránh khỏi TNHS khi thực hiện tội phạm là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự
nước ta. Nguyên tắc này bảo đảm có sự cơng bằng và bình đẳng của mọi cơng
dân trước pháp luật. Một người có năng lực TNHS và có lỗi khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì phải chịu các
hậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, TNHS là trách nhiệm trước Nhà nước, kết quả của việc áp
dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được xác định và thực hiện theo một
trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định. TNHS chỉ có
thể do Tòa án, nhân danh Nhà nước, áp dụng đối với người phạm tội. Quá
trình giải quyết vụ án cùng với việc áp dụng các biện pháp đó của các cơ quan
tiến hành tố tụng khơng phải là q trình thực hiện TNHS mà chỉ là quá trình
xác định những điều kiện cần và đủ để có thể truy tố người phạm tội và buộc
tội họ trước Tịa án. Nếu có đủ cơ sở để kết án người phạm tội, Tòa án sẽ ra
bản án kết tội đối với người đó, bản án kết tội của Tịa án chính là sự thể hiện
của TNHS áp dụng đối với người phạm tội. Việc thực hiện TNHS từ phía Nhà
nước và việc phải chịu TNHS từ phía người phạm tội chỉ bắt đầu khi bản án
kết tội của Tòa án đối với bị cáo có hiệu lực pháp luật. Nếu khơng có những

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lý do đặc biệt, người phạm tội sẽ phải chấp hành tồn bộ hình phạt do Tịa án
quyết định trong bản án kết tội.

Trách nhiệm hình sự được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc
biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định như Điều 256 BLTTHS, thơng
thường, sau khi bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật có kèm theo
quyết định hình phạt tù đối với người bị kết án, người bị kết án sẽ phải chấp
hành hình phạt khi có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, việc thi hành án phạt tù có thể bị hỗn nếu
người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình
phạt tù nếu người bị kết án đang phải chấp hành hình phạt tù khi có những
điều kiện được quy định tại Điều 61 BLHS hay trong quá trình chấp hành
hình phạt người bị kết án có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt so
với mức hình phạt mà Tịa án đã tun khi có những căn cứ được quy định tại
Điều 58, 59 BLHS hoặc người bị kết án có thể được miễn chấp hành hình
phạt (miễn chấp hành tồn bộ hình phạt hoặc miễn chấp hành phần hình phạt
cịn lại) theo Điều 57, khoản 2 Điều 58. Ngoài ra, tại khoản 2, 4, 5 Điều 57 và
khoản 2 Điều 58, khoản 3 Điều 43 BLHS cịn quy định về việc Tịa án có thể
đưa người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vào một cơ sở điều trị
chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người bị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu khơng có lý
do khác để miễn chấp hành hình phạt. Tất cả các thủ tục đều được quy định
một cách cụ thể.
Như vậy, có thể thấy bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật là
cơ sở pháp lý xác nhận một người đã phải chịu TNHS. Việc chấp hành bản án
kết tội là thể hiện việc thực hiện TNHS của người bị kết án.
Thứ tư, TNHS là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước và người
thực hiện tội phạm. Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, Nhà

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



nước có quyền thơng qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án truy cứu
TNHS và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người phạm tội.
Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi theo quy
định của pháp luật và có quyền địi hỏi Nhà nước truy cứu TNHS đối với họ
trong phạm vi quy định của pháp luật.
Thứ năm, TNHS được thể hiện ở bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực
pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình
sự quy định. TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện trước hết ở
việc Tòa án, nhân danh Nhà nước, kết án người phạm tội. Nếu khơng có bản
án kết tội của Tịa án thì khơng thể nói đến TNHS đối với một người. Bản án
kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý xác nhận người phạm
tội chính thức "bị coi là có tội". Đó chính là hậu quả pháp lý thể hiện một
trong những nội dung quan trọng của TNHS mà người phạm tội phải chịu
trước Nhà nước.
Đa số các trường hợp bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm
tội đi kèm với việc Tịa án quyết định hình phạt đối với người đó. Trong
trường hợp này, TNHS được thể hiện ở bản án kết tội và hình phạt. Trong
trường hợp khác, bản án kết tội của Tòa án áp dụng đối với người phạm tội
khơng gắn với việc Tịa án quyết định hình phạt mà gắn với việc Tịa án quyết
định miễn hình phạt đối với người đó.
Trách nhiệm hình sự được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà
nước đặc biệt là hình phạt. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước so với các biện pháp cưỡng chế pháp lý khác. Người chịu
TNHS phải bị tước bỏ hoặc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp về vật chất
hoặc tinh thần và việc đó được bảo đảm thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế
của Nhà nước.
Ngồi hình phạt, TNHS cịn được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng
chế hình sự khác như: bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 BLHS), tịch thu vật, tiền


14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 BLHS), giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành thành niên
phạm tội (Điều 70 BLHS) v.v... Các biện pháp này có thể được áp dụng bổ
sung hoặc thay thế cho hình phạt.
Trách nhiệm hình sự được thực hiện chủ yếu bằng hình phạt. Tuy
nhiên, trong trường hợp nhất định người phạm tội chịu TNHS nhưng khơng
cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ cũng đủ cải tạo, giáo dục họ trở
thành người có ích cho xã hội, phịng ngừa riêng và phòng ngừa chung.
1.1.2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của trách nhiệm hình sự
của pháp nhân
1.1.2.1. Các học thuyết khác nhau về trách nhiệm hình sự của pháp
nhân và sự lựa chọn của các nhà lập pháp Việt Nam
a) Các học thuyết khác nhau về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc người phạm tội
thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Nói cách khác, cơ
sở TNHS là việc thực hiện hành vi cấu thành tội phạm. Để truy cứu TNHS
đối với một người, cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được hành vi
phạm tội và yếu tố lỗi (cố ý hoặc vơ ý) của người thực hiện hành vi đó. Quan
điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan (khách thể,
mặt khách quan) và các yếu tố chủ quan (chủ thể, lỗi) đã được thừa nhận
chung trong lý thuyết truyền thống về tội phạm. Điều này hoàn toàn đúng khi
TNHS được áp dụng đối với cá nhân một con người cụ thể.
Đặt vấn đề truy cứu TNHS của pháp nhân - con người pháp lý, khơng
thể tự mình thực hiện hành vi như cá nhân theo nghĩa thông thường, mà hành

vi của pháp nhân luôn được thực hiện thông qua hành vi của con người cụ thể
thuộc về pháp nhân. Điều này đặt ra cần phải xem xét lại quan niệm về TNHS
theo nghĩa thông thường. Các vấn đề như: (i) hành vi phạm tội của pháp nhân
được thực hiện như thế nào; (ii) pháp nhân có thái độ tâm lý, có thể tính đến

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


yếu tố chủ quan, yếu tố lỗi như quan điểm truyền thống hay khơng; (iii) tồn
bộ pháp nhân có phải chịu TNHS đối với hành vi do một số cá nhân thực hiện
hay không... đã và đang là chủ đề nghiên cứu của giới khoa học luật hình sự
nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vướng mắc về mặt lý luận
trong việc áp dụng TNHS đối với tổ chức, pháp nhân, các nhà hình sự học
trên thế giới đã đưa ra các học thuyết làm nền tảng và luận giải cho vấn đề
này. Tham khảo kinh nghiệm thế giới, Khoa học luật hình sự thế giới ghi
nhận các học thuyết cơ bản sau đây:
Thứ nhất, học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability). Theo
học thuyết này, bất cứ điều gì mà người làm công, người làm đại lý cho tổ
chức, pháp nhân thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa tổ chức, pháp nhân với
nhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính do tổ chức, pháp
nhân thực hiện. Người làm công, làm đại lý phải thực hiện những công việc
mà người chủ (hoặc tổ chức, pháp nhân) giao, đồng thời phải tuân thủ những
nội quy, quy định mà người chủ (tổ chức, pháp nhân) đề ra. Cho nên, khi có
sai phạm của người làm cơng, người làm đại lý thì người chủ, tổ chức, pháp
nhân phải gánh chịu trách nhiệm.
Trách nhiệm thay thế được áp dụng không chỉ vì nó lý giải mang tính
hợp lý, gần gũi với pháp luật dân sự, pháp luật hành chính mà cịn vì hiệu quả

thực tế mang nó mang lại. Việc buộc tổ chức, pháp nhân phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội của người làm cơng, người làm
đại lý (bao gồm hình phạt, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả...) sẽ có tính
hiệu quả hơn vì khả năng thực tài chính của tổ chức, pháp nhân. Đồng thời
tính phịng ngừa của học thuyết này cũng rất quan trọng, bởi vì việc áp dụng
TNHS buộc pháp nhân phải có những biện pháp hạn chế, phịng ngừa hành vi
vi phạm pháp luật của nhân viên, nâng cao trách nhiệm trong quản lý, kiểm
sốt nhân viên, địi hỏi nhân viên thực hiện các hoạt động phù hợp pháp luật.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mặc dù vậy, học thuyết này có một nhược điểm là có phạm vi quá
rộng khi quy định tổ chức, pháp nhân phải chịu TNHS trong trường hợp bất
kỳ một nhân viên, đại lý nào (với chức vụ bất kỳ) có hành vi phạm tội vì lợi
ích tổ chức, pháp nhân. Điều này càng bất cập trong thời đại công nghiệp,
tồn cầu hóa với các tổng cơng ty, các tập đồn kinh tế có hàng vạn nhân
cơng hiện nay.
Thứ hai, học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (Identification liability).
tư tưởng chính của học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm thể hiện cơ bản ở
chỗ học thuyết này coi hành vi và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo, điều
hành) tổ chức, pháp nhân như chính là hành vi, lỗi của tổ chức, pháp nhân.
Nói cách khác, hành vi, lỗi của tổ chức, pháp nhân được đánh giá thông qua
hành vi, lỗi của cá nhân những người chỉ huy, quản lý, điều hành tổ chức,
pháp nhân đó. Ví dụ, Điều 47 Luật công ty của Israel năm 1999 quy định:
"Những hành vi và những ý định của một cơ quan hoặc cá nhân quản lý cũng
chính là hành vi, ý định của cơng ty". Vì vậy, khi nhân viên quản lý của cơng
ty thực hiện hành vi phạm tội thì đồng thời, ngay lập tức và một cách trực

tiếp, hành vi đó được coi là hành vi phạm tội của công ty. Hai điều kiện cần
và đủ để truy cứu TNHS đối với tổ chức, pháp nhân là: (1) Hành vi phạm tội
do người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức, pháp nhân đó thực hiện
nhân danh, thay mặt hoặc đại diện cho tổ chức, pháp nhân; (2) Hành vi phạm
tội được thực hiện vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân. Ưu điểm của học thuyết
này là đơn giản hóa nhận thức và thủ tục truy cứu TNHS đối với tổ chức,
pháp nhân. Để truy cứu TNHS tổ chức, pháp nhân, người ta chỉ cần chứng
minh hành vi, lỗi của các cá nhân và các cá nhân đó có chức năng quản lý, chỉ
đạo, điều hành tổ chức, pháp nhân. Điểm đáng lưu ý nhất của học thuyết đồng
nhất hóa trách nhiệm chính là xác định người quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ
chức, pháp nhân. Với rất nhiều loại hình tổ chức, pháp nhân với hình thức
hoạt động, kinh doanh rất khác nhau, việc có được một tiêu chuẩn cứng để

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xác định các chủ thể này là điều rất khó khăn mà phải chấp nhận sự suy xét,
đánh giá chủ quan. Do đó pháp luật của một số quốc gia đã cố gắng đưa ra
các tiêu chuẩn mang tính quy tắc chung để xác định vấn đề này.
Thứ ba, học thuyết hệ thống/ văn hóa (Systems/Culture Theory). Đây
là một trong những học thuyết xuất hiện muộn hơn trong giải quyết vấn đề
TNHS đối với tổ chức, pháp nhân. Khác với học thuyết trách nhiệm thay thế
hay học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm khi đánh giá tội phạm thơng qua
người làm công hoặc người quản lý, chỉ huy, điều hành của tổ chức, pháp
nhân (tức chủ thể của hành vi phạm tội), học thuyết hệ thống/văn hóa xác
định tội của tổ chức, pháp nhân thông qua đánh giá vấn đề văn hóa của tổ
chức, pháp nhân và thực hiện các quy định đó trong thực tế. Theo học thuyết
này, tổ chức, pháp nhân được coi là đã ủy quyền hoặc cho phép nhân viên của

mình thực hiện hành vi phạm tội nếu chứng minh được rằng văn hóa mà tổ
chức, pháp nhân đó đang duy trì đã tạo ta ở người thực hiện hành vi phạm tội
tâm lý cho rằng tổ chức, pháp nhân khuyến khích, hoặc ít nhất là chấp nhận
những hành vi như vậy. Nói cách khác, văn hóa mà pháp nhân đang duy trì vơ
hình chung đã thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các nhân viên tổ chức, cơng ty thực
hiện hành vi phạm tội hoặc ít nhất là khơng ngăn cản hình vi đó. Vì vậy, để
truy cứu TNHS đối với tổ chức, pháp nhân, cần phải có ba yếu tố: Thứ nhất,
có hành vi phạm tội của nhân viên tổ chức, công ty; thứ hai, nhân viên đó
thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao hoặc ủy
quyền; thứ ba, thông qua văn hóa tổ chức, pháp nhân có chứng cứ cho thấy
rằng nhân viên thực hiện hành vi phạm tội đó nhận thức được rằng tổ chức,
pháp nhân đã chỉ đạo, ủng hộ hay không phản đối hành vi mà họ thực hiện
hoặc có lỗi là đã khơng tạo ra và duy trì một kiểu văn hóa địi hỏi sự thuân thủ
pháp luật trong phạm vi tổ chức, công ty. Ví dụ, Điều 12.3 BLHS Australia
quy định rằng ý định, nhận thức hay sự khinh suất sẽ được quy kết cho pháp
nhân nếu chúng được thể hiện một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu trong việc ủy
quyền hoặc cho phép thực hiện hành vi phạm tội.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×