Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN QUY TRÌNH - THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ VIỆC KIỂM SOÁT QUY TRÌNH ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK NHA TRANG - PGD DIÊN KHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.12 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KẾ TỐN KIỂM TỐN

QUY TRÌNH - THỰC TRẠNG TÍN DỤNG
VÀ VIỆC KIỂM SỐT QUY TRÌNH ĐỂ ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK NHA TRANG - PGD DIÊN
KHÁNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÂM THỊ HỒNG HOA
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ TẤN NAM
LỚP: KHVS18CH2-NH1

Khánh Hòa, tháng 07 năm 2019

1


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK
Điều 1. Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng
Đơn vị thực hiện: Cán bộ quản lý khách hàng (Cán bộ QHKH)
1. Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ:
a) Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận thông tin nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của
EXIMBANK từ khách hàng;


b) Hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ tín dụng theo quy định.
2. Phân tích tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
a) Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông
tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích tín dụng, đánh giá khách hàng và
khoản cấp tín dụng.
b) Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thơng tin thu thập được, thực hiện phân
tích tín dụng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
c) Chuyển Cán bộ thẩm định tín dụng (Cán bộ TĐTD) Báo cáo đề xuất tín dụng cùng
tồn bộ hồ sơ tín dụng để thực hiện thẩm định tín dụng.
Điều 2. Thẩm định tín dụng
Đơn vị thực hiện: Cán bộ TĐTD
1. Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng cùng tồn bộ hồ sơ tín dụng, thu thập thêm
thơng tin (nếu cần), Cán bộ TĐTD thực hiện:
a) Thẩm định thông tin trên Hồ sơ tín dụng và Báo cáo đề xuất tín dụng.
b) Thẩm định các nội dung đánh giá, phân tích tại Báo cáo đề xuất tín dụng theo quy
định. Cán bộ TĐTD có thể hướng dẫn, yêu cầu Cán bộ QHKH bổ sung thông tin, làm
rõ Báo cáo đề xuất tín dụng.
c) Thẩm định sự tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của nội dung
đề xuất tín dụng và các nội dung liên quan khác.
2. Sau khi thẩm định tín dụng, Cán bộ TĐTD ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội
dung đề xuất, bổ sung ý kiến (nếu có), ký, ghi rõ họ tên trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
Điều 3. Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng
Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng
a) Cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ và Báo cáo đề xuất tín dụng, thực hiện phê duyệt
trên Báo cáo đề xuất tín dụng.

3


b) Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thực

hiện:
c) Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt khơng đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH
thơng báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.
Điều 4. Thẩm định rủi ro
Đơn vị thực hiện: Bộ phận quản lý rủi ro (Bộ phận QLRR)
1. Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro:
a) Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ bộ phận QLKH.
b) Căn cứ hồ sơ tín dụng, thu thập thêm thông tin (nếu cần), yêu cầu đơn vị đề xuất tín
dụng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo
thẩm định rủi ro.
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ tín
dụng.
2. Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro:
a) Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro xem xét hồ sơ tín dụng và Báo cáo thẩm định
rủi ro, phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro và phê duyệt Báo
cáo đề xuất tín dụng:
Khi có sự khác biệt giữa ý kiến tại Báo cáo thẩm định rủi ro với ý kiến tại Báo cáo đề
xuất tín dụng, cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng trao đổi trực tiếp với cấp có
thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để làm rõ những vấn đề cần thiết. Nếu hai bên
không thống nhất được những vấn đề trọng yếu (số tiền, thời hạn cấp tín dụng, kỳ hạn
trả nợ, tài sản bảo đảm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia) hoặc cấp phê duyệt rủi ro
không đồng ý cấp tín dụng, đồng thời cấp phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro khơng
phải là cấp phê duyệt cấp tín dụng theo Báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo cấp có thẩm
quyền phê duyệt rủi ro cao hơn xem xét, quyết định.
Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro, Bộ phận QLRR
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng.
Điều 5. Phê duyệt cấp tín dụng
Thực hiện: Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng theo quy định phân cấp thẩm
quyền phán quyết tín dụng của EXIMBANK trong từng thời kỳ.

1. Trường hợp cấp tín dụng khơng qua Bộ phận QLRR:
4


Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt cấp tín
dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng (phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng được coi
là Quyết định cấp tín dụng).
2. Trường hợp cấp tín dụng phải qua Bộ phận QLRR:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, Báo cáo đề xuất tín dụng,
Báo cáo tái thẩm định (nếu có), Báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt cấp tín
dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Điều 6. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
1. Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLRR (áp dụng đối với trường hợp cấp tín dụng phải qua
Bộ phận QLRR)
a) Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng:
b) Bộ phận QLRR gửi văn bản phê duyệt tín dụng và bộ hồ sơ tín dụng cho Bộ phận
QLKH để thực hiện các bước tiếp theo.
2. Đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Trường hợp đồng ý cấp tín dụng:
Đàm phán với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt (tùy từng trường hợp cụ thể, có thể soạn thảo văn bản đồng ý cấp tín dụng, trình
cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng).
b) Trường hợp từ chối cấp tín dụng:
Soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách
hàng. Bộ phận QLKH lưu hồ sơ tín dụng (từ chối) theo quy định.
3. Soạn thảo Hợp đồng:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
4. Ký kết Hợp đồng:

5. Hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân/phát hành bảo lãnh:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Đàm phán với khách hàng để hồn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải
ngân/phát hành bảo lãnh theo nội dung phê duyệt.
b) Thực hiện các thủ tục liên quan đến biện pháp bảo đảm theo quy định về giao dịch
bảo đảm của EXIMBANK trong từng thời kỳ.
5


6. Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống FINACLE:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận hỗ trợ tín dụng (Bộ phận HTTD), Bộ phận QLKH, QLRR,
Kho quỹ phối hợp
a) Bàn giao, lưu hồ sơ:
- Sau khi các Hợp đồng được ký kết, Bộ phận QLKH chuyển trả 01 bản gốc Hợp đồng
cho khách hàng và bàn giao hồ sơ tín dụng cho Bộ phận HTTD.
- Bộ phận QLKH bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Bộ phận Kho quỹ, HTTD theo
quy định về giao dịch bảo đảm của EXIMBANK trong từng thời kỳ.
b) Bộ phận HTTD thực hiện:
- Nhập thông tin vào hệ thống FINACLE theo Quy định quản lý tiền vay.
- Lưu trữ hồ sơ theo Quy định quản lý sử dụng, lưu trữ, bảo quản và tiêu hủy hồ sơ tín
dụng hiện hành của EXIMBANK
c) Bộ phận Kho quỹ lưu kho hồ sơ tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo
đảm của EXIMBANK.
Điều 7. Giải ngân
1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập Đề xuất giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân,
hạn mức tín dụng của khách hàng; Chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung,
tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hố đơn, chứng từ giải ngân,
hợp đồng kinh tế…).

b) Phối hợp với bộ phận liên quan:
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn.
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi ngoại tệ, hoặc
vay ngoại tệ.
- Xem xét, đánh giá quyết định lãi suất, phí nếu khác với quy định hiện hành.
c) Lập Đề xuất giải ngân, Hợp đồng tín dụng cụ thể/Bảng kê rút vốn/Giấy nhận nợ:
d) Trả chứng từ căn cứ giải ngân (01 bộ bản gốc) cho khách hàng và chuyển toàn bộ
hồ sơ đề nghị giải ngân cho Bộ phận HTTD.
2. Trình duyệt giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận HTTD

6


a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân từ Bộ phận QLKH, kiểm tra tính đầy đủ của hồ
sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê
duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong Hợp đồng cấp tín dụng, quyết định
phê duyệt tín dụng; thẩm quyền và chữ ký của người đề xuất giải ngân, người phê
duyệt Đề xuất giải ngân.
b) Đề nghị Bộ phận QLKH bổ sung, hoàn thiện hồ sơ giải ngân theo quy định (nếu hồ
sơ giải ngân chưa đầy đủ).
c) Trình duyệt giải ngân:
- Bộ phận HTTD có ý kiến trên Đề xuất giải ngân của Bộ phận QLKH, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt giải ngân.
- Riêng cho vay theo Hạn mức/cho vay đầu tư dự án giải ngân 01 (một) lần mà các
điều kiện, căn cứ, hình thức giải ngân đã được đánh giá, để cập cụ thể trong Báo cáo
đề xuất tín dụng: Bộ phận HTTD lập Tờ trình duyệt giải ngân, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt giải ngân.
3. Phê duyệt giải ngân:
Thực hiện: Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân theo quy định.

4. Thực hiện giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận HTTD, dịch vụ khách hàng (DVKH)
a) Bộ phận HTTD:
- Căn cứ hồ sơ giải ngân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện nhập dữ
liệu vào hệ thống FINACLE theo Quy định sử dụng phân hệ tiền vay của
EXIMBANK.
- Chuyển hồ sơ, chứng từ giải ngân cho bộ phận DVKH và các bộ phận có liên quan
để giải ngân tiền vay.
b) Bộ phận DVKH:
- Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ giải ngân từ Bộ phận HTTD, kiểm tra tính khớp đúng của
các chứng từ rút tiền vay của khách hàng (uỷ nhiệm chi và/hoặc giấy lĩnh tiền mặt,…)
với Hợp đồng tín dụng cụ thể/Bảng kê rút vốn/Giấy nhận nợ…, đề nghị Bộ phận
HTTD bổ sung, hoàn thiện chứng từ giải ngân theo quy định (nếu cần).
- Thực hiện hạch toán giải ngân và chuyển tiền theo hồ sơ được phê duyệt giải ngân.

7


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG THỰC TẾ TẠI EXIMBANK NHA
TRANG - PGD DIÊN KHÁNH
2.1 Số liệu cho vay tại EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên Khánh qua 03
năm 2016-2018:
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng dư nợ
2. Nợ nhóm 1
3. Nợ nhóm 2
4. Nợ xấu
5. Nợ ngoại bảng


2016
78
77,56
0,24
2,2
0

2017
92
89,887
0,763
1,35
0

2018
102
101,365
0,225
0,41
0

Nguồn: Dữ liệu Korebank 2016, 2017 và Finacle 2018 tại Eximbank Nha Trang PGD Diên Khánh.
2.2 Đánh giá chung về tình hình tín dụng tại EXIMBANK Nha Trang PGD Diên Khánh:
Biểu đồ 1: Diễn biến dư nợ tại EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên Khánh
qua 03 năm 2016, 2017 và 2018.
Dư nợ năm 2017 tăng khá nhiều so với năm 2016, nhưng lại gi ảm tốc độ
tăng vào năm 2018. Vào năm 2017 – 06 tháng đầu năm 2018 tại Nha Trang - PGD
Diên Khánh diễn ra tình trạng sốt đất ồ ạt do người từ các tỉnh khác (đặc bi ệt là
ngoài Bắc) vào đầu cơ và đầu tư rất nhiều. Đồng thời rất nhi ều người Trung
Quốc liên kết với người dân địa phương mua bán nhà đất đẩy thị trường nhà đất

lên giá ảo, các hạn mức vay cá nhân để đầu tư nhà đất tăng đột bi ến theo. Sau đó
EXIMBANK đã có động thái siết chặt các đi ều kiện cho vay mua b ất đ ộng s ản và
các mục đích vay khác để ngăn ngừa đầu cơ bất động s ản theo yêu c ầu c ủa
NHNN, do đó tăng trưởng dư nợ của EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên Khánh
chậm lại.

Biểu đồ 3: Các nhóm nợ cụ thể tại EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên
Khánh qua 03 năm 2016, 2017 và 2018.
8


Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy chất lượng tín dụng tại EXIMBANK
Nha Trang - PGD Diên Khánh là rất tốt, nợ nhóm 1 ln chiếm tỷ lệ gần như
tuyệt đối. Nợ nhóm 2, nợ xấu ngày càng giảm do chất lượng tín dụng của
EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên Khánh ngày càng được nâng cao. Riêng nợ
ngoại bảng là khơng có do tài sản lớn dư để đảm bảo khoản n ợ vay, Có được
chất lượng tín dụng khá tốt như vậy cũng 1 phần nhờ vào quy trình tín dụng
chặt chẽ tại EXIMBANK và các khâu kiểm sốt ln làm t ốt nhi ệm v ụ c ủa mình
để ngăn ngừa tối đa rủi ro tin dụng . Ngồi ra khâu xử lý nợ nhanh chóng cũng là
1 phần quyết định đến việc nợ xấu giảm.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐIỂM THỂ HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG QUY
TRÌNH CẤP TÍN DỤNG
Muốn chất lượng tín dụng tốt thì trước khi giải ngân cần có các khâu ki ểm
sốt chặt chẽ, vì sau khi đã giải ngân cho khách dù cho phát hi ện s ớm cũng khó
tránh khỏi rủi ro tổn thất cho ngân hàng. Tại EXIMBANK nói chung và
EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên Khánh nói riêng, khâu ki ểm soát tr ước khi gi ải
ngân được thực hiện khá bài bản và chặt chẽ qua các bước ki ểm soát sau :
3.1 Trước khi phê duyệt cấp tín dụng:
Trước đây tại EXIMBANK thì CBQLKH vừa là cán bộ th ẩm định tín dụng,
vừa là cán bộ đề xuất tín dụng và định giá tài sản (trừ các Hạn mức vay ph ải qua

rủi ro thẩm định tài sản). Điều này đã dẫn đến rủi ro khi giá đất bị đẩy lên ảo thì
CBQLKH sẽ định giá thiếu chính xác về tài sản và khả năng tăng n ợ x ấu do các
Hạn mức vay đầu tư mua đất nhà sẽ tăng cao. Hoặc xảy ra rủi ro v ề đ ạo đức
nghề nghiệp khi CBQLKH cố tình định giá tài sản cao đ ể cấu k ết cho khách hàng
vay gây ra tổn thất cho ngân hàng. Để ngăn chặn kịp th ời rủi ro này, EXIMBANK
Hội sở đã ban hành lại quy trình tín dụng mới, với đi ểm khác bi ệt l ớn nh ất là có
thêm Cán bộ thẩm định tín dụng (Cán bộ TĐTD) độc lập hoàn toàn so v ới
CBQLKH và độc lập với bộ phận định giá tài sản . Điều này đã giúp cho hồ sơ tín
dụng của khách hàng khách quan hơn, chặt chẽ h ơn, tài s ản cũng đ ược đánh giá
đúng với giá trị thực của nó.
Sau khi CBQLKH và CBTĐTD đã thống nhất ý kiến trên Báo cáo đ ề xu ất tín
dụng thì sẽ trình lên cấp có thẩm quyền phê duy ệt tín dụng. M ột l ần n ữa h ồ s ơ
9


sẽ được kiểm tra, xem xét lại về mức cho vay, tài sản đảm bảo và m ọi thứ liên
quan. Nếu hồ sơ khơng phải qua rủi ro thì tới đây đã có th ể thơng báo khách
hàng biết là đồng ý hay từ chối cấp tín dụng.
Bộ phận quản lý rủi ro sau khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng của CBQLKH và
đã có ý kiến của CBTĐTD trên báo cáo đề xuất tín dụng thì sẽ th ực hi ện vi ệc
thẩm định lại tài sản, mức vay, làm báo cáo thẩm định rủi ro trình cấp có th ẩm
quyền phê duyệt.
Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thẩm định rủi ro sẽ báo l ại
kết quả cho CBQLKH để thông báo cho khách hàng bi ết là đồng ý hay từ ch ối c ấp
tín dụng.
3.2 Sau khi phê duyệt cấp tín dụng:
Sau khi hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, CBQLKH sẽ thực
hiện soạn thảo hợp đồng, hướng dẫn khách hàng mọi thủ tục công chứng hợp
đồng thế chấp tại các văn phịng cơng chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo tại Văn
phòng đăng ký đất đai của Nhà nước theo đúng quy định pháp luật. Cũng có một

số ít trường hợp các tài sản có vấn đề về tranh chấp, giả mạo, người đi vay giả
mạo có thể phát hiện ra kịp thời ở khâu này, tránh tổn thất cho ngân hàng.

10


Hồ sơ sau khi đã hoàn thiện mọi thủ tục theo quy đ ịnh sẽ đ ược CBQLKH
bàn giao cho phòng Kho Quỹ lưu giấy tờ gốc giấy tờ tài s ản và các h ồ s ơ gi ấy t ờ
còn lại cho CBHTTD nhập trên hệ thống để tạo tài khoản vay cho khách hàng.
Đây cũng là một trong các bước ki ểm soát lại hồ sơ khá chặt chẽ và khách quan
tại EXIMBANK. Vì hồ sơ một lần nữa sẽ được một bộ phận độc lập hoàn tồn với
bộ phận đề xuất tín dụng kiểm tra kỹ lại về giấy tờ, tính pháp lý, cic khách hàng,
xem về nội dung các hợp đồng có vấn đề sai sót hay khơng. Nếu ở khâu này phát
hiện ra sai sót thì phịng HTTD sẽ trả lại hồ sơ cho CBQLKH hoàn thi ện l ại, ho ặc
khi khách hàng chưa đáp ứng được đầy đủ về đi ều ki ện gi ải ngân v ẫn có th ể b ị
từ chối cấp tín dụng.
Đây cũng là bước kiểm sốt cuối cùng trước khi gi ải ngân cho khách hàng,
sau khi đã có số tài khoản vay trên hệ thống FINACLE, CBHTTD chuy ển ch ứng từ
cho bộ phận DVKH kiểm tra lại trên chứng từ giải ngân như h ợp đ ồng vay, ủy
nhiệm chi/ giấy lĩnh tiền mặt và chứng minh nhân dân hoặc các gi ấy t ờ liên
quan đến công ty. Nếu tất cả đều khớp đúng thì bộ phận DVKH sẽ th ực hi ện gi ải
ngân cho khách hàng.
3.3 Kết Luận:
Từ các bước kiểm sốt trên có thể thấy quy trình tín dụng t ại EXIMBANK Nha
Trang - PGD Diên Khánh là khá chặt chẽ, dù vẫn có n ợ nhóm 2, n ợ x ấu và ngo ại
bảng nhưng tỷ lệ này thấp, tỷ lệ nợ nhóm 1 ln ở mức cao trên 9 5% tổng dư
nợ. Trên đây là các bước kiểm sốt trước khi giải ngân cho khách hàng, cịn th ực
tế sau khi đã giải ngân thì CBQLKH vẫn ti ếp tục theo dõi tình hình tài chính, tình
trạng tài sản của khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng
khơng. Hàng tháng ln có bộ phận nhắc nhở hỗ trợ cho CBQLKH làm t ốt các

vấn đề trên, và nhà hỗ trợ tín dụng tại EXIMBANK ln có những thay đ ổi k ịp
thời về chính sách phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại EXIMBANK.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lâm Thị Hồng Hoa. Tài liệu về Kế Toán – Ki ểm Toán -Trường Đại h ọc

Quốc tế Hồng Bàng – Viện đào tạo sau Đại học.
2. Quy trình tín dụng tại EXIMBANK theo Quy ết định 8458/2018/EIB/QĐ-

TGĐ ngày 17/12/2018.
3. Số liệu Korebank thời điểm 31/12/2016 – 14/08/2018 và Finacle th ời

điểm 15/08/2018 – 31/12/2018 của EXIMBANK Nha Trang - PGD Diên
Khánh.

12



×