Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UEd bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua dạy học phần điện hóa học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ CHIÊN

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HĨA HỌC THƠNG
QUA DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HĨA HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC

Hà Nội - 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ CHIÊN

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HĨA HỌC THƠNG
QUA DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HĨA HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11

Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Lâm Ngọc Thiềm


Hà Nội - 2014

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn
GS.TS Lâm Ngọc Thiềm, người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại Học Giáo Dục - ĐHQG
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên chúng em hồn thành khố học
cũng như luận văn này. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp
Cao học khóa 8 chuyên ngành lý luận và phương pháp giảng dạy Hóa học đã
truyền cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong tổ Hóa học, các em
học sinh đội tuyển HSG trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), trường
THPT Thái Phiên (Hải Phòng) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình thực nghiệm sư phạm.
Cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến
cho luận văn hồn thành đúng tiến độ và có nội dung sâu sắc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên

Phạm Thị Chiên


3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC VIẾT TẮT

BDHSG HH : Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
BTHH

: Bài tập Hóa học

CTPT

: Cơng thức phân tử.

ĐC

: Đối chứng

GS. TS

: Giáo sư, tiến sĩ

HS

: Học sinh

HSG


: Học sinh giỏi

HTLT

: Hệ thống lý thuyết

KLPT

: Khối lượng phân tử

KTĐG

: Kiểm tra đánh giá.

PPDH

: Phương pháp dạy học

PTHH

: Phương trình hóa học

THPT

: Trung học phổ thơng



: Phản ứng


PƯOK

: Phản ứng oxi hóa - khử

TN

: Thực nghiệm

TNSP

: Thực nghiệm sư phạm

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................... i
Danh mục viết tắt ......................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................... iii
Danh mục bảng .......................................................................................... vi
Danh mục đồ thị………………………………………….………………….vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 5
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu................................................................. 5
1.1.1. Các luận án tiến sĩ ................................................................................ 5
1.1.2. Các luận văn thạc sĩ ............................................................................. 5
1.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi với việc đào tạo nhân tài cho đất nước.................... 6

1.2.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục ................................... 6
1.2.2. Đào tạo nhân tài cho đất nước - Trách nhiệm và lợi ích của quốc gia ........ 6
1.3. Tổng quan về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT .................. 8
1.3.1. Quan niệm về học sinh giỏi .................................................................. 8
1.3.2. Mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG ........................................................ 8
1.3.3. Những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một HSGHH ......... 9
1.3.4. Một số biện pháp phát hiện HSG hóa học ở bậc THPT ...................... 10
1.3.5. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT .................... 10
1.3.6. Những năng lực cần thiết của GV dạy bồi dưỡng HSG hóa học ......... 12
1.3.7. Những kĩ năng cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ...12
1.4. Bài tập hóa học ..................................................................................... 13
1.4.1. Khái niệm bài tập hố học .................................................................. 13
1.4.2. Phân loại bài tập hóa học .................................................................... 13
1.4.3. Tác dụng của bài tập hóa học ............................................................. 15
1.4.4. Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
1.5. Một số phương pháp dạy học sử dụng để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa
học .............................................................................................................. 17

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.5.1. Phương pháp vấn đáp ......................................................................... 17
1.5.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề................................................. 17
1.5.3. Phương pháp hoạt động nhóm ............................................................ 18
1.5.4. Phương pháp động não ....................................................................... 19
1.6. Xác định vùng kiến thức hóa lí trong chương trình bồi dưỡng HSG
hóa học THPT ............................................................................................. 20
1.7. Thực trạng của việc bồi dưỡng HSG hóa học ở các trường THPT hiện

nay ............................................................................................................... 20
1.7.1. Điều tra, tham khảo ý kiến về công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT
1.7.2. Thuận lợi và khó khăn ........................................................................ 21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 2. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HĨA HỌC THƠNG QUA
DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT ...................... 25
2.1. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần điên hóa học ............................ 25
2.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần điện hóa học.............. 27
2.2.1. Chuyên đề phản ứng oxi hóa khử....................................................... 27
2.2.2. Chuyên đề pin điện hóa ..................................................................... 50
2.2.4. Chuyên đề điện phân ......................................................................... 73
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 92
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 93
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm............................................................. 93
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................................ 93
3.3. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm .................................. 93
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 94
3.4.1. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ......................................................... 94
3.4.2. Tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm ............................... 95
3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm ............................ 95

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá ............................................ 97
3.5.1. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................. 97
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 102
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 105
PHỤ LỤC ................................................................................................. 107

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Kết quả điều tra giáo viên về thực trạng công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi ở trường THPT.

Bảng 3.1.

Các chuyên đề dạy thực nghiệm

Bảng 3.2.

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Bảng 3.3.

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Bảng 3.4.

Phần trăm HS đạt điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém


Bảng 3.5.

Giá trị các tham số đặc trưng của bài kiểm tra

Bảng 3.6.

Bảng thống kê Tkđ

Bảng 3.7.

Phần trăm HS đạt điểm Xi trở xuống

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1.

Phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra lần 1

Đồ thị 3.2.

Phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra lần 2

Đồ thị 3.3.


Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra lần 1

Đồ thị 3.4.

Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra lần 2

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao
dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa
phương nói chung. Bồi dưỡng HSG là một cơng việc khó khăn và lâu dài, địi hỏi
nhiều cơng sức của thầy và trị.
Tại đại hội Đảng tồn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự
chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiến
lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng
bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công
tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Bước đầu mục tiêu đó được
khẳng định bởi số lượng học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế ở nước ta ngày càng
tăng nhanh. Đặc biệt kết quả tham dự các kì thi Olympic Hóa học quốc tế của đội
tuyển học sinh giỏi nước ta trong nhiều năm gần đây đã ghi nhận nhiều thành tích tự

hào và khích lệ. Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo không những có
nhiệm vụ đào tạo tồn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát hiện, bồi
dưỡng tri thức năng khiếu cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà
khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi và tuyển chọn các em có năng khiếu thực sự của từng bộ
môn.
Thực tế cho thấy trong những năm qua việc dạy và học ở các lớp chuyên Hoá
học cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở các trường THPT có những
khó khăn và thuận lợi nhất định. Bên cạnh những thuận lợi như cơ sở vật chất kĩ
thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, ngân sách đầu tư cho giáo
dục nhiều hơn thì cũng có một số khó khăn như: tài liệu dùng cho việc bồi dưỡng
học sinh giỏi cịn hạn chế, chưa có một hệ thống bài tập chuyên sâu, nội dung giảng

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dạy của sách giáo khoa so với nội dung của đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia cịn
có khoảng cách khá xa. Vì vậy, để giáo viên bồi dưỡng học sinh khá, giỏi Hóa học ở
các trường THPT dự thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp Quốc gia được tốt thì nhu
cầu cấp thiết là cần có một hệ thông câu hỏi và bài tập cho tất cả các chuyên đề như:
cấu tạo chất, nhiệt hoá học, động hố học, điện hóa học, cân bằng hố học, hóa hữu
cơ.... Trong đó bài tập phần điện hóa học thường được ra trong các kì thi chọn học
sinh giỏi quốc gia, trong các kì thi Olympic quốc tế Hóa học bởi những ứng dụng
quan trọng của điện hóa học trong sản xuất, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao.
Mặt khác, tài liệu bồi dưỡng HSG hóa học THPT phần điện hóa cịn thiếu và chưa
được đề cập nhiều trong các tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng
học sinh giỏi Hóa học thơng qua dạy học phần điện hóa học ở trường trung học

phổ thơng” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quá trình bồi dưỡng học
sinh giỏi hóa học ở trường THPT.

2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản; sưu tầm và biên soạn các dạng bài tập cơ
bản và nâng cao phần điện hóa học dùng để bồi dưỡng HSG Hóa học THPT.
- Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần điện hóa học
vào dạy học để nâng cao chất lượng cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học
THPT thành phố Hải Phòng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần điện hóa trong chương trình
hóa học, các nội dung liên quan đến phần điện hóa học trong các đề thi học sinh giỏi
cấp thành phố, cấp quốc gia.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản, các bài tập áp dụng phần điện hóa học theo
các chuyên đề để bồi dưỡng HSG ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia.
- Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng cho
quá trình dạy học và bồi dưỡng HSG THPT.
- Thực nghiệm sư phạm với phương pháp dạy học phần điện hóa học để bồi
dưỡng HSG ở trường THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng của đề tài.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học và cơng tác bồi dưỡng HSG
ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lý thuyết, bài tập và phương pháp dạy học

phần điện hóa học để bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT.

5. Vấn đề nghiên cứu
- Làm thế nào để xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học phần điện
để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT.
- Sử dụng phương pháp dạy học nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh
giỏi phần điện hóa học.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập phong phú, kết hợp
với các phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT.

7. Phạm vi giới hạn đề tài
- Nội dung: Hệ thống lý thuyết và bài tập phần điện hóa học.
- Đối tượng: HSG cấp thành phố, HS dự thi HSG quốc gia.
- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm:
+ Trường THPT chuyên Trần Phú – Hải Phòng.
+ Trường THPT Thái Phiên – Hải Phòng.
- Thời gian: từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo
dục học, phương pháp dạy học hóa học.
- Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi.
- Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra.
- Thu thập tài liệu và truy cập thơng tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.

12


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học và bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT (dự
giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh).
- Tập hợp và nghiên cứu các tài liệu : Hóa đại cương, Hóa lý, Điện hóa học,
chương trình chun bộ mơn hóa học, các đề thi HSG, các tài liệu tham khảo liên
quan đến ôn thi HSG để xây dựng hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập phần điện
hóa học.
- Thơng qua thực nghiệm sư phạm đáng giá chất lượng phương pháp dạy học từ
đó đề xuất hướng bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
8.3. Các phương pháp toán học
- Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu.

9. Đóng góp của đề tài
- Đã xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập vận dụng phần điện hóa học dùng cho
giáo viên dạy ơn thi học sinh giỏi các cấp.
- Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đó vào dạy học để
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố và quốc gia.
- Nội dung luận văn là tư liệu bổ ích cho giáo viên trong việc giảng dạy các lớp
bồi dưỡng đội tuyển HSG Hóa học THPT, là tài liệu bổ ích cho HS ơn thi đại học
và ơn thi HSG.

10. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng HSG.
Chương 2: Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thơng qua dạy học phần điện hóa ở

trường THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, việc phát hiện và đào tạo
HSG nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là một trong
những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT. Xác định được nhiệm vụ quan trọng này,
đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát hiện, bồi dưỡng HSG ở tất cả
các bộ mơn trong nhà trường.
Đối với mơn hóa học, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ quan tâm,
nghiên cứu về vấn đề này như:
1.1.1. Các luận án tiến sĩ
- “Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ
thông về hóa học” (1971) của Vương Thị Hanh, Đại học Sư phạm Matxcova.
- “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi
dưỡng HSG hóa học ở trường THPT” Luận án Tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn (2004)
ĐHSP Hà Nội.
1.1.2. Các luận văn thạc sĩ
- “ Xây dựng hệ thống bài tập hóa vơ cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi
dưỡng học sinh giỏi trường THPT” (2007) của Đỗ Văn Minh, ĐH Sư phạm Hà Nội.
- “ Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục vụ
cho việc bồi dưỡng HSG quốc gia” (2006) của Vương Bá Huy, ĐH Sư phạm Hà Nội.

- “ Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ trung học
phổ thông” (2009) của Lê Tấn Diện, ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần dung dịch, sự điện li và phản
ứng oxi hóa khử dùng cho HS khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc
THPT” Luận văn Thạc sĩ của Hồng Cơng Chứ (2006) ĐHSP Hà Nội.
- “Hệ thống lý thuyết  xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi
dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT” - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị
Lan Phương (2007) ĐHSP Hà Nội.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa
học dùng cho HS lớp chuyên ở bậc THPT” Luận văn Thạc sĩ của Lại Thị Thu
Thủy (2004)  ĐHSP Hà Nội.
Về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thơng đã có một số tác giả quan
tâm nghiên cứu, song chỉ dừng lại ở việc đưa ra hệ thống lý thuyết, bài tập mà chưa
chú ý vào việc đưa ra phương pháp sử dụng chúng để bồi dưỡng HSG. Mặt khác,
chuyên đề bồi dưỡng HSG phần điện hóa học và vận dụng chúng vào dạy học để
bồi dưỡng học sinh giỏi cịn ít được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi với việc đào tạo nhân tài cho đất nước
1.2.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục [31]
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ, nhất là những người trí thức và nhân tài. Đảng ta cũng đã có nhiều
chính sách thu hút các nhà khoa bảng, nhà khoa học, doanh nhân giỏi tham gia vào
Chính phủ để gánh vác những công việc nặng nề, phức tạp của đất nước. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và

chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm với
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Trong đó, xây dựng và chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý có đủ khả năng lãnh đạo đất nước tiến cùng thời đại là một nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, nguồn cán bộ tốt nhất được
lấy từ những học sinh, sinh viên ưu tú.
Trong phiên họp ngày 30 tháng 3 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
bàn về cải cách giáo dục, đồng chí Trường Chinh yêu cầu “Vấn đề phát triển năng
khiếu của học sinh rất quan trọng - Học sinh cần phải học kiến thức phổ thơng tồn
diện, nhưng đối với các em có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng”.
1.2.2. Đào tạo nhân tài cho đất nước - Trách nhiệm và lợi ích của quốc gia [32]
Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự phát triển
như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và
truyền thông; với sự phổ biến của Internet và sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thức… thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ có vai trị cực
kỳ quan trọng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã
thường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài; đầu
tư đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo cả về nội dung, phương pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục tồn diện; tích cực tuyển chọn, gửi nhiều tài năng trẻ đi học
tập, nghiên cứu ở nước ngồi, để họ nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại,
tiên tiến của thế giới; có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có
cơng trình nghiên cứu xuất sắc, các văn nghệ sĩ tài năng, các cán bộ khoa học trẻ;
thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng các khu công

nghiệp, khu công nghệ cao và hệ thống phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; từng
bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ; tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các tài năng cống hiến trưởng thành.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy ngành giáo dục và đào tạo nước ta đã có
những chủ trương, biện pháp quan trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và đến nay
đã thu được những kết quả nhất định. Nhiều tài năng trẻ đã được bồi dưỡng và phát
triển nhanh chóng. Hằng năm số học sinh năm cuối của các trường trung học phổ
thông khối năng khiếu thi đỗ đại học đạt tỷ lệ khoảng trên 80%. Khối trường,
lớp chuyên đã có những đóng góp rất lớn trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài,
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đồng thời, góp phần tích cực nâng
cao chất lượng và thành tích của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, các cuộc thi
Olympic quốc tế về toán, tin học, lý, hoá, sinh và ngoại ngữ. Số học sinh đoạt giải
trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế ngày càng tăng. Nhiều học sinh
được tuyển thẳng đại học hoặc đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đã
được lựa chọn vào các hệ đào tạo cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến… và
trưởng thành khá nhanh.
Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ ở nước ta hiện
nay đang là một đòi hỏi bức thiết, một trách nhiệm nặng nề và vinh dự lớn lao đối
với các Trường Đại học, trung học nói riêng và tồn ngành giáo dục và đào tạo nói
chung. Tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phục vụ tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
1.3. Tổng quan về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
1.3.1. Quan niệm về học sinh giỏi [2], [4], [27]

Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu. Mỗi nước có
một hình thức giáo dục khác nhau và một khái niệm riêng về học sinh giỏi.
Ở Hoa Kỳ định nghĩa: HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao
và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc
trong lĩnh vực lý thuyết, khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục
vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó .
Cịn ở nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh
vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết.
Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những điều
kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên.
1.3.2. Mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG [4], [22]
Theo các tài liệu thì mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG là
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ
của HS.
- Thúc đẩy động cơ học tập.
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo.
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của tuổi trẻ về sự tự chịu trách nhiệm.
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng
góp xã hội.
- Hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học.
- Tạo điều kiện tốt nhất để phát triển khả năng, năng khiếu của HS.
- Định hướng nghề nghiệp.
- Hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi tình
huống xảy ra.
1.3.3. Những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một HSGHH [21]
HSGHH cần có những phẩm chất và năng lực sau:

17


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.3.1. Năng lực tiếp thu kiến thức
- Khả năng nhận thưc vấn đề nhanh, rõ ràng và nhanh chóng vận dụng vào tình
huống tương tự (tích hợp kiến thức).
- Ln hào hứng trong các tiết học, nhất là bài học mới.
- Có ý thức tự bổ sung, hồn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khởi.
1.3.3.2. Năng lực suy luận logic
- Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng.
- Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật hiện tượng.
- Biết cách tìm con đường ngắn nhất để đi đến kết luận cần thiết
- Biết xét đủ điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn.
- Biết xây dựng các phần ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vơ ích.
- Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới.
1.3.3.3. Năng lực đặc biệt
- Biết diễn đạt chính xác điều mình mong muốn.
- Sử dụng thành thạo hệ thống ký hiệu, các quy ước để diễn tả vấn đề.
- Biết phân biệt thành thạo các kĩ năng đọc, viết và nói.
1.3.3.4. Năng lực lao động sáng tạo
Biết tổng hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt
đến kết quả mong muốn.
1.3.3.5. Năng lực kiểm chứng
- Biết suy xét đúng, sai từ một loạt sự kiện
- Biết tạo ra các tượng tự hay tương phản để khẳng định hoặc phá bỏ một đặc
trưng nào đó trong sản phẩm do mình làm ra.
- Biết chỉ ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi thực
hiện một số lần kiểm nghiệm.
1.3.3.6. Năng lực thực hành
- Biết thực hiện dứt khốt một số thao tác thí nghiệm.

- Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết
qua thực hiện. HH là bộ mơn khoa học thực nghiệm nên địi hỏi HS phải có năng
lực thực nghiệm, tiến hành các thí nghiệm hố học (TNHH) vì đây cũng là một
trong các yêu cầu của các kỳ thi HSG quốc gia, Olimpic quốc tế.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.3.7. Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn
HS có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên
quan đến thực tế, sản xuất hàng ngày.
1.3.4. Một số biện pháp phát hiện HSG hóa học ở bậc THPT [19], [22]
Giáo viên bồi dưỡng HSG cần phải phát hiện được HSG thơng qua các dấu hiệu:
HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các HS khác.
Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách đầy đủ, chính xác của
HS so với u cầu của chương trình hóa học phổ thông.
Mức độ tư duy, cách xử lý vấn đề của từng HS, khả năng vận dụng kiến thức
của HS một cách linh hoạt, sáng tạo.
Những đề xuất, những phương pháp giải mới, ngắn gọn.
Tính logic và độc đáo khi trình bày vấn đề.
Thời gian hồn thành bài kiểm tra.
Muốn vậy, GV phải kiểm tra toàn diện các kiến thức về lý thuyết, bài tập và thực
hành; tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề; tổ chức cho HS làm việc hợp tác theo
nhóm...
1.3.5. Một số biện pháp bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT [22], [25]
1.3.5.1. Kích thích động cơ học tập của HS
Chuẩn bị cở sở dạy học



Xây dựng môi trường dạy học phù hợp.
 Chuẩn bị tài liệu; phương tiện, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu,

tranh ảnh, hình vẽ, băng hình, mơ hình, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm…) đầy đủ.


Cơ sở vật chất đầy đủ: phịng học, phịng thí nghiệm, phịng bộ môn…
Xây dựng niềm tin trong mỗi HS



Việc học trong đội tuyển trở thành niềm vui, niềm vinh dự cho bản thân,

gia đình và nhà trường.


Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và nắm bắt tâm lí của mỗi HS.



Giao các nhiệm vụ vừa sức cho HS và nâng dần độ khó của yêu cầu.



 Cần khuyến khích và động viên kịp thời đối với từng HS (có chế độ

khen thưởng rõ ràng).

19


LUAN VAN CHAT LUONG download : add




Cần kiểm tra, đánh giá năng lực của từng HS thường xuyên và từ đó uốn

nắn, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho các em.


Có những chính sách ưu tiên của gia đình, thầy cơ và nhà trường đối với HSG.
Giúp các em thấy được vai trị của hóa học đối với đời sống từ đó giúp các

em định hướng nghề nghiệp.
1.3.5.2. Soạn thảo nội dung dạy học và có PPDH phù hợp
 Nội dung dạy học
Hệ thống lý thuyết phải được biên soạn chính xác, đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn,
dễ hiểu, bám sát yêu cầu của chương trình thi HSG thành phố và quốc gia.
Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng giúp HS đào sâu kiến thức, rèn luyện kĩ
năng kĩ xảo và phát triển tư duy cho HS.
 Phương pháp dạy học
Kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp thuyết trình; vấn đáp, làm việc nhóm;
phát hiện và giải quyết vấn đề; đàm thoại nêu vấn đề…
GV nên phát tài liệu trước để HS nghiên cứu ở nhà, khi đến lớp GV sẽ giải đáp
vững thắc mắc của HS và giảng giải những phần khó, phức tạp.
 Chia lớp học thành nhiều nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. GV tổ chức
cho từng nhóm báo cáo, các nhóm cịn lại lắng nghe, chất vấn, nhận xét, cho điểm;
cuối cùng GV tổng kết, đánh giá chung.
Tổ chức cho HS tham gia các chuyên đề nghiên cứu khoa học (dạy học dự án)

phù hợp với năng lực của HS.
Tổ chức cho HS tham quan các nhà máy, xí nghiệp và HS phải viết báo cáo
theo chủ đề sau mỗi lần tham quan.
1.3.5.3. Kiểm tra, đánh giá [19], [21], [23]
Đánh giá HSG cần dựa trên cơ sở: khả năng tinh thần, trí tuệ, sáng tạo và động
cơ học tập.
GV cần xây dựng và lập ra các đề tài nghiên cứu khoa học của bộ môn và tổ
chức hướng dẫn cho HS được tham gia nghiên cứu các đề tài đó.
Để đánh giá chính xác khả năng của HS giỏi cần sử dụng nhiều loại hình đánh
giá, nhiều phương pháp: trắc nghiệm, quan sát, phỏng vấn, thuyết trình, thảo luận…

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức trắc nghiệm tự
luận với hình thức trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra nên có 30% trắc nghiệm
khách quan và 70% trắc nghiệm tự luận.
Nội dung đề thi cần kiểm tra được một cách toàn diện trình độ của HS. Tăng
cường các câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng thay vì
học thuộc lịng.
1.3.6. Những năng lực cần thiết của GV dạy bồi dưỡng HSG hóa học [21]
Muốn đào tạo nên những HS thơng minh, sáng tạo thì trước hết phải có những
người thầy thơng minh, sáng tạo và biết tơn trọng sự sáng tạo của người khác. Vì
vậy người GV cần:
Luôn không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, nghiên cứu tài liệu từ đó khái
quát, tổng hợp và xây dựng, biên soạn tài liệu mới để HS dễ hiểu.
Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG phù hợp với năng lực của HS.
Có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu, chính xác.

Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với nội dung dạy học và đối
tượng học sinh.


Biết giám sát, theo dõi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ HS và đồng nghiệp.

  Có kĩ năng tiến hành thí nghiệm và sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học
như tranh vẽ, máy tính, máy chiếu, phần mềm hóa học…
Có kĩ năng xây dựng bài tập và ra đề kiểm tra.
 Có khả năng nghiên cứu khoa học.
1.3.7. Những kĩ năng cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi hố học [21]
1.3.7.1. Các nhóm kĩ năng cơ bản
a. Nhóm kĩ năng nhận thức


Đọc và hiểu tài liệu; Khái quát, tổng hợp và tóm tắt tài liệu



 Xây dựng đề cương; Biên soạn giáo án; lập kế hoạch bồi dưỡng.
b. Nhóm kĩ năng truyền đạt
 Kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
 Kĩ năng chuyển đổi, phát triển kiến thức.
 Kĩ năng nêu vấn đề và đặt câu hỏi

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



b. Nhóm kĩ năng tổ chức và quản lý
 Giám sát, theo dõi, động viên, khuyến khích
Tiếp nhận, điều chỉnh thơng tin phản hồi
c. Nhóm kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học
 Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đê kiểm tra từ các câu hỏi tương đương
 Phân loại đề kiểm tra theo đối tượng, thời lượng, chương trình tập huấn.
1.3.7.2. Chi tiết hố một số kĩ năng
a. Kĩ năng đặt câu hỏi
 Câu hỏi được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng từ ngữ
phù hợp, khơng q phức tạp.
 Câu hỏi có thứ tự logic, hình thức thay đổi và khơng mang tính ép buộc.
b. Kĩ năng trình bày
 Nắm vững vấn đề cần trình bày, chuẩn bị chu đáo, cần tập trình bày trước.
 Nói rõ ràng và đủ âm lượng, bao quát tốt và chú ý thái độ phản hồi từ HS.
c. Kĩ năng cung cấp thông tin
 Nêu rõ mục đích hoặc trọng tâm của bài học
 Sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp
 Sử dụng ngôn ngữ thích hợp và diễn đạt các ý theo thứ tự logic
 Nhấn mạnh các ý chính và liên tục liên kết các ý với nhau
 Kết thúc rõ ràng và có nhắc lại trọng tâm bài học
1.4. Bài tập hóa học [5], [23], [29]
Thực tiễn ở trường phổ thơng, bài tập hố học giữ vai trị rất quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa là
phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Bài tập cung cấp cho học sinh cả kiến thức, con
đương giành lấy kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số một trạng thái hưng phấn - hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quan
trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học.
Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho học sinh làm để
vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học.


22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số tài liệu lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập
định lượng - đó là những bài tập có tính tốn - khi học sinh cần thực hiện những
phép tính nhất định.
Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài
toán, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh vừa nắm được vừa hồn thiện một tri
thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo
thực nghiệm.
Ở nước ta, sách giáo khoa hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng
theo quan điểm này.
Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của bài tập hố học trong
q trình dạy học người giáo viên phải sử dụng và hiểu nó theo quan điểm hệ thống
và lý thuyết hoạt động. Vì vậy, bài tập và người học có mối quan hệ mật thiết tạo
thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, và liên hệ chặt chẽ với nhau.
 Bài tập là một hệ thơng tin chính xác, bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác
động qua lại với nhau đó là những điều kiện và những yêu cầu.
 Người giải (hệ giải) bao gồm hai thành tố là cách giải và phương tiện giải (các
cách biến đổi, thao tác trớ tu...).
bài tập

người giải

Những điều kiện

Phép giải


Những yêu cầu

Phương tiện gi¶i

Thơng thường trong sách giáo khoa và tài liệu lý luận dạy học bộ môn, người ta
hiểu bài tập là nhưng bài luyện tâp được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích
chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hố học, hình thành khái niệm, phát triển tư
duy hoá học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn.
1.4.2. Phân loại bài tập hóa học
Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học, nó phụ thuộc vào các cơ sở phân loại
khác nhau như: dựa vào chủ đề, khối lượng kiến thức, tính chất của bài tập, đặc
điểm của bài tập, nội dung, mục đích dạy học, phương pháp giải… Tuy nhiên, dựa

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vào nội dung và hình thức có thể phân loại bài tập hóa học thành 2 loại: bài tập trắc
nghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan; trong mỗi loại đều có 2 dạng bài
tập định tính và bài tập định lượng. Sự khác nhau giữa 2 dạng bài tập này được thể
hiện ở bảng sau:
BT trắc nghiệm tự luận

BT trắc nghiệm khách quan

- HS phải viết câu trả lời, phải lập - HS phải đọc, suy nghĩ lựa chọn đáp án
luận, chứng minh bằng ngôn ngữ của đúng trong 4 phương án đã cho.
mình.


- Số lượng câu hỏi nhiều nhưng có tính

- Số lượng câu hỏi tương đối ít nhưng chuyên biệt.
tổng quát.

- HS mất nhiều thời gian để đọc và suy

- HS mất nhiều thời gian để suy nghĩ nghĩ.
và viết.

- Chất lượng đánh giá tùy thuộc vào kĩ

- Chất lượng đánh giá tùy thuộc vào năng của người ra đề và khách quan
kĩ năng và chủ quan của người chấm hơn(chính xác hơn).
bài (khó chính xác).

- Khó soạn nhưng dễ chấm, chấm nhanh.

- Dễ soạn nhưng khó chấm, chấm lâu.
 Bài tập định tính: dạng bài tập quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tượng hóa
học như giải thích, chứng minh, viết PTHH, nhận biết, tách chất, tinh chế, điều chế,
vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn…
 Bài tập định lượng: loại bài tập cần dùng các kĩ năng toán học kết hợp với kĩ
năng hóa học để giải như xác định cơng thức hóa học; tính theo cơng thức và
PTHH; tính tốn về tỉ khối, áp suất, số mol, khối lượng, nồng độ mol,…
1.4.3. Tác dụng của bài tập hóa học
 Bài tập hoá học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất dể
dạy học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập
nghiên cứu khoa học, biến nhưng kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến
thức của chính mình. Kiến thức nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A

Đanilôp nhận định: “Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vận
dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành” .
 Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. chỉ có vận
dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vũng kiến thức một cách sâu sắc.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.
 Rèn luyện kỹ năng hoá học cho học sinh như kỹ năng viết và cân bằng
phương trình phản ứng, kỹ năng tính tốn theo cơng thức và phương trình hố học,
kỹ năng thực hành như cân, đo, đun nóng, nung sấy, lọc, nhận biết hoá chất...
 Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thơng minh cho học sinh (học sinh cần
phải hiểu sâu mới hiểu được trọn vẹn). Một số bài tập có tình huống đặc biệt, ngồi
cách giải thơng thường cịn có cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn sắc sảo.
 Bài tập hố học cịn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu
mới (hình thành khái niệm, định luật) khi trang bị kiến thức mới, giúp học sinh tích
cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. Điều này thể hiện rõ
khi học sinh làm bài tập thực nghiệm định lượng.
 Bài tập hố học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành
phương pháp học tập hợp lý.
 Bài tập hố học cịn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học
sinh một cách chính xác.
 Bài tập hố học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn,
trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ
chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
Bản thân một bài tập hố học chưa có tác dụng gì cả: khơng phải một bài tập
hố học “hay” thì ln có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là “ người

sử dụng nó”. Làm thế nào phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác
triệt để mọi khía cạnh của bài tốn, để học sinh tự mình tìm ra cách giải. lúc đó bài
tập hố học thật sự có ý nghĩa
1.4.4. Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
Bài tập hóa học có thể sử dụng ở bất cứ cơng đoạn nào trong dạy học hóa học
(hoạt động vào bài, củng cố, kiểm tra,...). Với dạy học Hóa học hiện nay có rất
nhiều hướng sử dụng bài tập. Hướng sử dụng bài tập nào, mức độ đến đâu phụ
thuộc vào mục tiêu của giáo viên giảng dạy và học sinh.
Với mục tiêu là sử dụng bài tập để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, ta có
thể nêu ra một số hướng sử dụng bài tập như sau:
 Sử dụng bài tập để củng cố kiến thức;
25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×