Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

nhận định đúng sai luật hiến pháp chương 1 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.72 KB, 4 trang )

ÔN TẬP CHƯƠNG 1
NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 1992 (đã được sử đổi, bổ sung)
-

Nhận định SAI
Vì nguồn của Luật hiến pháp không chỉ bao gồm Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung). Nguồn cơ
bản của luật Hiến pháp là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp luật hiến
pháp. Trong đó, Hiến pháp là nguồn quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất. Dưới luật Hiến pháp cịn có
các đạo luật nói về việc tổ chức các cơ quan nhà nước : Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ,
Luật tổ chức Tòa án, Viện Kiểm sát, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp… Ngoài những văn bản Hiến
pháp, các đạo luật nói trên, các văn bản khác như Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các nghị
quyết của Quốc hội, các nghị định của Chính phủ về việc tổ chức Nhà Nước, cũng đều tạo nên nguồn của
luật Hiến pháp.

Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp Việt Nam.
-

Nhân định SAI

- Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp khơng chỉ có các bản Hiến pháp mà cịn cả các bộ luật, pháp lệnh,
nghị quyết, nghị định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.
-

Nhận định SAI
Hiến pháp không ra đời ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Trong quá trình hình thành và phát triển
của Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến không hề biết tới Hiến pháp. Sự ra đời của Hiến
pháp gắn liền với việc khẳng định thắng lợi của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của
chế độ cai trị độc đốn, chun quyền, sử dụng bạo lực cơng khai và trắng trợn đã từng tồn tại hàng


nghìn năm dưới chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ.

Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
-

Nhận định SAI
Ở nước ta, Hiến pháp đầu tiên ra đời ngày 9/11/1946. Trước CMT8, nước ta khơng có dân chủ, chỉ là một
nước thuộc địa nửa phong kiến (triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp). Đất nước khơng có tự do, độc
lập, nhân dân khơng được quyền làm chủ vì vậy khơng có hiến pháp

Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và
Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản Hiến pháp.
1


-

Nhận định SAI
Việc phân chia HP thành HP cổ điển và HP hiện đại là căn cứ vào nội dung quy định
+ HP cổ điển chỉ quy định về tổ chức quyền lực nhà nước và các quyền con người, quyền tự do của cơng
dân về chính trị, dân sự
+ HP hiện đại mở rộng phạm vi Điều chỉnh cả những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội; quy định cả
các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 6: Hiến pháp khơng thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục
mang tính Hiến pháp.
-

Nhận định SAI


-

Hiến pháp khơng thành văn gồm 2 phần chính là phần thành văn – đạo luật mang tính hiến pháp và phần
khơng thành văn – tập tục mang tính hiến pháp

Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như
thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
-

Nhận định SAI
Theo điều 120, HP 2013 quy định rằng có 4 chủ thể có quyền đề nghị làm HP, sửa đổi HP :Chủ tịch
nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu quốc hội. QH quyết định việc làm
HP, sửa đổi HP khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội đồng ý tán thành. QH thành lập UB dự thảo
HP. UB dự thảo HP soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình QH dự thảo HP. HP được thơng qua
khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành.

→ HP cương tính địi hỏi thủ tục đặc biệt, chặt chẽ hơn để sửa đổi, bổ sung

Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992.
-

Nhận định SAI
1. Đề xuất
Hiến pháp 1992: chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp (điều 147)
Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 đại biểu QH có quyền đề
nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (khoản 1, điểu 120)
2. Soạn thảo
Hiến pháp 1992: không thấy quy định
Hiến pháp 2013: UB dự thảo Hiến pháp (khoản 3, điều 120)
3. Tỷ lệ yêu cầu

Hiến pháp 2013: ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm hiến pháp, sửa đổi hiến
pháp (khoản 1, điều 120)
Hiến pháp 1992: ít nhất là 2/3 tổng số Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm hiến pháp, sửa đổi hiến
pháp (điều 147)
2


4. Hiệu lực
Hiến pháp 1992: QH biểu quyết thông qua (điều 147)
Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do QH quyết định (khoản 4, điều 120)
→ Kết luận:
HP 1992: Quyền sửa đổi HP thuộc về QH, không phù hợp với xu thế chung của thế giới, HP trở thành công cụ
trong tay của nhà nước để quản lý nhân dân. Nhiều hạn chế, bất cập
HP 2013: Các nhà lập hiến đã cố gắng dung hòa quyền lập hiến thuộc về nhân dân nhưng phù hợp với bối cảnh
dân trí, văn hóa của nhân dân.

Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946.
-

-

Nhận định SAI
Theo điều 120 HP 2013, Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu
quốc hội có quyền đề nghị làm HP, sửa đổi HP. QH quyết định việc làm HP, sửa đổi HP khi có ít nhất 2/3
tổng số đại biểu quốc hội đồng ý tán thành. QH thành lập UB dự thảo HP. UB dự thảo HP soạn thảo, tổ
chức lấy ý kiến Nhân dân và trình QH dự thảo HP. HP được thơng qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu
QH biểu quyết tán thành
Theo điều 70 HP 1946, việc sửa đổi, bổ sung HP do 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu. Nghị viện bầu ra một
ban dự thảo những điều thay đổi. Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra
toàn dân phúc quyết.


TỰ LUẬN
1. Anh (Chị) hãy so sánh Điều 146 Hiến pháp năm 1992 với Điều 119 Hiến pháp năm 2013
và giải thích.
-

Điều 146 HP 1992 quy định “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của
Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”

-

Điều 119 HP 2013 quy định “ Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP. Mọi hành vi vi phạm HP
đều bị xử lý”
→ Như vậy, theo HP 2013 thì Hp khơng phải là luật cơ bản của nhà nước mà là của nước CHXHCN
VN. Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực
chính trị của mình, mang bản chất giai cấp. Nước là một khái niệm về chính trị và địa lý, chỉ về một lãnh
thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người thuộc các dân tộc trên lãnh thổ đó. Sự thay đổi
của HP 2013 cho thấy HP là luật cơ bản của nhân dân. Lịch sử lập hiến của nhân loại đã cho thấy, không
thể quan niệm HP là công cụ trong tay của NN để quản lý ND mà HP phải là công cụ trong tay của ND
để kiểm sốt NN. Vì vậy quyền lập hiến thuộc về nhân dân là vấn đề cốt lõi nhất trong quy trình lập
hiến, bởi từ đây xác định nhận thức đúng đắn về bản chất và nội dung của HP , về thủ tục sửa đổi HP, về
hiệu lực của HP cũng như cơ chế bảo hiến
3


2. Anh (Chị) hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định Chủ tịch nước trong
Hiến pháp năm 1946
-


HP 1946 quy định chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu chính phủ, đứng đầu nhánh hành
pháp. Dùng hành pháp kiểm soát lập pháp (Nghị viện)– Tam quyền phân lập

-

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng
số nghị viện bỏ phiếu thuận. (điều 45)

-

Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại. Nhiệm kỳ của chủ tịch
nước dài hơn của Nghị viện (3 năm) để chủ tịch nước (Hồ Chí Minh) nắm giữ nhiều thời gian điều hành,
quản lí, tránh bị Nghị viện (bao gồm các thế lực thù địch) thâu tóm quyền lực.

-

Quyền hạn của chủ tịch nước lớn:
+ Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng sối trong lục qn,
hải qn, khơng qn. (điều 49)
+ Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị. (điều 49)
+ Phủ quyết các đạo luật của Nghị viện (điều 31)
+ Mỗi Sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước (điều 53)
+ Đặc xá (điều 49)
→ bảo vệ thành quả cách mạng, quyền lợi nhân dân, đất nước, hạn chế quyền lực của các tổ chức khác

-

Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc (điều 50) Khi
truy tố chủ tịch nước phải lập ra phiên Tịa đặc biệt, Nghị viện khơng trực tiếp xét xử để đảm bảo tính
minh bạch (điều 51)


→ Chế định CTN phù hợp với bối cảnh đất nước, cần có một người đứng đầu nắm thực quyền; tiếp thu, có
chọn lọc, khơng rập khn tinh hoa văn hóa Âu Mỹ; cho thấy tầm nhìn xa trơng rộng của các nhà lập hiến.

4



×