Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

nhận định đúng sai luật hiến pháp chương 2 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.72 KB, 5 trang )

ÔN TẬP CHƯƠNG 2
NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Nhận định SAI
- Theo điều 6, Hiến pháp 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng
-

dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước
Ngồi ra, nhân dân cịn thể hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp: cơng dân từ đủ 18
tuổi có quyền bầu cử (điều 27), cơng dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và XH, tham gia thảo luận
và kiến nghị với cơ quan nhà nước về vấn đề cơ sở, địa phương (điều 28)

Câu 2: Các Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam?
-

Nhận định Sai
Hiến pháp 1946 chưa ghi nhận vai trị lãnh đạo của ĐCSVN vì trong giai đoạn này tình hình đất nước cịn
chưa ổn định: thù trong giặc ngoài, đa đảng. Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mệnh
đồng minh hội (Việt Cách),…; quân Tàu, quân Tưởng phía Bắc; quân Mỹ, quân Pháp ở phía Nam. Quốc hội
cho phép 70 ghế khơng qua bầu cử trong bộ máy nhà nước cho các đại diện khơng đảng phái và một số đảng
phái chính trị nữa.  11/11/1945, thời điểm lịch sử do tình thế đặc biệt của cách mạng, Đảng ta đã ra tuyên bố
tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trị lãnh đạo → khơng thừa nhận sự lãnh

-

đạo của ĐCS để tránh gây ra xung đột, trái chiều giữa các tổ chức. Chính quyền CM cịn non trẻ, chưa vững
chắc, trang bị thơ sơ, lạc hậu
Hiến pháp 1959 ghi nhận sự lãnh đạo ĐCS ở lời nói đầu một cách thận trọng với tính chất thăm dị dư luận
trong và ngồi nước
Hiến pháp 1980, 1922, 2013 mới xác lập rõ vai trò của ĐCS ở lời nói đầu và điều 4 xuyên suốt, nhất quán để


khẳng định vị trí, vai trị độc tơn lãnh đạo của Đảng.

Câu 3: Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo?

Nhận định SAI
- Hệ thống chính trị nước ta hiện nay vận hành theo cơ chế : nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo,
nhân dân làm chủ
- Hiến pháp 2013 quy định rằng: nước CHXHCN VN do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân (điều 2); ĐCS VN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
(điều 4); nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật (điều 8)
-

Câu 4: Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1992?
-

Nhận định SAI
Điều 14, HP 1992 tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


-

Điều 12, HP 2013 tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXNCN VN là
thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích
quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên
thế giới
TỰ LUẬN
1.
Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong lịch sử lập hiến Việt Nam và
giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

-

Hiến pháp 1946 chưa ghi nhận vai trị lãnh đạo của ĐCSVN vì trong giai đoạn này tình hình đất
nước cịn chưa ổn định: thù trong giặc ngồi, đa đảng. Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt
Nam Cách mệnh đồng minh hội (Việt Cách),…; quân Tàu, quân Tưởng phía Bắc; quân Mỹ, quân
Pháp ở phía Nam. Lúc bấy giờ, Quốc hội cho phép 70 ghế không qua bầu cử trong bộ máy nhà nước
cho các đại diện khơng đảng phái và một số đảng phái chính trị nữa.  11/11/1945, do tình thế đặc
biệt của cách mạng, Đảng ta đã ra tuyên bố tự giải tán, nhưng thật chất là rút vào hoạt động bí mật,
giữ vững vai trò lãnh đạo tiếp tục hoạt động cách mạng → không thừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS để
tránh gây ra xung đột trái chiều, chống phá, khủng bố của các tổ chức, Đảng phái. Đây còn là sách
lược mang tính nhân nhượng, hịa hỗn để chính quyền ta có thêm thời gian giải quyết những vấn đề
cấp bách như giặc đói, giặc dốt, củng cố lực lượng, tuyên truyền chủ nghĩa Mac – Lê nin, đường lối
lãnh đạo của Đảng,… Tuy chưa có sự ghi nhận trực tiếp trên HP, nhưng đã ghi nhận gián tiếp vai trò
của Đảng qua lời nói đầu “Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những
thành tích vẻ vang của Cách mạng”. Thực tế cho thấy rằng, “những thành tích vẻ vang của cách
mạng” có được là nhờ sự lãnh đạo, dẫn dắt tài tình của Đảng cộng sản

-

Hiến pháp 1959 tuy chưa có sự ghi nhận cụ thể thành chương riêng, nhưng vai trò của ĐCS được
đề cập 3 lần trong lời nói đầu
● Lần thứ nhất: “Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, ngày nay là
Đảng lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới”.
● Lần thứ hai: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp cơng nhân Việt Nam và Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, tồn thể nhân dân ta đồn kết một lịng đứng lên đánh
giặc cứu nước”.
● Lần thứ ba: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam dân
chủ cộng hịa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn dân ta đồn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc
thống nhất, nhất định sẽ giành được những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà”
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hịa bình lập lại, miền Bắc hồn tồn giải phóng,
hồn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, khơi phục kinh tế, phát triển văn hóa.


Miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, đế quốc Mỹ và bọn tay sai đàn áp dã man
phong trào yêu nước, ra sức phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, biến miền Nam thành thuộc địa
kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ
Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới.Nv trong giai đoạn này ở MB tiến lên
CMXHCN, MN là tiến hành CMDCND, thống nhất đất nước
Lời nói đầu ghi nhận vai trị của Đảng ta trong việc lãnh đạo nhân dân giành chính quyền,
thiết lập nhà nước mới, lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước sau khi giành chính quyền,
khẳng định sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với đất nước và dân tộc trong giai đoạn và nhiệm
vụ mới. Trong bối cảnh nước nhà còn bị chia làm hai miền, HP ghi nhận sự lãnh đạo ĐCS ở
lời nói đầu một cách thận trọng với tính chất thăm dị dư luận trong và ngoài nước
-

Ngoài việc ghi nhận, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng ở lời nói đầu, Hiến pháp
1980 đã có một điều riêng quy định về vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng
(Điều 4): “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công
nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà
nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân Việt Nam.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”
Việc quy định của Hiến pháp 1980 là sự thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng nước nhà đã giành được hết
thắng lợi này đến thằng lợi khác. Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước bắt đầu một kỷ nguyên
mới – kỷ nguyên thống nhất, độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội
Việc ghi nhận này còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Đảng thực hiện làm tròn bổn phận, nhiệm vụ

xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam thống nhất. Đồng thời HP 1980 cịn thể chế hóa
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới.

-

Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được quy định trong lời nói đầu và ở Điều 4 của Hiến
pháp 1992
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã ảnh hưởng lớn đến các nước
trên thế giới, tạo ra cục diện hoàn toàn khơng có lợi cho Việt Nam. Như vậy, mặc dù trên thế giới
các nước xã hội chủ nghĩa đi vào thối trào nhưng vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt
Nam không những không bị bỏ ra ngồi quy định của Hiến pháp mà cịn được quy định đầy đủ hơn,
hoàn thiện hơn. Nếu như ở Hiến pháp 1980 mới chỉ xác định “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp cơng nhân Việt Nam” thì Hiến pháp 1992 nâng lên và
mở rộng thành “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Điều này thể hiện sự kiên định mục tiêu


xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Đồng thời khẳng định được niềm tin
của toàn thể dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng. Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trị độc tơn lãnh đạo của Đảng,
mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn.
-

Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một mốc mới trong lịch sử lập hiến
ở Việt Nam. Hiến pháp 2013 ra đời, trong đó có bổ sung, phát triển quan trọng việc khẳng định và
làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngồi việc ghi

nhận vai trị lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành quả cách mạng trong lời nói đầu, điều 4 Hiến
pháp quy định:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của
Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật”.
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ
sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề
cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Với quy định này, Hiến pháp tiếp tục khẳng định và bảo đảm về mặt pháp lý vị trí,
vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, bổ sung quy định về trách
nhiệm của Đảng phải “gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân
dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (khoản 2). Quy định mới bổ
sung này đã làm rõ trách nhiệm mang tính “Hiến định” của Đảng trong quan hệ với nhân dân. Đồng
thời quy định: “Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” đặt ra
trọng trách của Đảng trong việc đưa ra những quyết định quan trọng liên quan tới sự phát triển của đất
nước. Bên cạnh đó, Hiến pháp nhấn mạnh khơng chỉ các tổ chức của Đảng mà tất cả đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây cũng là một
bước tiến bộ vừa bảo đảm được tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tránh được hiện tượng
lạm quyền, chuyên quyền của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên.

2.

Theo Anh (Chị), tại sao cần phải phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt


Nam ở nước ta hiện nay? Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về vai trò trên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Vai trò mới lần đầu được ghi nhận trong Hp 2013: phản biện xã hội là tiếng nói nhận thức
của xã hội


- Được xem là cơ chế phản biện ngoài nhà nước, nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau ( điều
32, 33, 34 Luật Mặt trận Tổ quốc VN năm 2015 có quy định phản biện xã hội): là tiếng nói
quyết định để phản biện lại những đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm mục
đích tìm được tiếng nói chung và đồng thuận cao giữa người đề ra đường lối và người thực
hiện.
- Đây là phương thức kiểm soát trước văn bản pháp luật được cơ quan có thẩm quyền xem xét
thơng qua: góp phần đảm bảo cho đầu ra của hoạt động xây dựng pháp luật được kiểm sốt
của xã hội thơng qua người đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình là Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành.
- Phản biện xã hội khác với phản đối hay phản bác một vấn đề nào đó, “Phản biện” khơng có
nghĩa là chống lại mà nó cịn bao hàm cả sự đồng tình, có góp ý, có bổ sung và có cả bác bỏ,
phủ định nhưng trên tinh thần xây dựng để mang lại lợi ích chung cho tồn xã hội.



×