Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

53 đề HSG văn 8(2017 2018)h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.22 KB, 54 trang )

/>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ANH SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN THI: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU(4.0điểm).
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Tìm nghệ thuật trong những dịng thơ sau:
Tơi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?


Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
3. Bài học cuộc sống rút ra từ bài thơ.
II.LÀM VĂN (16.0 điểm):
1. (6.0 điểm):
Những giọt nước mắt trong văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao (SGK Ngữ Văn 8
tập 1).
2. (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến
cho bạn đọc. Bằng truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri (SGK Ngữ
Văn 8 tập 1), hãy làm sáng tỏ.

1


/>PHÒNG GD & ĐT
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
TP BẮC GIANG
Năm học: 2017-2018
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng, ơ kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một
đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức
tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá cịn giữ màu xanh sẫm,
nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám
vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)
a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.

b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng
đó: Ở gần cuống lá cịn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu
vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo sư Vũ Khiêu đã
nói:
Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa
có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
Nhà văn A-na tơ-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con
người.
Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của
người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố
Hữu).
......................Hết......................

2


/>UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH
PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH

ĐỀ THI HS GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂNLỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)

Câu 1: (2 điểm)

Nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong ngòi bút nghệ thuật của Tố Hữu khi khắc họa
âm thanh ở 6 câu đầu trong bài”Khi con tu hú”
Câu 2: (3 điểm):
Suy nghĩ về bài học cuộc sống mà em nhận được từ hai câu chuyện sau:
Câu chuyện 1
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt
nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn
biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt
vọng.
Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong
vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, khơng thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí
thiếu cả khơng khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cơ đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng
khơng? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, cịn
những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
Câu chuyện 2
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị
khách khơng mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ
thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định
đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên
ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
Câu 3: (5 điểm)
Cho đoạn thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...


Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đơi con diều sáo lộn nhào từng khơng...
Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên.
3


/>………………Đề thi gồm 1 trang…………………….
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2017 - 2018
MÔN THI: Ngữ văn 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(4,0điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ơi lịng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dịng sơng chảy, nặng phù sa”.
(Trích”Theo chân Bác”- Tố Hữu).
Câu 2:(6,0 điểm)
Quách Mạt Nhược từng nói:”Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại
khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời.”

Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3: (10,0điểm)
Nhà phê bình văn học Hồi Thanh từng viết:”Văn chương gây cho ta những tình cảm ta
khơng có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có”.(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7,
tập hai, NXB Giáo dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ“Ơng đồ”của Vũ Đình Liên,hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------------Hết----------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

4


/>UBND HUYỆN BÌNH XUN
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MƠN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn
O. Hen-ri.
Câu 2 (3,0 điểm)
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói
chuyện. Trong khi nói, ơng giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một
chấm trịn đen ở một góc nhỏ và hỏi:
- Các em có thấy đây là gì khơng?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dấu chấm.

Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận:
- Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm
chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các
em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
(Tờ giấy trắng - Quà tặng cuộc sống)
Hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa
câu chuyện trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ”Ơng đồ”của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------------- Hết --------------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh....................................................Số báo danh................

5


/>PHỊNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)
Cho câu thơ:”Cuộc đời cách mạng thật là sang”trích”Tức cảnh Pác Bó”của Hồ Chí
Minh.

a) Nêu hồn cảnh sáng tác của bài thơ.
b) Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về câu thơ trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
Đọc bài thơ Ơng đồ của Vũ Đình Liên nhà phê bình văn học Hồi Thanh cho
rằng:“Bài thơ Ơng đồ là sự gặp gỡ giữa hai nguồn thi cảm: lịng thương người và tình
hồi cổ”.
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Ông đồ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………………
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………

6


/>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CẨM GIÀNG.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018
Môn Ngữ văn lớp 8.
Thời gian làm bài 150 phút.
(Không kể thời gian giao đề).
Đề thi gồm: 01 trang.

Câu 1 (2 điểm):
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”
(Trích Q Hương – Tế Hanh)

Câu 2 (3 điểm):
Đọc kĩ đoạn văn dưới đây:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… tồn những cớ để cho ta tàn nhẫn;
khơng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.
(Trích Lão Hạc – Nam Cao)
Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 3 (5 điểm):
Thơ ca Việt Nam hiện đại đã khắc hoạ thành cơng hình tượng người chiến sĩ cộng sản.
Em hãy làm nổi bật những điểm chung và nét riêng trong cách phác hoạ vẻ đẹp của hình
tượng người tù cộng sản qua hai bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ
Chí Minh.

7


/>PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm có 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm).
Theo Lão Tử:”Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng, khởi
đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân”. Em hiểu quan niệm trên
như thế nào?
Câu 2 (6,0 điểm).
Nhận xét về hai bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ và”Khi con tu hú”của Tố Hữu, có ý

kiến cho rằng:”Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy
bỏng của tầng lớn thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do của mỗi bài
lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
- Hết -

8


/>PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ CAO BẰNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Nhưng, ơ kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một
đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức
tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm,
nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám
vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri)
Dựa vào đoạn văn, em hãy viết một đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa hình ảnh chiếc lá
cuối cùng và sức mạnh của nghệ thuật hội họa.
Câu 2. (8,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.
Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy phân
tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết

9



/>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HĨA
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
..................................................................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)

ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Chữ ký xác nhận của giám khảo
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2

Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.
Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...
(Những cánh buồm – Hồng Trung Thơng)

Cho biết: Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ nào? Cách diễn tả ấy có gì độc
đáo?
Câu 2 (7 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái
nhợt, áo quần tả tơi. Ơng chìa tay xin tơi.
Tơi lục hết túi nọ đến túi kia, khơng có lấy một xu, khơng có cả khăn tay, chẳng có
gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn
tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ơng cả.
Ơng nhìn tơi chăm chăm, đơi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ơng.
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22).
Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu
cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám”.
Qua đoạn trích”Tức nước vỡ bờ”(Ngơ Tất Tố) và”Lão Hạc”(Nam Cao), em hãy làm sáng
tỏ nhận định trên.
Hết
10


/>Cán bộ coi thi khơng được giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT TỈNH NGHỆ AN
PPHỊNG GD& ĐT HUYỆN
DIỄNCHÂU
Đề chính thức

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút
(Đề thi gồm có 01 trang)

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối
nhau
chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế
này.
Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng cịn đói rét, đau
buồn
nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói
chang
trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đơi

hồng và đơi mơi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.
(Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)
Câu 1(1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?
Câu 2(2,0 điểm): Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết
của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?
Câu 3(1,0 điểm): Thơng điệp sâu sắc từ phần trích trên?
PHẦN II: LÀM VĂN(16 điểm)
Câu 1(4,0 điểm): Bài thơ”Tức cảnh Pác Bó"(Hồ Chí Minh, Văn 8, tập 2,NXB GD 2010)
kết thúc bằng câu thơ:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên và nét độc đáo trong”thú lâm
tuyền”của
Hồ Chí Minh với người xưa?

Câu 2(12,0 điểm):
Hình tượng quê hương trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tế Hanh (Văn 8, tập 2, NXB
GD 2010); từ đó nêu suy nghĩ về giá trị của quê hương trong cuộc sống?
-----------------------Hết----------------------Họ và tên thí sinh:........................................................., Số báo danh:..............

11


/>
PHỊNG GD&ĐT ĐƠ LƯƠNG
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2017- 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao nhận đề thi)
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Phép dạy nhất định theo Chu Tử. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được
công, nhà nước nhờ thế mới vững yên. Đó mới thực sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới
lịng người. Xin chớ bỏ qua.”
(Trích Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2: Câu văn:”Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới vững
yên.”Xét về cấu trúc ngữ pháp thuộc loại câu gì? Vì sao?
Câu 3: Em rút ra được bài học gì về phương pháp học qua đoạn trích trên?
PHẦN II: LÀM VĂN (16 điểm)
CÂU 1: (6 điểm)
Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần bảo vệ hịa bình?
CÂU 2: (10 điểm)
“Những điều kì diệu và cảnh huy hồng cuối cùng khơng khỏa lấp được lịng thương xót

đối với số phận cơ bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều
đối với những ai đang sống”. (Theo Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, NXBGD Hà Nội,
1999).
Qua”Cô bé bán diêm”của An-đéc-xen (SGK Ngữ văn 8, tập 1), em hãy làm rõ những
điều nhắn lại từ tác phẩm đó mà ý kiến trên đã đề cập

12


/>
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN LAI VUNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 150 phút
Ngày thi: 04/06/2018

Họ và tên thí sinh:.......................................... Số báo danh:...............................
Chữ ký của giám thị 1:...................... Chữ ký của giám thị 2:............................
NỘI DUNG ĐỀ THI
(Đề thi có 01 trang, gồm 2 câu)
Câu I. (8,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những
ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn khơng theo
đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn
mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều
mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn
càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với
hình dung của bạn. Bằng khơng, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức
tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó
đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh
thức…”
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Hãy trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của đoạn trích trên.
Câu II. (12,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng:”Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc
của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định ấy qua truyện ngắn”Lão
Hạc”của nhà văn Nam Cao.
--- HẾT --Lưu ý: Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.

13


/>
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DUY TIÊN

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Cấp huyện - Năm học 2017- 2018
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)


I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm):
Tháng 12-1974 nhà thơ Nguyễn Đình Thi, trên đường vượt Trường Sơn cùng bộ đội vào Nam
đánh Mĩ, giải phóng q hương, ơng đã cho ra đời một bài thơ lạ, hàm xúc và đầy ấn tượng: Lá đỏ.
*Hãy đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu từ 1-5:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé, giữa Sài Gịn...
1. Nêu nội dung chính bài thơ. Nếu cần tìm bố cục bài thơ, em sẽ chia như thế nào? Đặt tiêu đề cho mỗi
phần. (1,0 điểm)
2. Theo em, phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là gì? Lí giải ý kiến của mình?
(0,5 điểm)
3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như
quê hương. (0,5 điểm)
4. Phân tích ý nghĩa nhan đề Lá đỏ? (1,0 điểm)
5. Cảm nhận sâu sắc của em khi đọc bài thơ trên. (1,5 điểm).
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 6-8:
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn
dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng
thương; không bao giờ ta thương...
(Lão Hạc – Nam Cao)
6. Dựa vào tác phẩm Lão Hạc, hãy nêu hoàn cảnh dẫn tới đoạn văn trên. (0,25 điểm)
7. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? Vì sao?
(0,25 điểm)
8. Lấy câu”Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở,
ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ đáng

thương; không bao giờ ta thương...”làm câu chủ đề hãy viết một đoạn văn nghị luận. (1,0 điểm)
II. Phần Làm văn (14 điểm):
Câu 1 (6,0 điểm):
TIẾNG THÌ THẦM CỦA SA MẠC
Một nhà thám hiểm đi tới vùng sa mạc, nhìn hết huớng này sang hướng khác nơi đâu cũng thấy
tồn cát và cát, cát và gió, cát và nắng cháy. Lê gót trong tuyệt vọng ơng vấp ngã và nằm vùi trong cát.
Khơng cịn đủ sức đứng lên, khơng cịn chút hi vọng sống. Áp tai vào cát ông cảm nhận sự thinh lặng
đáng sợ của sa mạc. Nhưng trong thinh lặng tuyệt đối ông bỗng nghe như có tiếng thì thầm từ đâu vang
lại- hình như tiếng róc rách của một dịng suối.

14


/>Ơng cố gắng vươn dậy, trườn về phía những âm thanh mơ hồ đó. Và ơng đã vượt qua sa mạc. Kì diệu
hơn ơng bắt gặp dịng suối trong mát! Sự sống đã hồi sinh!
(Những câu chuyện về lẽ sống - internet)
Viết một bài luận về bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (8 điểm):
Phân tích giá trị nhân đạo trong ngịi bút Nam Cao được thể hiện qua truyện ngắn Lão Hạc.
………… HẾT…………

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
ĐIỆN BÀN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2017-2018
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
Ngày thi : 8/2/2018


Câu 1: (1.0 điểm)
Cho câu ghép:”Tơi nói mãi nhưng nó khơng nghe tơi nên nó thi trượt”.
a. Xác định các cụm C-V trong câu ghép trên.
b. Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó.
Câu 2: (2.0 điểm)
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp so sánh ở hai câu thơ:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
Theo em, hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật
riêng như thế nào?
Câu 3: (2.0 điểm)
Hơn 10 ngày trước, người hâm mộ bóng đá nức lịng với chiến thắng của đội tuyển
U23 Việt Nam. Phát biểu chúc mừng đội tuyển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
xúc động nhấn mạnh:
“Các em làm nên điều kì diệu, làm rung động trái tim người dân Việt Nam từ miền
xuôi tới miền ngược, từ thành thị tới nông thôn”.
Theo em, điều kì diệu ấy là gì?
(Bài viết khơng q 1,5 trang giấy thi).
Câu 4: (5.0 điểm)
Có nhận định rằng:”Văn học của ta đi sâu vào đời sống xã hội để ca ngợi tình yêu
thương giữa con người với con người qua nhiều mối quan hệ, làm cho người đọc như
chính họ đang sống trong tác phẩm”.
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HẾT

15



/>
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2017- 2018
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề gồm 2 câu, 01 trang)
Ngày 19/4/2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1. (4,0 điểm)
“Bé Nguyễn Hải An hơn 7 tuổi (học sinh lớp 2A6- trường Tiểu học Tân Mai - Hà
Nội) qua đời hơm 22/02 vừa qua vì chứng bệnh ung thư. Nhưng cuộc đời ngắn ngủi của
bé gái hơn 7 tuổi rất xinh, có cặp mắt rất sáng ấy đã mở ra nhiều cuộc đời khác: Bé tặng
giác mạc cho những người mù cịn lại”.
(Lược trích từ Hải An, đôi mắt của con là ánh sáng cuộc đời, www.tuoitre.vn.26/2/2018)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về những bài học cuộc sống từ gợi ý của mẩu tin
trên.
Câu 2. (6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:”Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Khi con tu hú của Tố
Hữu
---------------------Hết------------------Họ và tên học sinh:……………………………….....Số báo danh:..………................
Chữ ký của giám thị 1....………………........Chữ ký của giám thị 2……………..........

16



/>
PHỊNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC LỚP 6,7,8
NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Tìm hai nhóm từ thuộc hai trường từ vựng có trong câu văn sau (3 điểm)
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm rang
cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của
Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.”.
Câu 2. (7 điểm) Viết bài văn ngắn (khơng q 40 dịng) làm sáng tỏ niềm khao khát tình
mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của nhân vật bé Hồng ở trong lòng mẹ qua đoạn
trích”Trong lịng mẹ”của Ngun Hồng (SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 3. (10.0 điểm)
Bàn tay cầm hoa đi tặng
Bàn tay đó sẽ thơm
(Dương Thuấn)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hai câu thơ trên.
BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198
200 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6=100k
230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7=120k
230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=120k
290 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=150k

17



/>
UBND HUYỆN HỒI ĐỨC
PHỊNG GD&ĐT HỒI ĐỨC

KỲ THI OLYMPIC
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (8,0 điểm)
Truyền thống đầu năm 2017 phản ánh về tinh thần chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, đốt
vàng mã ở một số lễ hội như sau:
“Sáng ngày 2 – 2 (mùng 6 tháng giêng) lễ hội chùa Hương đã long trọng diễn ra. Sau
khi kết thúc màn khai hội, một nhà sư đã có hành động phát lộc (dây chỉ đỏ đeo cổ có hình
đức Phật)... Hành động này đã khiến du khách chen lấn, xô đấy, giành giật, gây ra hình ảnh
khơng đẹp mắt tại nơi thờ tự.”
(Theo An ninh Thủ đô, ngày 3 tháng 2 năm 2017)
“Tại sân đền Thiên Trường, cảnh cướp lộc cầu may lại tái diễn. Những người vào đến
đền đầu tiên lập tức lao đến bàn thờ Trung Thiên đặt ở sân đền và bàn thờ trong đề giật lấy
bất cứ cành lộc, hoa nào đang bày tại đây để làm vật cầu may.
Lúc 23 giờ 55 phút, sau khi hoàn thành thủ tục đóng dấu khai ấn, Bân tổ chức quyết
định mở hàng rào cho người dân, du khách vào trong đền Thiên trường và Cổ Trạch làm
lễ. Ngay lập tức, tại đây diễn ra cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí leo trèo, dẫm đạp lên nhau
để tiến vào đền.”
(Theo Báo mới, ngày 11 tháng 2 năm 2017)
“Có lẽ khơng ở đâu mà lịng thành của người lễ”quy đổi”rõ ràng như ở đền Bà Chúa
Kho... Tiến lễ xong, từng đoàn mâm lớn mâm bé lại được đốt thành tro. Nguyên buổi sáng,
bể hóa vàng tại đây liên tục được tiếp lửa khơng ngơi. Tính ra, mỗi năm cả trăm tỷ đồng

tiền thật đã được hóa tro tại đây theo cách này.”
(Theo VTV 24, Đốt vàng mã, lãng phí tiền tỉ, Ngày 3 tháng 2 năm 2017)
Em có suy nghĩ gì về các hiện tượng chen lấn, xơ đẩy, cướp lộc cầu may và đốt vàng
mã trong các lễ hội như truyền thống nêu trên.
Câu 2 (12 điểm)
Đánh giá về phong trào Thơ mới, ông Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng:
“Thơ mới thuộc vào mạch văn dân tộc không chỉ ở hình thức mà cịn ở nội dung nữa.
Lịng u nước, tinh thần dân tộc là nguồn tình cảm đáng trân trọng nhất của nó...”.
Qua các bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ,”Ơng đồ”của Vũ Đình Liên,”Quê hương”của
Tế Hanh và các bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em biết hãy làm sáng tỏ ý
kiến:”Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là nguồn tình cảm đáng trân trọng nhất của nó...”
..............................Hết..................................

18


/>PHỊNG GIÁO VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HĨA

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2017 -2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
Tìm và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
Câu 2: (6 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau:
Những quả táo sâu
Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ơng vừa mệt mỏi,
đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức.
Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ơng nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố lê hết
sức đến đó, ơng nhặt ngay một quả táo rơi dưới gốc và cắn một miếng to.
Nhưng quả táo đầy sâu,cứ cắn một miếng là phát hiện quả táo bị sâu khiến ơng phải
nhả ra. Ơng nhặt hết quả táo này đến quả táo khác, ông hái cả những quả còn trên cành
nhưng tất cả đều bị sâu. Khơng cịn sự lựa chọn nào khác, người đàn ông đành phải nhắm
mắt lại và cắn thật nhanh, bởi vì nếu mở mắt ra, ơng sẽ khơng dám ăn. Ơng đã sống sót và
có sức lực đề tiếp tục hành trình của mình – nhờ những quả táo sâu.
(Hạt giống tâm hồn)
Câu 3: (12 điểm)
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hồnh Khung, nhận xét về bài thơ Ơng đồ của Vũ Đình Liên
như sau:”Ơng đơ có thể coi là một áng thơ tồn bích, là một trong những bài thơ hay nhất
trong phong trào Thơ mới”.
Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
………………… Hết ……………………
Họ tên thí sinh: …………………………Giám thị số 1:……………………………
Số báo danh: ……………………………Giám thị số 2: …………………………..
* Giám thị không giải thích gì thêm.

19


/>PHỊNG GIÁO VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HĨA


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2017 -2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao
đề)

Câu 1: (2.0 điểm)
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như
thế nào?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn):
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngồi giời mưa bụi bay.”
(Ơng đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II)
Câu 3: (5.0 điểm)
Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình), em sẽ thấy trên tường có một ơ cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ”Kẻ thù của
rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người.
Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện
nay.
Câu 4: (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:”Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và
số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngơ Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ
nhận định trên.

------------------Hết -------------------------Họ tên thí sinh:……………………
Số báo danh: ……………………..
Giám thị số 1:………………………
Giám thị số 2: ……………………….

20


/>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG HÀ

KÌ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN KIỂM TRA: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 01 trang)
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (8,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
TRUYỆN NGẮN
Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung
lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một
trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay
một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một khơng gian, thời gian hạn chế.
Nó khơng kể trọn vẹn một q trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh
khắc, những”lát cắt”của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp
đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là
ngắn. Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác
phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.
(Theo Từ điển văn học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên? (1,0 điểm)
Câu 2. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích? (1,0 điểm)
Câu 3. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng
phương tiện liên kết nào? (1,0 điểm)
Câu 5. Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết
minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn”Lão Hạc”– Nam
Cao.(4,0 điểm)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (12,0 điểm)
An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
Những truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích mang lại cho trẻ thơ nhiều niềm vui
nhưng cũng tràn ngập nỗi buồn để ta phải suy ngẫm.
Bằng hiểu biết về truyện Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt
Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
---HẾT--Họ và tên thí sinh:........................................................Số báo danh:.............................
Giám thị 1:.................................................................... Giám thị 2:.............................

21


/>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN KHỐI CHÂU
Năm học 2017 - 2018
Mơn: Ngữ văn - Lớp 8
ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
Vì sao bức tranh”Chiếc lá cuối cùng”của cụ Bơ- men trong truyện ngắn cùng tên

của O Hen- ri là kiệt tác nghệ thuật?
Câu 2 (2,0 điểm)
Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:
"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tia nhảy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
(Chợ tết – Đồn Văn Cừ)
Câu 3 (6,0 điểm):
Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có
ý kiến nhận xét:”Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái tim của thơ
mới.”
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ và”Quê hương”của
Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------Hết-----------Họ và tên thí sinh:……………………………………….…Số báo danh:…………………
Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….……………………….
Ghi chú:

- Thí sinh khơng sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

22


/>UBND TỈNH LAI CHÂU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn; lớp 8 cấp THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
/4/2018

Câu 1. (5,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Mn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành qn
Đầy đường”
(Trần Đăng Khoa - Mưa)
Câu 2. (5,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
em về lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller:”Tơi đã khóc vì khơng có giày để đi cho
đến khi tơi nhìn thấy một người khơng có chân để đi giày”.
Câu 3. (10,0 điểm)
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mơng bát ngát tình".
(Hồng Trung Thơng)
Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Qua hai bài thơ Ngắm
trăng, Đi đường trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ vấn đề
đó.

-----------------------Hết------------------------ Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

23


/>UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao
đề)

Câu 1: (2,0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Trích Quê hương, Tế Hanh)
Câu 2: (3,0 điểm). Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vịng nguyệt quế. Chú sửa soạn không
biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dịng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với
bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua
hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt khơng rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm! Con nhất định sẽ thắng mà!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá.
Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng quan sát các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại để giữ trật
tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô”Bắt đầu!”vang lên. Các vận động viên hối hả bước vào cuộc đua. Vòng
thứ nhất…Vòng thứ hai…Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng
chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi
rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối
cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì đã khơng
làm theo lời dặn của cha.
(Trích Q tặng cuộc sống)
Câu 3: (5,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Tình cảm gia đình là mạch nguồn tình cảm khơng bao giờ vơi
cạn trong tâm hồn mỗi con người.
Em hãy chứng minh tình cảm ấy qua các văn bản”Trong lịng mẹ”(Trích”Những
ngày thơ ấu”– Ngun Hồng),”Tức nước vỡ bờ”(Trích”Tắt đèn”– Ngơ Tất Tố),”Lão
Hạc”(Nam Cao).
---------- Hết ---------(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh..............
24


/>UBND HUYỆN MƯỜNG TÈ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gơm có 3 câu)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn. Khối: 8
Ngày thi: 18/01/2018
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI

Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2. (4,0đ)
Thế nào là kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học? Ý nghĩa của kiểu kết thúc này?
Theo em, kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen là kết thúc có
hậu hay khơng có hậu? Hãy lý giải.
Câu 3. (12,0đ)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nam Cao.
..........Hết..........
Họ và tên thí sinh:………………………………SBD:………………………………………………
1.Giám Thị số 1:………………………….............
2. giám Thị số 2:…………………………............

25


×